Một người lính trong những ngày khói lữa tháng 3 năm 1979
Những ngày này khắp cả nước những người
dân VN có lương tri đã có những hành động biểu thị lòng biết ơn của mình đối
với những người lính đã ngã xuống tại biên giới phía Bắc năm 1979. Bởi lẻ uống
nước nhớ nguồn là đạo lý muôn thuở của người VN, cũng qua hành động này chúng
ta hãy luôn nhắc nhở nhau về mối họa ngàn năm mất nước luôn luôn chực chờ dân
tộc ta đối với kẻ xâm lược phương Bắc. Với dã tâm ngàn đời của những kẻ Hán tộc
là muốn thôn tính nước khác; nên chúng luôn luôn chực chờ những nước láng giềng
khi nội bộ có vấn đề là đưa quân xâm chiếm. Đây là bài học xương máu mà tổ tiên
ta đã đúc kết từ hàng ngàn năm nay khi đối đầu với kẻ láng giềng đầy dã tâm
này. Biết rằng vì nhiều lý do khác nhau chúng ta không thể không chơi với họ,
nhưng phải luôn luôn trong tư thế đề phòng anh bạn “4 tốt, 16 chữ vàng” này !
Với tôi, khi cuộc chiến này xãy ra thì tôi
vẫn đang là một cậu học sinh cấp 3, chúng tôi chỉ biết biểu thị lòng yêu nước
của mình bằng những hành động xuống đường lên án hàng động xâm lược nước ta của
bè lũ bành trướng Bắc kinh với bài hát thuộc nằm lòng “Chúng tôi là đồng đội
của Lê Đình Chinh”. Bạn bè tôi cũng rất nhiều người ra đi tham gia cuộc chiến
và cũng có nhiều người không trở về. Sau cuộc chiến tôi cũng có nhiều thắc mắc
– tại sao có cuộc chiến này, tại sao họ là bạn lại xâm lược đất nước ta và giết
dân ta ?
Từ đó tôi đã cố công tìm hiểu từ nhiều
nguồn khác nhau và sau một thời gian khá dài đã biết đâu là sự thật về cuộc
chiến này. Đã biết dã tâm thật sự của kẻ xâm lược phương Bắc dù đang khoác áo
anh em đồng chí – thì Hán nô vẫn luôn luôn là Hán nô. Qua tìm hiểu tôi đã biết
tại sao quân Trung Hoa đã vội vã rút lui, trong khi dã tâm của nó là chiếm Hà
Nội – đó là thời điểm này ta đã có được sự ủng hộ tuyệt đối của phía Liên Xô.
Trước hết để nhằm dằn mặt giới lãnh đạo
Bắc Kinh và biểu thị sự ủng hộ tối đa cho đồng minh chiến lược của mình là Việt
Nam .
Một cuộc tập trận khổng lồ tại khu vực viễn đông nhằm biểu dương lực lượng đã
được Liên Xô tổ chức, 6 quân khu của quân đội Liên Xô giáp với biên giới Trung
Quốc được đặt trong tình trạng báo động và sẵn sàng chiến đấu. Một lực lượng
lớn tàu chiến của hạm đội Thái Bình Dương của Liên Xô đã tiến vào biển Đông;
hàng loạt trang thiết bị quân sự tiến tiến nhất của Liên xô thời đó – nhất là
vũ khí phòng không đã được vận chuyển khẩn cấp tới VN. Cộng với đó là có tới
hàng vạn chuyên gia quân sự và phi công lái máy bay chiến đấu cũng được khẩn
cấp điều sang VN. Đây là lý do chính khiến cho 1400 máy bay chiến đấu và 300
tàu chiến các loại của phía Trung Quốc huy động cho cuộc xâm lược này đã không
dám tham chiến. Chính những hành động và việc làm này của Liên Xô đã khiến cho quan
quân Trung Hoa tháo chạy khỏi toàn tuyến biên giới việt Nam .
Tuy nhiên những điều này trong một thời
gian dài là một điều tối mật, một bí mật ghê gớm trong thời chiến tranh lạnh.
Mãi cho tới sau khi Liên Xô sụp đổ khá lâu tháng 1/2015 hãng tin thông tấn Sputnik
của Nga đã đăng tải một loạt bài viết về vai trò của Liên Xô trong chiến tranh
biên giới Việt - Trung nhân dịp kỷ niệm 65 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Nga
- Việt Nam. Đã hé lộ toàn bộ sự thật về vai trò của Liên Xô trong cuộc
chiến này, trong đó đáng chú ý nhất là bài bình luận của tác giả Aleksei Lensov
nói về những viện trợ của Moscow dành cho Hà Nội trong cuộc chiến bảo vệ Tổ
quốc khi Trung Quốc mở cuộc tấn công vào biên giới phía bắc Việt Nam năm 1979.
Ông viết: "Đó là cuộc tấn công mạnh
mẽ nhất từ phía Bắc trong vòng hơn hai thiên niên kỷ, với lực lượng thực hiện
lên đến 600.000 người. Để biểu thị sự ủng hộ đối với Việt Nam và buộc
Trung Quốc phải chuyển một phần lực lượng quân đội sang đối phó với phía Liên
Xô, 6 quân khu Liên Xô được đặt trong tình trạng báo động và sẵn sàng chiến
đấu. Một cuộc biểu dương lực lượng khổng lồ đã được Liên Xô tổ chức từ đầu
tháng 3/1979. Với mục đích là tạo áp lực quân sự lên Trung Quốc do những
hành động gây chiến chống lại Việt Nam . Trong giai đoạn từ ngày 12
đến 26/3 theo quyết định của Ban chấp hành Trung ương Đảng cộng sản Liên xô,
trên tất cả các quân khu vùng biên giới phía Đông, trên lãnh thổ Mông Cổ và
trên biển Thái bình dương toàn thể quân lực của quân đội Liên Xô đã tiến hành
cuộc diễn tập hiệp đồng quân binh chủng và diễn tập hải quân có sử dụng đạn
thật.
Trong cuộc diễn tập lớn nhất trong lịch
sử quân sự Liên bang xô viết này có sử dụng lực lượng của 29 sư đoàn bộ binh cơ
giới với số quân lên đến 250.000 quân nhân, 2.600 xe tăng, 900 máy bay và 80
chiến hạm. Các trung đoàn máy bay chiến đấu từ lãnh thổ của Ukraine và Belarus
cũng được chuyển đến miền đông Liên Xô, trong đó có một sư đoàn ở Mông Cổ, tất
cả tập trung trên các sân bay trọng yếu chỉ cách Bắc Kinh 1,5 giờ bay.
Những đợt diễn tập lớn nhất được thực
hiện tại Mông Cổ, trong diễn tập có sự tham gia của 6 sư đoàn Bộ binh Cơ giới
và Tăng thiết giáp, 3 trong số các đơn vị được điều động từ Siberia
và Zabaikalia. Ngoài ra trên lãnh thổ Mông Cổ tham gia diễn tập có 2 lữ đoàn, 3
sư đoàn không quân chiến trường, các đơn vị và phân đội đặc chủng tăng cường.
Ngoài ra, cũng trong giai đoạn đó, đồng thời tiến hành các hoạt động diễn tập
thực binh của các lực lượng trên vùng Viễn Đông và Đông Kazakhstan , có
sự tham gia của các đơn vị binh chủng hợp thành và các đơn vị không quân, phối
hợp với lực lượng Biên phòng...”
Trong khuôn khổ chương trình diễn tập và
vận chuyển khí tài chiến đấu cho phía VN, trong không đầy một tháng đã tiến
hành cơ động 20.000 quân nhân của lực lượng vũ trang Việt Nam, hơn 1.000 đơn vị
trang thiết bị chiến đấu, 20 máy bay quân sự và máy bay trực thăng, hơn 3 nghìn
tấn vũ khí trang bị, đạn và cơ sở vật chất phục vụ chiến tranh.
Lượng xăng dầu đã tiêu hao trong thời
gian thực hiện các hoạt động diễn tập và giúp đỡ Việt nam trong cuộc chiến năm
1979, Bộ quốc phòng Liên Xô thời bấy giờ đã phải phục hồi lại dự trữ trong vòng
hai năm.
Theo Sputnik, khi nhận được các thông
tin đầu tiên về ý định tấn công Việt Nam của Trung Quốc, Hải quân Liên
Xô đã điều các tàu tuần dương và tàu khu trục tới Biển Đông. Ngay sau khi cuộc
tấn công xảy ra, ngoài khơi đã tập trung 13 tàu chiến lớn của Liên Xô. Đến đầu
tháng Ba, quân số tàu chiến Liên Xô trên Biển Đông lên tới 30 chiếc.
Kết quả sự hiện diện của hạm đội Liên Xô
tại biển Đông đã khiến cho hơn 300 tàu Hải quân Trung Quốc huy động cho cuộc
tấn công Việt Nam đã không có cơ hội để tham gia vào cuộc tấn công và đã im
lặng rút lui. Ngoài ra, các tàu chiến của Liên Xô đảm bảo việc chuyển hàng an
toàn cho Việt Nam .
Chỉ riêng ở Hải Phòng, đã có 20 tàu chở hàng và dầu từ Liên Xô được bốc dỡ.
Cùng với đó, hạm đội Liên Xô đã phải đối phó với các tàu chiến Mỹ, với nhiều ý
đồ chính trị sâu xa giữa các cường quốc (nhất là giữa Mỹ và Trung Quốc), người
Mỹ một lần nữa đã nhảy vào cuộc chiến này.
Ngày 25/2/1979, các tàu Mỹ đã đỗ thành
chuỗi dài ngoài khơi bờ biển Việt Nam , mà theo người Mỹ lúc bấy giờ
gọi là "để kiểm soát tình hình". Để ngăn tàu Mỹ không tới được
khu vực hoạt động chiến sự, tàu ngầm Liên Xô đã chặn các ngả đường tiếp cận của
tàu Mỹ. Tàu Liên Xô đã tạo ra một rào cản trên biển mà tàu Mỹ đã không dám
vượt qua và đến ngày 6/3 thì rút hết khỏi Biển Đông.
Hãng thông tấn Sputnik đã trích dẫn lời
cố vấn quân sự Liên Xô, Đại tá Gennady Ivanov kể lại: "Sáng ngày
19/2/1979, một nhóm cố vấn quân sự Liên Xô gồm các vị tướng giàu kinh nghiệm
nhất, đứng đầu là tướng Gennady Obaturov đã bay đến Hà Nội. Ngay khi vừa đến
nơi, một cuộc họp với Bộ Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam đã được tổ chức,
sau đó chúng tôi đã lên tuyến đầu, nơi bộ đội Việt Nam đang chiến đấu".
Trong cuộc chiến này không thể không nói
đến vai trò lãnh đạo rất xuất sắc, có thể nói là xuất sắc một cách toàn diện
của Tổng bí thư Lê Duẩn. Ông đã cho phép máy bay quân sự Liên xô do phi công
Liên xô lái lần đầu tiên công khai bay trên lãnh thổ VN khi ông tán thành đề
xuất của tướng Obaturov dùng máy bay Liên Xô đưa những quân đoàn tinh nhuệ nhất
từ Campuchia về mặt trận biên giới phía Bắc. Hơn nữa, cố Tổng Bí thư Lê Duẩn
còn chỉ thị cho các chỉ huy quân sự của Việt Nam, trước khi đưa ra bất cứ quyết
định gì, phải thống nhất với các cố vấn quân sự Liên Xô. Rất đáng tiếc là về
phía các chuyên gia quân sự Liên Xô đã không tránh khỏi tổn thất. Khi hạ cánh
tại Đà Nẵng, máy bay vận tải Liên Xô gặp sự cố, 6 sĩ quan Liên Xô đã hy sinh.
Tướng Obaturov cũng đã báo cáo cho lãnh
đạo Liên Xô về việc phải khẩn cấp chuyển đến cho Việt Nam những thiết bị và vũ khí cần
thiết để đẩy lùi các cuộc tấn công của Trung Quốc. Tất cả yêu cầu được đáp ứng
nhanh chóng. Máy bay vận tải quân sự của Liên Xô đã chuyển cho Việt Nam nhiều
tên lửa "Grad", thiết bị cho các đơn vị tình báo điện tử, cùng các
phương tiện hỗ trợ chiến đấu khác….
Vâng, tôi vẫn còn khá nhiều tư liệu
khác, nhưng chỉ cần đọc tới đây các vị đã hiểu phần nào về nguyên nhân thắng
lợi trong cuộc chiến này khi ta vừa thoát ra khỏi cuộc trường chinh 20 năm
chống Mỹ và cùng một lúc phải đối phó với hai cuộc chiến ở hai đầu đất nước.
Nhưng cuối cùng ta vẫn thắng, chiến thắng này không thể không có công đóng góp
của chính phủ, quân đội và nhân dân Liên Xô lúc ấy – mà phải nói là công đầu mới chính xác .
Ngày 5/3/1979, Trung Quốc bắt đầu rút
quân khỏi các vùng lãnh thổ bị chiếm đóng. Cuộc tấn công lớn nhất và mạnh mẽ
nhất của quân đội Trung Hoa vào các nước láng giềng kể từ khi nước Trung Hoa
của Mao Trạch Đông thành lập năm 1949 đã thất bại hoàn toàn. Nếu nói đúng hơn
thì đây là một cuộc tháo chạy, như tổ tiên Hán nô của họ đã từng tháo chạy khỏi
nước Việt khi xâm lược VN. Ngày 18/3/1979, chiến sự hoàn toàn chấm dứt.
Tuy nhiên khi nhận định về cái gọi là
“thắng lợi” hoàn toàn của chúng ta trong cuộc chiến này như đa số người VN
chúng ta đến nay vẫn lầm tưởng; hãng thông tấn Sputnik vẫn nhận định và đánh
giá rất cao vai trò quyết định thuộc về lực lượng vũ trang anh hùng của Việt Nam .
Với bài viết ngắn này, tôi chỉ mong góp
một phần trả lời cho câu hỏi – tại sao có cuộc chiến này, cùng với mong muốn rằng
quý vị thân hữu hãy sáng suốt khi nhận định tình hình . Phải biết ai đã thắng
và ai đã thua trong cuộc chiến này./.
ĐKT
20.3.2016
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét