Lãnh thổ Việt Nam thời nhà Nguyễn !

Trên cầu Trung Đạo - Ngọ Môn (kinh thành Huế)


Diện tích lãnh thổ Việt Nam hiện nay là 331.698 km2, (theo cổng thông tin điện tử chính phủ), được cho là rộng lớn nhất trong tất cả các nhà nước của VN từ xưa tới nay. Nhưng thật tế không phải như vậy.
Hiện có 02 ý kiến khác nhau cho rằng lãnh thổ nước Việt lớn nhất là vào thời Triệu Đà (năm 207 – TCN) sau khi Triệu Đà đánh chiếm nước Âu Lạc của Thục Phán An Dương Vương và nhập nước Âu Lạc vào lãnh thổ của mình lập ra nước Nam Việt gồm vùng Bắc bộ và bắc Trung bộ của Việt Nam, tỉnh Quảng Đông, tỉnh Quảng Tây, tỉnh Phúc Kiến và đảo Hải Nam của nước Trung Hoa ngày nay. Họ cho rằng đó là lãnh thổ của dân tộc Việt với diện tích khoảng 1,5 triệu km2 . Nhưng theo tôi, ý kiến này xem ra khá hàm hồ vì đó chỉ là những câu chuyện thần thoại, không có bất cứ cơ sở nào cả nhất là về mặt khoa học lịch sử.
Ý kiến thứ hai là vào thời nhà Nguyễn dưới triều Vua Minh Mạng (1820-1840) vào năm 1835 lãnh thổ Việt Nam đã được mở rộng tới 575.000 km2, gấp 1,7 lần so với diện tích ngày nay.
 - Ý kiến này xem ra là có cơ sở khoa học và có thể được mọi người quan tâm !

Sau khi vua Gia Long lên ngôi (1802), lập ra nhà Nguyễn, đặt tên nước là Việt Nam; đất nước bắt đầu thời kỳ phát triển rực rỡ kéo dài gần 100 năm, nhất là dưới triều Vua Minh Mạng. Thời kỳ đầu các vua Nguyễn tập trung phát triển kinh tế, văn hóa và tiềm lực quốc phòng rất mạnh mẽ. Đây là nhà nước phong kiến tập quyền mạnh nhất vùng Đông Nam Á ở thế kỷ 19 và nữa đầu thế kỷ 20. Trong khi đó các nước trong vùng, nhất là các nước ven biển Đông hiện nay, thời gian này bị phân chia thành hàng trăm Vương quốc nhỏ, họ luôn luôn đánh nhau để tranh giành quyền lợi. Khiến cho tiềm lực quốc gia bị phân tán, nên lãnh thổ của họ rất dễ bị các thế lực bên ngoài xâm chiếm. Vào thời vua Minh Mạng sau khi quân đội nhà Nguyễn đánh thắng quân Xiêm và chiếm vương quốc Campuchia thì trong khu vực Đông Nam Á không còn ai dám xâm lấn nước Đại Nam của ông vua này nữa.
Bản đồ 03 nước thuộc bán đảo Đông Dương ngày nay

Theo thống kê, vào thời Vua Minh Mạng đã có lúc có tới 17 vương quốc trong vùng đã tới kinh thành Phú Xuân (Huế) xin triều cống nhà Nguyễn và xin được Vua Nguyễn bảo hộ. Hai nước lân bang phía tây là Chân Lạp và Ai Lao thì bị nhập hẳn vào lảnh thổ nước Việt Nam. Trước sự lớn mạnh của mình, năm 1839 vua Minh Mạng cho đổi tên nước từ Việt Nam thời Vua Gia Long thành Đại Nam, tức quốc gia rộng lớn hùng mạnh ở phương Nam. Đây chính là nguyên nhân và ý nghĩa của quốc hiệu này.

Trước năm 1802 do phía các vương triều của VN bận nội chiến; nên các vương quốc ở phía tây như Campuchia, Chămpaxắc, Viêng Chăn, Luôngphabang đều bị vương quốc Xiêm La chiếm đóng hay bị buộc lệ thuộc người Xiêm. Lãnh thổ của đế quốc Khmer hùng mạnh, rộng lớn và vang bóng một thời nay đã bị người Xiêm và người Miến Điện xâu xé và nhập vào lãnh thổ của họ gần hết; chỉ còn lại một vùng đất rất nhỏ bao quanh kinh thành Oudong do hoàng tộc người Khmer cai quản. Sau khi nhà Nguyễn thống nhất đất nước, các vị vua Nguyễn bắt đầu tìm cách tăng cường ảnh hưởng lên các vương quốc phía tây nhằm mở rộng lãnh thổ về phía tây.
Bản đồ lãnh thổ VN năm 1832 lúc này lãnh thổ nước Campuchia (màu tím nhạt) chỉ còn lại rất nhỏ.

S thần phục và sáp nhập của người Lào

Theo chính sử của nước Lào ngày nay và các bộ sử uy tín của các nước phát triển cho biết, cho tới thế kỷ thứ 10 người Lào vẫn chưa có bất cứ hình thức nhà nước nào. Người dân các bộ tộc Lào vẫn sống trong hình thức các bộ lạc trong những ngôi làng lớn, với tên gọi là  Mueang(mường) do một dòng họ có uy lực nào đấy cai quản. Với một số sử sách thì các tác giả cho rằng đấy là những nhà nước sơ khai; nhưng với tôi thì không phải. Vì họ chưa có chữ viết, xã hội chỉ có hai giai cấp chính là các vị tù trưởng và con cháu trong dòng họ của họ. Họ đang có cuộc sống sơ khai, sống khép kín và tự cung tự cấp trong những ngôi làng thì đó không thể gọi là một thứ nhà nước được !
Cho tới thế kỷ thứ  9 khi đế quốc Khmer ra đời thì giới hoàng tộc người Khmer mới bắt đầu áp đặt ảnh hưởng của mình lên vùng đất là nước Lào ngày nay. Nhưng hình thức sinh hoạt kinh tế xã hội của người Lào cũng không có gì khác trước vì các vị vua người Khmer vẫn giao quyền cai quản những Mueang này cho các vị tù trưởng địa phương tự do cai quản trên đất của mình.
Mãi cho tới năm 1354, lợi dụng tình hình đế quốc Khmer đang suy yếu, Chậu Phà Ngừm là một vị tướng lừng danh của đế quốc Khmer lúc ấy, đã ly khai khỏi đế quốc Khmer và thành lập Vương quốc Lan xang ở vùng đất phía Đông - Bắc của đế quốc Khmer và là vị Vua đầu tiên của vương quốc này. Vương quốc Lan Xang đã tồn tại độc lập trong hơn 350 năm. Năm 1707, vị vua trị vì chết nhưng không có con nối dõi, đất nước bị chia ba vùng giao cho 03 vị hoàng thân trong dòng họ cai quả. Vương quốc Lan Xang tan rã và bị phân chia làm 03 tiểu vương quốc riêng biệt, gồm: tiểu vương quốc Luang Phrabang (Nam Chưởng) ở phía bắc, tiểu vương quốc Viêng Chăn ở miền Trung và tiểu vương quốc Champasak ở phía nam ( với thủ đô là thành phố Pắc Xế, tỉnh Champasak của nước Lào hiện nay).

Như nói trên đây, trong một thời gian dài từ thế kỷ 17 cho tới đầu thế kỷ 19, các thể chế nhà nước nắm quyền tại VN lúc ấy không mấy ngó ngàng tới việc mở rộng lãnh thổ về phía tây. Lý do lớn nhất là việc mở rộng lãnh thổ vế phía Nam bằng đường thủy gặp nhiều thuận lợi hơn và với lý do sinh tồn nên được gấp rút tiến hành. Nhưng công cuộc tiến về phía tây trái lại khá chậm chạp và luôn gặp nhiều khó khăn, lý do lớn nhất là về địa hình núi non hiểm trở, lý do thứ hai là khu vực này dân cư thưa thớt, lúc này các bộ tộc sống tại đây đang sống cuộc sống sơ khai, khá lạc hậu. Kinh tế xã lội chưa phát triển, không có bất cứ một khu thị tứ, hay một thành lũy nào đủ lớn để tiến đánh, để làm mục tiêu cho những kẻ mạnh tiến chiếm cả.

Sau năm 1707, Vương quốc Lan Xang tan rã và bị phân chia làm 03 tiểu vương quốc, nhưng 3 tiểu quốc này luôn nằm dưới sự khống chế của người Xiêm (siam) và sự cai trị của người Thái là khá tàn bạo. Người Thái luôn xem người dân các bộ tộc nơi đây như là nguồn cung cấp nô lệ chính cho họ. Quân đội của người Thái thỉnh thoảng mở những cuộc tấn công lớn vào những ngôi làng của các bộ tộc người Lào nhằm săn bắt nô lệ nhất là các bộ tộc người Lào vùng cao.  Khiến cho các bộ tộc nơi đây căm hận người Xiêm họ luôn muốn tìm cách muốn thoát khỏi sự lệ thuộc bạo tàn này.

Sau khi nhà Nguyễn thành lập, họ đã lập tức cho người sang xin thần phục nhà Nguyễn và xin được sự bảo hộ của triều Nguyễn. Việc này đã khiến cho đa số các nhà nghiên cứu lịch sử thế giới sau này khá ngạc nhiên, họ đã có nhiều thắc mắc nên đã cố công nghiên cứu tìm hiểu lý do của hành động này của người dân các bộ tộc Lào. Tuy đã có nhiều ý kiến khác nhau, nhưng theo một nhà nghiên cứu người Pháp của "Viện Viễn Đông Bác cổ" thì có thể là do người Việt không có tục lệ săn bắt và mua bán nô lệ nên người Lào cảm thấy an toàn hơn khi buộc phải nhờ bảo hộ; ý kiến này đã được đa số các nhà sử học đồng tình.
Các vị vua Nguyễn nhân cơ hội này cũng muốn áp đặt ảnh hưởng của mình lên vùng đất này nên chấp thuận. Nhiều xứ ở Ai Lao xin được đặt dưới quyền bảo hộ của Việt Nam, các vùng ngày nay gọi là Sầm Nứa, Trấn Ninh, Cam Môn và Savannakhet giáp với Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Trị đều xin trở thành nội thuộc. Nhà Nguyễn cho sáp nhập các vùng này vào lãnh thổ, phân thành các châu, phủ thuộc Việt Nam. Việc này khiến cho người Thái lúc ấy khá bực tức; thậm chí có một số Mueang (Mường) tuy đã xin thần phục và chịu sự bào hộ của người Thái; nhưng nay họ xin thần phục thêm cả triều đình nhà Nguyễn, nhưng do triều Nguyễn lúc ấy quá mạnh nên người Xiêm không dám gây hấn mà phải chấp thuận phân chia ảnh hưởng.

Cho tới năm 1835 thì phần lớn lãnh thổ của nước Lào ngày nay đều thuộc về nước Đại Nam của triều Nguyễn (trừ một phần rất nhỏ thuộc tiểu vương quốc Champasak ở phía nam là thuộc về người Xiêm và cũng một phần rất nhỏ ở phía Bắc thuộc tiểu quốc Luang Phrabang – khi thì của người Xiêm, lúc thì bị nhà Thanh chiếm).

 Bản đồ Đông Nam Á năm 900 (màu đỏ là lãnh thổ của đế quốc Khmer )


Sự cầu xin thần phục của người Khmer

Vào đầu thế kỷ thứ 9 (năm 802), Vua Jayavarman II của người Chân Lạp lập nên đế quốc Khmer hùng mạnh, chiếm cứ phần lớn bán đảo Trung - Ấn kéo dài tới gần hết bán đảo Mã Lai. Đế chế này tồn tại gần 5 thế kỷ (802 – 1431). Với những thành tựu văn hóa nghệ thuật rực rỡ, những công trình xây dựng lớn, khoa học kỹ thuật phát triển ; đánh dấu một giai đoạn phát triển rực rỡ nhất của lịch sử đất nước Campuchia 
Nhưng bắt đầu từ nữa cuối thế kỷ 12 đến đầu thế kỷ 15, trong lịch sử Campuchia là thời kỳ của các cuộc chiến tranh giành quyền lực tàn bạo ngay trong hoàng tộc. Giới hoàng tộc chia ra nhiều phe phái đánh nhau nhằm tranh giành quyền lực với những cuộc chiến xảy ra liên miên đã khiến cho đế quốc này bắt đầu suy yếu dần. Sức chi phối của Đế quốc Khmer đối với các vùng đất xa xôi bắt đầu giảm đi. Các vùng đất trước đây thần phục đế quốc này đã lợi dụng tình hình này bắt đầu phân liệt. Kết quả, người Chăm Pa đã giành lại độc lập, vương quốc Lan Xang của người Lào ra đời, Vương quốc Sukhothai của người Thái hình thành.
Sự kiện đánh dấu cho sự lụi tàn nhanh chóng của người Khmer đó là sự ra đời của một vương quốc mới của người Thái vào năm 1238,  tên Sukhothai (ở miền bắc Thái Lan ngày nay). Từ đó người Thái bắt đầu đẩy lùi người Khmer đi dần về phía Nam.

Sau đó người Thái mở rộng lãnh thổ xuống phía nam, lúc này sử sách gọi người Thái bằng tên mới là người Xiêm (Siam) hay Xiêm La. Năm 1350, người Xiêm chuyển kinh đô xuống Ayuthaya (phía bắc Bangkok 70 km); từ đó vương quốc này có tên mới là Ayutthaya. Năm 1431, quân Xiêm tấn công chiếm được kinh thành Angkor; đế quốc Khmer tan rã. 

Với người Khmer, giai đoạn từ thế kỷ 15 đến thế kỷ 19 được xem là thời kỳ tăm tối nhất của đất nước Cambodia và dân tộc Khmer.

Trái lại, cuộc suy tàn của đế quốc Khmer và người Khmer gắn liền với sự bành trướng và lớn mạnh không ngừng của người Thái, vì toàn bộ lãnh thổ của nước Thái Lan ngày nay vốn là lãnh thổ của đế quốc Khmer xưa kia; mới bị người Thái xâm chiếm bắt đầu từ thế kỷ 13 và hoàn thành việc xâm chiếm vào cuối thế kỷ 19. 

Tổ tiên người Thái vốn là những bộ tộc sống tại  khu vực mà ngày nay là tỉnh Vân Nam, Quý Châu và tây nam tỉnh Tứ Xuyên của nước Trung Hoa, và một phần phía tây của vùng Bắc bộ Việt Nam. Từ năm 937 cho đến năm 1253, cùng với người Bạch họ đã thành lập nên Vương quốc Đại Lý ( tiếng Hán:大理) tại vùng Vân Nam (Trung Hoa). Mãi cho tới thế kỷ thứ 10, trong vùng lãnh thổ khu vực phía Bắc của đế quốc Khmer (ngày nay là phía bắc của nước Thái Lan) cũng chỉ có một số rất ít người Thái di cư từ phía Bắc xuống sinh sống. Nhưng tới thời gian sau năm 1253, khi vương quốc Đại Lý của người Thái ở Vân Nam (Trung Hoa) bị người Hán xâm chiếm; thì người Thái đã di cư ồn ạt xuống vùng này sinh sống. Lúc đầu họ chỉ là những bộ tộc di cư nhỏ, sinh sống trên đất của người Khmer như những người dân tộc thiểu số, vì vùng này vốn đất rộng người thưa. Dần dà họ xây dựng được những công quốc nhỏ có quyền tự trị; nhưng vẫn nằm dưới sự  thống trị toàn diện của hoàng tộc người Khmer.

Nhưng như nói trên đây, tới đầu thế kỷ 13 khi đế quốc Khmer bắt đầu suy yếu, với những cuộc nội chiến giữa các phe phái trong hoàng tộc; sức mạnh của một quốc gia bị phân tán, việc kiểm soát lãnh thổ và cai trị người dân của nhà nước tại các vùng xa xôi ở phía Bắc không còn được chú ý như trước. Nên người Xiêm đã lợi dụng dịp này bắt đầu nổi dậy tự thành lập các vương quốc độc lập ở phía Bắc nước Thái Lan ngày nay, thoát khỏi sự cai trị của người Khmer.
Tới đầu thế kỷ 14, khi đế chế Khmer bắt đầu suy yếu hẳn;  người Xiêm bắt đầu tấn công xuống phía Nam để chiếm đất của chính người Khmer. Cuộc kháng cự của hoàng tộc Khmer không còn, nên các cuộc tiến công của người Thái về phía Nam luôn giành thắng lợi và liên tục thành công. Năm 1431 người Thái chiếm được kinh thành Angkor, cướp phá và tàn phá hoàn toàn kinh đô của người Khmer. Tới đây thì đế quốc Khmer hùng mạnh một thời hoàn toàn tan rã và người Khmer bị chính người Thái (Xiêm) – một dân tộc ngụ cư cai trị, ngay trên chính đất nước của mình !

Sau khi kinh đô Angkor bị chiếm và nhập vào lãnh thổ Ayuthaya của người Xiêm năm 1431. Người Khmer lùi đần vế phía biên giới Việt Nam của người Việt, vùng đất còn lại của người Khmer qúa nhỏ bé nằm ở phía Đông Nam của hồ Tonle Sap với thủ đô mới là Longvek . Nhưng tới năm 1594, người Thái một lần nữa lại tấn công vương quốc Chân Lạp nhỏ bé, tàn phá kinh thành Longvek. Hoàng tộc và Vua Satha I của Campuchia phải chạy trốn. Từ đó người Campuchia không bao giờ gượng lại được nữa.
Sang đầu thế kỷ 17, Campuchia có sự gắng gượng ổn định đôi chút, năm 1618 thủ đô mới được lập tại Oudong (vùng phía Tây của Nông pênh này nay). Từ sau thời kỳ này, khi người Việt đã định cư  châu thổ sông Cửu Long; các vị Vua người Khmer đã nhiều lần cầu cứu sự giúp đỡ của các chúa Nguyễn ở Đàng Trong chống lại sự chiếm đóng của người Xiêm, các chúa Nguyễn đã nhiều lần cử quan quân sang trợ giúp nhằm bảo vệ vương quyền cho hoàng tộc người Khmer. Nhưng chính vì hành động này họ phải đánh đổi bằng chính lãnh thổ của họ, họ phải nhường một trong những vùng lãnh thổ trù phú nhất của họ ở phía đông cho chúa Nguyễn. Cuối thế kỷ 17 nhà Nguyễn lập ra phủ Gia Định kiểm soát cả vùng Tây Nam Bộ.

Ở phía Tây người Thái tiếp tục xâm lấn phần lãnh thổ nhỏ bé còn lại của người Khmer. Năm 1771, Xiêm La cho quân tiến đánh Campuchia, họ chiếm và sát nhập các tỉnh Battambang, Siem Reap vào lãnh thổ của họ. Ở phía Đông, nhằm ngăn ngừa quân đội chúa Nguyễn tiến chiếm Campuchia; người Thái đã tiến đánh Hà Tiên (lúc này vẫn thuộc của người Cambodia) bằng đường thủy. Chúa Nguyễn phải cho quân sang cứu Campuchia và đánh tan thủy binh quân Xiêm La ở Hà Tiên. Cuộc chiến kết thúc bằng việc Xiêm La và Việt Nam cùng rút khỏi Campuchia. Nhưng người Xiêm La vẫn giữ quyền chi phối hoàng tộc Campuchia, còn Việt Nam chiếm giữ được vùng Hà Tiên.
Năm 1833 diễn ra cuộc nổi dậy của Lê Văn Khôi ở thành Gia Định, vua Minh Mạng cử Trương Minh Giảng đến dẹp loạn, Lê Văn Khôi thua chạy đến cầu xin Xiêm La trợ giúp. Quân Xiêm La nhân cơ hội này cử nhiều cánh quân từ đất Campuchia tiến đánh vùng Tây Nam bộ của Việt Nam, thế nhưng bị quân của nhà Nguyễn đánh bại. Trên đà chiến thắng, năm 1835, quân nhà Nguyễn truy đuổi quân Xiêm La sang tận Campuchia, chiếm giữ kinh đô Oudong và đuổi người Thái ra khỏi lãnh thổ Campuchia tuyên bố bảo hộ đất nước này, loại bỏ ảnh hưởng của nước Xiêm La. Nhà Nguyễn sau đó sáp nhập Campuchia vào lãnh thổ Đại Nam, đặt tên là Trấn Tây Thành, chia ra thành nhiều phủ, huyện, sắp đặt các quan lại người Việt đến cai trị.

Bản đồ lãnh thổ Việt Nam năm 1835 (phần màu vàng)

Lời kết

Như vậy vào năm 1835, diện tích Việt Nam là bao gồm phần lớn vùng đất là nước Lào ngày nay, hầu hết phần đất là lãnh thổ của Campuchia ngày nay, với tổng diện tích là 575.000 km2, tức là gấp 1,7 lần so với diện tích lãnh thổ nước Việt Nam bây giờ./.

ĐKT

24.6.2017

Vì sao người quân tử không tranh cãi với kẻ tiểu nhân?

Không tranh cãi với kẻ tiểu nhân Khổng Tử có một cậu học trò rất thích tranh luận. Một hôm, người học trò này đến thăm Khổng Tử t...