HUẾ - THỜI NỘI CHIẾN.

Một người con gái Huế (năm 1967)

Người Pháp đến rồi người Pháp đi, người Nhật đến rồi người Nhật lại đi, người Mỹ đến rồi người Mỹ cũng lại đi. Người Nga hay người Tàu tuy chỉ là những kẻ ném đá giấu tay, nhưng rồi họ cũng chẳng đem lại điều gì tốt đẹp cho đất nước này cả. 

Chỉ còn lại người Việt chém giết lẫn nhau và hận thù nối tiếp hận thù mãi không thôi ! 

Dù có nấp dưới bất cứ mĩ từ đẹp đẽ nào, dưới bất cứ học thuyết cao siêu nào đi nữa thì đó đơn giản chỉ là một cuộc nội chiến huynh đệ tương tàn. 

Khi cuộc chiến tàn thì mọi khổ đau trong cuộc chiến này đã đổ lên đầu những người dân nghèo khổ quê tôi. Quê hương tôi đã bị tàn phá nặng nề. 

Tổ tiên người Việt phải mất hơn 300 năm mới xây dựng nên được kinh thành này; nhưng lớp hậu sinh của họ đã tàn phá nó chỉ trong vài năm. Huế - chốn kinh thành hoa lệ, trung tâm văn hóa nghệ thuật của nước Việt suốt 3 thế kỷ trước đó đã không còn trước sức tàn phá của chính con người. Sau cuộc chiến, cái còn lại chỉ là một chốn hoang tàn.

Là một người đã sống giữa cuộc chiến này và đã trãi qua hai thể chế chính trị - cho tới gần đây tôi đã nhận ra đâu là sự thật của cuộc chiến này !

Sau đây là những hình ảnh do một người bạn - một nhà báo vừa gửi tặng tôi. Tuy tôi không phải là tác giả bộ ảnh, nhưng đây là những nơi tôi đã sống, những sự kiện tôi đã trãi qua, những con người tôi đã gặp .... vì đó là quê hương tôi.

Để nhớ về một thời loạn lạc !

Toàn cảnh bộ ảnh

Là một kẻ sống xa quê, nhưng mỗi khi nghe tiếng trống kèn của những ban nhạc lễ này; khiến cho những kẻ tha phương cầu thực như tôi chợt nhớ về nơi mình sinh ra.



Con sông Hương thơ mộng một thời của xứ Huế, thời kỳ này bị biến thành nơi cư ngụ của những người dân chạy loạn. Họ phải từ bỏ làng xóm, từ bỏ nếp nhà ông cha, từ bỏ ruộng đồng kéo nhau về cái thành phố nhỏ bé này nhằm tránh làn đạn của hai bên và kiếm sống bằng đủ thứ nghề nhằm kiếm cái ăn. Để rồi họ phải sống vật vạ trên những con đò nhỏ đậu chen chúc trên sông Hương, và họ đã vô tình biến dòng sông thơ mộng này thành một cái túi rác khổng lồ !











Lại một chùm ảnh về cầu Trường Tiền - biểu tựơng của xứ Huế (năm 1966 - 1967) trước khi bị đánh sập (Mậu Thân - 1968)







Và một vài cảnh tiêu biểu của Huế thời kỳ 1966 - 1970:

 Kỳ đài năm 1972



 Bia Quốc Học năm 1967


 Tòa nhà Viện đại học Huế năm 1970


 Trung tâm thông tin tỉnh (1970)


 Nhà thờ dòng chúa cứu thế (1970)

Sau cuộc chiến Mậu Thân (1968), chợ Đông Ba cổ kính được xây dựng từ thời nhà Nguyễn đã bị tàn phá hoàn toàn. Năn 1969 chính quyền VNCH đã tổ chức xây dựng lại chợ mới trên nền khu chợ cũ. Chùm ảnh dưới đây là lễ đặt đá xây dựng chợ năm 1969 và sau khi xây dựng khoảng 02 năm.








Cửa Hiển Nhơn và khu vực đại nội Huế thời kỳ năm 1967 - 1968, trước khi bị tàn phá trong cuộc chiến năm Mậu Thân.








Những người lính, luôn là những người chịu nhiều thiệt thòi và mất mát nhất.




Phi trường Phú Bài, trước năm 1975 chỉ là một sân bay quân sự của vùng  I chiến thuật dưới thời chính phủ VNCH. Thời kỳ này khi phải di chuyển từ tỉnh này sang tỉnh khác người dân thường đi máy bay; vì đi máy bay là chuyện khá dễ dàng và giá vé cũng khá rẻ.









Một vài hình ảnh sinh hoạt của người dân xứ Huế thời kỳ 1967-1970, nó cũng rất thanh bình và tỉnh lặng như nó vốn có:








Cám ơn nhà báo Nguyễn Tiến Trung đã gửi tặng bộ ảnh này./.


ĐKT
20.09.2017








Vì sao người quân tử không tranh cãi với kẻ tiểu nhân?

Không tranh cãi với kẻ tiểu nhân Khổng Tử có một cậu học trò rất thích tranh luận. Một hôm, người học trò này đến thăm Khổng Tử t...