TRÊN CẢ NƯỚC HIỆN CÓ 63 TỈNH THÀNH, NHƯNG CHỈ CÓ 13 TỈNH THANH ĐÓNG GÓP CHO NGÂN SÁCH TRUNG ƯƠNG.



Theo số liệu từ - Cổng Thông tin điện tử Chính Phủ, hiện đang có sự mất cân đối rất lớn về thu chi Ngân Sánh Nhà Nước (NSNN) cho các vùng miền, địa phương. Một số tỉnh thành, ở biên giới phía Bắc và khu vực Tây Nam bộ do đặc điểm tình hình kinh tế - xã hội khó khăn, nhiều năm liền nhận hỗ trợ từ ngân sách trung ương với tỉ trọng khá lớn lớn, như Bắc Kạn (57,6% tổng chi ngân sách địa phương – trong khi tổng thu từ tỉnh chỉ có 501 tỷ, đây là tỉnh có số thu ngân sách thấp nhất cả nước), Cao Bằng (56,9%), Lai Châu (54,6%), Sóc Trăng (51,1%). Nhưng trái lại có một số tỉnh thành tuy có điều kiện địa lý, đất đai và con người  khá thuận lợi nhưng vẫn phải nhận chi viện từ trung ương một tỉ trọng không nhỏ trong tổng chi của ngân sách địa phương mình như Lạng Sơn (49,2%), Bắc Giang (44%), Nam Định (46,2%) . Thậm chí với một tỉnh lớn, giàu tiềm năng, khá tiếng tăm và dân số đông như tỉnh Thanh Hoá năm 2016 đã phải nhận chi viện từ trung ương tới trên 6.500 tỉ đồng (kinh khủng nhất là năm 2014 tới 14.427 tỷ đồng) – đây cũng là tỉnh nhận chi viện nhiều nhất từ Trung ương để duy trì hoạt động cho bộ máy của địa phương mình từ nhiều năm nay ?

Hiện tại TP.HCM là đầu tàu kinh tế cả nước, năm 2016 TP này thu ngân sách đạt 305.000 tỉ và họ được giữ lại cho ngân sách TP là 59.000 tỉ. Như vậy TP.HCM đóng góp gần 27% tổng dự toán tổng thu NSNN năm 2016 của quốc gia; nhưng chỉ được nhận 10,7% tổng chi ngân sách. Lãnh đạo TP. Hồ Chí Minh mới đây đã phản ứng việc này và họ đã so sánh chẳng hạn Hà Nội được giữ lại 42% nhưng Hải Phòng được giữ lại tới 88%, còn tỉ lệ này ở Đà Nẵng là 85% và ở Cần Thơ là 91%.
Cũng theo dự toán NSNN 2016, trong 63 tỉnh thành chỉ có 13 tỉnh thành là có đóng góp cho ngân sách trung ương là Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Đà Nẵng, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, TP.Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu, Cần Thơ.

Như vậy trong 6 vùng kinh tế chủ đạo của cả nước thì có tới 2 vùng là Miền núi phía Bắc (bao gồm 14 tỉnh) và Tây Nguyên (bao gồm 5 tỉnh) hoàn toàn không có đồng nào đóng góp cho ngân sách quốc gia, còn riêng vùng Đồng bằng sông Cửu Long thì có tới 13 tỉnh thành nhưng chỉ có thành phố Cần thơ là có đóng góp cho ngân sách chung. Khu vực kinh tế trọng điểm đồng bằng Bắc bộ chỉ có 05 tỉnh thành là Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh là có đóng góp cho NSNN. Toàn khu vực miền Trung chỉ có 03 tỉnh có đóng góp cho ngân sách chung là Đà Nẵng, Khánh Hòa và mới đây là Quảng Ngãi, một số tỉnh lớn như Thanh Hoá và Nghệ An thì trái lại là những tỉnh nhận chi viện nhiều nhất từ Trung ương từ nhiều năm nay. Trái lại khu vực Đông Nam bộ chỉ gồm 6 tỉnh thành nhưng đã đóng góp tới 42 %  ngân sách quốc gia, đây đồng thời là vùng kinh tế phát triển nhất VN hiện nay.
Mới đây khi trung ương đề nghị rút bớt tỉ lệ số thu mà TP Hồ Chí Minh xin giữ lại để phát triển Tp, nhằm chi viện cho ngân sách trung ương đang gặp khó khăn thì lành đạo thành phố này đã phản đối. Họ cho rằng có đầu tư thêm mới tăng được nguồn thu, tiền của họ nhưng họ không được chi tiêu, lại bị lấy chi viện cho các tỉnh khác trong khi nhiều thỉnh thành này không làm gì cả mà bắt trung ương phải nuôi … và tại sao như vậy ?

Phản ứng này tuy hơi tiêu cực nhưng không phải là không có cơ sở, vì nếu với những người không có chuyên môn nhìn thế giới bên ngoài bằng con mắt bàng quan. Thì khi chúng ta đi tới một số tỉnh thành khá lớn và có tiếng tăm tại khu vực Bắc Trung bộ theo cách cỡi ngựa xem hoa chúng ta sẽ thấy các tỉnh thành này với vị trí địa lý thuận lợi, đất đai không ít, con người nhân văn, vùng địa linh nhân kiệt với những danh thắng. Kinh tế địa phương được cho là phát triển rực rỡ, cơ sở hạ tầng khá hoành tráng, đời sống cư dân sung túc – thì tất nhiên chúng ta sẽ cho rằng đây là những tỉnh giàu có. Nhưng với giới chuyên môn thật ra đó chỉ là vẻ bề ngoài, hài hước hơn nữa là tất cả cái vẻ ngoài đó đều được xây dựng bằng tiền của người khác và chính họ đã không nuôi được họ mà phải nhờ người khác giúp đỡ, thùng rỗng thường kêu to là vậy. Sẽ cũng chẳng mấy ai biết được chính các tỉnh này là các tỉnh cần ngân sách trung ương trợ giúp nhiều nhất, cần những đồng tiền đóng góp của nhân dân cả nước để duy trì bộ máy, để trả lương cho công chức và xây dựng cơ sở vật chất cho chính các tỉnh này – cụ thể ở đây là hai tỉnh Thanh Hoá và Nghệ An – đây là 02 tỉnh mà đã nhiều năm nay ngân sách trung ương đã phải chi viện một khoản tiền khá lớn (năm 2014 lần lượt – Thanh hoá là 14.427 tỉ, Nghệ An là 10.969 tỉ) đề nuôi bộ máy của hai tỉnh này. Giới báo chí đã khá hài hước khi cho rằng chính quyền và người dân hai tỉnh này chắc là ở không ăn và chơi chứ không làm gì cả. Vì số tiền mà ngân sách trung ương phải chi viện cho từng tỉnh này hàng năm đã vượt tổng chi ngân sách hàng năm của một tỉnh trung bình như tỉnh Thừa thiên - Huế hay một tỉnh lớn như tỉnh Đăk Lăk hiện nay ?

Đây là thực trạng của không chỉ hai tỉnh này mà còn ở khá nhiều tỉnh khác (tuy mức độ thấp hơn nhiều), lãnh đạo các tỉnh thành này không có kế hoạch tích cực phát triển kinh tế - xã hội cho địa phương mình nhắm tăng nguồn thu cho ngân sách địa phương mà chỉ chăm chăm vào bầu sữa ngân sách của Trung ương. Qua đó cho thấy hiện đang có sự mất cân đối và thiếu công bằng trong thu chi ngân sách địa phương suốt nhiều thập kỷ qua. Gánh nặng thu NSNN hiện đang dồn lên một số tỉnh thành (chỉ có 13 tỉnh thành), trong khi đại đa số tỉnh còn lại vẫn giậm chân tại chỗ ở tình trạng nông nghiệp kém phát triển hay khai thác tài nguyên thô, chưa phát hiện và khai thác được tiềm năng. Nguyên nhân trực tiếp là do mức độ tập trung kinh tế quá lớn vào một số trung tâm và khoảng cách chênh lệch phát triển giữa các tỉnh thành, vùng miền quá lớn. Không tạo được động lực, cũng như chưa khuyến khích tính chủ động của đại đa số tỉnh trong thu chi, để giảm bớt sự phụ thuộc quá lớn vào ngân sách trung ương ./.

 ( Số liệu từ - nguồn : Cổng thông tin điện tử của chính phủ )

 ĐKT
27.02.2017

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Vì sao người quân tử không tranh cãi với kẻ tiểu nhân?

Không tranh cãi với kẻ tiểu nhân Khổng Tử có một cậu học trò rất thích tranh luận. Một hôm, người học trò này đến thăm Khổng Tử t...