Tại sao Liên Xô không công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong thời gian 1945 – 1949 ?

Churchill, Truman Stalin tại Đức (từ 16 tháng 7 đến 2 tháng 8 năm 1945.)

Đây là một trong những câu hỏi khá tế nhị trong quan hệ VN – Liên xô trước đây cần phải được làm rõ. Một thời gian dài trước đây khi mối quan hệ này đang nồng ấm và nhà nước Liên Xô đang tồn tại thì đây là một câu hỏi không ai dám hỏi và tất nhiên sẽ không bao giờ có câu trả lời !

Đó là lý do tại sao nhà nước Liên Xô không công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong thời gian 1945 – 1949; mà mãi tới ngày 30 tháng 1 năm 1950 mới công nhận ?

Chỉ sau khi Liên Xô và khối Đông Âu sụp đổ (1991), nhiều học giả VN đã bắt đầu tìm cách lý giải vấn đề này để tìm ra một trong những bí mật của thời chiến tranh lạnh.
 Đã có một vài lý giải khá đơn giản được đưa ra. Một vài học giả cho rằng sau chiến   
thắng của Liên Xô trước phe phát xít (1945), khối Đông âu đã hình thành; Liên xô đang tăng cường giúp đỡ các nước trong khối để củng cố sức mạnh của mình ở  phía Tây làm đối trọng với phe Anh – Mỹ. Cho nên vào thời kỳ này đối với Liên Xô thì Việt Nam (VN) chỉ là một quốc gia nhỏ bé, chưa có vị thế ở khu vực Đông Nam Á. Liên Xô chưa tin tưởng vào thành quả cách mạng ở VN; nhất là sau khi Đảng Cộng Sản Đông Dương phải tự tuyên bố giải tán và lui vào hoạt động bí mật (ngày 11 tháng 11 năm 1945).

Nhưng sự thật không phải như vậy !

Sau khi những tài liệu bí mật của mối quan hệ VN – Liên xô trước đây mới được phía Nga bạch hóa, đã cung cấp cho chúng ta biết được một trong những bí mật của thời kỳ chiến tranh lạnh. Thật ra phía Đảng CS Liên xô đã tích cực ủng hộ Đảng CS VN suốt trong thời gian từ khi Đảng ra đời (1930) cho tới năm 1945, đa số các lãnh tụ tiền khởi nghĩa của VN đều được đào tạo tại Liên Xô sau đó được tung về nước qua ngã Trung Quốc để lãnh đạo cách mạng VN.

Nhưng từ khi tham gia phe đồng minh (chủ yếu là 03 nước lớn Mỹ, Anh, Liên xô), sau đó cùng phe đồng minh chiến thắng trước phe Trục (Đức – Ý – Nhật); Stalin và Liên Xô đã buộc phải ký với các đồng minh một số thỏa ước ràng buộc để nhận được viện trợ quân sự và lương thực của Anh – Mỹ, cũng như yêu cầu Anh – Mỹ mở mặt trận thứ hai ở Tây Âu nhằm chia la cho Liên Xô trước sức tấn công như vũ bảo của phát xít Đức vào lãnh thổ Liên Xô.
Sau chiến thắng trước phe Trục, Liên Xô đã bị ràng buộc bởi các thỏa thuận này kể cả các thỏa thuận về việc phân chia khu vực đóng quân và khu vực ảnh hưởng sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Trong giới hạn của bài viết, tôi sẽ dẫn chứng và chứng minh một chuỗi sự kiện có thật (nhưng không phải ai cũng biết ?) trong lịch sử hiện đại VN giai đoạn 1945 - 1949.

Đoàn người biểu tình ngày 19 tháng 8 năm 1945 trước cửa Bắc Bộ phủ, Hà Nội

Giai đoạn này quyền định đoạt vận mạng của đất nước ta nằm trong tay người nước ngoài. Đồng thời đây cũng chính là giai đoạn lịch sử mà rất nhiều sử sách đã nhầm lẫn khi nhận định và đánh giá sự kiện !

Theo đó, sau khi Chiến tranh thế giới lần II kết thúc, những nước thắng trận dẫn đầu là Mỹ, Anh, Liên xô (mà ta thường gọi là các nước Đồng Minh) đã ban hành một số chính sách đối với các vùng đất vốn là thuộc địa bị phát xít Nhật chiếm đóng ở Viễn đông trước và trong thế chiến thứ II. Trong các chính sách đó có 02 điểm đáng chú ý nhất, vì nó có liên quan đến VN: 
1/- Các thuộc địa này, sau thời điểm Nhật tuyên bố đầu hàng (15/8/1945), sẽ do Đồng Minh ủy nhiệm lực lượng quản trị tạm thời một thời gian, sau đó trao trả độc lập cho chính phủ bản địa hợp pháp - hợp hiến. 
2/- Trong trường hợp quốc gia thuộc địa nào đã từng hiện hữu chính phủ bản địa hợp pháp & độc lập TRƯỚC KHI Nhật xâm lược sẽ được giao trả ngay độc lập cho quốc gia ấy.

Với quy định này phe Đồng Minh đã giao trả ngay đất nước Trung Hoa cho chính thể "Trung Hoa dân quốc" của Tưởng Giới Thạch, vì đây là thể chế độc lập đã hiện hữu trước khi Nhật xâm lược (thuộc vào trường hợp 2). 
Trái lại nước (thể chế) "Mãn Châu quốc" - được thành lập dưới thời người Nhật chiếm đóng, chứ không phải xuất hiện trước khi Nhật xâm lược nên không được Đồng Minh thừa nhận, mà giao lại cho Trung Hoa dân quốc (Mãn Châu đã thuộc về Trung Hoa dân quốc sau cách mạng Tân Hợi 1910 lật đổ nhà Thanh).
Riêng trường hợp của VIỆT NAM ?
1/. Trước khi Nhật xâm lược, VN là thuộc địa của Pháp (không hiện hữu một chính phủ bản địa độc lập). 
2/. Chính phủ "Đế quốc VN" của ông Trần Trọng Kim thành lập vào tháng 3/1945, với sự cố gắng của một số nhân sĩ yêu nước và các nhà chính trị VN lúc ấy là nỗ lực giành độc lập cho người VN. Tuy nhiên chính phủ này ra đời dưới thời người Nhật chiếm đóng, cũng tương tự như "Mãn Châu quốc", nên rơi vào trường hợp 1. 
3/. Trái lại Chính phủ "VNDCCH" của chủ tịch Hồ Chí Minh được tuyên bố ra đời ngày 02.9.1945 tuy là có tổ chức bầu cử, được nhân dân ủng hộ… nên theo lẽ thông thường là chính phủ hợp hiến. Nhưng lại xuất hiện SAU thời điểm Nhật đã đầu hàng Đồng Minh là ngày - 15/8/1945, do đó phe Đồng Minh đã không công nhận chính phủ này và vẫn áp dụng chính sách ủy nhiệm quản trị tại VN. 

Nguyễn Ái Quốc (người ngồi giữa) và cố vấn Vĩnh Thụy tại Hà Nội năm 1945

Cho nên, sau đó tuy chủ tịch Hồ Chí Minh với chính sách ngoại giao khéo léo và mềm dẻo của mình đã tuyên bố là đứng về phía Đồng Minh chống Nhật, nhưng Đồng Minh vẫn không thừa nhận chính phủ "VNDCCH" của chủ tịch HCM là chính phủ hợp pháp.
Đây mới chính là sự thật lịch sử, sự thật này đã được lưu lại trong những tài liệu, sử sách của phe Đồng Minh, của Hội Quốc Liên (Liên Hiệp Quốc) và những nước có liên quan như Anh, Pháp, Mỹ, Trung Hoa… khá rõ ràng và chính xác; nên không thể có ai đó tự vẽ ra lịch sử khác với thực tế lịch sử này được !

Vấn đề còn lại là do quan điểm chính trị của những người Việt trong một thời gian dài sau đó là khá khác nhau; nên đã dẫn đến cách nhìn nhận diễn trình lịch sử thiếu khách quan, rối rắm. 

Nhưng nếu ai đó muốn có một góc nhìn thực sự khách quan trong cách nhìn nhận lịch sử của giai đoạn này, chúng ta sẽ dễ dàng nhận thấy một sự thật là:
- Trước năm 1858, VN là một quốc gia độc lập, toàn vẹn lãnh thổ. Dưới thời nhà Nguyễn (1803-1945) – VN là một nước lớn và khá hùng mạnh tại khu vực Đông Nam Á. Khi người Pháp bắt đầu xâm lược VN (1858) cho tới khi triều đình nhà Nguyễn bị buộc phải ký Hòa ước Nhâm Tuất (1868) cắt 3 tỉnh miền Đông cho Pháp; nước VN bị Pháp đô hộ dưới các hình thức bảo hộ và thuộc địa cho tới tháng 3/1945. 
- Tháng 3/1945 cho đến tháng 8/1945: Nhật đảo chính Pháp và cai trị toàn bộ VN cho đến ngày Nhật tuyên bố đầu hàng Đồng Minh 15/8/1945.
- Từ tháng 8/1945 cho đến hết năm 1949: Việt Nam trở thành xứ sở được cai quản theo ủy nhiệm của Đồng Minh. 
Theo đó, miền Bắc do Trung Hoa dân quốc cai quản (tức là quân đội của Tưởng Giới Thạch), miền Nam do Anh quốc cai quản. Nhưng sau đó người Pháp đã có những thao tác ngoại giao để cuối cùng buộc được quân Trung Hoa lẫn Anh quốc rút khỏi VN, giao lại cho Pháp cai trị ủy nhiệm.

Ở đây, mọi người hãy lưu ý là từ tháng 8/1945 tới hết năm 1949, người Pháp cai quản VN theo danh nghĩa ủy nhiệm của Đồng Minh chứ VN không còn danh nghĩa thuộc địa của Pháp như trước đây. Không còn chức danh Toàn quyền Pháp, mà chỉ là Cao ủy (của Liên hiệp quốc); đội quân thực dân (Pháp) trở thành quân đội của Liên Hiệp quốc.
Từ lưu ý này chúng ta đã có câu trả lời và đã cho chúng ta biết tại sao một thời gian dài từ khi chính phủ VNDCCH ra đời (9/1945) cho tới hết năm 1949 - chính phủ Liên Xô, (kể cả chính phủ Trung Quốc) lúc bấy giờ đã không công nhận chính phủ VNDCCH của Hồ Chí Minh là chính phủ hợp pháp! 

Vì chính sách ủy nhiệm quản trị đối với VN là quyết nghị chung của Đồng Minh (gồm Mỹ, Anh, Liên Xô...) nên Liên Xô đã không thể "xé rào".

Khi chính phủ “VNDCCH” không được Đồng Minh thừa nhận chính thức, thì tất nhiên sẽ không được bất cứ quốc gia nào công nhận và đặt quan hệ bang giao chính thức trong giai đoạn cai quản ủy nhiệm của Liên Hợp Quốc (1945-1949).

Sau khi hất người Anh ra khỏi Đông Dương và xua đội quân Tàu -Tưởng về bên kia biên giới; người Pháp đã có những toan tính nhằm đưa VN trở lại hình thức thuộc địa, như một lãnh thổ hải ngoại của họ ở viễn đông. Tuy nhiên, thời thế đã đổi khác. 

Sau chiến tranh thế giới II, tổ chức quốc tế lớn nhất – Liên Hợp Quốc đã hình thành, thế giới đã bước vào kỷ nguyên giải trừ thuộc địa !”. Tại diễn đàn Liên Hiệp Quốc các nước đã thúc đẩy và đã cho ra đời một nghị quyết cho việc chấm dứt chế độ thuộc địa. Nghị quyết yêu cầu các cường quốc thuộc địa Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ đào Nha… trao trả độc lập cho các quốc gia bị họ chiếm đóng ở châu Phi, châu Á, châu Úc và châu Mỹ La tinh.
Chính lý do này và trước xu hướng mới trong chính trị thế giới, đã gây áp lực . Sau khi hết thời gian cai quản ủy nhiệm của Liên Hợp Quốc (1945-1949), người Pháp đã buộc phải trao trả độc lập cho người Việt Nam và một chính phủ của người VN đã được thành lập. 
Phủ Toàn quyền Pháp năm 1950

Đây là lý do của sự ra đời và tồn tại thể chế QUỐC GIA VIỆT NAM (từ 1949 đến 1955) của Quốc Trưởng Bảo Đại. 
Với quốc hiệu là "Quốc gia VN" (State of Vietnam), quốc gia non trẻ này tính đến đầu năm 1950 đã có 35 nước đặt quan hệ ngoại giao chính thức.



Ở một khía cạnh khác, những người nghiên viết sử cần phải biết là, khi giai đoạn ủy nhiệm cai trị của người Pháp, 1945-1949, chấm dứt. Về công pháp quốc tế, từ năm 1950 – nước VIỆT NAM đã xuất hiện trên bản đồ thế giới trong tư cách một quốc gia độc lập (qua Hiệp ước Élysée)! 

Từ đây dân tộc VN mới "danh chính ngôn thuận" có một chính phủ của người VN; hiện diện trên toàn cõi đất nước và được quốc tế công nhận (không phân biệt chính phủ đó là của ai, thuộc phe phái nào ?)! 
Tuy nhiên như chúng ta đều biết, sau khi chính phủ "Quốc gia VN" ra đời (1949), người Pháp đã dùng nhiều cách để duy trì ảnh hưởng và quyền lực của họ trên đất nước VN (kéo dài đến năm 1954).

Nhà hát lớn Hà Nội năm 1954

Lời kết
Hiện nay có một số học giả đã đưa ra nhiều nhận định khác nhau về lịch sử giai đoạn này của VN; tuy nhiên đa số các nhận định này là thiếu khách quan, một chiều và khá phiến diện nếu không muốn nói là cả một sự sai lầm.

Khi đọc những "bài viết" này tôi cũng đã cố ép mình hiểu rằng đây có thể là chủ đích một chiều của họ. Nhưng sau khi đọc kỹ tôi mới biết là họ hoàn toàn không có ý đồ muốn bẻ cong ngòi bút vì một lý do nào đó; mà đơn giản là họ không có tư liệu lịch sử, họ không có kiến thức chuyên môn để viết sử và nhận định lịch sử nhưng vẫn cứ nhắm mắt viết … bừa.

Vì cái gọi là “kiến thức lịch sử” ở đây chỉ là việc họ chép lại nguyên văn một sự kiện lịch sử từ một cuốn sách chính thống nào đó, hay sao y nguyên văn lời kể của một nhân vật từng tham gia sự kiện lịch sử mà họ cần biết. Sau đó căn cứ vào những gì ghi chép được họ đưa ra những nhận định và đánh giá sự kiện lịch sử đó theo ý kiến chủ quan của mình. Nhưng sẽ rất nguy hiểm là nếu người viết không có kiến thức chuyên môn sâu thì sẽ dễ dàng dẫn đến việc có những nhận định sai về một sự kiện lịch sử, nhất là lịch sử cách mạng VN. Cũng bởi lịch sử không đơn thuần chỉ là một câu chuyện kể mà nó còn cần có những nhận định và đánh giá lịch sử một cách chính xác của người viết sử và người đọc sử.

Khi đọc bài này, có thể có ai đó cho rằng - đây chỉ là câu chuyện thuần về chuyên môn; nhưng nếu không có chuyên môn mà dám nhận định một sự kiện lịch sử thì nó có thể dẫn đến những nhận định sai lầm về sách lược chính trị, ngoại giao. Và sau đó sẽ kéo theo hàng loạt những sai lầm về kinh tế, văn hóa - xã hội khác…/.

Đà Nẵng, 26/01/2017

ĐKT

NGÓN ĐÒN NÀO CỦA ÔNG TRUMP SẮP TUNG RA MÀ TRUNG QUỐC LO SỢ NHẤT ?

 Cuộc đấu Mỹ - Trung

Chúng ta phải cứng rắn để đất nước của chúng ta có thể trở lại vĩ đại như xưa." (Donald Trump)

Đây là câu nói nổi tiếng của Donald John Trump khi nhậm chức Tổng thống thứ 45 của Hợp chủng quốc Mỹ (tiếng Anh: United States of America, viết tắt là USA), thường gọi là Hoa Kỳ (cờ hoa).

Với phương châm này, nên sau khi nhậm chức ông Donald John Trump đã xem xét lại toàn bộ chính sách đối ngoại của nước Mỹ, bất cứ hiệp định gì của các vị tổng thống tiền nhiệm đã ký với nước ngoài nếu thấy bất lợi cho nước Mỹ và đồng minh thì ông ta lập tức rút lui.

Trong mối quan hệ với các nước lớn thì Donald John Trump càng xét nét, dù cho đó là những đồng minh lâu năm hoặc những nước là khách hàng lớn như Trung Quốc hay Canada …Đặt biệt là với Trung Quốc – nước hiện là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới (với GDP – 11.000 tỷ USD so với 16.000 tỷ USD của Mỹ).

Hàng loạt chính sách mới với Trung quốc được đưa ra, những phát ngôn mạnh mẽ, sự vụ liên tục thay đổi. Khiến cho các nhà hoạch định chính sách toàn cầu cho rằng Donald John Trump đang phát động một cuộc chiến tranh toàn diện với nước Trung Hoa của Tập Cận Bình. Và rồi cuộc chiến tranh đã nổ ra tuy bước đầu mới chỉ là chiến tranh kinh tế.

Nước Trung Hoa ngày nay phồn thịnh là nhờ vào sự phát triển kinh tế, người ta ví Trung Hoa hiện nay là công xưởng của thế giới. Nhưng nền kinh tế này phát triển chủ yếu là nhờ vào xuất khẩu; đây lại là điểm yếu chết người của bất cứ nền kinh tế nào. Nước Mỹ lại là nơi mà hàng năm các doanh nhân Trung Hoa bán tới 500 tỷ USD hàng hóa. Điểm yếu này đã hiện ra trong con mắt vị tổng thống vốn là một doanh nhân lọc lõi như ông Donald John Trump.

Và rồi ngón đòn đầu tiên được đưa ra – tăng thuế 10 % (chắc chắn rồi sẽ là 15%, 20%, 30% …) trên hàng hóa nhập từ Trung Hoa. Nhưng hàng hóa Trung Quốc tuy là MADE IN CHINA nhưng chủ yếu là gia công cho các hãng và các thương hiệu lớn của nước ngoài (nhất là hàng may mặc và giày dép). Và rồi khi thuế cao, hàng bán không được, nhà máy ngưng sản xuất, công nhân mất việc làm, ngân hàng không đòi được nợ, khủng hoảng kinh tế là điều không thể tranh khỏi…. Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo thì chắc mọi người đã có thể tưởng tượng ra !

Chưa hết Donald John Trump còn ép các đồng minh truyền thống của mình như Canada, Mêhicô, EU, Nhật bản, Hàn quốc, Úc … phải theo mình.

Cộng với đó là những ngón đòn quân sự cũng đã được Donald John Trump tung ra. Những chiến hạm lớn của Mỹ tung hoành ngang dọc trên biển Đông, đi vào vùng nước 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo mà người Trung Quốc vừa bồi đắp; trước sự im lặng của hải quân Trung Hoa. Các nước đồng minh nhỏ của Mỹ tại Châu Á và Thái bình Dương lần đầu tiên đã dám giỡn mặt với lực lượng hải quân hùng hậu của Tập Cân Bình ở biển Đông khi họ tập trận bắn đạn thật trên vùng biển mà đám con cháu của Mao Trạch Đông tự cho là cái ao nhà của mình !

Nhưng giới báo chí và những người thạo tin khá bất ngờ khi với những động thái ngày càng lấn tới của Donald John Trump thì giới lãnh đạo Trung Nam Hải lại im lặng hoặc tung ra những đòn chống đỡ khá yếu ớt, trái với thái độ khá hung hăng trước đó của người phát ngôn bộ ngoại giao Trung Hoa ?

Phải chăng giới lãnh đạo Trung Nam Hải đang lo ngại chờ ngón đòn mà họ ngán ngại nhất của Donald John Trump. Vậy thì đòn nào của Donald John Trump đã khiến cho Tập Cận Bình lo sợ nhất nếu Trump tung ra trong thời gian tới ?

Bà Thái Anh Văn và Donald John Trump 

Đó là vấn đề đòi độc lập của vùng lãnh thổ Đài Loan !

Sau khi đắc cử tổng thống nước Trung Hoa Dân quốc (Đài Loan) vào ngày 20 tháng 5 năm 2016, bà Thái Anh Văn lập tức thay đổi chính sách với Trung Hoa đại lục. Trong bài phát biểu sau chiến thắng của cuộc tổng tuyển cử 2016, bà Thái Anh Văn cảnh báo Bắc Kinh: “Hệ thống dân chủ, bản sắc dân tộc và không gian quốc tế của chúng tôi phải được tôn trọng, bất kỳ hình thức đàn áp nào cũng sẽ gây tổn hại mối quan hệ giữa hai bờ eo biển” .

Sau khi Donald John Trump nhậm chứ vào tháng 01 năm 2017, ông lập tức tuyên bố rằng "Đài Loan là đối tác trung thành của Mỹ tại khu vực". Để thể hiện cho Đài Loan và quốc tế thấy rằng Trump không hề nói suông , ngày 16/3/2018 Trump đã ký ban hành Đạo luật "Taiwan Travel Act - Luật lữ hành Đài Loan", luật này cho phép quan chức và công dân Mỹ có quan hệ chính thức cũng như không chính thức ở mức độ không hạn chế với Đài Loan.

Điều mà Trump làm đã đảo ngược lại điều mà Nixxon - Kissinger làm vào năm 1971 là Mỹ ủng hộ chính sách "Một Trung Quốc " rồi hất Đài Loan khỏi ghế ở Liên hợp quốc, sau đó đã cắt đứt quan hệ ngoại giao chính thức với Đài Loan vào năm 1979. Tuy nhiên vị tổng thống Mỹ lúc bấy giờ là Jimmy Carter còn đủ tỉnh táo khi gài lại một quả bom hẹn giờ : đó là Đạo luật "Taiwan Relations Act - Luật quan hệ Đài Loan" ký năm 1979. Nội dung cốt lõi của Đạo luật này là "khẳng định Đài Loan có quyền tự quyết định tương lai và Mỹ sẽ cung cấp cho Đài Loan những phương tiện cần thiết để tự bảo vệ".

Giới lãnh đạo tại Trung Nam Hải đã nhanh chóng nhận thấy việc thay đổi lập trường của Donald John Trump về vấn đề Đài Loan và thái độ thiếu “thân thiện” của bà Tổng thống mới của Đài Loan sẽ đe đọa chính sách “một Trung Hoa” của họ. Nên Tập Cận Bình đã phát biểu trước Quốc hội Trung Quốc bằng những ngôn từ rất mạnh mẽ răn đe và cảnh tỉnh Đài Loan chớ nên theo đuổi chủ trương ly khai Đại lục. Để đáp trả, lập tức Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Alex Wong đã đi Đài Loan và khẳng định sự ủng hộ không thay đổi của Mỹ dành cho Đài Loan và cam kết của Mỹ đảm bảo an ninh cho Đài Loan, tuyên bố rằng những cam kết ấy "chưa khi nào mạnh mẽ hơn hiện tại".

Tiếp đến vào ngày 13/8/2018, Trump đã ký luật chính sách quốc phòng - NDAA trị giá 716 tỷ USD cho phép chi tiêu những khoản tiền lớn vào những chiến dịch đột xuất của quân đội, chủ yếu nhắm vào Trung Quốc, sau đó lại chuyển lô vũ khí đầu tiên có giá 330 triệu USD cho Đài Loan. Sắp tới, Mỹ sẽ khai trương trụ sở của Viện Mỹ tại Đài Loan - American Institute in Taiwan, A.I.T., đây là cơ quan đại diện ngoại giao không chính thức của Mỹ ở Đài Loan, với nhân viên làm việc ở đây thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ.

Với lập trường cứng rắn chống lại chủ nghĩa thực dân mới của Trung Quốc thì việc ông Trump đảo ngược lại chính sách "một Trung Quốc " cũng như sẽ ủng hộ Đài Loan tuyên bố độc lập và sẽ công nhận Đài Loan là một nước độc lập sẽ là điều sẽ xảy ra trong nay mai.

Việc Donald John Trump sẽ ủng hộ một Đài Loan tuyên bố độc lập sẽ kéo theo sự nổi dậy đòi độc lập của các khu vực như Nội Mông, Tân Cương, Tây Tạng, điều này sẽ đẩy Trung Quốc rơi vào cảnh "ngoại ép - nội bung", cộng với việc kinh tế khó khăn, lòng dân bất mãn thì sự sụp đổ của chủ nghĩa Đại Hán mới của những kẻ cầm quyền Trung Nam Hải là khó tránh khỏi.

Đây mới chính là điều mà Tập Cận Bình đang lo sợ nhất trong những ngày sắp tới ./.

ĐKT
10.102018

Vì sao người quân tử không tranh cãi với kẻ tiểu nhân?

Không tranh cãi với kẻ tiểu nhân Khổng Tử có một cậu học trò rất thích tranh luận. Một hôm, người học trò này đến thăm Khổng Tử t...