Theo quy mô dự án hoàn chỉnh thì toàn tuyến đường Đông Tây TP.
Buôn Ma Thuột có tổng chiều dài 6,9 km, nối từ ngã ba đường Lê Duẩn – Đinh Tiên
Hoàng đến nút giao Quốc lộ 27 với đường vào sân bay Buôn Ma Thuột. Theo thiết
kế, đường có chỉ giới đỏ 70 m, mặt đường chính gồm 6 làn xe, rộng 24,5 m với
vận tốc thiết kế 80 km/h ở làn đường chính. Dự kiến công trình có tổng mức đầu
tư hơn 1.226 tỷ đồng (trong đó kinh phí dự phòng gần 300 tỷ đồng), được đầu tư
và hoàn thành trong giai đoạn 2013-2018.
Việc
đầu tư xây dựng đường Đông Tây TP. Buôn Ma Thuột có ý nghĩa thiết thực trong
việc hoàn thiện hệ thống mạng lưới giao thông đô thị thành phố. Đây sẽ là đường
chính trung tâm khu đô thị mới phía đông nam thành phố và nối thẳng trung tâm
thành phố với Cảng Hàng không Buôn Ma Thuột. Tuyến đường hoàn thành sẽ góp phần
phát triển các quy hoạch dọc hai bên đường như: quy hoạch khu đô thị mới đồi
Thủy Văn, Quy hoạch hồ Ea Tam… Con đường sẽ là “điểm nhấn”, là “xương sống” để
từ đó dần hình thành khu đô thị mới của thành phố về hướng đông nam cũng như
thu hút các nhà đầu tư vào khu công nghiệp và các ngành nghề khác, khai thác
tốt tiềm năng đất đai vùng dự án. Tuyến đường hoàn thành sẽ đáp ứng nhu cầu
giao thông, bảo đảm vệ sinh môi trường, mỹ quan đô thị và tạo điều kiện phát
triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng…
Ngày
24/9/2015, UBND thành phố Buôn Ma Thuột đã tổ chức khởi công dự án đường Đông
Tây. Dự lễ khởi công có ông ÊBan Y Phu – Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy; ông
Phạm Ngọc Nghị - Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; ông Phạm Minh Tấn –
Phó Bí thư Tỉnh ủy; ông Y Dhăm Ê Nuôl – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk; lãnh
đạo các sở, ban, ngành của tỉnh; lãnh đạo Thành ủy, UBND và các phòng ban thành
phố Buôn Ma Thuột.
Dự án
đường Đông Tây Buôn Ma Thuột có tổng chiều dài 6,9km đi qua các phường: Tự An,
Tân Thành, Tân Lập và xã Hòa Thắng. Điểm đầu tại nút giao đường Lê Duẩn – Đinh
Tiên Hoàng. Điểm cuối tại nút giao Quốc lộ 27 với đường vào Cảng hàng không
Buôn Ma Thuột. Gói thầu gồm đường, cầu và các công trình hạ tầng kỹ thuật đồng
bộ do UBND thành phố Buôn Ma Thuột làm chủ đầu tư. Công ty cổ phần đầu tư và
xây dựng 515 (TP. Hồ Chí Minh) chịu trách nhiệm thi công. Tổng vốn đầu tư là
998,117 tỷ đồng. Trong đó, Trung ương hỗ trợ 90%, ngân sách địa phương chiếm
10% vốn đầu tư.
Phát biểu tại Lễ khởi công, Ông Y Dhăm Ênuôl – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk chỉ đạo UBND thành phố Buôn Ma Thuột, các sở ngành, các cơ quan, đoàn thể, phường, xã có liên quan thường xuyên phối hợp, giải quyết kịp thời các thủ tục, vướng mắc; đảm bảo mặt bằng thi công trong suốt quá trình triển khai dự án. Đồng thời, ông yêu cầu các đơn vị thi công, tư vấn thiết kế, giám sát quản lý dự án phải tập trung nhân lực, vật lực, đảm bảo thi công an toàn, tiến độ và chất lượng công trình theo quy định.
Dự kiến công trình sẽ hoàn thành trong quý IV, năm 2018. Đây là dự án trọng điểm, có ý nghĩa quan trọng của thành phố Buôn Ma Thuột nói riêng và của tỉnh Đắk Lắk nói chung. Sau khi hoàn thành, công trình sẽ đáp ứng nhu cầu giao thông cấp bách hiện nay, góp phần hình thành khu đô thị mới phía Đông Nam của thành phố, khai thác tiềm năng đất đai vùng dự án, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, góp phần trong việc xây dựng thành phố Buôn Ma Thuột trở thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên.
Phát biểu tại Lễ khởi công, Ông Y Dhăm Ênuôl – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đắk Lắk chỉ đạo UBND thành phố Buôn Ma Thuột, các sở ngành, các cơ quan, đoàn thể, phường, xã có liên quan thường xuyên phối hợp, giải quyết kịp thời các thủ tục, vướng mắc; đảm bảo mặt bằng thi công trong suốt quá trình triển khai dự án. Đồng thời, ông yêu cầu các đơn vị thi công, tư vấn thiết kế, giám sát quản lý dự án phải tập trung nhân lực, vật lực, đảm bảo thi công an toàn, tiến độ và chất lượng công trình theo quy định.
Dự kiến công trình sẽ hoàn thành trong quý IV, năm 2018. Đây là dự án trọng điểm, có ý nghĩa quan trọng của thành phố Buôn Ma Thuột nói riêng và của tỉnh Đắk Lắk nói chung. Sau khi hoàn thành, công trình sẽ đáp ứng nhu cầu giao thông cấp bách hiện nay, góp phần hình thành khu đô thị mới phía Đông Nam của thành phố, khai thác tiềm năng đất đai vùng dự án, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh quốc phòng, góp phần trong việc xây dựng thành phố Buôn Ma Thuột trở thành đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên.
Theo UBND
tỉnh thì do trước đây, nguồn ngân sách của địa phương để đầu tư xây dựng cơ sở
hạ tầng rất khó khăn, các dự án có quy mô lớn sẽ khó khả thi để triển khai thực
hiện. Trong khi đó, theo Nghị quyết 12/2011/QH13 của Quốc hội, nguồn vốn Trái
phiếu Chính phủ trong giai đoạn 2011-2015 sẽ không bổ sung mới các danh mục dự
án nên rất khó đề xuất với Trung ương bố trí vốn cho dự án này.
Theo ông
Nguyễn Anh Dũng, Chủ tịch UBND TP. Buôn Ma Thuột thì công trình này trước đây UBND
TP. Buôn Ma Thuột kêu gọi các nhà đầu tư có năng lực tài chính ứng trước vốn để
thực hiện đầu tư theo hình thức BT. Địa phương sẽ trả dần cho nhà đầu tư trong
thời gian từ 10-15 năm với lãi suất thấp (khoảng nhỏ hơn hoặc bằng 5%/năm) -
nhưng không thực hiện được do vướng cơ chế. Vì theo Quyết định số
06/2007/QĐ-UBND ngày 30-1-2007 của UBND tỉnh quy định cơ chế đầu tư theo hình
thức Xây dựng – Chuyển giao (BT) trên địa bàn tỉnh; quy định thời gian bố trí
ngân sách tỉnh thanh toán là 3 năm kể từ khi công trình hoàn thành bàn giao đưa
vào sử dụng là quá ngắn và khó thực hiện được.
Dự án hoàn
thành sẽ giúp cho các công trình và các khu đất quy hoạch đã và đang được phê
duyệt trên địa bàn có cơ hội phát triển. Cụ thể, quy hoạch phân khu tỷ lệ
1/2000 khu đô thị mới đồi Thủy Văn đã được phê duyệt với diện tích quy hoạch
466,44 ha, trong đó có gần 93 ha là diện tích đất ở, trên 8 ha đất thương mại
dịch vụ. Phân khu phía nam đường Đông Tây đang được quy hoạch với diện tích quy
hoạch 142 ha, trong đó đất dành cho nhà ở liên thương mại liên kế là 28,4 ha;
nhà biệt thự, nhà vườn trên 17 ha; đất bố trí cho doanh nghiệp có nhu cầu thuê
đầu tư là trên 17 ha. Phân khu đô thị Tây Nam dọc theo hai bên đường vành đai
phía tây TP.Buôn Ma Thuột đang được quy hoạch với diện tích 120,6 ha, trong đó
đất dành cho nhà ở liên thương mại liên kế là 24,12 ha; đất dành cho nhà biệt
thự, nhà vườn là 14,47 ha và đất bố trí cho doanh nghiệp thuê đầu tư là 14,47
ha. Ngoài ra phân khu phía bắc đường xa lộ Đông Tây cũng đang được quy hoạch
với diện tích 188 ha, trong đó quỹ đất dành cho nhà ở liên thương mại liên kế
là 37,6 ha, đất dành cho biệt thự, nhà vườn là 22,56 ha và đất bố trí cho doanh
nghiệp thuê là 22,56 ha.
Theo tính
toán sơ bộ, dự toán chi phí đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đối với 4 dự án trên
dự kiến hết tổng cộng hơn 8.134 tỷ đồng. Trong khi đó, tổng thu từ việc bán đấu
giá đất và cho thuê đất tại 4 khu quy hoạch này sẽ đạt ở mức khoảng hơn 11 ngàn
tỷ đồng. Như vậy, tổng lợi nhuận thu được khi triển khai đầu tư xây dựng và
hoàn thành đối với 4 dự án này sẽ ở khoảng hơn 3.702 tỷ đồng. Sau khi trích nộp
các khoản theo quy định thì ngân sách tạo vốn từ quỹ đất của 4 dự án nói trên
còn lại khoảng trên 1.813 tỷ đồng. Số tiền này chắc chắn đủ để trả cho nhà đầu
tư trong khoảng thời gian từ năm 2016 đến 2027.
Đinh khắc Thiện
29/10/2015
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét