Sinh hoạt trong các cộng đồng Họ Tộc tại tỉnh Đăk Lăk

Nhà Bảo tàng các đân tộc Việt Nam tại TP. Buôn Ma Thuột


     Buôn ma thuột, thủ phủ của vùng Tây nguyên hiện nay là thành phố cấp I trực thuột tỉnh Đăk Lăk, đây còn là trung tâm của vùng sản xuất cà phê chính của Việt Nam với thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột nổi tiếng. Theo những tư liệu lịch sử của người Pháp để lại ( vừa được nhà nước Pháp tặng cho Việt Nam ) và tư liệu của Giáo Phận Ban mê thuột công bố, thì vùng đất này như là một lãnh thổ hải ngoại của người Pháp chiếm của nước Lào năm 1898, cho tới năm 1924 - viên công sứ pháp là Sabatier – đã ban hành một đạo luật nghiêm cấm người Kinh đi lại và sinh sống trên vùng đất là tỉnh Đăk Lăk ngày nay. Theo tư liệu của phía Pháp thì cho tới năm 1926, ngoài các công chức người Việt được người Pháp đem lên Tây Nguyên phục vụ cho người Pháp, chỉ có 200 người Kinh lên làm công nhân trong các đồn điền của công ty nông nghiệp An Nam ( tiếng Pháp là compagnie agricole d'asie - c.a.d.a , nông trường cà phê Tháng 10 hiện nay). Cũng theo tư liệu của Pháp, thì toàn tỉnh Đăk Lăk hiện nay, năm 1945 ngoài các sắc dân bản địa, chỉ có 4000 người nước ngoài, người Kinh ( kể cả công chức, tư chức  …). nhưng những người này phải có những giấy phép đặc biệt mới được đi lại. Còn công nhân đồn điền thì bị buộc sống trong những khu vực khép kín, không được đi lại bên ngoài .
     Cho mãi tới năm 1946 khi Tây Nguyên được gọi là Hoàng triều Cương thổ có sự cai quản chung giữa người Pháp và triều đình Nhà Nguyễn, khi viên Quản Đạo đại diện cho chính phủ Nam Triều - là Tôn Thất Hối, làm tờ trình xin thành lập một ngôi làng của người An Nam tại Đăk Lăk có thống kê lại toàn bộ người Kinh đang sinh sống tại đây để đủ cho một làng theo quy định lúc ấy thì “người An Nam”,( ngoài công nhân các đồn điền sống biệt lập), tất cả các công, tư chức, thương gia ,kỹ nghệ , thường dân không đến 1000 người .
    Cho nên có thể khẳng định người Kinh định cư ở Đăk Lăk khá muộn so với các vùng miền khác trên cả nước, nhất là các tỉnh phía Nam – vùng đất Nam tiến sau thế kỷ 17 của dân tộc ta. Cho đến nay vẩn chưa hề có một công trình nghiên cứu nào ở cấp độ nhà nước, nghiên cứu một cách chính thức về sinh hoạt văn hóa trong các cộng đồng các tộc Họ đang sinh sống tại tỉnh Đăk Lăk cả .
    Bài viết này chỉ xin được trình bày đôi nét về sinh hoạt trong cộng đồng các Tộc Họ gốc người Thừa Thiên – Huế. So với các cộng đồng cư dân khác, cộng đồng dân cư gốc Huế đến định cư tại Đăk Lăk khá muộn và số lượng khá khiêm tốn , họ sống phân bố chủ yếu tại thành phố Buôn Ma Thuột, huyện Krông Bông, huyện Krông Păk, huyện Krông Ana , huyện Lăk , thị xã Buôn Hồ…. , những cư dân nhập cư đầu tiên vào Đăk Lăk là những người lính khố xanh, sau đó là những cai đồn điền cà phê , họ sống chủ yếu tại Buôn ma Thuột . Mãi cho tới những năm 1954 – 1968, những cư dân gốc Huế nhập cư chủ yếu vẫn là những người lính của Việt Nam Cộng Hòa và một số rất ít những người thợ mộc đến hành nghề. Chỉ duy nhất có một cộng đồng khá lớn gồm những cư dân gốc ở huyện Phong Điền và Quãng Điền vào định cư tại vùng ven phía Bắc thành phố Buôn Ma Thuột lập nên làng Đạt Lý nổi tiếng sau này ( xã Hòa Thuận hiện nay ).Vì Buôn Ma Thuột lúc này chỉ là một thị xã nhỏ bé , kinh tế chưa có gì đường sá đầy bụi.
    Mãi cho đến những năm sau giải phóng, với phong trào đi xây dựng vùng kinh tế mới của những năm đầu thập kỷ 80 của thế kỷ trước, số lượng cư dân gốc Huế nhập cư ồ ạt vào Đăk Lăk khá lớn và họ sống quần cư theo từng vùng đất mà chính quyền cấp cho cộng đồng của xã hoặc huyện nơi quê gốc của họ và lấy tên của xã hoặc huyện của quê cũ đặc tên cho quê mới. Đã hình thành nên những địa phương có cộng đồng cư dân gốc Huế khá đông như tại xã Phú Lộc, xã Phú xuân, xã Tam Giang của huyện Krông Năng; xã Ea Hur , huyện Kunin; thị trấn Buôn Trấp huyện Krông Ana …Đi vào các vùng này ta có cảm tưởng như vào một làng hay một thị tứ - thị trấn nào đó của xứ Huế, nhất là nếu bà con xứ Huế có dịp đi vào chợ trung tâm thị trấn Buôn Trấp, ta có cảm giác như đang ở chợ An Cựu hay chợ Vinh Thanh . Thời kỳ đầu mới vào lập nghiệp đời sống của họ rất khó khăn , nhưng dần dần với tính chịu thương chịu khó vốn có của người Huế, hiện nay họ là một trong những cộng đồng tương đối thành đạt nhất trên vùng đất đỏ này.
     Khi đã ăn no mặc đẹp, họ bắt đầu nghỉ đến đời sống văn hóa , đời sống tâm linh …, đã có những ngôi chùa, ngôi nhà thờ được mọc lên theo thời gian. Ở một số nơi đã có những ngôi nhà thờ Họ được xây dựng như tại làng Đạt Lý ( tp Buôn Ma Thuột ), tại một số xã của huyện Krông Năng; nhưng quy mô còn khiêm tốn. Vì cũng bởi nhiều lý do trong đó chủ yếu là do những người đi xây dựng quê mới nếu lớn tuổi nhất cũng chỉ mới ngoài 60 tuổi, đa số đều còn trẻ, thậm chí có người còn có cha mẹ hoặc anh em ruột thịt đang sống ở quê. Trong cuộc sống tâm linh ngoài tôn giáo mà mình gửi gắm tâm hồn, họ đều có một góc trong tâm hồn dành cho tổ tiên ông bà nhất là các đấng sinh thành.
    Hằng năm vào các dịp Lễ chạp truyền thống ở quê hương, chúng ta sẽ thấy hàng đoàn các bà con xứ Huế tay xách nách mang lũ lượt kéo nhau về quê làm bổn phận với tổ tiên với làng nước nơi quê cũ. Sau khi làm xong trách nhiệm làm người, họ vội vã quay lại với cuộc sống thường nhật, nhưng dư âm của những ngày về thăm quê vẫn còn mang nặng trong tâm khảm của những người con xứ Huế đang tha phương. Họ đã bàn nhau với những người cùng Họ Tộc, hoặc cùng Làng tiến hành một Lễ gọi là Lễ Chạp Lại – với mong muốn có một chút vọng tưởng về quê hương và một chút tri ân với Bổn Thổ Thần Hoàng nơi quê mới , đồng thời đây cũng là một dịp rất tốt để gặp nhau thăm viếng nhau.
     Quy mô của các cuộc lễ này lúc đầu khá đơn giản, nhưng lâu dần với đà tăng trưởng của cuộc sống kinh tế, các cuộc lễ được tổ chức khá quy mô với đầy đủ nghi thức trang trọng của quê hương bản quán mang theo. Lúc đầu việc tổ chức các cuộc Lễ này thường được tiến hành tại nhà riêng của một thành viên nào đó có điều kiện, có nhà cửa rộng rãi; sau đó là luân phiên. Nhưng lâu dần xét thấy bất tiện và với những dòng Họ có con cháu đông họ đã cùng nhau đóng góp xây dựng nên một nơi để thờ tự - cúng bái, sau là để làm nơi sinh hoạt cho cộng đồng những người chung một dòng Họ nơi quê mới. Đó là lịch sử hình thành những ngôi Từ Đường của các dòng họ gốc Huế trên vùng cao nguyên này .
     Đây là một nét văn hóa Huế được những người dân xứ Huế mang vào vùng đất này, nó gây nên một ấn tượng rất tốt cho mọi cư dân bản địa, đồng thời là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc cần phải được gìn giữ mãi mãi cho các thế hệ sau .
     Gần đây trước phong trào đi tìm cội nguồn của các Tộc Họ, một số dòng Họ đã lập nên những Ban Liên Lạc thống nhất của dòng họ mình để hướng dẩn bà con trong từng bổn tộc tìm đến với nhau , nhằm giúp nhau trong cuộc sống; kết gắn tình máu mủ tình thâm.
    Tộc Họ Đinh cũng hòa vào dòng chảy chung của thời đại, Ban Liên Lạc họ Đinh Việt Nam đã được thành lập vào năm 2011, tiếp đó Ban Liên Lạc họ Đinh tỉnh Thừa Thiên – Huế cũng được thành lập năm 2012. Vào ngày 25 tháng 9 năm 2013, đã diễn ra một sự kiện trọng đại của bà con Tộc Họ Đinh khu vực miền Trung và Tây Nguyên là Ban Liên Lạc họ Đinh khu vực miền Trung và Tây Nguyên được thành lập, với đầy đủ đại diện của tất cả các Tộc Họ Đinh trong khu vực. Ban Liên Lạc sẽ là cầu nối cho bà con trong việc kết nối Họ tộc cùng hướng về cội nguồn, làm nơi gặp gỡ thăm viếng nhau trong tình thân ái máu mủ, sẽ hướng tới cùng giúp nhau trong cuộc sống , trong công việc .
     - Ban Liên Lạc họ Đinh miền Trung và Tây Nguyên đã phân công ông Đinh Khắc Thiện , hiện đang sinh sống tại Buôn Ma Thuột, tỉnh Đăk Lăk - Phó Ban Liên Lạc – làm Trưởng Ban Liên Lạc họ Đinh các tỉnh Tây nguyên  ( ĐT : 0905304610 ). Ông Đinh Ngọc Vũ , hiện đang sống tại tp Kon Tum làm phó Ban liên Lạc Tây Nguyên ( 0978123377 ) .
     - Chúng tôi rất mong bà con Họ Đinh đang sinh sống và học tập tại Tây Nguyên, khi nhận được thông tin này hãy liên lạc với đại diện Ban Liên Lạc Họ Đinh Tây Nguyên ./.

ĐKT

30.10.2013

DI DỜI ĐÈN TÍN HIỆU GIAO THÔNG Km3 tại Ngã tư Nguyễn Tất Thành - Ngô Gia Tự, Ama Jhao về ngã ba Lý Tự Trọng – Nguyễn Tất Thành.

Nút giao ngã tư Nguyễn Tất Thành - Ngô Gia Tự, Ama Jhao


Theo thông tin mới - ngày 29-5, UBND tỉnh Đắc Lắc đã có văn bản về việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông (ATGT) khu vực nút giao đường Nguyễn Tất Thành Ngô Gia Tự, Ama Jhao, Lý Tự Trọng (TP.Buôn Ma Thuột).
Theo đó, UBND tỉnh đã đồng ý đề xuất của Sở Giao thông Vận tải tỉnh Đắc Lắc – về việc đóng giải phân cách tại nút giao đường Nguyễn Tất Thành với các đường Ngô Gia Tự, Ama Jhao và di dời cụm đèn tín hiệu giao thông này về nút giao Nguyễn Tất Thành – Lý Tự Trọng. UBND tỉnh Đắc Lắc giao Sở Giao thông Vận tải tỉnh Đắc Lắc chủ trì, phối hợp với các bên liên quan để thống nhất triển khai theo chức năng, nhiệm vụ.
Kể từ khi cụm đèn tín hiệu tại nút giao đường Nguyễn Tất Thành – Ngô Gia Tự – Ama Jhao dừng hoạt động và ngã tư đường này bị ngăn lại đã dồn lưu lượng xe cộ và người đi bộ về ngã ba Nguyễn Tất Thành – Lý Tự Trọng khiến cho giao thông khu vực ngã ba này thường xuyên ùn tắc, hỗn loạn. Đã xảy ra nhiều va chạm giữa các phương tiện giao thông của người dân gây hư hỏng phương tiện và đã gây ra nhiều thương tích thậm chí là chết người tại khu vực ngã ba này. Người dân tại khu vực này đã có nhiều đơn thư và phản ánh trên các phương tiện thông tin đại chúng đến ngành giao thông tỉnh Đắc Lắc yêu cầu phải mở lại ngã tư  Nguyễn Tất Thành - Ngô Gia Tự, Ama Jhao; khôi phục lại 04 trụ đèn đỏ tại cái ngã tư này. Nhưng tất cả đều không có hồi âm.
 Nay với quyết định của UBND tỉnh Đắc Lắc – những người làm công tác giao thông tỉnh đã cố tình đặt người dân vào sự đã rồi trong những sai phạm của mình. Vì nếu ai đó phản đối quyết định của UBND tỉnh là đồng nghĩa với việc chống đối nhà nước, chống pháp luật ?
Đây cũng có thể là một trường hợp điển hình nhất về việc những người dân khi bị xâm phạm quyền lợi họ thường bị đặt vào tình thế là người chống đối pháp luật.
Như vậy là lợi ích nhóm một lần nữa đã được đặt lên trên lợi ích của cộng đồng như chúng ta thường thấy – khi có xung đột lợi ích giữa quyền lợi của cộng đồng và các nhóm lợi ích./.
ĐKT
03.6.2017
Nút giao ngã ba Nguyễn Tất Thành – Lý Tự Trọng.

KHÔI PHỤC VIỆC HỌ NHƯ THẾ NÀO CHO ĐÚNG !

Từ đường Họ Nguyễn làng Mỹ Lợi - là một trong những ngôi nhà thờ Họ lâu đời nhất tại Huế


      Khôi phục việc họ là một việc làm đúng đắn, phù hợp với tâm tư của số đông bà con trong các họ Tộc hiện nay – nhưng phục hồi như thế nào để phát huy được thuần phong mỹ tục tốt đẹp của các dòng Họ mà không làm mất đi bản sắc của mình trong thời buổi kinh tế thị trường hiện nay là một việc làm rất khó. Về mặt quản lý Nhà nước, cho tới nay ngành văn hóa vẫn chưa có một văn bản quy phạm Pháp luật nào quy định việc này, hiện nay các dòng Họ ở tỉnh Thừa Thiên – Huế đang rất lúng túng trong việc này, vì mục đích của phục hồi việc Họ là rất tốt đẹp, nhưng không có hướng dẫn thì không khéo chúng ta lại phục hồi luôn cả những hủ tục mê tín dị đoan …Và việc xây dựng nơi thờ tự theo quy mô nào, tổ chức các cuộc lễ ra sao cũng chưa có một quy chuẩn nào cả !
      Việc tổ chức hội hè, đình đám nếu không đúng lúc, đúng chỗ sẽ gây lãng phí nhiều thời giờ và tiền của của nhân dân. Đồng thời nếu không khéo thì khi các tổ chức, các hội, các ban được thành lập để điều hành việc họ, sẽ bị một số phần tử lợi dụng tình cảm họ hàng thân thuộc để kéo bè kéo cánh, dựa thế người trong Họ có chức có quyền để bóp méo Pháp luật, hoặc làm ăn sai trái …
     Để giải đáp được phần nào băn khoăn và trăn trở trên đây của đa số các dòng Họ hiện nay, trong quá trình nghiên cứu và tìm hiểu về các Họ Tộc của xứ Thuận Hóa, chúng tôi đã tình cớ gặp được một hình thức sinh hoạt rất hay của các dòng Họ ở làng Mỹ Lợi – xã Vinh Mỹ - huyện Phú Lộc – Tỉnh Thừa Thiên – Huế. Đây là một ngôi làng khoa Bảng nổi tiếng của xứ Huế, ở đây có một truyền thống văn hóa tộc Họ rất đáng được học tập. 

      Theo Hương Phả của làng Mỹ Lợi, tức phường Mỹ Toàn cổ, tám Ngài Khai Canh của làng Mỹ Lợi là – Lê Văn Dài, Trương Văn Trực, Nguyễn Văn Đẩu, Nguyễn Bá Niên, Đỗ Văn Lịch, Sào Văn Liễu, Đoàn Văn Bài, Trần Văn Nghĩa – vào triều Lê Trung Hưng – Chính Trị năm thứ 5 – năm 1562 vốn là quân lính trong quân đội của Chúa Tiên ( tức Nguyễn Hoàng ) theo Chúa vào trấn thủ xứ Thuận Hóa. Sau khi yên việc quân các Ngài bèn đứng đơn xin trưng phần đất gồm – “ Đông giáp biển, và ấp Mỹ Á, nam giáp xã Nghi Giang, Đơn Chế, Tây giáp ba xã Diêm Trường, Phụng Chánh, Lương Viện – Bắc giáp biển và ấp An Bằng…”, để thành lập làng Mỹ Lợi. Các Ngài là người cùng quê ở làng Lương Niệm, huyện Quảng Xương, phủ Tĩnh Gia, trấn Thanh Hoa Nội ( Thanh Hóa ngày nay) – khi làm nhiệm vụ của người lính biên phòng trấn giữ vùng duyên hải này, các Ngài đã tích cực khai hoang vỡ đất tăng gia sản xuất để có lương thực dùng thêm, đã phát hiện ra vùng đất này vô cùng trù phú sản vật, trước rào sau biển, mùa nào thức nấy. Sau khi hết nhiệm vụ, bởi “ đất lành chim đậu” các Ngài đã chọn nơi này làm quê mới. 
      Có lẽ với xuất thân là người lính, nên việc tổ chức sinh sống sau khi rời quân ngũ vẫn còn tác phong của những con người từng sống có tổ chức và kỷ luật, nay trở về cuộc sống đời thường sống với những người cùng quê ở nơi xứ lạ, họ đã coi nhau như anh em, sống bình đẳng với nhau trên quê mới. Các Ngài đã thành lập ra một Hội Đồng Tộc Biểu để điều hành việc làng một cách có nề nếp và quy cũ, các thế hệ sau vẫn giữ được truyền thống đó, các tộc Họ đã cử các Tộc trưởng của các dòng Họ mình tham gia Hội Đồng Tộc Biểu này. Các Họ lớp hai ( đến sau ) như : Họ Bùi, Họ Huỳnh, Họ Đồng, Họ Lê, Họ Lương, Họ Đoàn, Họ Nguyễn…Vẫn được cử đại diện của mình ( Tộc Trưởng ) tham gia Hội Đồng Tộc Biểu để điều hành việc làng. 
     Hội Đồng Tộc Biểu quyết định tất cả mọi việc của làng Mỹ Lợi và làm cố vấn cho Hội Đồng Hương Chính về các việc như bảo vệ thuần phong mỹ tục, gìn giữ lệ làng, xây dựng đền chùa, đường sá và các công trình phúc lợi công cộng khác. Hội Đồng Tộc Biểu của làng Mỹ Lợi hiện nay là một thành viên của Mặt Trận Tổ Quốc xã, giúp chính quyền địa phương vận động nhân dân thực hiện chính sách của Nhà nước một cách tích cực và hiệu quả.
     Với xuất xứ như vậy, nên các Họ Tộc ở Mỹ Lợi không áp dụng chế độ gia trưởng trong các Tộc Họ, Tộc Trưởng không cần phải xuất thân từ dòng chính, không phân biệt thế thứ, già cả hay trung niên, mà được bầu công khai qua một quá trình thử thách ( thử việc ) từ một chức việc bình thường. Một người đàn ông ở trong Họ phải trải qua sáu năm phục vụ việc Họ mới được xếp vào hàng ứng viên Tộc Trưởng - hai năm đầu làm một trong các chức việc như Biện, Phần Coi, Thủ Dịch – hai năm tiếp làm một trong các chức việc như Trưởng Phái, Thầy Lễ, nếu được chọn làm ứng viên sẽ phải trải qua một cuộc bầu cử, nếu được bầu làm Tộc Trưởng sẽ được đảm đương vai Tộc Trưởng với một nhiệm kì là hai năm và chỉ được đảm đương một nhiệm kì, sau đó thì nghỉ và được xếp vào hàng “cựu Tộc Trưởng”. 
      Sinh hoạt của các Tộc Họ ở làng Mỹ Lợi hiện nay do Hội Đồng Bổn Tộc của từng dòng Họ chịu trách nhiệm, làm nhiệm vụ quản lý Nhà thờ họ và tổ chức giỗ chạp hàng năm. Việc tổ chức Hội Đồng Bổn Tộc khá chặt chẽ, vừa đảm bảo tôn ti trật tự, vừa tôn trọng tinh thần dân chủ. Mỗi thành viên khi được bầu vào Hội Đồng Bổn Tộc đều ý thức đầy đủ nhiệm vụ và quyền lợi khi tham gia Hội Đồng Bổn Tộc – Xem như danh dự của cá nhân gắn liền với danh dự của Họ Tộc. Người được đề cử phải hội đủ các tiêu chuẩn đạo đức về lối sống chung và riêng, có uy tín trong làng xã và phải hội đủ một số yêu cầu về năng lực, về tâm, và sức khỏe…của dòng Họ quy định. Số lượng các thành viên tùy theo quy mô của từng dòng Họ lớn hay nhỏ, nhưng đều được chia làm hai ban Văn & Võ. Ban Võ gồm ông Thập ( phụ trách thông tin liên lạc, đi mời ), Phần Coi ( đôn đốc, kiểm soát ), Thủ Dịch ( trực tiếp việc nấu nướng ) và các trưởng Nhánh. Ban Văn gồm học trò Lễ ( tập sự việc cúng tế ), Ông Biện ( thư ký, ghi chép sổ sách ) Thầy Lễ ( phụ trách văn sớ ), Thầy Nhạc ( phụ trách ban nhạc trong quan, hôn, tang, tế ). Hội Đồng Bổn Tộc và tất cả các ban do Tộc Trưởng điều hành chỉ đạo chung, trưởng Nhánh trực tiếp chỉ đạo Phần Coi và Thủ Dịch.
      Việc trước tiên của các dòng Họ khi muốn tiến hành giỗ chạp là phải có tiền, đây là khâu quan trọng nhất. Ngày trước các Tộc Họ ở Mỹ Lợi đều có “ruộng Họ”, là ruộng do làng cấp từ công điền và một phần do bà con trong Họ tiến cúng được truyền từ đời trước để lại, thường được gọi là ruộng hương hỏa. Số ruộng này do Hội Đồng Bổn Tộc của các Họ đứng ra làm chủ, sau đó giao cho một người nào đó trong Họ thuê cày cấy thu hoa lợi để lấy tiền bỏ vào quỹ chung, số tiền này nếu con cháu trong Họ cần, sẽ được cho vay trả lãi. Mỗi lần có việc Họ hoặc Kị Giỗ, Hội Đồng Bổn Tộc sẽ tính toán xuất chi đầy đủ và công khai cho bà con biết. Ngoài ra mọi sự đóng góp tiền bạc, vật phẩm của bà con trong Họ sẽ được ghi nhận công đức. Ngày nay “ruộng Họ” không còn, kinh phí vận hành và việc Kị Giỗ đều do con cháu các Tộc Họ đóng góp – nhưng việc sinh hoạt dòng Họ của các Họ Tộc ở làng Mỹ Lợi vẫn giữ được truyền thống như xưa. 
      Có một số nhà nghiên cứu cho rằng các tâp tục và truyền thống này ở làng Mỹ Lợi mới được hình thành khoảng 100 năm trở lại đây, gắn liến với một vị quan thất sủng người họ Hoàng của làng – Đó là thân sinh của bà Hoàng Thị Cúc ( Bà Từ Cung ) chứ không phải từ xa xưa. “ Hương Phả” của làng Mỹ Lợi được hoàn thiện và công bố chính thức cũng trong thời gian này, dưới ảnh hưởng của một vị vua triều Nguyễn, là cháu ngoại của làng đó là Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy – Tức vua Bảo Đại ( 1926 – 1945 ). Nhưng chúng tôi vẫn tôn trọng những gì làng Mỹ Lợi công bố và căn cứ vào một số Gia Phả của các dòng Họ trong làng như Gia Phả của Họ Lương, Họ Phan. Đồng thời bài viết này không phải là một bài khảo cứu về so sánh lịch sử mà chỉ nêu một số kinh nghiệm về cách sinh hoạt và điều hành việc Họ của các dòng Họ ở làng Mỹ Lợi, để quý bà con trong các Tộc Họ tham khảo. Đây cũng là một ý kiến đóng góp thêm cho việc phục hồi và xây dựng dòng Họ Đinh của chúng ta ngày một phát triển và bền vững.

ĐKT
Ngày 25 tháng 06 năm 2013


VĂN HÓA CỘI NGUỒN TRONG LỄ CHẠP HẰNG NĂM Ở LÀNG KẾ VÕ

      Lễ Chạp hàng năm


     Hằng năm vào trung tuần tháng 8 âm lịch, từ ngày 15 đến ngày 25, bà con các Tộc Họ ở Làng Kế Võ tổ chức lễ chạp để tảo mộ ông bà tổ tiên, đây là một truyền thống văn hóa được gìn giữ lâu đời của nhân dân làng Kế Võ. 
    Dù đi đâu, về đâu mọi con dân của làng đều lục đục kéo nhau về làng về Họ của mình để trước hết thắp nén nhang cho người thân đã mất, sau đó đi thăm viếng bà con nội ngoại hai bên và bà con láng giềng. Tới sáng sớm ngày 20 tháng 8 âm lịch, theo tiếng kẻng ba hồi của làng, toàn thể nam giới tập trung ra nghĩa trang làng, với cuốc xẻng, cào, chổi, trang trong tay họ bắt đầu Chạp mộ - quét dọn, nhổ cỏ, sửa sang phần mộ của các vị Khai Canh và Khai Khẩn của tất cả các Tộc Họ được vinh danh là các Thần Hoàng Làng sau đó thắp nhang cho phần mộ của các vị và tạm chia tay trở về nhà mình. Tới buổi trưa cùng ngày, tất cả dân làng tự động kéo tới Đình Làng để dự lễ Chạp làng, lễ Chạp được tổ chức rất trang trọng gồm nhiều cuộc lễ : Trước hết là lễ Cung Nghinh, ban lễ và các vị chức sắc của làng, các Tộc Trưởng các Tộc Họ cùng toàn thể dân làng, có chiêng, trống, ban nhạc, cờ, phướng đầy đủ cử hành nghi lễ Cung Nghinh – đi đến các đền, miếu, am khắp trong làng rước các vị thần, các chư vị Bổn Thổ Thần Hoàng … về đình để dự lễ Chạp với con dân của làng. Khi đã an vị, thì lễ cúng Cô Hồn được bắt đầu, cũng với nghi thức trang trọng như chính lễ, nhưng khác nhau ở đây là lễ cô hồn được thiết cúng ở sân đình – Đây là lễ cúng cho các Cô Hồn vô danh, các nạn nhân chiến cuộc, hoặc những anh hùng liệt sĩ vì nước quên thân – vì một lí do nào đó mà phần hồn không thể trở về quê hương bản quán được. 
      Vật cúng gồm tất cả những gì dân làng làm ra được kể cả khoai, sắn, đậu, bắp, mía các loại hoa quả ..., trong lễ cúng này, bài văn tế cúng Cô Hồn được đọc lên nghe rất ai oán nhưng trang trọng với sự thành kính của toàn thể dân làng. Sau lễ cúng Cô Hồn là tới Lễ Chạp – Chính lễ của làng Kế Võ xưa kia với nhiều nghi thức rất phức tạp và phân biệt đẳng cấp, thế thứ của các dòng Họ trong làng. Nhưng từ năm 1975 tới nay đã được đơn giản hóa, nhưng vẫn giữ được nét văn hóa cội nguồn truyền thống. Trước đây chỉ có ba Họ Đinh, Hoàng, Nguyễn Viết được gọi là Tam Tôn Khai Canh lập làng mới được thay nhau đứng làm chủ tế, nay thì các Họ còn lại vẫn được luân phiên làm chủ tế. Vào chính lễ, Tộc Trưởng của ba Họ được luân phiên làm chủ tế hằng năm vào hầu ở ba gian và cũng với nghi thức trang trọng, chính lễ được tiến hành trong sự thành kính của dân làng. Sau cuộc lễ, tiệc cúng được hạ xuống và sắp đặt vào tiền đường, hoặc rạp trước sân đình, toàn thể dân làng được mời dự tiệc, trong buổi tiệc sẽ có những lời phát biểu chào mừng của đại diện làng, thông báo tin tức của làng, trao giải khuyến học cho các cháu nhà nghèo học giỏi và ôn lại một vài nét truyền thống văn hóa văn hiến của làng.
    Cái giá trị nhất ở đây, trong cuộc lẽ này là cuộc sum họp, gặp gỡ với những cái bắt tay, những câu chào, câu đùa dí dỏm …của mọi con dân của làng đang li hương trên khắp mọi miền của đất nước – tề tựu về đây, mừng mừng tủi tủi hỏi thăm nhau về con cái, về công việc làm ăn, về công danh sự nghiệp. Chia buồn với nhau về những tai ương ở đời nếu một ai đó vấp phải. Chúng tôi cũng đã từng chứng kiến những cuộc tìm về cội nguồn của thế hệ thứ hai hoặc thứ ba của một số thành viên là con dân của làng diễn ra rất cảm động …
    Sau cuộc tiệc, toàn thể dân làng vội chia tay nhau về lo phận sự ở từng Họ Tộc riêng của mình. Ba Họ lập làng là Đinh, Hoàng, Nguyễn Viết được ưu tiên làm lễ Chạp trước vào ngày 21 tháng 8 âm lịch, các Họ Trần, Nguyễn Đình và Họ Phạm – được phép tiến hành lễ Chạp vào ngày 22 tháng 8, các Họ còn lại gồm Nguyễn Duy, Nguyễn Hữu, Nguyễn Đăng và Họ Ngô tiến hành lễ chạp vào ngày 23 tháng 8 – tức là ngày cuối cùng. Lễ Chạp ở các Họ được tiến hành gồm hai ngày – với hai cuộc lễ riêng biệt. Như ở Họ Đinh của chúng tôi là vào buổi chiều của ngày 20 tháng 8 là lễ Tiên Thường - tức là rước ông bà tổ tiên về dự lễ Chạp ngày mai, cuộc lễ này được tổ chức đơn giản gồm chiêng, trống, nhạc lễ và tiệc cúng được tiến hành với ba tuần rượu, không có văn tế. Sau cuộc lễ là bữa tiệc cúng nhỏ gồm các vật cúng được hạ xuống, toàn thể bà con trong Bổn Tộc được mời tham dự. Việc ngồi cho đúng chỗ trong những dịp như thế này rất được coi trọng; được sắp xếp theo thế thứ - từ ông cha chú bác xuống tới con cháu, các địa vị chức phận ngoài xã hội không được áp dụng ở đây. Thế thứ này được hình thành từ xa xưa, được tất cả thành viên trong dòng họ chúng tôi tự giác thực hiện, vì chúng tôi đã có lệ  bất thành văn “ ăn xem nồi, ngồi xem hướng”. Trong bữa cơm thân mật này, ban điều hành của dòng họ sẽ phân công cụ thể công việc cho ngày mai của từng thành viên, đồng thời tổng kết các công việc trong một năm giữa hai kì Chạp – về tiền bạc về các kế hoạch sắp tới, về các ý kiến cần giải đáp…Ngày xưa, buổi tối này tất cả các con cháu nam đều được yêu cầu ngủ lại Từ Đường để phụ làm heo, bò và nấu nướng với các bậc cha mẹ, để cùng hàn huyên tâm sự vui đùa với nhau …Tới khuya, sẽ được các cụ thưởng cho một nồi cháo nấu với ruột già của heo cực kì ngon, sau đó cùng ôm nhau nằm chen chúc trên các chiếc chiếu trải trong nền của nhà thờ Họ ngủ ngon lành (ngày nay với nhiều lí do khác nhau việc này đã không còn).
   Vào sáng sớm của ngày 21, từ rạng sáng các chị em phụ nữ đã được phân công trước, tập trung tại nhà Tăng của Từ Đường để nấu nướng. Khi trời rạng sáng, sau một hồi trống dài toàn thể Nam giới của tộc Họ đều tập trung ở nghĩa trang của làng để tiến hành Chạp Mộ Họ - Mộ Họ là mộ của các vị từ đời thứ nhất đến đời thứ năm (như Họ Đinh Khắc của chúng tôi gồm 52 ngôi ), công việc là sửa sang chăm sóc phần mộ một cách kỉ lưỡng. Sau khi xong việc, mọi người cùng tập trung về lại Từ Đường để tiến hành lễ Chạp chính thức, lễ Chạp được tiến hành sớm hay muộn là do việc nấu nướng của chị em phụ nữ, sau khi các mâm cỗ được bưng lên đầy đủ, buổi lễ được bắt đầu. Xưa kia, vì chiến tranh nên quê tôi là một trong những vùng nghèo khó nhất của tỉnh Thừa Thiên, ở các dịp cúng tế thì mâm cỗ là phần đáng lo nhất. Phải làm sao lo cho được mâm cỗ đàng hoàng kẻo mang tội với ông bà tổ tiên, với ý thức đó mâm cỗ cúng ở quê tôi lúc nào cũng tươm tất đầy đủ.
    Sau những nghi thức tế tự trang trọng trong lễ Chạp, được gìn giữ như hàng trăm năm trước, là buổi tiệc của sự đoàn viên, sum họp toàn thể quan khách và con cháu đều dự tiệc cỗ cúng nà. Đây là dịp mọi người được ngồi lại với nhau sau một năm xa cách, sau những ngày lưu lạc ly hương được trở về ngồi với nhau trước bàn thờ tổ tiên, uống với nhau một ly rượu đoàn viên. Cuộc vui này diễn ra trong trật tự, không bao giờ có chuyện say sưa hay quá chén. Dòng Họ Đinh Khắc của tôi có quy định – nghiêm cấm các thành viên trong Tộc Họ, trong các tiệc cúng của dòng Họ không được đi lại cụng ly chúc tụng nhau hoặc chúc rượu với khách mà phải ngồi nguyên tại chỗ ăn uống trong trật tự. Xưa kia, nếu vi phạm điều này sẽ bị trói vào gốc bàng (trong khuôn viên Từ Đường có hai cây bàng cổ thụ) đánh mấy chục roi.
     Trong bữa tiệc này, vị Tộc Trưởng sẽ có đôi lời với toàn thể mọi người, ôn lại một vài nét truyền thống của dòng Họ và chào mừng con cháu về dự lễ Chạp đông đủ…Sau cuộc tiệc, các thành viên của Ban điều hành sẽ công bố thu chi và thông báo  các kế hoạch cho năm tới, sau đó mọi người chia tay nhau để làm nghĩa vụ ở các chi phái của mình. Buổi chiều cùng ngày, tất cả các thành viên Tộc Họ đều tập trung ở chi phái riêng của mình – Tộc Họ Đinh Khắc có ba phái chính (nhánh), có nơi thờ tự riêng. Con cháu các phái bắt đầu tảo mộ của phái mình, việc Chạp mộ lúc này được chú ý nhiều hơn, mọi người được các cụ nhắc nhở tránh bỏ sót, vì nếu một ngôi mộ nào đó bị vô tình không được chăm sóc thì sẽ là một lỗi lớn – ý thức này đã được mọi người nhắc nhở nhau từ bao đời nay. Ngày hôm sau, lễ Chạp được tiến hành ở các nhà Phái của các Phái, cũng với các nghi thức trang trọng như ở chính lễ của Từ Đường dòng Họ, nhưng đơn giản hơn và cuối cùng cũng là bữa tiệc đoàn viên, nhưng đặc biệt là lúc này có sự tham dự đầy đủ của các chàng rể và con cháu ngoại. Cuối cùng sẽ có những lễ Chạp Lại ở từng gia đình và đó thật sự là những cuộc đoàn viên. Ngoài ra chúng tôi là những con dân của làng nếu gặp trường hợp vợ, mẹ, bà nội, bà ngoại là người làng thì chúng tôi phải có nghĩa vụ tham gia lễ Chạp ở các Họ này như của Họ cha mình.
   Cuối cùng vào ngày 25 tháng 8, khi các dòng Họ đã tiến hành lễ Chạp xong thì lễ Chạp của các xóm được tiến hành – lễ Chạp của xóm là để tưởng nhớ và cúng - cấp cho những kẻ Cô hồn không ai thờ tự và phần mộ của những kẻ không còn người thân thích, hoặc những phần mộ bị vô tình bỏ sót. Làng Kế Võ của tôi được chia thành ba xóm chính với địa giới rõ ràng của người sống cũng như người chết và cả ba xóm đều phải tiến hành nghi lễ này. Tất cả các thành viên của mỗi xóm được xếp hàng ngang đi dọc theo chiều dài theo địa giới quy định của xóm trong nghĩa trang làng và tìm những ngôi mộ còn sót lại để Chạp – sửa sang phần mộ, thắp nén nhang và chăm sóc như phần mộ của người thân mình. Có thể nói những người đã mất ở quê tôi, không bao giờ bị bỏ quên, phần mộ của Họ được chăm sóc tới bốn lần trong toàn cuộc lễ Chạp của dân làng. Sau đó lễ Chạp được tiến hành ở Am xóm (gọi là Am nhưng thực tế là một cụm các miếu thờ trong đó có một ngôi nhà ba gian khá lớn, có ba gian thờ và sân rộng rãi), với các nghi thức trang trọng như ở các lễ Chạp khác và cũng có bữa tiệc. Đây là cuộc lễ cuối cùng trong hơn một tuần, các con dân chúng tôi làm nghĩa vụ làm người - với làng, với tổ tiên ông bà, với các vị tiền hiền và các bậc sinh thành. Sau đó là cảnh kẻ ở người đi, lưu luyến bịn rịn chia tay nhau hẹn gặp lại năm sau.
   Có ai đó gọi “Quê hương là chốn đi về”, với chúng tôi còn hơn thế nữa – với những truyền thống lễ nghi, truyền thống văn hóa, văn hiến, tình thương yêu đùm bọc nhau được gìn giữ hơn 300 năm nay của dân làng chúng tôi, cũng như sự kết gắn máu mủ của các thành viên trong mỗi Tộc Họ - với chúng tôi quê hương như là một cõi tâm linh. Chúng tôi đã gìn giữ được những gì đẹp nhất, hay nhất của nét văn hóa phi vật thể trong các miền quê của đất Thần Kinh.
   Bài viết này chỉ xin nói về nét văn hóa và ý nghĩa tâm linh trong lễ Chạp tại một ngôi làng nhỏ bé của tỉnh Thừa Thiên – Huế. Cái khác của quê tôi so với các vùng quê khác là quê tôi quá nghèo, làng xóm vào những năm của hai cuộc kháng chiến, xơ xác tiêu điều – “Quê hương” là hai chữ đau đáu trong lòng mỗi chúng tôi, nhưng không thể sống được ở quê hương vì đất đai thì ít mà người thì đông. Mùa thu – đông thì mưa gió bão bùng, hằng năm đón nhận trung bình năm cơn bão lớn nhỏ, mùa hè thì “ đồng khô cỏ cháy, chó chạy phỏng chân”. Nên con dân của làng Kế Võ chúng tôi đã lần lượt kẻ trước người sau ra đi tìm đất sống, tìm nghề nghiệp, công ăn việc làm, sự học hành và tương lai sáng lạn hơn ở các vùng đất mới. Những ai bám trụ được ở làng thì  cũng với lí do chẳng đặng đừng hoặc tuổi tác đã lớn. Cũng vì với xuất thân như vậy, nên các thành viên của làng ra đi định cư lập nghiệp ở các nơi đều tương đối thành đạt. Khi đã có dư dã chút đỉnh họ đều tưởng nhớ đến quê hương, thường xuyên về tham dự các cuộc lễ của làng, của Họ Tộc tham gia đóng góp vật chất xây dựng làng xóm. Họ cũng về xây dựng các phần mộ của tổ tiên, ông bà cha mẹ mình rất đầy đủ và quy mô, họ sửa sang lại nhà cửa cho cha mẹ, cho ông bà tốt hơn. Các ngôi Từ Đường, đình làng, chùa làng, đường làng nhờ sự đóng góp của những người con ly hương đã được xây dựng phải nói là rất quy mô và hoành tráng, đèn điện đầy đủ, làng quê của chúng tôi hiện nay rất yên vui. Ngoài ra nghĩa trang của làng Kế Võ hiện nay có quy mô như là một khu lâm viên, với diện tích khoảng 4 km2 là nơi được tôn trọng nhất ở làng. Nghĩa trang làng tôi không có cái không khí u tịch lạnh lẽo thường thấy như các nghĩa trang ở các nơi, mà nó có cái không gian của một công viên. Dưới các gốc Tầm Bù, Cà Ổi cổ thụ là các ngôi lăng mộ được xây dựng rất đẹp khá quy mô, được chăm sóc kỹ lưỡng, luôn luôn có khói hương ấm áp, nơi chúng tôi thường lui tới. Nơi đây, tổ tiên ông bà và những người thân yêu nhất của chúng tôi đang yên giấc ngàn thu.
     Xin được mượn bốn câu thơ của Nguyễn Huy Hoàng để kết thúc bài viết này :
“ Ở nơi ấy, tuổi thơ tôi đã sống
Tôi yêu thương bằng tất cả tâm hồn
Dẫu lưu lạc khắp chân trời góc bể
Giấc mơ nào cũng bóng dáng quê hương”


  Xin kính tặng Quê Hương 
 Đinh Khắc Thiện



Một số hình ảnh về việc chạp mộ hàng năm.







MỘT VIỆC LÀM ĐÁNG LÊN ÁN CỦA NGÀNH GIAO THÔNG TỈNH ĐẮC LẮC !

     Vụ tai nạn chết người mới xảy ra lúc 14h30 ngày 28/04/2017

Gần 02 tháng nay tại khu vực ngã ba đường Nguyễn Tất Thành và Lý Tự Trọng (thuộc địa phận giáp ranh của hai phường Tân Lập và phường Tân An, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk), đã xảy ra hàng loạt vụ va chạm giao thông giữa các loại xe đang lưu thông qua khu vực ngã ba này. Đã dẫn tới hàng loạt thương tật và thậm chí chết người cho người tham gia giao thông.
Ngay chiều nay (28/4) vào khoảng 14h30, tại ngã ba giao nhau giữa đường Nguyễn Tất Thành và Lý Tự Trọng này đã xảy ra một vụ tai nạn giao thông giữa xe máy với xe tải khiến một người đàn ông tử vong tại chỗ.
Theo một số nhân chứng tại hiện trường cho biết, vào thời điểm trên, xe tải chở rác của Công ty TNHH Môi trường đô thị Đông Phương (TP Buôn Ma Thuột) mang BKS 47C-082.19 đang lưu thông từ đường Nguyễn Tất Thành vào đường Lý Tự Trọng. Khi đi đến ngã ba giao nhau này, do tài xế điều khiển xe tải chạy với tốc độ khá nhanh nên đã tông vào xe máy mang BKS 47R5-9788 do anh Y San Byă (37 tuổi, trú tại xã Ea Bhốk, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk) điều khiển đang băng ngang qua đường. Hậu quả vụ tai nạn đã làm anh Y San Byă bị bánh trước xe tải cán lên người, tử vong tại chỗ. Chiếc xe máy bị cán nát hư hỏng nặng.
Sau khi gây ra vụ tai nạn, tài xế xe tải đã đến trụ sở Công an phường Tân An trình báo. Nhận được tin báo, lực lượng CSGT TP Buôn Ma Thuột đã có mặt tại hiện trường để phân luồng giao thông và điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ tai nạn.

Trước đây tại khu vực trước siêu thị Coopmart này có tới hai cái ngã tư, nên không bao giờ có tình trạng xe cộ ùn tắc và tai nạn xảy ra liên tục như thế này cả. Vì bên trái siêu thị có một cái ngã tư Nguyễn tất Thành - Ngô gia Tự rất lớn có 04 trụ đèn đỏ đã phân luồng xe và giảm áp lực lên ngã ba Nguyễn Tất Thành - Lý Tự Trọng, nên lượng xe qua ngã ba này khá thoáng.
Nhưng không biết vì lý do gì mà từ gần 02 tháng nay toàn bộ 04 trụ đèn đỏ tại ngã tư Nguyễn tất Thành - Ngô gia Tự bị dỡ bỏ và ngã tư này bị đóng lại thành đường một chiều. Nên toàn bộ lượng xe của tất cả các huyện phía Bắc tỉnh khi vào thành phố đều dồn lên cái ngã ba Nguyễn Tất Thành - Lý Tự Trọng này và hàng loạt vụ tai nạn thương tâm đã xảy ra, nhất là vào giờ tan tầm.
Với tư cách là một người dân địa phương sống tại khu vực này trên 30 năm và mỗi ngày tôi ít nhất là phải 04 lần đi qua cái ngã ba này. Sau khi tìm hiểu rất kỹ tại nhiều nguồn khác nhau, chúng tôi đã tìm ra lý do của việc ngành giao thông tỉnh Đắc Lắc tự ý xóa bỏ các trụ đèn đỏ tại ngã tư Nguyễn tất Thành - Ngô Gia Tự này.

- Xin thưa với toàn thể người dân hiện mỗi ngày phải đi qua cái ngã ba chết chóc này – đó là vì cái khách sạn Mường Thanh mới xây dựng cách ngã tư Nguyễn tất Thành - Ngô Gia Tự này chỉ hơn 20 mét và cách trụ đèn đỏ chỉ 10 mét. Vị Đại gia chủ của cái khách sạn này vì không muốn khi đèn đỏ thì các loại xe dừng lại trước cửa khách sạn, đậu thành hàng dài che khuất lối vào cái khách sạn của họ. Nên dư luận cho rằng họ đã mua đứt ngành giao thông tỉnh; hoặc theo một thông tin chưa được kiểm chứng khác thì Tập đoàn Mường Thanh vốn là sân sau của một số quan chức rất to tại trung ương, nên các vị đã buộc ngành giao thông làm theo ý họ. Khiến cho cơ quan giao thông tỉnh đã phải phá bỏ các trụ đèn tại ngã tư này buộc các loại xe phải chạy thẳng không còn phải dừng đèn đỏ nên không còn đậu thành hàng dài trước cửa khách sạn Mường Thanh của các sếp lớn.
Họ đã cả gan chặn một cái ngã tư khá đông đúc và đã tồn tại hơn 30 năm nay thành đường thẳng một chiều, để phục vụ cho lợi ích của ông chủ khách sạn Mường Thanh. Khiến cho các loại xe chạy vào bến xe thành phố Buôn Ma Thuột phải chạy vòng, người dân trong buôn Păn lăm muốn về phố phải chạy vòng bùng binh Km3. Hoặc phía ngược lại thì phải vòng tới ngã ba Nguyễn Tất Thành - Lý Tự Trọng, khiến cho cái ngã ba nhỏ hẹp này phải đón một lượng xe khá lớn và thường xuyên xảy ra ùn tắc. Và trong thời gian chỉ mới gần 02 tháng thôi từ ngày các trụ đèn đỏ bị dỡ bỏ (7/3/2017) đã xãy ra hàng loạt vụ va quẹt hoặc tai nạn dẫn đến chấn thương thậm chí là chết người rất thương tâm.
Đề nghị cộng đồng mạng – nhất là những người đang sống tại tỉnh Đắc Lắc hãy chia sẻ bài viết này và lên tiếng phản đối việc làm này của ngành giao thông tỉnh Đắc Lắc. Yêu cầu họ khôi phục lại các trụ đèn đỏ tại ngã tư Nguyễn tất Thành - Ngô gia Tự; phá bỏ vách ngăn tại ngã tư này. Trả lại hiện trạng như cũ cho người dân tham gia giao thông bình thường như hàng mấy chục năm qua ./.
                            ----------------------------------------------

PS: Bài viết trên đây, tôi đã viết và đưa lên trên trang FB cá nhân của mình sau khi chứng kiến vụ tai nạn. Tôi là người sống tại khu vực này nên khá bức xúc vì nạn kẹt xe và va chạm giao thông xảy ra thường xuyên gần 02 tháng nay tại đây, từ khi các trụ đèn đỏ bị bỏ và ngã tư này bị rào lại. Mục đích là góp một tiếng nói phản biện trước những điều sai trái trong xã hội .
Bài viết này vừa viết đúng 24 tiếng nhưng đã nhận được sự quan tâm, khen – chê của khá đông đảo người dân trong cộng đồng mạng. Nhưng tôi vừa nhận được điện thoại của một người bạn thân làm việc trong cơ quan pháp luật, nhắc tôi là “hình như người của cơ quan có trách nhiệm đã giải thích lý do tại sao phải ngưng đèn đỏ tại khu vực này trên truyền hình tỉnh rồi mà … theo anh ta thì mục đích là nhằm giảm ùn tắc tại bùng binh km3”. Tôi cám ơn và không trả lời gì với anh về chủ đề này cả !
Thưa các bạn FB, tôi đã xem chương trình TV của đài Đắc Lắc, tôi đã nghe lời giải thích của người đại diện cơ quan công quyền giải thích. Nhưng với tôi là người sống tại khu vực này và hàng ngày phải đi qua đây thì lời giải thích đó chỉ là ngụy biện, không có giá trị thực tế.
Vì khi cho rằng sự thay đổi này là nhằm giảm ùn tắc cho bùng binh km3 nhưng lại dồn ùn tắc xuống cái ngã ba độc đạo Nguyễn Tất Thành - Lý Tự Trọng này, là một tối sách. Khiến cái ngã ba này chiều nào cũng đông đen, kẹt cứng và va chạm hay tai nạn xảy ra là đương nhiên thôi.
Người dân sống quanh khu vực này đã khá buồn cười khi nghe lời giải thích phi thực tế này. Vì chuyện kẹt xe tại bùng binh km3 là không có thật, mà đây chỉ là một sự ùn tắc nhất thời theo chu kỳ cài đặt tối đa là 35 giây của cây đèn đỏ đặt trên đường Nguyễn Tất Thành chếch về phía trái khoảng 20 mét ngay phía trước cổng của khách sạn Mường Thanh. Vì khi trụ đèn này bật màu đỏ thì các dòng xe từ đường Nguyễn Chí Thanh – Chu Văn An - Nguyễn Văn Cừ xuôi về trung tâm thành phố đều phải dừng lại trước cổng ks Mường Thanh. Nhưng các dòng xe chạy về các hướng khác vẫn lưu thông bình thường mà không bao giờ có chuyện kẹt xe.
Vấn đề ở đây là do cây đèn đỏ duy nhất đặt tại đây khi bật sáng đã khiến cho các dòng xe từ đường Nguyễn Chí Thanh – Chu Văn An - Nguyễn Văn Cừ khi lưu thông về hướng đường Nguyễn Tất Thành sẽ phải dừng lại và đậu thành hàng dài ngay trước cồng của khách sạn Mường Thanh. Chu kỳ này sẽ lập đi lập lại trong vòng một phút đã khiến cho việc ra vào khách sạn Mường Thanh rất khó khăn nhất là các loại xe ô tô lớn, khiến cho việc kinh doanh của cái khách sạn 5 sao này gặp nhiều trở ngại. Nếu tổ chức sự kiện hay đám cưới là không thể được, vì xe không thể vào khách sạn được thì thử hỏi cái “ANH” Mường Thanh này làm ăn gì được. Cho nên “ANH TA” tìm cách "bứng" cái trụ đèn trước cổng này đi là chuyện đương nhiên thôi. Vì khi không còn đèn đỏ thì không còn chiếc xe nào dám dừng trước cổng khách sạn này cả và mặt tiền của “SẾP” Mường Thanh sẽ thông thoáng thôi !
Nhưng khi “ANH TA” bứng được cái trụ đèn này thì anh ta cũng phải bứng 03 trụ còn lại - cho nó hợp tình hợp lý.
Nhưng nếu không có đèn đỏ thì người dân và xe cộ khi lưu thông qua cái ngã tư Nguyễn Tất Thành – Ngô Gia Tự đâm loạn xạ vào nhau thì sao ?
Và các vị làm công tác giao thông nhà ta liền nghĩ ra một kế khá đơn giản - xóa bỏ cái ngã tư tồn tại hơn 30 năm này là xong chuyện, bằng cách là rào lại đường - chia cắt hai con đường AmaJao – Ngô Gia Tự tách rời ra . Với hành động này họ đã ngăn không cho người dân phía chợ Tân An, khu siêu thị và bến xe thành phố khi muốn đi vào khu dân cư buôn Păn Lăm hoặc khu vực phía đường Nguyễn Văn Cừ, Nguyễn Chí Thanh đã không thể đi qua ngã tư này như bấy lâu nay mà phải đi vòng xuống ngã ba Nguyễn Tất Thành - Lý Tự Trọng. Trái lại người dân phía phải con đường muốn về phố hay vào siêu thị hoặc chợ Tân An thì phải đi vòng qua bùng binh km3.
Người dân tại đây cũng thắc mắc là cái nhã ý tốt đẹp của cơ quan giao thông tỉnh Đăc Lắc là nhằm giảm ùn tắc tại bùng binh km3, nhưng tại sao bao nhiêu năm nay không tiến hành làm mà phải đợi tới khi cái “ANH” Mường Thanh này khánh thành mới làm - vậy việc làm này là nhằm phục vụ cho người dân hay cho “đại gia” Mường Thanh ?
Trên đây là những gì tôi “ THẤY” và “ NGHE” được bằng mắt và tai của tôi, còn lý do tại sao như như vậy thì xin dành quyền phán xét cho công luận ./

ĐKT
28/4/2017


Phải chăng đây là nguyên nhân của mọi lý do ?




Đăng : 28.4 - 20.5.2017
Thích : 2700
Chia sẻ: 2459
Bình luận: 945

BÁO CHÍ PHỤC VỤ AI !

Đây là một tờ báo Đoàn - nhưng nay nó không còn phục vụ cho thanh niên nữa

Tại VN Hiến pháp viết rằng mọi công dân đều có quyền tự do báo chí nhưng tất cả các tờ báo tại VN hiện nay đều là báo nhà nước mà không thể có bất cứ tờ báo nào của cá nhân được phép tồn tại. Cho nên tất cả những tờ báo chính thống đều là báo Đảng do các Đảng viên quản lý và điều hành.
Vì lý do này mà những người làm báo chính thống hiện nay cũng chẳng mấy ai nhớ rằng : Một trong các chức năng nguyên thủy của báo chí là giám sát, phản biện chính quyền. Trong trường hợp phải lựa chọn giữa bảo vệ nhân quyền và bảo vệ chế độ, báo chí phải đứng về phía dân, đặc biệt là về phía người yếu thế. 
Có thể họ đã quên hoặc thậm chí họ đã không được học điều này ?

Khi mà tính chất giám sát và phản biện chính quyền không còn, một số cơ quan truyền thông và báo chí nhà nước đã cố tình gán ghép hướng suy nghĩ của người đọc vào một sự mâu thuẫn duy nhất đó là mâu thuẫn giữa chính quyền - nhân dân. Nhưng qua thật tế cho thấy đây chỉ là sự xung đột lợi ích giữa đông đảo người dân và một số nhóm đặc quyền đặc lợi. Đây chính là mãnh đất màu mỡ để các nhóm lợi ích lợi dụng báo chí nhằm phục vụ riêng cho quyền lợi của họ. Nó bộc lộ rõ ràng hơn bao giờ hết sự nghi ngờ, mất niềm tin của người dân vào báo chí chính thống; đã dẫn tới sự chia rẽ sâu sắc giữa báo chí chính thống – báo chí công dân.
Cách đây gần 10 năm, khi mà mạng xã hội được phép ra đời và tồn tại hợp pháp tại VN đã tạo ra một kênh phản biện chính thức cho người dân. Mỗi người dân đều có thể trở thành một ông chủ bút, một tay facebooker – nhà báo công dân chính hiệu. Và qua một số sự kiện xã hội gần đây đã lần đầu tiên chính thức đánh dấu sự chia rẽ âm ĩ bấy lâu nay giữa giới báo chí chính thống và các facebooker – nhà báo công dân; với những thông tin hoàn toàn trái chiều nhau.
Với cái cách thông tin một chiều của các tờ báo chính thống, đã khiến cho các facebooker phải vào cuộc đưa tin, đã vô tình gây ra một sự nhiễu loạn thông tin. Bản thân làng báo chính thống ở Việt Nam không phải lúc nào cũng thể hiện tinh thần “thượng tôn pháp luật”, nhưng trái lại tất cả đều chỉ đòi hỏi điều ấy ở các facebooker mà thôi. Thậm chí những thông tin mà sau này được cho là chính xác được dùng để giải quyết hậu quả là do các facebooker cung cấp.
Cũng đơn giản thôi, nếu không bị mạng xã hội biết đến và tố cáo sai phạm, nếu không phải chịu hình thức xử lý nào từ cấp trên và dư luận, khi cái ác chưa được vạch mặt, ngăn chặn ; thì một người bình thường cũng có thể làm những điều tàn ác khi họ biết rõ họ sẽ không phải chịu trách nhiệm cá nhân, thì chẳng có lý do gì để những người nhân danh “nhà báo” kia không viết bậy !
Người viết bài này hiện đang sống tại trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột nơi mà người ta gọi là thủ phủ của Tây Nguyên, không biết cái danh xưng này từ đâu mà có và người ta xếp hạng nó dựa theo cái tiêu chí gì – nhưng về mặt kinh tế thì cái thủ phủ Tây Nguyên này đã bị hai tỉnh Gia Lai và Lâm đồng qua mặt ít nhất là về tổng thu ngân sách (năm 2016) .
Tuy nhiên do đó nó lại là nơi được các tờ báo trung ương chọn đặt văn phòng đại diện cho toàn khu vực Tây Nguyên. Hầu như các tờ báo nổi tiếng đại diện cho các tổ chức, ngành và đoàn thể đều có văn phòng tại đây. Các tờ báo Đoàn như Tiền Phong, Tuổi Trẻ, Thanh Niên đều đặt văn phòng đại diện tại thành phố này. Trong đó đáng chú ý nhất là báo Tiền Phong với những bài viết có tính phản biện xã hội rất cao như loạt bài về ông Viện Trưởng viện Kiểm sát nọ chưa tốt nghiệp cấp 3, sự can thiệp thành công bằng loạt bài viết về việc Tòa án TP Buôn Ma Thuột xử oan một học sinh của Trường PTTH Buôn Ma Thuột đã đem lại tự do và tiếp tục con đường học vấn cho em học sinh này; các bài viết chống tiêu cực tham nhũng trong một số cơ quan nhà nước tại địa phương được dư luận khá đồng tình. Nhưng hình như gần đây tờ báo này cũng không thể thoát được cái mà người ta gọi là “quy luật của nền kinh tế thị trường”, nó đã sa đà vào vòng quay khắc nghiệt của đồng tiền và gần như đánh mất cái cái danh xưng mà nó đang mang – là cơ quan ngôn luận của tuổi trẻ VN.
Trong loạt bài gần 40 bài viết gần đây về việc chống tiêu cực tại Sở Y tế Đắk Lắk, tờ báo đã dần lệch hướng. Biến tờ báo Đoàn này thành một công cụ đắc lực cho các trò đấu đá nội bộ và tranh giành chức quyền của những người có chức có quyền trong một số cơ quan tỉnh và nhất là tại Sở Y tế.
Khi mà những bài viết này được lãnh đạo tỉnh trả lời là không có cơ sở, người bị tố cáo là ông Giám đốc Sở Y tế Đắk Lắk vẫn được cơ quan Đảng cấp trên xác nhận là không có điều tiếng gì và được bình bầu là Đảng viên xuất sắc, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Sau sự việc này đúng ra Báo Tiền Phong nên chấm dứt loạt bài viết của mình tại Sở Y tế Đắk Lắk là vừa, vì họ đã hoàn thành nhiệm vụ. Vì với chức năng chỉ là thành viên của một tổ chức Đảng, làm nhiệm vụ Đảng giao, họ không được phép làm những gì vượt quá nhiệm vụ được giao – nhưng ở tờ báo này Ban Biên Tập đã làm ngược lại !
Khi những hành vi được cho là tiêu cực tham nhũng tại Sở Y tế Đắk Lắk đã được lãnh đạo tỉnh tổ chức hẳn một cuộc họp báo công bố cho báo chí biết là không có và cá nhân Giám đốc Sở Y tế Đắk Lắk không có vi phạm như báo Tiền Phong tố cáo. Thì báo Tiền Phong đã chuyển hướng đánh vào cá nhân ông Doãn Hữu Long - Giám đốc Sở Y tế Đắk Lắk bằng cách moi móc đời tư của ông giám đốc này. Phóng viên viết loạt bài trước đó nay không dùng tên thật của mình mà chuyển qua danh xưng “ Nhóm Phóng viên” tức là dùng tập thể để đánh cá nhân.
Sự việc đã bị ông giám đốc này khởi kiện ra tòa, tính đúng sai của hành vi này sẽ do pháp luật quyết định trong một phiên tòa gần đây; nhưng việc lợi dụng báo chí (nhất là báo Đảng) để tung hê những gì xấu trong đời tư của đối thủ ra trên mặt báo là một hành vi không thể chấp nhận được. Các vị lãnh đạo các tờ báo chính thống nên nhớ rằng, người dân trả tiền nuôi các vị là để các vị lo cho họ, chứ không phải để các vị đấu nhau vì lợi ích nào đó, thử hỏi người dân làm sao còn có niềm tin vào báo chí .
Chúng ta ủng hộ việc đấu tranh chống tham nhũng của mọi cơ quan báo chí, mọi nhà báo. Nhưng hãy là đấu tranh một cách trong sáng, khoa học và hợp pháp, chứ đừng nhân danh "đấu tranh chống tham nhũng" vì tư thù cá nhân nào nếu có. Nhà báo cũng là một công dân, hãy thượng tôn pháp luật. Việc phóng viên tác nghiệp theo kiểu bôi nhọ danh dự của người khác là một việc khó có thể chấp nhận được ở một người cầm bút, sai về cả nguyên tắc nghề nghiệp lẫn nhân cách con người.
Tôi đã đọc khá kỹ 02 bài viết gần đây nhất của nhóm phóng viên báo Tiền Phong viết về chủ đề này, cũng giật mình khi với một chủ đề khá nhạy cảm viết về chuyện riêng tư của một cá nhân và cá nhân này lại là một con người đang đương chức đương quyền, là tỉnh ủy viên và giám đốc một sở của một tỉnh lớn như Đắk Lắk mà lại được viết một cách khá cẩu thả. Nguồn tin thiếu xác tín, không có cơ sở và chưa qua một quá trình điều tra hay kiểm tra đúng pháp luật. 
Bởi theo nguyên tắc, khi một chuyện có liên quan đến một người có sức ảnh hưởng dư luận, nhất định phải xác minh qua chính người đó bằng cách phỏng vấn, hoặc qua tổ chức kiểm tra Đảng, thanh tra cấp cao hơn của người đó, nếu người đó trong bộ máy nhà nước. Cái này bất cứ một phóng viên chuyên nghiệp nào cũng phải biết. Đây rõ ràng là một hành vi vi phạm pháp luật.
Lâu nay báo Tiền Phong dùng đến những nhà báo được cho là khá kiên trì trong việc đấu tranh với Sở Y tế Đăk Lăk trong vụ đấu thầu thuốc. Nhưng "kiên trì" đến mức lôi chuyện riêng tư của người ta ra để viết thì rõ là không ổn. Và càng cho thấy rõ hành vi này chỉ là phục vụ cho cái tư thù cá nhân. Hoặc gần đây trên mạng xã hội đã rò rỉ những tin nhắn được cho là của nhà báo Hoàng Thiên Nga về vụ đối thủ của ông Long ra giá "5 tỷ", thuê nhà báo này viết bài hạ bệ ông Long ; nếu đây là sự thật tôi đề nghị các cơ quan điều tra nên làm rõ vụ việc này.
Qua hai bài báo vừa rồi của báo Tiên Phong, kể từ khi tờ báo này vào cuộc với loạt bài chống tiêu cực tại Sở Y Tế Đắk Lắk - cho đến nay thì đã dần lộ ra khá rõ, vụ việc tại Sở Y Tế Đắk Lăk thực chất chỉ là một cuộc đấu đá và hạ bệ người khác có chủ đích và có kế hoạch. Và người ta đã làm đủ mọi cách để đạt được điều đó. Kể cả việc dùng báo chí (báo Đảng) để tung hê những gì xấu của đối thủ ra trên mặt báo. Chứ chẳng có cái gọi là đấu tranh chống tiêu cực nào cả.
Đây cũng là một trong những lý do khiến cho người dân không còn có niềm tin vào báo chí nhà nước./.

ĐKT
17/4/2017







BAN LIÊN LẠC HỌ ĐINH VIỆT NAM CẦN PHẢI CÓ MỘT TRANG WEB CHO HỌ ĐINH VIỆT NAM !

Ban điều hành đại hội lần II BLL họ Đinh VN

Ban Liên Lạc họ Đinh VN ra đời năm 2012 , với nòng cốt là bà con họ Đinh thôn Phượng Vũ, xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên, Hà Nội và một số nhân sĩ trí thức là những người của nhiều tỉnh thành hiện đang sinh sống và làm việc tại Hà Nội. Qua một quá trình dài 05 năm hình thành và phát triển, với những bước chập chững và va vấp ban đầu, nhưng họ đã nhận được khá nhiều lời góp ý xây dựng chân tình của bà con họ Đinh trên cả nước. Nên những hoạt động đã dần đi vào nề nếp mà bằng chứng là Đại hội lần 2 của những người họ Đinh VN vừa qua tại Ninh Bình thành công tốt đẹp là một minh chứng hùng hồn nhất.

Tại Ninh Bình chúng ta đã chứng kiến sự ra đời của một BLL họ Đinh khóa 2 - có khá nhiều thành viên trên nhiều tỉnh thành khác nhau trong một tập thể những người có tâm huyết với dòng tộc. Hy vọng rằng với tập thể mới này các vị sẽ làm được nhiều việc hơn cho dòng họ chúng ta.

Thưa bà con, trước cuộc lễ vừa qua tôi có gửi một bức thư đến cho Thường trực BLL khóa trước trình bày một số ý kiến đóng góp về việc xây dựng BLL họ Đinh VN. Đa số các ý kiến đóng góp của tôi đã được các vị trong thường trực BLL hoan nghênh và đích thân Giáo sư Đinh Xuân Dũng (Trưởng ban) đã gọi điện tâm sự và hoan nghênh các ý kiến đóng góp của tôi. Ông cũng mong tôi có nhiều ý kiến đóng góp cho việc xây dựng dòng họ hơn nữa.

Sau sự thành công của cuộc lễ tại Ninh Bình, tôi có theo dõi một số bài viết, một số hình ảnh và video clip trên một số trang web và trang FB của bà con họ Đinh phản ánh sự kiện này. Tôi có chú ý tới lời phát biểu của một vị trưởng đoàn họ Đinh của một tỉnh phía Bắc, vị này yêu cầu là “ …sau khi Ban Liên Lạc khóa 2 hình thành, BLL nên thành lập một ban phụ trách văn hóa - xã hội - thể thao riêng của BLL họ Đinh VN. Phải có một trang web riêng của những người Họ Đinh Việt Nam, với một ban biên tập có chuyên môn và có tâm với dòng họ…”.
Tôi rất tâm huyết với ý tưởng này, nếu được thì chúng ta nên thực hiện ngay bằng một chủ trương thật cụ thể và bà con sẽ hoàn toàn ủng hộ - cá nhân tôi hoàn toàn ủng hộ chủ trương này. Đây là việc đúng ra chúng ta phải nên làm ngay từ khi BLL ra đời vì nó khá dễ dàng không có gì khó khăn cả. Nhưng vì nhiều lý do khác nhau mà cho đến nay những người họ Đinh VN hay Ban Liên Lạc họ Đinh VN cũng chưa có được một trang web chung cho dòng Họ hay của BLL họ Đinh VN.

Tuy hiện nay có một số trang web mang tên họ Đinh, thậm chí là họ Đinh Việt Nam - nhưng thật tế đây là các website của một số cá nhân người họ Đinh tự lập ra và họ tự quản lý. Chứ BLL họ Đinh VN không có trách nhiệm hay quyền hạn gì trong các trang web này cả ?
Khi các trang web này là của một số cá nhân thì họ có quyền phát triển theo ý thích của cá nhân họ, họ có quyền đặt ra các quy định cho người tham gia, muốn cho ai đăng bài thì cho – hoặc nếu muốn xóa bài của ai thì xóa – mà không cần lý do. Thậm chí có rất nhiều bài viết có giá trị và đã tồn tại khá lâu trên trang của họ, đều có nội dung là các vấn đề của dòng họ và người viết bài đều là những người lớn tuổi trong cùng họ. Nhưng đã bị các chủ trang này lục tìm và xóa bài của họ mà không cần thông báo cho tác giả, với lý do cũng rất đơn giản là nếu họ không thích ai đó. Thậm chí là một số thông báo - thông tin của Thường trực BLL họ Đinh cũng bị chỉnh sửa theo ý thích của họ, ngay cả bài thông tin về danh sách thành viên BLL khóa 1 cũng bị chỉnh sửa, rất nhiều thành viên chính thức bị gạch bỏ tên và thay bằng những người của họ, hoàn toàn mới – đã gây ra một sự hiểu lầm trong toàn thể những người họ Đinh VN !

Lâu nay, tôi là người đã cố công bảo vệ các trang web này trước yêu cầu của đa số bà con Họ Đinh VN là phải có sự thay đổi trước xu thế mới. Tôi cũng với suy nghĩ khá đơn giản là ít nhiều họ là người có công với dòng họ khi chưa ai nghĩ tới việc lập ra một trang web cho dòng họ nhưng họ đã nghĩ ra. Tất nhiên không phải là chỉ họ mới làm được còn thiên hạ không ai làm được ?

Tôi đã nhận được rất nhiều lời trách móc của bà con họ Đinh khắp nơi và của cả một vài vị là thành viên trong BLL họ Đinh VN, về việc tại sao tôi phải bảo vệ chủ các trang web này bằng mọi giá trong khi họ thế này thế kia. Thậm chí tôi nhận được nguyên văn một tin nhắn của một thành viên BLL họ Đinh của một tỉnh phía Bắc có nội dung “ Anh à ! BAN Liên LẠC họ Đinh VN Nam có rất nhiều giáo sư tiến sĩ và các nhà khoa học nổi tiếng là thành viên – tại sao chúng ta không xây dựng được một website, hay một LOGO cho họ Đinh VN mà phải phụ thuộc vào những kẻ vô công rồi nghề, anh hùng bàn phím…” , vị này cũng chất vấn tôi “ Lý do tại sao anh phải bảo vệ những kẻ ngông nghênh này ?” . Nhưng tôi vẫn dĩ hòa vi quý trên tinh thần vì họ tộc.

Nhưng cái gì nó cũng có giới hạn của nó và nay đã đến lúc tôi buộc phải có một cái nhìn khác về vấn đề này.
Đó là BLL họ Đinh VN nên thành lập một trang web riêng của dòng họ Đinh VN và thường trực BLL phải đứng ra chịu trách nhiệm thực hiện việc này. Bằng cách là thành lập ra một Ban Văn hóa - Xã hội của họ Đinh VN.
Ban VH - XH này sẽ chịu trách nhiệm lập ra một trang web cho dòng Họ và trực tiếp quản lý từ kỹ thuật cho tới nội dung. Ban này sẽ thành lập một Ban Biên tập của trang web mà thành viên là những bà con họ Đinh có nghề về công nghệ thông tin và những người làm báo, viết báo. Về vấn đề kỹ thuật nếu cần thiết chúng ta sẽ thuê một công ty Công nghệ thông tin yêu cầu họ xây dựng cho chúng ta một trang web thật hoàn chỉnh và hiện đại.

Thiết nghĩ, các anh trong Thường trực Ban Liên Lạc họ Đinh VN - không nên và không cần thiết phải đi năn nỉ xin mua lại các trang web mang tên Họ Đinh này nhiều lần như vừa qua – vì nó không phải là một cái gì đó quá khó khăn không thể làm được mà phải mua lại !
Tại sao chúng ta không lập ra một trang web mới của họ Đinh VN chúng ta mà phải thương lượng xin mua lại từ các cá nhân này ?

Qua thư ngỏ này, tôi mong các anh trong Ban Liên Lạc họ Đinh VN xem xét thực hiện yêu cầu như trong lời phát biểu của vị đại biểu nói trên. Lời phát biểu đã được ghi âm và đã phổ biến khắp các bà con họ Đinh VN. 
Với tư cách là một thành viên của họ Đinh VN, tôi có vài lời trình bày như trên, nếu có gì không phải mong bà con bỏ qua cho ./.
ĐKT 
06.05.2017

Vì sao người quân tử không tranh cãi với kẻ tiểu nhân?

Không tranh cãi với kẻ tiểu nhân Khổng Tử có một cậu học trò rất thích tranh luận. Một hôm, người học trò này đến thăm Khổng Tử t...