DI TÍCH LỊCH SỬ - KHÁCH SẠN MORIN HUẾ.


Khách sạn Morin năm 1966; với cảnh nữ sinh Đồng Khánh giờ tan trường.

Khách sạn Saigon Morin Huế, hiện tọa lạc tại số 30 đường Lê Lợi, TP Huế vốn là khách sạn du lịch ra đời sớm nhất tại miền trung Việt Nam. Khách sạn nằm tại trung tâm của TP Huế, ngay đầu cầu phía Nam của cầu Trường Tiền, cộng với cái quảng trường nhỏ trước cửa khách sạn và bên trái là đài phát thanh Huế. Đây là một địa điểm, một di tích lịch sử quan trọng bậc nhất của xứ Huế; nơi đây đã xảy ra hầu hết các sự kiện văn hóa, tôn giáo, chính trị quan trọng nhất của xứ Huế qua các thời kỳ. Nhất là dưới thời thuộc Pháp và dưới thời VNCH.


Khách sạn Morin năm 1901


Ông chủ đầu tiên của khách sạn Morin
Do là khách sạn sang trọng nhất và nằm ở trung tâm thành phố nên ngoài việc phục vụ du khách, khách sạn còn đảm nhiệm vai trò " Nhà khách" của Chính phủ thời quân chủ. Tọa lạc tại một vị trí đắc địa nhất thành phố Huế; đây là khách sạn lớn nhất và đẹp nhất tại kinh đô Huế cho tới năm 1957. Khách sạn này là nơi đã từng lưu lại dấu ấn của nhiều chính khách, thương gia, các ngôi sao điện ảnh, nhà văn nổi tiếng thời bấy giờ như nhà văn Pháp nổi tiếng Andre Malraux, đặc biệt vua hề Serlo Charlie Chaplin và Paulette Godard đã có kỳ nghỉ tuần trăng mật tại đây năm 1936. Giai đoạn 1907-1945 khách sạn được dùng làm trung tâm cộng đồng Pháp, nó có quy mô gồm 72 phòng, có 1 thư viện, 1 tiệm ăn, một số phòng trà, 1 rạp ciné, một số tiệm tạp hóa.

Khách sạn Morin năm 1907


Khách sạn Morin do một doanh nhân người Pháp tên là Bogarde xây dựng và đưa vào kinh doanh từ năm 1901. Nhưng tới năm 1904 xảy ra cơn bão Mậu Thìn lịch sử đã gây thiệt hại nặng nề cho khách sạn, nên nó phải ngưng hoạt động. Một năm sau một nhà buôn người Pháp tên là Alphonese Guerin đã mua lại, cho sửa chữa và đưa vào hoạt động trở lại từ năm 1905 với tên mới "Le Grand Hotel de Hue". Tới năm 1907 anh em nhà Morin làm chủ, quản lý mọi hoạt động của khách sạn và đổi tên thành Morin cho tới năm 1953.

Khách sạn Morin năm 1942


Khách sạn Morin năm 1957


Năm 1954, sau khi người Pháp rút khỏi VN khách sạn được giao cho một người trong hoàng tộc quản lý. Nhưng sau khi ông Ngô Đinh Diệm lên nắm quyền, đã khởi xướng một phong trào tịch thu và sung công tài sản của hoàng tộc nhà Nguyễn. Cũng chính vì lý do này, nên năm 1957 chính phủ Ngô Đình Diệm đã tịch thu khách sạn và giao cho Viện Đại học Huế sử dụng làm trường Đại học sư phạm (Văn khoa), cho tới năm 1975. 
Khách sạn Morin trong trận chiến tết Mậu Thân (1968)

Khách sạn Morin năm 1968

Khách sạn Morin năm 1973

Từ năm 1975 – 1988 vẫn được trường Đại học Tổng hợp Huế sử dụng. Năm 1989 chuyển giao cho sở Du Lịch Thừa Thiên làm khách sạn đúng như công năng ban đầu của nó.

Khách sạn Morin năm 1983

Khách sạn Saigon - Morin năm 1997
Sau khi được sửa chữa và nâng cấp thành một cái khác sạn lớn nhất TP Huế thời ấy. Nhưng sau một thời gian dài trực thuộc công ty du lịch TT- Huế, đơn vị chủ quản do không có khả năng quản lý, kinh doanh đã khiến cho khách sạn liên tục thua lỗ, tình trạng cơ sở vật chất của khách sạn ngày càng xuống cấp. Năm 1996 lãnh đạo tỉnh đã buộc phải mời gọi nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào khách sạn theo hình thức liên doanh liên kết nhằm tận dụng nguồn vốn và khả năng điều hành kinh doanh của bên ngoài. Công ty du lịch Saigon của UBND thành phố Hồ chí Minh được chọn làm đối tác liên doanh.





Khách sạn Saigon - Morin hiện nay

Năm 1998 khách sạn mang tên mới “Saigon Morin” và giữ tên này cho tới nay. Hiện khách sạn đạt hàng 4 sao có quy mô 183 phòng, 4 tiệm ăn uống, quán cà phê, nhiều tiệm gift shops. Và từ ngày những người dân Sài gòn vốn giỏi kinh doanh; trực tiếp điều hành và kinh doanh cái khác sạn này, thì khách sạn Saigon – Morin có một bộ mặt mới. Đây là một trong những khách sạn sang trọng và đẹp nhất tại xứ Huế hiện nay./.
ĐKT
24.6.2017
Một số hình ảnh khác về khách sạn Morin




























CÂY CÀ ỔI QUÊ TÔI !

 Trái Cà Ổi .

Đây là một loại cây mà khoa học gọi bằng nhiều cái tên khác nhau; nhưng ở quê tôi gọi là cây Cà ổi, hiện nó mọc đầy thành rừng tại Rú làng tôi (làng Kế Võ, Xã Vinh Xuân, huyện Phú Vang, tỉnh Thừa Thiên – Huế.) tự bao đời này. Thân cây rất cao và gốc rất lớn có nhiều cây cao tới hơn 30 mét, lá cây xanh tươi quanh năm. Tới mùa ra hoa kết quả và khi chín trái nó rụng đầy Rú làng. Nhưng dân làng không biết làm gì cả, ngoài một số con nít thường nướng chín ăn vài trái cho vui vì nó chẳng có mùi vị gì cả. Và từ bao đời nay đối với người dân làng tôi nó chỉ là một thứ trái vô dụng, không có tác dụng gì cho cuộc sống của người dân quê tôi cả. Công dụng duy nhất của cây cà ổi ở quê tôi là làm hàng cây chắn gió bảo và chắn cát từ biển thổi vào cho ngôi làng; công dụng thứ hai là làm củi đun.
Chỉ sau này lớn lên, rời làng quê đi tha phương thì chúng tôi mới biết là tổ tiên chúng tôi đã bỏ qua một giống cây quý. Mới biết quê mình có một thứ đặc sản quý mà bao đời nay chúng tôi đã bỏ qua một cách phí phạm.


Rừng cà ổi (cây dẻ gai)

Cây cà ổi hay còn gọi là cây dẻ gai (danh pháp: Castanopsis tonkinensis) là một loài thực vật có hoa trong họ Fagaceae. Cây Cà ổi thuộc cây thân gỗ thuộc loại sồi dẻ, lá có răng cưa, mặt dưới phủ sáp, gỗ rắn và bền, hạt ăn được. Quả cà ổi (hạt dẻ) có hình như quả chôm chôm với nhiều gai nhọn.
Tại khu vực miền Trung quả cà ổi chín vào tháng 8-11 âm lịch. Khi chín quả sẽ khô đi, vỏ quăn lại, bong ra, để rơi hạt dẻ bên trong. Cũng có nhiều trái khi chín rơi xuống dính chặt cả hạt.  
Ở miền Trung hầu như tỉnh nào cũng có loại cây này mọc tự nhiên thành rừng kể cả ở những vùng cát ven biển. Là một loại cây chống chịu được gió bão rất tốt nên được trồng làm cây chắn gió và chắn cát. Chỉ mãi tới gần đây, người dân miền Trung mới biết giá trị của trái cà ổi, hạt của loại cây này nếu được chế biến đúng cách là một thứ thực phẩm thơm ngon và có giá trị dinh dưỡng cao. 
Hiện nay tại tỉnh Quảng Bình khi giá trị của loại cây này được khẳng định, người dân địa phương đã phục hồi và chăm sóc trở lại nhiều khu rừng toàn loại cây này. Và hiện Quảng Bình là tỉnh có diện tích cây cà ổi nhiều nhất miền Trung, là một loại cây xóa đói giảm nghèo của người dân quê, giúp họ kiếm thêm thu nhập. Khi tới mùa quả chín rụng đầy mặt đất, người dân chỉ cần dùng cành cây nhỏ, gạt lá rụng ở trên mặt đất là thấy chi chít hạt dẻ. Thấy cây nào nhiều hạt mà chưa rụng xuống thì bà con trèo lên rung cây cho hạt rụng.


Hạt dẻ khi chín sẽ tách ra và rơi xuống gốc

Người dân quê nhặt về cân bán cho thương lái, theo giá thị trường tại vùng Quảng Bình hiện nay thì 01 kg khoảng từ 20- 40 ngàn đồng tùy loại to nhỏ, tức là hơn 2 kg gạo.


Người dân đang nhặt hạt dẻ

Hiện nay hạt dẻ có nhiều cách chế biến khác nhau, nhưng chủ yếu là luộc chín sau đó rang lại cho thật khô, nhân chín sẽ có mùi thơm và rất béo, chúng ta ăn cái nhân bên trong hạt rất thơm ngon. Hạt dẻ rang hiện là một món ăn vặt khá cao cấp và không phải là rẻ tại chốn phố thị; nhất là tại các nhà hàng khách sạn cao cấp !

Hạt dẻ rụng đầy gốc

Cách rang hạt dẻ
Sau khi nhặt hạt dẻ về (hoặc mua) các bạn nên thả vào một chậu nước, chọn hạt nào nổi thì vớt bỏ đi; rửa sạch hạt dẻ bằng nước lạnh, sau đó mới tiến hành luộc và rang hạt dẻ.
Để thực hiện cách rang hạt dẻ, trước tiên dùng một chiếc dao mũi nhọn, sắc để khía một đường ngang thân, mục đích là để khi chín, hạt dẻ sẽ nứt vỏ giúp bạn dễ bóc ăn hơn.  
Bạn bỏ hết hạt dẻ vào một nồi nước lạnh, thêm vào đó một chút muối rồi đun sôi. Khi nồi hạt dẻ đã sôi, bạn tiếp tục đun ở lửa vừa trong khoảng 10 – 15 phút nữa cho đến khi hạt dẻ nứt ra và có màu trắng là được.
Sau khi để thật nguội mới tiến hành việc rang hạt dẻ bằng chảo khoảng 15 – 20 phút đến khi hạt nứt hẳn vỏ, nhân có màu vàng và tỏa ra hương thơm đặc trưng là được.
Bạn nên dùng chảo bằng gang hoặc các loại nồi, chảo có đáy dày để rang vì chúng sẽ giúp hạt dẻ nhanh nứt vỏ, chín bở bên trong và thơm ngon hơn. Ngoài ra, trong quá trình rang, bạn cũng có thể cho thêm một ít hạt muối to để giữ nhiệt, giúp cho hạt dẻ nhanh chín hơn. Đấy là một mẹo rất hay trong cách rang hạt dẻ to thơm ngon mà không phải ai cũng biết.

Của trời ban.

Tác dụng của hạt dẻ
Y học cho biết, hạt dẻ là một loại thực phẩm quý, có tác dụng bổ thận, tốt cho tim mạch, ngừa nguy cơ ung thư
Thành phần chủ yếu của hạt dẻ gồm có tinh bột, protein, lipit, các vitamin B1, B2, C và các khoáng chất.
Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, trong tất cả các loại hạt, chỉ duy nhất hạt dẻ có chứa vitamin C. Các loại hạt dẻ khô chứa lượng vitamin khá cao. Bên cạnh đó, với thành phần giàu tinh bột nên loại hạt này có khả năng cung cấp nhiều năng lượng cho cơ thể.
Nhờ thành phần dinh dưỡng cao mà hạt dẻ đem lại rất nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe. Các nghiên cứu y học đã chứng minh, hạt dẻ có tác dụng trong việc bảo vệ tim mạch. Loại axit béo thuộc họ Omega-3 trong hạt dẻ có tác dụng giúp kháng viêm và bảo vệ tim. Ngoài ra, chất phytosterol được coi là chất giúp giảm sự hấp thu cholesterol vào trong máu.


Hạt dẻ thành phẩm

Hạt dẻ còn có thể được coi là một loại “vũ khí” giúp ngăn ngừa bệnh tiểu đường. Những chế phẩm từ hạt dẻ không những an toàn mà còn tốt cho người huyết áp cao, bệnh nhân đã được thay van tim nhân tạo và những người mắc bệnh tiểu đường.
Ngoài các loại vitamin phổ biến, hạt dẻ còn chứa nhiều loại khoáng chất có tác dụng tăng cường sức khỏe, phòng ngừa bệnh tật rất hữu ích. Hạt dẻ có chứa hàm lượng mangan cao. Mangan là một trong các chất chống oxy hóa và làm giảm nguy cơ ung thư, bệnh tim.
Còn theo Đông y, hạt dẻ có vị ngọt, tính ấm đi vào 3 kinh tỳ, vị và thận. Có công năng bổ thận ích tinh, làm mạnh gân cốt, tăng cường chức năng tiêu hóa, nuôi dưỡng dạ dày, cầm máu, chữa trị tiêu chảy do tỳ, vị hư hàn hay lưng gối do thận hư…

Hạt dẻ khi chế biến xong

Những lưu ý khi ăn hạt dẻ
Tuy nhiên y học cũng cho biết, mặc dù hạt dẻ ngon và bổ nhưng nếu ăn thường xuyên sẽ gây đầy bụng, khó tiêu. Do thành phần chính của hạt dẻ hầu như không có chất xơ, nên ăn nhiều sẽ gây táo bón. Những người tiêu hoá kém không nên ăn hạt dẻ nhiều dễ làm tổn thương tỳ vị.


Thưởng thức hạt dẻ

Người bị bệnh dạ dày nên hạn chế ăn hạt dẻ vì sẽ sản sinh nhiều axit dạ dày, tăng thêm gánh nặng cho dạ dày, người bị nặng sẽ dẫn đến xuất huyết dạ dày. Người bị cảm chưa khỏi, bệnh nhân mắc chứng sốt rét, kiết lỵ, phụ nữ sau khi sinh không nên ăn nhiều hạt dẻ. Mỗi ngày không nên ăn quá 10 hạt dẻ to để tránh bị táo bón.
Khi ăn hạt dẻ cũng cần chú ý không ăn các loại hạt đã có dấu hiệu mốc hỏng. Khi bóc hạt dẻ nếu thấy màu sắc bên trong thay đổi thì cần phải bỏ ngay.
Trước khi rang hay chế biến món ăn từ hạt dẻ nên lưu ý cần rửa sạch hạt dẻ hoặc bóc vỏ. Không nên rang hạt dẻ đến mức cháy khét vì sẽ làm giảm đi hàm lượng dưỡng chất trong hạt dẻ. Để bảo quản hạt dẻ được tốt nên để chỗ thoáng mát, sạch sẽ, phòng mối mọt.

Món ngon

Mong rằng những người dân quê tôi sẽ sớm biết thưởng thức một món ngon trời ban này của mình. Hiện nay đã có nhiều người dân ở làng tôi đã biết thưởng thức món này, nhưng chỉ với tư thế là ăn cho vui chứ chưa biết công dụng rất quý của nó ./.

ĐKT
25.10.2017

Vì sao người quân tử không tranh cãi với kẻ tiểu nhân?

Không tranh cãi với kẻ tiểu nhân Khổng Tử có một cậu học trò rất thích tranh luận. Một hôm, người học trò này đến thăm Khổng Tử t...