Thung - huyên là gì ?

Ngôi nhà bia với hai chữ THUNG HUYÊN

椿 -萱 , Thung – huyên.
1/.椿  – Thung :
Theo sách Chu Văn Công Gia Lễ (Trung Hoa) và nhiều sách từ điển phổ thông thì – Thung hay còn gọi là Xuânlà tên một loài cây thân gỗ khá lớn, gỗ rất tốt, gỗ của loại cây này thường dùng làm đàn. Cây có nguồn gốc từ Trung Hoa thân cao ba bốn trượng, mùa hè ra hoa trắng, lá non ăn được. Loại cây này có thể sống tới hàng ngàn năm. Theo sử sách Trung Hoa cho biết - Trang Tử  nói đời xưa có cây xuân lớn, lấy tám nghìn năm làm một mùa xuân, tám nghìn năm làm một mùa thu. Cho nên người Hán (hay văn hóa Hán) thường lấy cây Thung (Xuân) ví như người Cha (phụ thân) như là cây cột chính trong một mái nhà (ở đây là trong gia đình). Và văn hóa Hán gọi người cha là "xuân đình" 椿 và cha mẹ là  "xuân huyên椿 . Khi người cha sống lâu thì họ gọi là "xuân thọ椿 (tức trường thọ). Nhưng tục vẫn gọi người cha là “ cây thung” hay “thung”.
Một số sách của người Việt như Từ điển Thiều Chửu và Sách Thọ Mai Gia Lễ (của Hồ Sĩ Dương - thời Trần) cũng có nhắc tới điển tích này và cũng có cách giải thích tương tự:
Ông Trang Tử nói đời xưa có cây xuân lớn, lấy tám nghìn năm làm một mùa xuân, tám nghìn năm là một mùa thu, vì thế người ta hay dùng chữ xuân để chúc thọ. Nay ta gọi cha là xuân đình 椿 cũng theo ý ấy. Tục đọc là chữ thung.

2/. – Huyên :
Cũng theo sách Chu Văn Công Gia Lễ và từ điển phổ thông thì huyên là tên một loài cỏ - cỏ huyên; theo âm Hán - Việt thì gọi là "vong ưu" , hoặc là "nghi nam"  (Hemerocallis flava), hoa lá đều ăn được cả. Theo sách Kinh Thi cho biết : "Yên đắc huyên thảo, Ngôn thụ chi bối (Vệ phong , Hà quảng ) – có nghĩa là : Sao được cỏ huyên, Trồng ở sau nhà phía bắc. Mà khu nhà phía bắc là chỗ đàn bà ở, vì thế gọi nơi mẹ ở là "huyên đường  ."
Một số sách về chủ đề này của người Việt như Từ điển Thiều Chửu, Thọ Mai Gia Lễ cũng đã trích dẫn lại câu chuyện này với cách giải thích cũng thống nhất như trên :
Cỏ huyên. Còn có tên là vong ưu , lại gọi là nghi nam  hoa lá đều ăn được cả. Kinh Thi  có câu: Yên đắc huyên thảo, ngôn thụ chi bối   , có nghĩa là : sao được cỏ huyên, ở sau nhà phía bắc, tức là hoa này vậy. Nhà phía bắc là chỗ đàn bà ở, vì thế gọi mẹ là huyên đường .”
Một số từ điển còn gọi cỏ huyên là huyên thảo, hoa hiên ; một loại cây (Hemerocallis Flava), thuộc giống Bách hợp, mùa hạ nở hoa màu vàng, hoa và lá non dùng làm món rau ăn, gọi là Kim châm (Từ điển Nguyễn Quốc Hùng).

Như chúng ta biết, thời quân chủ (hay còn gọi là Phong kiến) tại nước ta (từ năm 1945 trở về trước); mọi luật lệ kỹ cương phép nước và phong tục tập quán tại nước ta đều dựa theo văn hóa Hán. Từ lối sống theo Tam cương Ngũ thường và mọi sinh hoạt của tầng lớp trên tức giới quý tộc - quan lại và giới Nho gia đều lấy những giáo điều của Khổng giáo – Lão giáo làm hình mẫu. Lối sinh hoạt và văn hóa Hán từ đó in đậm vào tiềm thức của người dân Việt. Ở một chừng mực nào đó đã gây ra những hệ lụy không nhỏ trong đời sống văn hóa của người Việt khi ta muốn thoát Trung. Nhưng chúng ta không thể không công nhận nền văn hóa Hán là một trong những nền văn minh rực rỡ và đầu tiên của nhân loại. Chúng ta lên án giới cầm quyền Trung Hoa với tham vọng ngông cuồng - nhưng văn hóa Hán thì chúng ta phải học tập những tinh hoa của họ một cách có chọn lọc !

 Trờ lại chủ đề cái thành ngữ Thung – Huyên: Khi văn hóa Hán du nhập vào nước ta theo gót chân của những kẻ chiếm đóng, với những hành vi cưỡng ép và đồng hóa khá bạo tàn. Nhưng thành quả nổi bật nhất mà người Việt đã thành công khi chống lại sự đồng hóa suốt gần 1000 năm Bắc Thuộc của người Hán – đó là ta đã giữ được tiếng nói của dân tộc mình. Nền văn hóa Hán đã không đồng hóa được người Việt, mà người Việt đã tiếp thu một cách có chọn lọc thậm chí biến tấu lại cho hợp với văn hóa xứ Đại Việt và thuần phong mỹ tục của dân tộc ta.
Cụ thể ở  đây với cái thành ngữ Thung – Huyên (椿 -萱); người Việt đã không còn gọi nơi mẹ ở là huyên đường . Vì người Việt ta phần đông là khá nghèo cha mẹ ở chung, không có dinh cơ phủ đệ, với năm thê bảy thiếp, một người có một ngôi nhà riêng trong phủ như tại xứ Tàu. Dân ta cũng chẳng ai còn thấy cây Thung (Xuân) nó như thế nào cả !
Cho nên theo sách Thọ Mai Gia Lễ của tác giả Hồ Sĩ Dương (thời Trần) - bản dịch năm 1932 của Viện Viễn Đông Bác Cổ (của người Pháp) cho biết - từ giai đoạn cuối thời Trần (tức cuối thế kỷ 14) trở về sau; cái thành ngữ 椿 -萱 (thung – huyên), chỉ còn được dùng để chỉ nơi cha mẹ ở khi còn sống (nhà cha mẹ ở) và nơi mồ yên mả đẹp khi cha mẹ đã mất (tức là lăng, mộ nơi chôn cất cha mẹ).

3/. Thành ngữ Thung - huyên 椿 -萱 , trong thơ ca Hán - Nôm :
Trong văn học cũng vẫn lưu truyền cái thành ngữ này khá nhiều, nhất là trong những bài thơ chữ Hán, nhưng đặc biệt nhất là thơ Đường. Sau đây là một vài ví dụ:

  

Du tử hành 

Huyên thảo sinh đường giai, 
Du tử hành thiên nhai. 
Từ thân ỷ môn vọng, 
Bất kiến huyên thảo hoa.
 Bài ca người du tử
Cỏ huyên mọc khắp thềm nhà 
Con chơi tận chân trời xa 
Mẹ già tựa cửa trông ngóng 
Không xem cỏ huyên nở hoa
Hoặc:
Thù Mộng Đắc tỉ huyên thảo kiến tặng 
Đỗ Khang năng tán muộn,
Huyên thảo giải vong ưu.
Tá vấn huyên phùng Đỗ,
Hà như Bạch kiến Lưu.
Lão suy thắng thiếu yểu,
Nhàn lạc tiếu mang sầu.
Thí vấn đồng niên nội,
Hà nhân đắc bạch đầu.

Đáp Mộng Đắc đã tặng thơ ví với cỏ huyên

 Rượu Đỗ Khang làm tan buồn bực 
Hoa cỏ Huyên giải hết ưu phiền 
Xin hỏi huyên khi tương phùng Đỗ 
Có được như Bạch gặp Lưu quân 
Tuy già yếu còn hơn chết trẻ 
Nhàn mà vui cười cợt lo buồn 
Thử hỏi xem những người cùng tuổi 
Có mấy ai đầu bạc răng long
Một bản dịch khác:
(Rượu ngon xua được nỗi buồn 
Cỏ thơm giải hết muộn phiền tâm tư 
Gặp nhau cho thoả mong chờ 
Quen nhau cho thoả mến ưa trong lòng 
Ốm già hơn phải chết non 
Khách nhàn cười kẻ khối buồn đeo chi 
Đồng niên xin hỏi câu nầy 
Đến nay tóc bạc như mây mấy người
)

Thơ Bạch Cư dị
Hoặc:
Mộng Đắc tức Lưu Vũ Tích, thơ tặng Bạch Cư Dị có câu:
唯君比萱草,相見可忘憂
"Duy quân tỉ Huyên thảo, Tương kiến khả vong ưu"
 Riêng anh như nhánh cỏ Huyên, Gặp nhau quên hết ưu phiền.
  
Ngẫu thư 
Kim triêu phong nhật hảo,
Đường tiền huyên thảo hoa.
Trì bôi vi mẫu thọ,
Sở hỉ vô huyên hoa.
 Chợt viết
Hôm nay ngày đẹp trời 
Trước nhà hoa quên lo 
Dâng ly chúc thọ mẹ 
Vui vẻ chẳng nên lời

 椿  

Xuân huyên tịnh mậu cách 
Nhất đường lão đại hữu xuân huyên,
Ấm mãn môn đình chiếu kính viên.
Viễn cận nhi tôn giai đắc lộ,
Mạc sầu lai vãng lạc thâm uyên.
Dịch nghĩa: 
Thế cây xuân huyên cùng tươi tốt
 Một nhà già cả đủ xuân huyên 
Gương sáng tròn trong bóng rợp hiên 
Con cháu gần xa đều thành đạt 
Chẳng lo sa ngã khỏi ưu phiền.
Ý bài thơ lấy từ bài Vịnh cảnh gia đình của Vũ Huy Trác :
"Viễn cận nhi tôn vinh đắc lộ, Đương tri phụ mẫu thiện vi tiên"
Con cháu xa gần vinh hiển được, Phải do cha mẹ thiện làm đầu.

* Trong sách Bích Câu Kỳ Ngộ, câu 19 được học giả Hoàng Xuân Hãn đọc Nôm là “Phúc lành nhờ ấm thung huyên”.
Cụ chú thích “Thung huyên": cha mẹ. Chính âm là Xuân-huyên. Chữ thung là cối giống chữ Xuân, nên có sự sai ấy.
Nhưng cái sự sai ấy đã có từ xưa. Tự vị Alexandre de Rhodes xuất bản năm 1651 cũng đã chép vậy. 
4/. Thành ngữ Thung  - huyên 椿 -萱 trong ca dao tục ngữ :
Trong truyện Kiều ta vẫn thấy cái thành ngữ này được nhắc tới nhiều lần:
"Xuân huyên lo sợ xiết bao, Quá ra khi đến thế nào mà hay!"; hoặc :
Thung huyên tuổi hạc đã cao.”
“ở trên còn có nhà thung.
Lượng trên trông xuống biết lòng có thương”. 


- Trong ca dao :
Em về thưa với thung huyên, Chốn này ta đã thành duyên nhau rồi."
Than rằng:
Mây che núi Hổ muôn dặm mơ màng . Gió thổi cành Thung một vùng nghi ngút

* Nhà nghiên cứu văn hóa Tạ Trọng Hiệp về sau còn bổ sung thêm các chứng cứ cho việc chữ XUÂN phải đọc là THUNG trong văn thơ Nôm như sau: 

- Tống Trân số phận long đong 
Lên ba bỗng bị nhà thung chầu trời. 
(Tống Trân Cúc Hoa, 25,26)
 

- Tuyết sương trắng điểm cành thung 
Phan phu nhân mới rướm dòng nước hoa 
(Phan Trần, 35,36) 

- Con giữ đạo tam tòng 

Riêng còn một cội huyên thung 
Muộn mằn chưa nảy chồi lan quế. 
(chèo Quan Âm Thị Kính)

- Tủi thân sớm vắng nhà thung 
Lấy ai dạy dỗ cậy trông sau này 
(Thạch Sanh, 115,116)  

- Chị nhờ em gánh hiếu trung 
Chồi huyên gần cỗi gốc thung gần già 
(Nhị Độ Mai, 973,974).


5/. Lời kết:
Biển học là vô bờ, tôi chỉ là một kẻ hậu sanh nhỏ bé, nhưng với bản tánh thích học hỏi về văn hóa cổ xưa của dân tộc trong đó có văn hóa Hán – Nôm. Sau một thời gian dài cố công học hỏi, nên cũng tiếp thu được chút ít kiến thức trong kho tàng văn học đồ sộ của tiền nhân đã để lại. Trước là để mở mang kiến thức nhằm bổ sung cho những bài viết, các công trình nghiên cứu của mình. Nhưng cuối cùng đó chính là để áp dụng trong cuộc sống; trong gia đình và trong dòng Họ của mình.
Bài viết này là để giải đáp thắc mắc của bà con tộc họ Đinh Khắc và người dân làng Kế Võ, khi bà con hỏi tại sao trong ngôi lăng mộ của “Cha” tôi, tại nghĩa trang làng Kế Võ - trên ngôi nhà bia có hai chữ THUNG – HUYÊN và trên đây là lời giải đáp ./.

ĐKT
11.06.2017
Toàn cảnh ngôi mộ - nơi yên nghỉ của cha tôi










Vì sao người quân tử không tranh cãi với kẻ tiểu nhân?

Không tranh cãi với kẻ tiểu nhân Khổng Tử có một cậu học trò rất thích tranh luận. Một hôm, người học trò này đến thăm Khổng Tử t...