LẬT LẠI LỊCH SỬ


Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer (13.02.1897 - 10.1902)

Tấm hình trên đây là chân dung của một nhân vật lớn của nước Pháp và VN, đó là một vị toàn quyền Đông Dương Paul Doumer và sau đó là tổng thống của nước Pháp (13.02.1897 - 10.1902)

 Paul Doumer là một nhà chính khách ngoại hạng, sau trở thành Tổng thống Pháp, nhưng là một nhà cai trị độc tài mang lại nhiều thay đổi sâu sắc từ lúc ông ta nhậm chức. Ông thiết lập bộ máy nhà nước bảo hộ và xây dựng cơ sở hạ tầng kiên cố tại Việt Nam. Dưới thời Doumer, hệ thống hạ tầng cơ sở tại Đông Dương được xây dựng rất tốt, ông đã cho xây cây cầu có cùng tên Paul Doumer với ông, một trong những cây cầu lớn nhất thế giới lúc bấy giờ,(nay là cầu Long Biên).
Ông chủ trương biến chế độ bảo hộ thành chế độ thực trị, xóa bỏ chủ quyền và thống nhất của Việt Nam, mang đến phân hóa rõ rệt giữa ba miền. Ông cũng tổ chức khai thác tài nguyên của các nước trong Liên hiệp Đông Pháp, biến Đông Dương thành một thị trường cho kỹ nghệ và thương mãi của Pháp.


Sau khi trở về Pháp, ông tiếp tục tham gia chính trường Pháp, đắc cử Tổng thống Cộng hòa Pháp ngày 13 tháng 5 năm 1931. Ngày 6 tháng 5 năm 1932, ông bị bắn chết bởi một người Nga tị nạn chính trị tại Pháp tên là Paul Gorguloff. Tương truyền khi ông chết, người Pháp định mang thi hài ông táng trong điện Panthéon, nhưng vợ ông không đồng ý, nói rằng: "cả đời ông ấy đã hy sinh cho nước Pháp, còn bây giờ ông ấy là của tôi", rồi bà chôn ông trong khu vườn mộ gia đình, bên cạnh mộ của bốn người con trai, cả bốn đều hy sinh trong Chiến tranh thế giới thứ nhất.

Trong nhiệm kỳ 5 năm ngắn ngủi của mình, ông Paul Doumer — toàn quyền Đông Dương (từ 1897 đến 1902) đã xây dựng được những công trình rất lớn cho VN, như sau đây:

- Xây dựng tuyến đường sắt xuyên Đông Dương nối với Vân Nam Trung Quốc.
- Xây dựng cầu sắt Long Biên nối hai bờ sông Hồng, cũng là cây cầu đẹp và dài nhất khu vục Đông Nam Á. (lúc đầu cầu mang tên ông đến 1954).
- Xây dựng cầu Việt Trì nối hai bờ sông Lô.
- Xây dựng cầu Quay Hải Phòng bắc qua sông Tam Bạc.
- Xây dựng cầu Hàm Rồng Thanh Hóa nối hai bờ sông Mã.
- Xây dựng cầu Trường Tiền nối hai bờ sông Hương.
- Xây dựng cầu Bình Lợi nối sông Sài Gòn.
- Mở mang đường sá nối Nam Kỳ và Trung Kỳ.
- Chấp thuận đề xuất của ông Yersin và cho xây dựng thành phố Đà Lạt.
- Mở mang, xây dựng cảng Hải Phòng.
- Năm 1901 khởi công xây dựng Nhà Hát Lớn Hà Nội, một công trình văn hóa kiến trúc đặc sắc đến tận bây giờ vẫn chưa có nhà hát nào xứng tầm.
- Đưa Hà Nội vào danh sách một trong những thành phố châu Á đầu tiên có điện...

Cầu Long Biên

Chúng ta hoàn toàn đồng ý và nhất trí với quan điểm của Đảng, rằng:
Việc Pháp cho xây dựng các công trình giao thông, cơ sở hạ tầng ở Đông Dương không ngoài mục đích khai thác thuộc địa, vơ vét tài nguyên thiên nhiên của nước ta. Phục vụ chiến tranh, nhanh chóng điều quân đàn áp các cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta. Mở trường học là để đào tạo đội ngũ làm tay sai cho thực dân Pháp. Xây dựng các công trình văn hóa, sở thú vườn hoa là để phục vụ giới thượng lưu giầu có ...

Cầu Trường Tiền

Nhưng có một điều rất lạ, là: nhân công chủ yếu lúc bấy giờ là người bản xứ, trên 95% là mù chữ, trình độ lao động là “dân ngu khu đen”; dân số nước ta khi đó chỉ mới trên 9 triệu người. Nhưng chỉ một nhiệm kỳ 5 năm ông Paul Doume đã điều hành và làm nên từng đó công việc…

Ngày nay ngoài nội lực, chúng ta còn có thêm sự chi viện của nhiều nước… , với đội ngũ khoa học kỹ thuật phát triển. Nhưng chỉ một đoạn đường sắt Cát Linh tới Hà Đông dài 13,1 km, khởi công từ năm 2008 đến nay (năm 2019) trãi qua 11 năm xây dựng, đội vốn lên gần cả chục nghìn tỷ đồng, kéo dài từ gần hai nhiệm kỳ Thủ tướng & của 3 vị bộ trưởng GTVT đáng kính vẫn chưa hoàn thành.

 Lẽ nào thời đại của chúng ta lại thua một lão già thực dân người Pháp 117 năm về trước ...!?

ĐKT
05/10/2019


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Vì sao người quân tử không tranh cãi với kẻ tiểu nhân?

Không tranh cãi với kẻ tiểu nhân Khổng Tử có một cậu học trò rất thích tranh luận. Một hôm, người học trò này đến thăm Khổng Tử t...