Toàn cảnh ngọn tháp Yang Prông
1. Giới thiệu:
Từ trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột đi theo đường tỉnh lộ 1 ngược lên phía Bắc khoảng 60 km chúng ta sẽ đến trung tân thị trấn huyện Ea Súp, từ thị huyện Ea Súp vào xã Ea Rốk 20 cây số nữa chúng ta sẽ được thấy giữa rừng già của bình nguyên Ea Súp hiện ra một ngôi tháp cổ bằng gạch nung khá lớn. Đây là một điều khá thú vị vì cho đến tận bây giờ, người ta vẫn chưa thể lý giải được một cách chính xác vì sao trên mảnh đất Tây Nguyên lại có thể tồn tại một tháp Chàm cổ kính vốn là “đặc sản” kiến trúc của người Chăm thường chỉ bắt gặp ở vùng Nam Trung bộ. Cũng là một điều khá đặc biệt nữa khi đây là ngôi tháp Chăm duy nhất không được xây dựng trên đỉnh đồi cao hay những vách núi dựng đứng theo từng cụm tháp ngập tràn nắng gió, mà lại đơn độc ẩn mình dưới bóng rừng già của một vùng bình nguyên bên một dòng sông - sông Ea H’Leo của biên giới này.
Từ trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột đi theo đường tỉnh lộ 1 ngược lên phía Bắc khoảng 60 km chúng ta sẽ đến trung tân thị trấn huyện Ea Súp, từ thị huyện Ea Súp vào xã Ea Rốk 20 cây số nữa chúng ta sẽ được thấy giữa rừng già của bình nguyên Ea Súp hiện ra một ngôi tháp cổ bằng gạch nung khá lớn. Đây là một điều khá thú vị vì cho đến tận bây giờ, người ta vẫn chưa thể lý giải được một cách chính xác vì sao trên mảnh đất Tây Nguyên lại có thể tồn tại một tháp Chàm cổ kính vốn là “đặc sản” kiến trúc của người Chăm thường chỉ bắt gặp ở vùng Nam Trung bộ. Cũng là một điều khá đặc biệt nữa khi đây là ngôi tháp Chăm duy nhất không được xây dựng trên đỉnh đồi cao hay những vách núi dựng đứng theo từng cụm tháp ngập tràn nắng gió, mà lại đơn độc ẩn mình dưới bóng rừng già của một vùng bình nguyên bên một dòng sông - sông Ea H’Leo của biên giới này.
Ngôi
tháp cổ cao khoảng 9 m như búp hoa khổng lồ vươn lên từ một khu nền hình vuông,
mỗi chiều rộng 5 m. Toàn bộ tháp cổ được xây dựng bằng gạch nung đỏ, không có
dấu hiệu của mạch vữa, chỉ một cửa thật duy nhất ở phương đông hướng về phía
mặt trời mọc, ba mặt còn lại là cửa giả. Trước đây trên đỉnh tháp, cây cối mọc
um tùm. Những búi rễ cây ngoằn ngoèo thò ra tứ phía rủ xuống như những con rắn
đang quấn lấy nhau.
Tháp có cái tên là Yang Prông, theo người
dân bản địa thì không biết cái tên ấy có từ bao giờ, nhưng theo tiếng Ê đê, nó
có nghĩa là thần lớn (thần vĩ đại). Đã có nhiều câu chuyện truyền thuyết
được lưu truyền trong dân gian quanh ngôi tháp này.
Đây là ngôi tháp nằm tách biệt hẳn với hệ
thống kiến trúc tháp cổ Champa thường thấy tập trung ở khu vực Nam Trung bộ,
nơi sinh sống của đa số người Chăm. Theo các chuyên gia khảo cổ, tháp được xây
dựng bởi nhà vua Chăm Pa lúc đó là Java Sinhavaman III (tức Chế Mân), từ thế kỷ
XIII. Còn sự kiện lịch sử nào gắn với việc xây dựng tháp thì chưa ai tìm ra câu
trả lời chính xác, xung quanh vấn đề này vẫn còn nhiều giả thuyết khác.
Dân bản địa trong vùng chẳng hề biết đến nguồn gốc của ngôi tháp cổ, vì họ
không phải là dân tộc xây nên ngôi tháp, dân trong vùng cũng không có ai theo
tôn giáo Hinđu liên quan đến việc thờ tự theo kiến trúc Bà la môn của ngôi
tháp.
Không chỉ là công trình kiến
trúc nghệ thuật độc đáo, tháp Yang Prông mang sắc thái và văn hóa Chăm cổ xưa
huyền bí, cổ kính thâm nghiêm tồn tại vững bền cùng thời gian.
Tháng 8/1991, tháp đã được công nhận là Di
tích văn hóa kiến trúc cấp Quốc gia. Thời gian trước năm 1991 việc
quản lý, khai thác di tích này hầu như bị lãng quên, ngôi tháp này bị bỏ rơi
đơn độc trong cái lạnh lẽo của rừng già, ngày càng xuống cấp, hư hại. Thân tháp
bị nứt nẻ, bong tróc lỗ chỗ, nhiều nơi rễ cây rừng ăn sâu vào, cỏ trên đỉnh
tháp mọc tua tủa; các viên gạch vỡ nham nhở, quanh móng có nhiều hòn đá bị bể.
Đặc biệt trong một thời gian dài có một số cá nhân lợi dụng việc không ai quản
lý, đã tự tiện đặt thêm nhiều bát nhang, bàn thờ tự, thùng công đức để thu
tiền. Họ cũng lập thêm một số am miếu ở bên ngoài tháp khiến cảnh quan tháp
ngày càng nhếch nhác.
Năm 2013, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
tỉnh Đắk Lắk đã được đầu tư trên 10 tỷ đồng để trùng tu di tích tháp Yang Prông
với nhiều hạng mục như: Trùng tu, gia cố khung thép khu vực chung quanh tháp
chính, xây dựng tường rào bao quanh, láng nền bằng xi măng với tổng diện tích
1.200 mét vuông, trồng cỏ, đặt ghế đá trong khuôn viên khu vực tháp. Sau khi
tháp được trùng tu Ủy ban nhân dân xã Ea Rốk xã đã thuê một hội viên hội cựu
chiến binh làm bảo vệ trông coi tháp, tuyên truyền vận động cho bà con địa
phương hiểu nên bây giờ không còn hiện tượng hương khói nữa.
Ông Trần Hùng - Giám đốc Trung
tâm quản lý di tích tỉnh Đắk Lắk cho biết: “Sau khi trùng tu, tỉnh giao cho xã
Ea Rốk quản lý, tiếp tục tìm nhà đầu tư. Hiện tại tháp vẫn rất đìu hiu vì do xã
nghèo, đường sá đi lại rất khó khăn. Tháp có thể trở thành điểm đến hấp dẫn
trong tuyến du lịch Bản Đôn hay không, còn cần rất nhiều giải pháp khả thi khác
nữa.”
Theo các tài liệu khảo cổ học
được công bố chính thức trong chính sử và các tài liệu khoa học của nhà nước,
thì tháp Yang Prông ( theo tiếng Ê đê nghĩa là Thần lớn ) được người Chăm xây
dựng từ thế kỷ XIII, dưới thời vua Jaya Sinhavarman III (tức vua Chế Mân) tương
ứng với triều đại nhà Trần của Đại Việt. Có một điều khá đặc biệt ở ngôi tháp
này được các nhà nghiên cứu chú ý ngay lập tức khi đến đây, đó là đây là ngôi
tháp Chàm duy nhất không được xây dựng trên những ngọn đồi cao, không bóng cây
như những ngọn tháp khác tại khu vực Nam Trung Bộ mà lại nằm chìm lấp dưới những
tán cổ thụ giữa một bình nguyên của rừng già Ea Súp và bên dòng sông
Ea H'leo. Đây cũng chính là ngọn
tháp Chàm duy nhất được tìm thấy trên Tây Nguyên(1).
Với câu hỏi tại sao Tháp của người Chăm
xây dựng sao lại xuất hiện trên đất Tây Nguyên ? Cho đến nay, vẫn chưa có câu
trả lời chính xác.
Theo công bố chính thức của của cơ quan
văn hoá tỉnh Đăk Lăk về câu hỏi này trong cuốn “Lý lịch di tích kiến trúc tôn
giáo Chăm” hiện lưu tại Bảo tàng tỉnh Đắk Lắk (bản đánh máy năm 1990), với giả
thuyết cho rằng vào cuối thế kỷ XII, hai nước Chiêm Thành và Chân Lạp xảy ra
chiến tranh. Sau đó, người Chăm đã chiến thắng, thống trị vùng đất Tây Nguyên
và xây dựng tháp Yang Prông.
Một giả thuyết khác lý giải, vào cuối
thế kỷ XIII, quân Nguyên - Mông xâm lược Chiêm Thành, người Chăm phải di tản
lên vùng rừng núi phía Tây, trong đó có Tây Nguyên để lánh nạn. Tháp Yang Prông
được xây dựng trong khoảng thời gian đó.
Với câu hỏi vì sao trên vùng Tây
Nguyên rộng lớn này chỉ có mình tháp Yang Prông ? Có ý kiến cho rằng Yang Prông
là một công trình dang dở. Bởi lẽ, đồng bào người Chăm thường xây dựng một quần
thể chứ ít khi xây dựng độc một ngôi tháp như vậy. Theo một giả thiết, do người
Chăm không hòa hợp với con người, khí hậu và điều kiện canh tác tại Tây Nguyên,
nên họ chỉ lưu trú một thời gian ngắn rồi bỏ đi và chỉ xây dựng được mỗi tháp
Yang Prông.
Sau khi người Chăm rời khỏi Tây Nguyên,
người bản địa đã “sáng tác” một vài truyền thuyết để lý giải về sự xuất hiện
của ngôi tháp cổ này.
Nhưng theo nghiên cứu của tôi thì sự thật
là hoàn toàn khác với kết luận trên đây. Trước hết đây là ngọn tháp được xây
dựng theo kiến trúc Bà La Môn của những người theo đạo Hin đu (Ấn độ giáo) mà
trong khu vực bán đảo Đông Dương chỉ có người Chăm theo tôn giáo này. Cho nên
theo đa số các nhà nghiên cứu thì việc xây dựng ngôi tháp này đương nhiên là do
người Chăm làm. Nhưng trước câu hỏi là người Chăm từ xưa đến nay hoàn toàn
không có định cư trên khu vực chung quanh ngôi tháp cổ này, toàn khu vực địa lý
huyện Ea Súp, toàn vùng phía Tây của tỉnh, thậm chí là toàn tỉnh Đăk Lăk ngày
nay cũng hoàn toàn không có dấu vết định cư trước đây và kể cả hiện nay của
người Chăm – thì đa số không thể trả lời !
Cho nên với kết luận “ ngôi tháp Yang Prông do
người Chăm xây dựng vào cuối thế kỷ XIII - dưới triều đại vua Chế Mân của
Champa, để thờ thần Sinva (Bà La Môn). Đây là tháp Chăm cổ duy nhất còn lại ở
Tây Nguyên ”(1) - cho tới nay vẫn
được xem là kết luận chính thức.
- Vậy ai là người kết luận và tại sao lại có cái kết luận phi thực tế này ?
Được biết đây là kết luận chính thức có từ trong bộ sách “Lịch sử VN” do Uỷ ban khoa học xã hội VN biên soạn từ những năm 60 (tại miền Bắc) của thế trước. Lúc ấy các thành viên tham gia biên soạn bộ sách này chỉ căn cứ theo một ít tư liệu của người Pháp để lại sau đó tự suy luận ; họ hoàn toàn không biết cái tháp này ở đâu, nó như thế nào, nó tròn hay méo và cái tên xã Earốk, hay Easúp cũng hoàn toàn chưa có trong mọi bộ sách sử (của miền Bắc) lúc bấy giờ. Nhưng người ta vẫn cho rằng đó là tháp Chàm do người Chàm xây dựng, thế hệ những người dạy sử và học sử sau đó cứ y như vậy mà truyền đạt kiến thức cho nhau. Sau đó với truyền thống “tôn sư trọng đạo”người ta cho rằng những gì thầy dạy là đúng, những gì sách viết là không thể sai, nhất là sách giáo khoa do “nhà nước” biên soạn (1), (3), (6) ? .
Được biết đây là kết luận chính thức có từ trong bộ sách “Lịch sử VN” do Uỷ ban khoa học xã hội VN biên soạn từ những năm 60 (tại miền Bắc) của thế trước. Lúc ấy các thành viên tham gia biên soạn bộ sách này chỉ căn cứ theo một ít tư liệu của người Pháp để lại sau đó tự suy luận ; họ hoàn toàn không biết cái tháp này ở đâu, nó như thế nào, nó tròn hay méo và cái tên xã Earốk, hay Easúp cũng hoàn toàn chưa có trong mọi bộ sách sử (của miền Bắc) lúc bấy giờ. Nhưng người ta vẫn cho rằng đó là tháp Chàm do người Chàm xây dựng, thế hệ những người dạy sử và học sử sau đó cứ y như vậy mà truyền đạt kiến thức cho nhau. Sau đó với truyền thống “tôn sư trọng đạo”người ta cho rằng những gì thầy dạy là đúng, những gì sách viết là không thể sai, nhất là sách giáo khoa do “nhà nước” biên soạn (1), (3), (6) ? .
Cho tới nay đã gần 60 năm sau khi đất
nước thống nhất, nhiều nhà nghiên cứu nhiều nhà khoa học đã đến tận nơi; đã có
điều kiện hơn về việc nghiên cứu được nhiều nguồn tư liệu khác nhau, đã cho ra
đời nhiều công trình nghiên cứu, nhiều bài viết về ngôi tháp cũng như văn hoá lịch
sử vùng này nhưng cho tới nay cũng chưa có ai dám chỉnh sửa hay phản bác cái
kết luận này(6) ?
Riêng tôi, sau thời gian nhiên cứu tôi
không đồng ý với kết luận này, vì kết luận này không dựa trên yếu tố khoa học
nào cả, thậm chí yếu tố lịch sử và địa chính trị cũng không có. Vì chúng ta chỉ
cần nghiên cứu lịch sử vùng đất này với những quốc gia đã từng chiếm hữu nó
trong thế kỹ XII và XIII là chúng ta có thể biết khá chính xác ngôi tháp cổ Yang Prông do dân tộc nào xây dựng !
Theo đó, với niên đại của ngôi tháp đã được xác định là
được xây dựng vào giữa thế kỷ XIII, thì thời gian này đây là lãnh thổ và là
vùng đất cai quản của Đế quốc Khmer hùng mạnh, đây là thời kỳ phát triển rực rở
nhất về mọi mặt của người Khmer. Cho nên người Khơmer chính là dân tộc đã xây
dựng nên ngôi tháp này chứ không phải người Chăm, vì họ là cư dân bản địa tại
đây, vùng này vào thế kỷ XIII là quê hương bản quán của họ !
Chúng ta hãy cùng tìm hiểu một vài nét
về lịch sử và địa chính trị của vùng đất này vào thời kỳ trước và sau thế kỷ
XIII và một vài nét về vùng đất là tỉnh Đắc Lắc ngày nay!
- Đắk Lắk ngày nay, có vị trí là vùng
trung tâm Tây Nguyên giáp tỉnh Gia Lai ở phía Bắc, phía đông giáp các tỉnh Phú Yên và Khánh Hòa, phía nam giáp các Lâm đồng và Bình Phước, phía tây
giáp với các tỉnh Ratanakiri và Mondulkiri(Campuchia).
Theo đó, thì
ngay từ thế kỷ thứ X trên bán đảo Đông Dương đã hình thành ba thiết chế nhà
nước lớn là Đế quốc Khmer của người Khmer, vương quốc Champa của người Chăm và
vương quốc Đại Cồ Việt của người Việt. Vùng đất Tây Nguyên đưioợc xem như là
vùng giáp ranh giữa Đế quốc Khmer và vương quốc Champa cổ. Vương quốc Đại Cồ
Việt nằm hoàn toàn từ Thanh Hóa ngày nay trở ra phía Bắc, nên thời gian này người
Việt chúng ta chưa có ảnh hưởng gì đến vùng này.
Hiện nay có hai giả thuyết về lịch sử
vùng đất này, thuyết thứ nhất thì cho rằng : Từ xa xưa Tây Nguyên là vùng đất
(hoặc vùng ảnh hưởng) của vương quốc Champa (Chú thích số 1).
- Nhưng
theo nghiên cứu của chúng tôi thì người Chăm chỉ mạnh về khai thác thương
thuyền và giỏi buôn bán; họ chưa bao giờ là những chiến binh giỏi việc chiếm
đất giành dân.
Sau khi thoát khỏi ách đô hộ của Trung
Hoa (năm 192 sau Công nguyên). Vương quốc Champa chỉ là một tiểu quốc nhỏ, dân
số ít, cư dân sinh sống chủ yếu trong những cánh đồng nhỏ hẹp ven biển, tiềm
lực kinh tế nhỏ bé. Kinh tế chủ yếu dựa vào các đội thương thuyền nhỏ buôn bán ven biển với các
lân bang. Họ thỏa mãn sống trong lãnh thổ của mình với những dải đất nhỏ hẹp
ven biển Đông, người Chăm không đủ tầm và đủ lực để vươn tới và chiếm cứ thêm
những vùng đất xa hơn, dù cho nó có nằm bên cạnh. Vì Chăm Pa không phải là quốc gia thống nhất, trung
ương tập quyền, mà là một vương quốc liên bang lỏng lẻo với năm tiểu vươngquốc là Indrapura, Amaravati, Vijaya, Kauthara và Panduranga. Mỗi tiểu vương quốc là một lãnh thổ riêng, có vua
chúa riêng, hành chánh riêng và cách điều hành riêng. Cơ cấu tổ chức này đã
không tận dụng và phát huy được sức mạnh của dân tộc , làm suy yếu đi tiềm năng
quân sự của quốc gia một khi vương quốc này bị tấn công bởi một nước láng
giềng.
Thật tế đã chứng minh sau đó, Vương quốc này đã không đủ
lực để đối phó với các cuộc tấn công của người Việt ở phía Bắc và của người
Khmer ở phía Nam. Cho đến thế kỷ thứ X thì bắt đầu suy yếu, sau khi
Chế Bồng Nga thua trận và chết tại Đại Việt (năm 1390) thì Vưong quốc này bắt
đầu yếu hẳn và đến năm 1832 thì hoàn toàn mất nước.
Với thời gian
tự chủ không nhiều, và phải luôn luôn đối phó với hai quốc gia hùng mạnh ở phía Bắc
và phía Nam, người Chăm chỉ sử
dụng Tây Nguyên như là nơi để khai thác sản vật và săn bắt nô lệ, chứ không
chiếm cứ vùng này, minh chứng là cho đến nay văn hóa Chăm hoàn toàn không có
ảnh hưởng gì đến vùng đất này. Ngoại
trừ một số huyện phía đông của một số tỉnh như Gia Lai – Kon tum và Lâm đồng ,
một số khu vực trong lưu vực sông Ba theo một hành lang hẹp dọc con sông này là
có một số ảnh hưởng nhất định của văn hóa Chăm.
Giả thuyết thứ hai cho rằng: - Ngay từ
những năm đầu Công nguyên, khi vương quốc Phù Nam của người Bà La Môn được
thành lập thì vùng đất Tây Nguyên nằm hẳn trong lãnh thổ của đế chế này. Sau
khi đế chế này tan rã thì vùng này thuộc các vương quốc kế tục của người Khmer,
người Thái - Lào.
Cá nhân tôi sau một thời gian dài nghiên
cứu về lịch sử vùng đất này - đã nghiêng hẳn về giả thuyết này, xin trình bày như sau
:
- Sau khi nghiên cứu kỹ Biên niên Sự kiện giữa hai quốc gia đối địch này (Khmer - Champa),
đồng thời căn cứ theo một số nghiên cứu khoa học lịch sử và khảo cổ học chuyên
nghiệp được công bố gần đây của nhiều nhà sử học phương Tây, căn cứ theo các tư
liệu và nghiên cứu của người Pháp để lại, căn cứ vào nhiều công trình khoa học
và tư liệu của nhiều sử gia trong và ngoài nước (1) (6)(7)(8)(9)(10)(11)(12)(13).
Chúng ta đã thấy được một sự thật lịch sử là :
- Thời gian từ thế kỷ thứ VII đến thế kỷ XIV - vùng đất là Tây Nguyên ngày nay - nằm hoàn toàn trong lãnh thổ của Đế Quốc Khmer. Toàn bộ lưu vực vùng trung, hạ lưu của sông Mê kông và sông Mê Nam cùng phần lớn bán đảo Mã Lai, phần lớn bán đảo Đông Dương - là lãnh thổ của đế chế hùng mạnh này. Cụ thể là : Toàn bộ nước Thái Lan ngày nay, một phần Đông bắc và Đông nam trong lãnh thổ nước Miến Điện ngày nay; toàn bộ lãnh thổ nước Lào ngày nay; toàn bộ lãnh thổ nước Campuchia ngày nay; toàn bộ vùng cao nguyên Nam trung bộ, Đông và Tây Nam bộ của Việt Nam ngày nay là lãnh thổ của Đế quốc Khmer trong thời kỳ này.
- Thời gian từ thế kỷ thứ VII đến thế kỷ XIV - vùng đất là Tây Nguyên ngày nay - nằm hoàn toàn trong lãnh thổ của Đế Quốc Khmer. Toàn bộ lưu vực vùng trung, hạ lưu của sông Mê kông và sông Mê Nam cùng phần lớn bán đảo Mã Lai, phần lớn bán đảo Đông Dương - là lãnh thổ của đế chế hùng mạnh này. Cụ thể là : Toàn bộ nước Thái Lan ngày nay, một phần Đông bắc và Đông nam trong lãnh thổ nước Miến Điện ngày nay; toàn bộ lãnh thổ nước Lào ngày nay; toàn bộ lãnh thổ nước Campuchia ngày nay; toàn bộ vùng cao nguyên Nam trung bộ, Đông và Tây Nam bộ của Việt Nam ngày nay là lãnh thổ của Đế quốc Khmer trong thời kỳ này.
Nếu trước thế kỷ VIII có một giai đoạn
người Chăm lấn lướt người Khmer thậm chí là đánh chiếm Kinh đô của họ. Nhưng
chỉ một thời gian ngắn sau, nhất là từ thế kỷ thứ VIII trở về sau, thì đất nước
của người Khmer phát triển cực thịnh trở thành một đế quốc lớn nhất vùng, có
thời gian họ đã xâm chiếm và cai trị người Chăm hơn 100 năm.
Cụ thể là :
Vào năm 1190, vua Khmer là Jatavarman VII đã đem quân đánh chiếm kinh đô Vijaya
(tỉnh bình Định ngày nay) của Champa, bắt sống vua Chăm, phân chia Vương quốc
này làm hai nước nhỏ và đưa người của mình lên làm Vua hai xứ này. Năm 1192
nhân dịp vua hai xứ này đánh nhau ,Vua Khmer lấy cớ này đã nhập hai xứ này vào
đế quốc Khmer và biến nó thành một tỉnh của đế quốc này, cho đến năm 1283
Champa bị quân Mông Cổ tiến đánh người Khmer mới rút khỏi Champa .
Nhưng trước đó, vào những thế kỷ đầu của
Tây lịch, ở vùng hạ lưu của sông Mê Kông bắt đầu hình thành Vương quốc Phù Nam.
Theo nhiều thư tịch cổ của Trung Hoa, thì trong thời kỳ hưng thịnh, vương quốc này về phía Đông, bao gồm cả Nam Trung Bộ và Nam Bộ (Việt Nam), về phía Tây đến thung lũng sông Mê Nam (Thái Lan), về phía Nam đến phần phía Bắc bán đảo Mã Lai. Vương quốc này do những người Bà La
Môn từ Ấn độ di cư sang lập nên. Nguyên vào hậu bán thế kỷ thứ hai khi đế quốc
Kushana của Ấn độ sụp đổ, nhường địa vị cho dòng họ Gupta, một vị hoàng thân
thất thế của đế quốc này đã lưu vong sang vùng Đông Nam Á. Ông đã dừng chân ở
hạ lưu của lưu vực sông Mê kông, sau khi kết hôn với một công chúa bản địa
trong vùng tên là Soma. Theo truyền thuyết kể lại ông đã phóng một ngọn giáo
xuống đất và chọn nơi này làm địa điểm dựng nước Phù Nam (9)(10)(11)(12).
Vương
quốc này tồn tại gần 600 năm, từ đầu Tây Lịch đến năm 627 thì bị vị vua Chân
Lạp là Isanavarman I (615 – 635)(14) của người Khmer tiêu diệt và bị sáp nhập vào
lãnh thổ của Chân Lạp gọi là Thủy Chân Lạp ( sử Trung Hoa gọi là Giản Phố Trại). Vương quốc Phù Nam sau thời điểm này
hoàn toàn biến mất trong lịch sử.
Vào đầu thế kỷ IX (năm 802), Vua
Jayavarman II của người Chân Lạp lập nên đế quốc Khmer hùng mạnh, chiếm cứ phần
lớn bán đảo Trung - Ấn kéo dài tới gần hết bán đảo Mã Lai. Đế chế này tồn tại
gần 5 thế kỷ (802 – 1431). Với những thành tựu văn hóa nghệ thuật rực rỡ, những
công trình xây dựng lớn, khoa học kỹ thuật phát triển ; đánh dấu một giai đoạn
phát triển rực rỡ nhất của lịch sử đất nước Campuchia
Nhưng bắt đầu từ đầu thế kỷ XIV , trong
lịch sử Campuchia là thời kỳ của các cuộc tranh giành quyền lực tàn bạo trong hoàng tộc,
đã khiến cho đế quốc này bắt đầu suy yếu. Sức chi phối của Đế quốc Khmer đối
với các vùng đất xa bắt đầu giảm đi. Các vùng đất trước đây thần phục đế quốc
này đã lợi dụng tình hình này bắt đầu phân liệt. Kết quả, Chăm Pa đã giành lại
độc lập, và Vương quốc Sukhothai của người Thái ở phía Tây bắt đầu nổi lên đẩy lùi người Khmer đi
dần về phía Nam . Sau năm 1352, người Thái đã mở nhiều cuộc tiến công vào đế
quốc Khmer nhưng đều bị đánh bật. Cuối cùng, năm 1431, Ayutthayađã chiếm được Angkor; đế quốc Khmer tan rã.
Năm 1354, lợi dụng tình hình đế quốc Khmer đang suy yếu ,
Chậu Phà Ngừm là một vị tướng lừng danh của đế quốc Khmer lúc ấy, đã ly khai
khỏi đế quốc Khmer và thành lập Vương quốc Lan xang ở vùng đất phía Đông - Bắc
của Đế quốc Khmer và là vị Vua đầu tiên của vương quốc này. Vương quốc Lan Xang
đã tồn tại độc lập trong hơn 350 năm (10)(11)(13) .
Năm 1707, Vương quốc Lan Xang tan rã và
bị phân chia làm 03 tiểu vương quốc, gồm : tiểu vương quốc Luang Phrabang (Nam Chưởng hay
Lão Qua) ở phía bắc, tiểu vương quốc Viêng Chăn ở miền Trung và tiểu vương quốc Champasak ở phía nam
(với thủ đô là thành phố Pắc Xế, tỉnh Champasak của nước Lào hiện nay) (13). Với
thời gian tồn tại độc lập chỉ hơn 100 năm (thật ra họ chỉ độc lập trên danh
nghĩa, vì những tiểu quốc này nằm hoàn toàn trong vòng cương tỏa của triều đình
Xiêm La) cho đến khi bị người Xiêm xâm chiếm (năm 1830), 3 tiểu vương quốc này
hoàn tòan tách biệt nhau.
Khu vực lãnh
thổ của vương quốc Champasak ngày xưa, hiện nay là vùng đất bao gồm một phần
vùng Đông Bắc Thái Lan, Đông Bắc Campuchia , các tỉnh Nam
Lào: Champasak, Seetan (nay gọi là See Koong) , Saravane, Attopeu, Kam Tong Yai, Xieng Taeng,Saen Parng, Surin, Sangkha, Khukhan, Sisaket, Yasotorn, Khemmarat, Kamalasai, Kalasin, Pulaencharng, Suvannapum, Roi
Et,Mahasarakam và vùng Tây Nguyên của Việt Nam ngày nay (6) (10) (11)(13) .
Như phân tích trên đây, từ những năm
đầu của thế kỷ 18 - Champasak cùng với hai tiểu vương quốc miền Trung và miền
Bắc thường bị Xiêm, Đại Việt, Miến
Điện đưa quân sang xâm chiếm. Trong khi hai vương quốc phía bắc thường bị Miến
Điện và Đại Việt uy hiếp thì vương quốc Champasak ở phía Nam nằm hoàn toàn trong sự phụ thuộc của người Xiêm. Nhưng vào đầu thế kỷ 19 khi người Miến
Điện do thua đế quốc Anh trong cuộc chiến 1824-1826 và suy yếu dần. Nước Đại
Việt do bận cuộc nội chiến giữa Nhà Tây Sơn và Nguyễn Ánh đã bỏ ngỏ Vương quốc
Chân Lạp và các tiểu Vương Quốc của người Lào cho người Xiêm thống trị hoàn
toàn.
Kể từ năm 1831 người Xiêm đã thôn tính xong Vương quốc Lang
Xang rộng lớn trước đây và biến vùng đất này thành một phần lãnh thổ của Vương
quốc Xiêm La - trong đó có vùng đất là tỉnh Đăk Lăk ngày nay.
Năm 1833 nổ ra cuộc chiến tranh Việt –
Xiêm (1833 -1834), với mục đích
ban đầu chỉ là tranh giành ảnh hưởng tại Vương quốc Chân Lạp giữa hai quốc gia
hùng mạnh này. Nhưng năm 1833 người
Xiêm đã tổ chức hai cuộc tấn công vào vùng Nam bộ và Trung bộ (vùng
Quảng Trị, Nghệ An và vùng Trấn ninh) của nước Đại Nam (Việt Nam ngày
nay) . Đợt đầu khởi từ tháng 11 năm 1833, rồi tạm ngưng , đợt hai tấn công từ tháng Giêng năm Giáp Ngọ (1834), đến tháng Năm cùng năm thì kết thúc. Nhưng
đã gặp phải sự chống trả mạnh mẽ của quân đội Nhà Nguyễn hùng mạnh lúc này đang
dưới triều Vua Minh Mạng .
Chung cuộc, quân Việt đại thắng - người Xiêm đại bại. Quân Việt luôn đà chiến thắng đã tiến chiếm toàn bộ
nước Chân Lạp, đuổi người Xiêm ra khỏi vùng đất phía Tây của Trung bộ Việt Nam
và truy kích đến tận bờ phía Đông của sông Mê Kông , chiếm toàn bộ vùng Trung
Lào và nhập vùng này vào lãnh thổ Đại Nam . Vùng đất là tiểu vương quốc Champasak
của người Lào trước đây đã không bị quân Nguyễn tiến chiếm trong cuộc chiến
này, nên sau cuộc chiến vẫn còn nằm lại trong vương quốc Xiêm La (5) .
Sau khi Vua Minh Mạng mất ( 1840 ), vị
Vua nối ngôi là Thiệu Trị - không phải là ông vua của những cuộc chiến , nên
khi đại thần Tạ Quang Cự tâu xin bỏ đất Chân Lạp và Lào để rút quân về , Vua đã
nghe theo và xuống chiếu bãi binh . Vậy là sau hơn 5 năm chiếm đóng nhà Nguyễn
đã phải trả các vùng đất là nước Campuchia và Trung Lào ngày nay lại cho các
quốc gia nói trên, và hoàn toàn không còn quan tâm tới . Sau khi quân đội Nhà Nguyễn rút đi thì người Xiêm đã
từng bước xâm chiếm lại toàn bộ vùng đất là lãnh thổ của ba tiểu Vương quốc của
Lang Xang ( Lào ) trước đây. Tới những năm 1860, nước Lào một lần nữa đã đánh
mất vai trò của một thực thể quốc
gia và trở thành một phần lãnh thổ của Vương quốc Xiêm La (13)(15)(16).
Năm 1893 xảy ra một cuộc xung đột giữa Pháp và Vương quốc Xiêm La. Cuộc chiến nổ ra vào tháng Tư 1893 và chấm dứt nhanh
chóng sau khi lực lượng hải quân Pháp phong tỏa thủ đô Băng kok của Xiêm. Ngày
03/10/1893, Hiệp ước Pháp - Xiêm được ký kết, thừa nhận quyền của nước Pháp
trên phần đất nằm ở tả ngạn sông Mê Kông.
Như vậy từ ngày 03/10/1893, vùng đất nằm
ở tả ngạn sông Mê Kông đã được người Pháp chiếm lại từ tay người Xiêm và nhập
vào lãnh thổ của Liên Bang Đông Dương thuộc Pháp.
Năm 1904 lại có xung đột xảy ra, phần lớn
do người Pháp gây chiến. Nhưng do tiềm lực kinh tế và quân sự thua xa thực dân
Pháp và không có được sự giúp đở của người Anh như đã hứa, người Xiêm buộc phải
lùi bước. Người Xiêm thua trận, một lần nữa buộc phải nhượng lại hai vùng đất
phía tây sông Mê Kông là Xainaburī ở phía bắc và
Champāsak ở phía nam cho người Pháp.
Ngày 03/10/1893, Hiệp ước Pháp - Xiêm được
ký kết, thừa nhận quyền của nước Pháp trên phần đất nằm ở tả ngạn sông Mê Kông,
trong đó có Cao Nguyên Nam Đông Dương (người Pháp gọi là Hinterland). Ngày
01/6/1895 thống sứ Lào là Boulloche chia lãnh thổ Lào thành hai vùng riêng
biệt, một gọi là Thượng Lào đóng trụ sở tại Luong Prabang và vùng còn lại gọi
là Hạ Lào đóng trụ sở tại Kong của Stung - Treng . Hạ Lào gồm tất cả các lãnh
thổ nằm giữa sông Mêkong và dãy Trường Sơn, ôm trọn toàn bộ vùng cao nguyên Nam Đông Dương (gọi là
Hinterland). Cao Nguyên này là vùng lãnh thổ của 3 tỉnh Stung Streng (trong đó
địa bàn Đắk Lắk), tỉnh Alopen và
tỉnh Saravane của vùng Hạ Lào mới thành lập.
Ngày 16/10/1898, Khâm sứ Trung kỳ
Bovelloche buộc triều đình Huế đặt vùng Tây Nguyên dưới sự đặc trách của
người Pháp.
Cũng năm 1898 , người
Pháp đã cử các đội quân thâm nhập Đăk Lăk lần đầu tiên theo ngã đường sông Mê
Kông từ phía Cambodia, năm 1898 người Pháp đánh chiếm Bản Đôn.(5)(16)
(17).
Ngày 31/01/1899, Toàn quyền Đông Dương ban hành
Nghị định thành lập một cơ sở hành chính tại Bản Đôn, trên bờ sông Sêrêpôk trực
thuộc tỉnh Stung Streng với mục đích thể hiện quyền cai trị của nước Pháp trên
thung lũng này để kiểm soát các tộc người bản địa ở đây – nhất là tộc người
Jarai, là bộ tộc đông đảo và hùng mạnh nhất trong vùng vào thời kỳ này, cũng
như tạo sự dể dàng cho việc buôn bán giữa Lào và Trung kỳ.
Ngày 22/11/1904 Hội đồng tối cao toàn quyền Đông Dương ban
hành Nghị định tách Đắk Lắk khỏi địa bàn nước Lào và đặt thành một tỉnh thuộc
quyền giám sát và quản trị của Khâm sứ Trung kỳ. Như vậy, với Nghị định ngày 22/11/1904, Đắk Lắk
chính thức trở thành một trong 20 tỉnh, thành phố thuộc Trung kỳ (6) (17) .
Cùng lúc đó
(1904), Pháp cắt Stung Treng khỏi Lào để nhập vào Campuchia và thực hiện một số
sửa đổi khác về biên giới giữa Lào và Việt Nam (15)(16).
3. Kết luận:
Bước vào những thập kỷ đầu thế kỷ XIV,
đế quốc Khmer hùng mạnh dần dần suy yếu do những cuộc chiến tranh đoạt vương
quyền trong hoàng tộc, đế quốc này bị các lân bang tấn công lấn chiếm dần lãnh
thổ, phần còn lại đã bị chia ra thành nhiều tiểu quốc khác nhau. Vùng đất mênh
mông ở phía Tây Bắc nơi có đa số người Thái thiểu số sinh sống lợi dụng dịp này
họ đã nổi lên thành lập vương quốc Ayutthaya (Thái Lan cổ).
Người Thái trong nhiều thế kỷ sau đó đã liên tục tấn công cướp đất đai của người Khmer, cuối cùng họ chiếm được kinh đô Ăngko vào năm 1431- đế quốc Khmer tan rã. Người Miến Điện cũng lợi dụng dịp này chiếm nhiều vùng rộng lớn ở phía Tây và phía Nam của người Khmer. Vùng Đông Nam của đế quốc thì bị nhà Nguyễn của người Việt chiếm cứ dần. Vùng Đông bắc của đế quốc trong lưu vực con sông Mekông thì vị tướng Chậu Phà Ngừm là một vị tướng lừng danh của đế quốc Khmer lúc ấy, đã ly khai khỏi đế quốc Khmer thành lập Vương quốc Lan xang và là vị Vua đầu tiên của vương quốc mới (1354). Vương quốc Lan Xang đã tồn tại độc lập trong hơn 350 năm (10)(11)(13).
Người Thái trong nhiều thế kỷ sau đó đã liên tục tấn công cướp đất đai của người Khmer, cuối cùng họ chiếm được kinh đô Ăngko vào năm 1431- đế quốc Khmer tan rã. Người Miến Điện cũng lợi dụng dịp này chiếm nhiều vùng rộng lớn ở phía Tây và phía Nam của người Khmer. Vùng Đông Nam của đế quốc thì bị nhà Nguyễn của người Việt chiếm cứ dần. Vùng Đông bắc của đế quốc trong lưu vực con sông Mekông thì vị tướng Chậu Phà Ngừm là một vị tướng lừng danh của đế quốc Khmer lúc ấy, đã ly khai khỏi đế quốc Khmer thành lập Vương quốc Lan xang và là vị Vua đầu tiên của vương quốc mới (1354). Vương quốc Lan Xang đã tồn tại độc lập trong hơn 350 năm (10)(11)(13).
Cho tới năm 1863 khi người Pháp bắt đầu
xâm lược nước Cambodia thì người Khmer chỉ còn cai quản một vùng đất rất nhỏ
chưa tới 80.000 km2 chung quanh khu vực biển Hồ và thủ đô Udong (gần Nông pênh
ngày nay) . Nền văn minh Khmer vang bóng một thời bắt đầu lùi vào dĩ vãng, dân
tộc vĩ đại này cũng trở thành một dân tộc nhỏ bé và yếu đuối kể từ đó .
Vùng đất Tây Nguyên kể từ năm 1354 thuộc
về lãnh thổ của vương quốc Lan Xang, năm 1707 Vương quốc Lan Xang tan rã và bị phân liệt
thành 03 tiểu quốc. Nhưng sau đó 03 tiểu quốc này cũng bị người Thái chiếm cứ
và sáp nhập vào lãnh thổ của Vương Quốc Xiêm La năm 1831; cho tới khi bị người
Pháp chiếm lại từ tay người Xiêm vào những năm cuối thế kỷ XIX (6). Như vậy
trên danh nghĩa thì người Pháp chiếm Tây Nguyên từ tay người Xiêm chứ không
phải từ triều đình nhà Nguyễn !
Như trình bày trên đây, do đây là vùng đất giáp ranh giữa
các thế lực trong vùng trong nhiều thế kỷ, là vùng biên cương xa xôi hẻo lánh.
Nên vùng đất Tây Nguyên cho tới thế XIX vẫn là địa bàn sinh sống chủ yếu của
các bộ tộc thiểu số, họ đang sống một cuộc sống sơ khai, hoang dã và du canh du
cư theo từng mùa vụ cây trồng, từng vùng đất sản xuất. Xã hội của họ đang ở
giai đoạn sống quần cư theo từng bộ lạc nhỏ và riêng biệt trong mỗi buôn làng.
Mỗi buôn làng là một lãnh thổ riêng của một vị tù trưởng, như một xã hội thu
nhỏ và hoàn toàn độc lập với thế giới xung quanh.
Do phương
thức canh tác nông nghiệp là hoàn toàn phụ thuộc vào tự nhiên nên họ phải luôn
thay đổi chỗ ở để đi tìm đất sản xuất mới sau vài năm trồng trọt bị bạc màu,
hoặc thay đổi chỗ ở do dịch bệnh, do thiên tai, địch họa…. Nên họ không xây
dựng các công trình kiên cố, mà chỉ xây dựng các công trình nhà cửa và các công
trình công cộng bằng các nguyên vật liệu hoàn toàn tạm bợ.
Thiết chế xã hội cổ truyền của Tây Nguyên với đơn vị làng
(buôn) là đơn vị xã hội cơ bản và duy nhất, cộng đồng cơ bản là cộng đồng làng,
những gì ở ngoài làng, không thuộc về làng đều là xa lạ. Vùng này hoàn toàn
chưa có một thiết chế xã hội cao hơn, hoặc một tập hợp các bộ tộc cùng chủng
tộc cùng vùng miền cũng hoàn tòan chưa có. Trong khi đó các vùng lân cận, một
số thủ lĩnh của các bộ tộc lớn đã đứng lên tập hợp một số buôn làng lại thành
một số Mường lớn, hoặc thành một số Vương quốc thậm chí là Đế quốc lớn .
Lâu nay đã có một câu hỏi lớn đang đặt
ra cho giới nghiên cứu sử, đó là: Tại sao với một vùng đất mà ngày nay được ví
là "chiến lược", là nóc nhà Đông Dương..., nhiều thế kỷ nó lại nằm
trong vòng ảnh hưởng của các đế chế hùng mạnh và nhiều tham vọng trong vùng mà
lại không thuộc về của đế chế nào cả ? Các đế chế này đạt được nhiều thành quả
rất lớn về kinh tế - văn hóa, con người và khoa học kỹ thuật với các công trình
xây dựng lớn trong các thời kỳ hưng thịnh của mình. Các thành quả này và tầm
ảnh hưởng của nó vẫn còn lưu lại đến ngày nay trong các vùng lãnh thổ (hoặc đã từng là
lãnh thổ) của các đế chế nói trên.
Nhưng cho đến nay - với những gì mà giới sử học biết được, thì không có một nền
văn hóa , công trình kiến trúc hay thành tựu gì lớn có dấu ấn đặc biệt của các
đế chế này còn lưu lại ở vùng đất Tây Nguyên cả ? Mãi cho đến những năm đầu thế
kỷ XIX , khi những kẻ thực dân phương Tây đầu tiên đến đây họ cũng thắc mắc về
vấn đề này, sau một thời gian dài khám phá vùng này, họ đã cho rằng đây thật sự
là "vùng đất không ai cai quản" (6).
Với tư cách cá nhân, tôi cũng đã tìm ra được một số câu trả lời cho câu hỏi quá lớn
này, theo tôi : Có nhiều lý do nhưng có một lý do lớn nhất là vùng này quá hiểm
trở với rừng rậm vực sâu, khí hậu mưa ẩm ướt. Thật sự là rất khó tiếp cận với
những phương tiện di chuyển thời bấy giờ, toàn khu vực này hoàn toàn không có
một hệ thống sông ngòi nào đủ lớn để có thể di chuyển cả một đội quân bằng
đường thủy cả. Nếu có thì chỉ là những dòng sông ngắn, nước chảy xiết, đầy
ghềnh thác và thường chảy ngược về phía Tây (chỉ có sông Ba, là dòng sông duy
nhất bắt nguồn từ Tây Nguyên chảy về hướng Đông).
Hơn nữa động cơ để lôi cuốn kẻ ngoại
bang, hoặc để thỏa mãn tính tham lam, tính ham muốn chinh phục của những kẻ
mạnh cũng không có. Vì toàn khu vực này hòan toàn không có một dinh cơ, một khu
thị tứ, hay một thành lũy nào đủ lớn để làm mục tiêu tiến đánh, để xâm chiếm và
để chinh phục cả. Mà chỉ có thưa thớt những buôn làng nhỏ khoảng vài chục nóc
nhà tranh đơn sơ hẻo lánh với những cư dân đang sống cuộc sống sơ khai, hoang
dã và du canh du cư.
Với người Việt của chúng ta, cho tới những năm
đầu của thế kỷ XIX, Nhà Nguyễn
cũng hầu như không mấy chú ý đến vùng đất là Tây Nguyên ngày nay, cho tới khi người Pháp xâm lược vùng này vào những
năm cuối thế kỷ XIX
Sau khi hiệp
ước Pháp - Xiêm được ký kết ( năm 1893), khi vùng đất này thuộc toàn quyền định
đoạt của người Pháp, họ đã cử nhiều đoàn thám sát lên khám phá Tây Nguyên. Họ
đã rất ngạc nhiên là với vùng đất trù phú (không ai cai quản) nằm bên cạnh như vậy, nhưng sau 3 thế kỷ Nam tiến
thành công người Việt chúng ta hoàn toàn không có một chút ảnh hưởng gì lên
vùng đất này, thậm chí là hoàn toàn không thấy bóng dáng người Việt.
Cho tới khi Pháp xâm lược Việt Nam năm
1858 và hoàn thành công cuộc xâm chiếm Việt Nam năm 1885, người Pháp mới bắt
đầu công cuộc khai thác thuộc địa một cách ráo riết.
Trở lại câu chuyện của ngọn tháp
lớn Yang Prong, đây là ngọn tháp theo kiến trúc Bà La Môn. Như phân tích trên
đây, về thời gian lịch sử và không gian sinh tồn - vùng Tây nguyên không phải
là lãnh thổ của người Chămpa; người Chăm hoàn toàn không có định cư trên khu
vực là huyện Ea Súp của tỉnh Đăk Lăk ngày nay, và cho tới nay hoàn toàn không
có một cư dân bản địa nào trong khu vực này là người Chăm hiện còn sinh sống.
Khu vực huyện Ea Súp nơi có ngôi tháp cổ
gây nhiều tranh cãi này vào thế kỷ XIII thuộc lãnh thổ của người Khmer; vùng
này vào thế kỷ XIII chính là quê hương bản quán của họ. Tuy biết rằng vùng này
còn là nơi cư trú của nhiều sắc dân bản địa khác như người Xiêm, Lào, Ê
đê, RaLai, Mơnông…. Nhưng người Khmer là dân tộc cầm quyền họ có quyền định
đoạt tất cả, nhất là với việc xây dựng một công trình tôn giáo lớn cần nhiều
sức dân và tiền tài vật lực của nhà nước như ngôi tháp này. Và trong vòng bán kính
chỉ vài chục cây số ở bên kia biên giới nay thuộc các tỉnh tỉnh Ratanakiri và Mondulkiri(Cambodia), cho tới tận bờ đông của sông Mê kông vết tích những ngọn tháp cổ như thế này rất nhiều
và không có gì là lạ hoặc hiếm với người dân Cambodia ngày nay cả !
Sử cũ cũng ghi chép khá đầy đủ rằng -
sau sự kiện xây dựng ngọn tháp này, thì chỉ 100 năm sau (năm 1354), đế quốc
Khơmer của người Khmer đã bị tan rã; vùng đất là huyện Ea Súp ngày nay thuộc về
vương quốc Lang Xang của người Thái – Lào sau này và từ đó người Khơmer không
còn quyền hạn gì trên vùng đất này. Hiện nay tuy vẫn còn một ít người Khmer
sinh sống trong vùng, nhưng họ chỉ là một sắc dân thiểu số bên cạnh đông đảo
người Việt, Xiêm, Lào, Ê đê, RaLair, Mơ nông .
Như phân tích trên đây, chúng ta đã có
thể biết đây không phải là công trình do người Chăm xây dựng mà của người Khmer
xây dựng. Theo niên đại của ngôi tháp đã được xác định là được xây dựng vào
cuối thế kỷ XIII, thì thời gian này đây là vùng đất dưới quyền cai quản của Đế
quốc Khmer hùng mạnh, đây là thời kỳ phát triển rực rở nhất về mọi mặt của
người Khmer. Cho nên thật sự là sai lầm khi ai đó cho rằng “ ngôi tháp do người
Chăm xây dựng vào cuối thế kỷ XIII - dưới triều đại vua Chế Mân của Champa, để
thờ thần Sinva (Bà La Môn)”.
Theo tôi do đa số các học giả đều suy
nghĩ đơn giản và chủ quan cho rằng vào những thế kỷ XII - XIII ở khu vực phía
Nam của bán đảo Đông Dương chỉ có người Chăm là có đạo Hindu, và những công
trình kiến trúc nào có dấu ấn của đạo Hinđu (Bà La Môn) thì đều bị cho là của người Chăm, nên mới có sự nhầm lẫn này
(1)(6).
Nhưng khi đọc tới đây nếu ai đó có nghiên
cứu về lịch sử của Cambodia và Champa sẽ không khỏi thắc mắc với một
vấn đề chính từ văn hoá của người Khmer. Theo đó, người Khmer thường theo Phật
giáo Nguyên thuỷ (Nam tông) trong khi ngôi tháp xây dựng theo phong cách
đạo Bà la môn (Hinđu), tại sao như vậy ?- Xin được giải thích cụ thể sự kiện lịch sử này như sau:
Đồng thời ông cũng cho xây dựng nhiều công trình có kiến
trúc của đạo Hindu (Bà La Môn), mà công trình tháp Yang Prong (Thần vĩ đại) tại xã Ea Rốk (huyện
Ea Súp), có thể là một trong các số đó.
Triều đại của Jayavarman VIII kết thúc
năm 1295 khi ông bị con rể là Srindravarman(trị vì từ 1295-1309) lật đổ. Tân vương lại là người theo Phật giáo Theravada, là trường phái Phật giáo đến từ Sri Lanka, rồi lan
tỏa khắp khu vực Đông Nam Á.
Một ý kiến phản biện cuối cùng chứng minh
cho nghiên cứu và suy luận của mình là đúng - đó là với quy mô của công trình kiến trúc khá to lớn và kỳ vĩ này không
thể là do một nhóm lưu dân người Chăm nào đó từ các tiểu quốc Chăm ở duyên hải
miền Trung xa xôi vượt hàng mấy trăm cây số rừng rậm, vực sâu để lên đây xây
dựng nên, sau đó họ lại vượt rừng núi trở về quê hương bản quán của họ ở ven
biển miền Trung Việt Nam hiện nay. Mà công trình này phải có tiềm lực của nhà
nước (triều đình) và cư dân tại chỗ xây dựng, phải có đủ tiền tài, nhân lực và thời
gian mới xây dựng được. Và đồng thời đây là công trình tôn giáo nên phải có sự
cho phép, chứng kiến của các chức sắc tôn giáo của nhà nước mới được phép tiến
hành .
Tôi cũng có đầy đủ tư liệu và chứng cứ
để trả lời cho câu hỏi: - Hiện nay có một số lượng rất lớn người Chăm hiện đang
sống tại Cambodia, họ từ đâu tới và tới từ lúc nào. Thật ra họ là những người Chăm từ
Vương quốc Champa vượt biển di cư sang Campuchia sau cuộc chiến Đại Việt –
Champa, năm1470. Trong cuộc chiến này quân Đại Việt
do vua Lê Thánh Tôngtrực tiếp chỉ huy tấn công Chăm Pa.
Quân Đại Việt lúc này rất mạnh và có tổ chức tốt. Quân Việt nhanh chóng tiến
lên đánh bại quân Chăm và bao vây kinh đô Vijaya . Thành
Vijaya thất thủ vào ngày 2 tháng 3năm1471sau bốn ngày giao tranh. Vua Chăm là Trà Toàn bị bắt sống
và chết trên đường bị áp giải về Thăng Long.“ Kinh thành Vijaya bị phá hủy hoàn toàn và bị san
thành bình địa, hơn 40.000 dân quân người Chăm bị giết chết, hơn 30.000 người
dân bị đày ra biên cương; dấu vết văn hóa Ấn độ trên đất Champa bị tiêu diệt
hoàn toàn,” (12).
Chính thất bại này đã dẫn đến việc người
Chăm lần đầu tiên di cư với số lượng lớn sang Campuchia và bán đảo Malacca (19)(20) .
Tôi
đã đến nghiên cứu thực địa tại ngọn tháp này nhiều lần, theo một công trình
nghiên cứu về văn hoá các dân tộc bản địa (người Xiêm – Lào) trong khu vực và
có liên quan đến ngôi tháp cổ này dưới sự bảo trợ của một tổ chức xã hội và tôn
giáo. Tôi cũng đã giới thiệu nghiên cứu của mình với cơ quan chức năng; đã có
một số bài báo giới thiệu nghiên cứu của mình.
Bài viết này chỉ với mục đích là nhằm giới thiệu một ngôi
tháp cổ có kiến trúc Bà La Môn khá độc đáo giữa lòng Tây Nguyên đến bạn đọc ./.
ĐKT
11.3.2017
-----------------------------------------------------
Chú
thích :
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét