Đinh La Thăng hầu tòa . |
PHẦN II : LAO LÝ !
Như vậy là ngôi sao đang lên trên chính trường VN trong hơn một chục năm
gần đây đã vướng vào vòng lao lý. Âu cũng là số phận cho một kiếp người. Và rồi
người ta sẽ cho rằng đã là cái số như vậy thì cũng nên miễn cưỡng chấp nhận,
rồi chuyện sẽ phai lạt theo dòng thời gian.
Nhưng quái lạ là anh ta không
chấp nhận an phận thủ thường và muốn nói một điều gì đấy, nhưng hình như anh ta
vẫn đang còn ngần ngại !
Theo cái bảng "phong thần" mà tay viết báo Trương Huy San (Huy Đức) đã liệt kê và công bố trên trang FB cá nhân của mình từ năm 2015, cho thấy Đinh La Thăng có khá nhiều "tội". Mà như trong phần I của loạt bài viết này tôi đã thống kê, thì nếu công bố này là chính xác thì tội nào trong cái bảng phong thần đó cũng đáng "bị cho" là đặc biệt nghiêm trọng cả.
Tuy nhiên cho tới nay, theo công bố chính thức của cơ quan pháp luật, thì cái tội duy nhất và lớn nhất đã đưa anh ta vào vòng lao lý là làm mất 800 tỷ đồng khi anh ta là tổng giám đốc tổng công ty dầu khí quốc gia (gọi tắt là PVN) năm 2007 đã quyết định đầu tư 800 tỷ đồng vào Ngân hàng Đại Dương chiếm tới 20% vốn điều lệ của ngân hàng này, trên tổng vốn của ngân hàng này là 4000 tỷ.
Tuy nhiên cho tới nay, theo công bố chính thức của cơ quan pháp luật, thì cái tội duy nhất và lớn nhất đã đưa anh ta vào vòng lao lý là làm mất 800 tỷ đồng khi anh ta là tổng giám đốc tổng công ty dầu khí quốc gia (gọi tắt là PVN) năm 2007 đã quyết định đầu tư 800 tỷ đồng vào Ngân hàng Đại Dương chiếm tới 20% vốn điều lệ của ngân hàng này, trên tổng vốn của ngân hàng này là 4000 tỷ.
Ngân
hàng Đại Dương (thường gọi là Ocean Bank) là một ngân hàng thương mại cổ phần, với sự
góp vốn của nhiều cổ đông (chủ yếu là các công ty doanh nghiệp của nhà nước)
theo quy định của Luật Ngân hàng, Luật Doanh nghiệp và được nhà nước bảo trợ.
Nhưng sau một thời gian kinh doanh, ngân hàng này liên tục thua lỗ bị âm vốn,
năm 2015 đã bị Ngân hàng nhà nước mua lại với giá 0 đồng (một hình thức tịch
thu, hay quốc hữu hóa ngân hàng !).
THỰC TẾ PVN CÓ BỊ MẤT 800 TỶ
ĐỒNG KHÔNG ?
Trước
khi xảy ra vụ án “ngân
hàng 0 đồng” phần lớn dân chúng rất phấn khởi với công cuộc chống tham nhũng đang được phát động hết
sức mạnh mẽ và có rất ít người có sự lăn tăn. Nhưng sau khi xảy ra vụ án này, nhiều người đã
bị sốc. Hàng loạt các trang mạng xã hội, nhiều tờ báo mạng chính thống (như báo
Tuổi Trẻ) đã có rất nhiều bình luận đã bày tỏ một sự hoang mang, dù đang rất
mong nhà nước chống tham nhũng mạnh mẽ. Vì sau khi được các báo
tường thuật trực tiếp các nội dung tranh tụng tại phiên tòa nhiều người rất ngỡ
ngàng khi được biết số tiền 800 tỷ này thực tế không bị mất đồng nào cả, mà nó
bị chuyển từ công ty nhà nước này (PVN) sang công ty nhà nước khác (Ocean Bank –
nay là ngân hàng 100% vốn nhà nước) bằng một cái lệnh hành chánh. Tức là tiền
nhà nước vẫn còn trong túi của nhà nước.
Câu
hỏi đặt ra là – vậy tại sao lại kết tội Đinh La Thăng là làm mất 800 tỉ đồng ?
Sau một thời gian dài bị bao
vây cấm vận, cộng với những học thuyết điều hành kinh tế vĩ mô sai lầm đã khiến
cho nền kinh tế đất nước bị khủng hoảng nghiêm trọng. Trong các thập niên 80,
90 của thế kỷ trước, khi mà bình quân GDP đầu người của người dân VN chỉ còn
dưới 100 USD đầu người/năm, trở thành một trong năm nước nghèo nhất thế giới
(theo GDP bình quân đầu người). Thì Việt Nam chúng ta mới bắt buộc phải chấp
nhận quyền sở hữu tư nhân và manh nha bước những bước chập chững đầu tiên vào
nền kinh tế thị trường, khi bộ Luật doanh nghiệp tư nhân đầu
tiên ra đời năm1990. Sau khi đã đạt được những kết quả ban đầu và để có một
hành lang pháp lý thống nhất cho hoạt động của các doanh nghiệp tư nhân ngày
đang càng có những đóng góp lớn trong tổng GDP quốc gia. Nhà nước đã ban
hành và
sửa đổi các bộ
luật có liên quan cho
các doanh nghiệp hoạt động như: Luật doanh nghiệp 1999, Luật doanh
nghiệp 2005, Luật doanh nghiệp 2014.
Bốn luật nói trên quy định
những vấn đề cơ bản nhất liên quan đến hoạt động của các doanh nghiệp. Cả bốn
luật đều có các điều luật khẳng định một cách mạnh mẽ rằng nhà nước bảo hộ
quyền tài sản, vốn đầu tư và các quyền hợp pháp khác của doanh nghiệp, khẳng
định mạnh mẽ rằng tài sản và vốn hợp pháp của doanh nghiệp không bao giờ bị nhà
nước quốc hữu hóa, không bao giờ bị tịch thu bằng biện pháp hành chính.
Nhưng qua tranh tụng tại tòa
trong mấy ngày qua, cho thấy đã có một sự VI PHẠM PHÁP LUẬT
NGHIÊM TRỌNG trong
vụ mua ngân hàng với giá 0 đồng này. Nó vi phạm nguyên tắc
cơ bản nhất của pháp luật trong một đất nước có nền kinh tế thị trường là tước
đoạt quyền tài sản và vốn của các doanh nghiệp !
Ngân hàng Ocean là một ngân
hàng thương mại cổ phần. Theo Khoản 3 Điều 5 Nghị định số 59/2009/NĐ-CP về “Tổ chức
và hoạt động của ngân hàng thương mại” thì ngân hàng thương mại cổ phần được tổ
chức dưới hình thức công ty cổ phần, do đó nó là một doanh nghiệp, đương nhiên
nó được Luật doanh nghiệp bảo hộ các nguyên tắc cơ bản nói trên.
Tuy nhiên vào tháng 5/2015,
ngân hàng Ocean đã bị Ngân Hàng Nhà Nước tự tiện mua 0 đồng trong lúc nó đang
hoạt động và các sở hữu chủ tức các cổ đông góp vốn không hề hay biết.
Một doanh nghiệp, lại là một
ngân hàng đang hoạt động, dù nó đang âm vốn, thì điều đó cũng không có nghĩa nó
đang có giá trị 0 đồng. Bởi vì nó có nhiều giá trị vô hình khác như thương
hiệu, nguồn khách hàng sẵn có, lực lượng lao động sẵn có, giấy phép hoạt động…
có thể cho nó một cái giá cao hơn 0 đồng. Mặt khác, nếu nó thực sự có giá 0
đồng đi chăng nữa, thì việc mua nó phải được các sỡ hữu chủ đồng ý bán. Ở đây
Ngân Hàng Nhà Nước mà thực chất là nhà nước, đã không thèm hỏi ý kiến các sở
hữu chủ, không trải qua các bước theo quy định của Luật các tổ chức tín dụng mà
vội vàng mua với giá 0 đồng thì về bản chất là tịch thu doanh nghiệp, hay nói
đúng hơn là quốc hữu hóa doanh nghiệp.
Việc này là sự vi phạm Luật doanh nghiệp
trắng trợn. Những điều luật mạnh mẽ bảo hộ quyền bất khả xâm phạm về tài sản và
vốn của doanh nghiệp đã bị chà đạp thô bạo trong vụ việc này.
800
TỶ CỦA PVN VÀ VIỆC LUẬN TỘI ĐINH LA THĂNG
Ngân hàng Ocean bị tịch thu,
các sở hữu chủ đương nhiên bị mất vốn (4000 tỷ). Tập đoàn dầu khí quốc gia với
800 tỷ (20%) vốn
góp cũng cùng chung số phận. Đinh La Thăng với tư cách là người lãnh đạo cao
nhất của tập đoàn này dĩ nhiên phải chịu trách nhiệm về sự mất vốn. Và mấy ngày
qua Thăng đã phải ra tòa để nghe luận tội về việc này. Nhưng như
nói trên đây chúng ta thấy rõ, Thăng đâu có gây ra sự mất vốn (800
tỷ) của
tập đoàn dầu khí mà
kết tội anh ta ?
Trong quyết định năm 2015 của
Ngân hàng nhà nước khi mua OceanBank với giá 0 đồng có nêu: "Chấm dứt
quyền và nghĩa vụ của cổ đông đối với PVN", thì nội dung này được hiểu là
"chấm dứt tư cách cổ đông của PVN, chứ không khẳng định PVN mất 800 tỉ". Lúc
này vốn đã được Ngân hàng nhà nước trực tiếp quản lý phần vốn. Vậy thì, tư cách
và phần vốn của nhà nước vẫn do nhà nước quản lý chứ thực tế 800 tỉ không bị
mất đi đâu cả ?
Trong phiên xét xử chiều ngày 24.3.2018 của vụ án Đinh La Thăng và đồng
phạm do tòa án Nhân dân TP Hà Nội thụ lý xét xử, các luật sư bào chữa cho Đinh
La Thăng đã đặt ra câu hỏi: “ PVN và ông Đinh La Thăng có làm mất số tiền 800
tỷ này không ?”. Với nhiều chứng cứ xác đáng và tài liệu chính thức đang có
trong tay họ cho rằng “ PVN và ông Thăng không làm mất số tiền này !”. Họ yêu
cầu được tranh luận tới cùng với đại diện Viện Kiểm Sát TP Hà Nội đang giữ
quyền công tố luận tội tại phiên tòa về kết luận này của VKS.
Một vấn đề khá nổi cộm khác
trong vụ án này mà theo các luật sư tham gia bảo vệ các nguyên đơn tại phiên
tòa cho biết: “Theo các văn bản trả lời của Ngân hàng nhà nước
cho thấy, NHNN có quyền mua, còn không có quy định mua giá bao nhiêu. Và quy
trình mua là phải nhận được sự đồng thuận của các cổ đông.”
Nhưng trong việc mua bán này,
giá cả đưa ra thỏa thuận thì cả ông Hà Văn Thắm (giám đốc OceanBank) lẫn PVN,
những cổ đông lớn đều không được thông báo, thương lượng, yêu cầu. Và rồi phía
Ngân Hàng Nhà Nước đơn phương ra quyết định mua bằng 0 đồng tất cả cổ phần bằng
một cái lệnh hành chánh “Chấm dứt quyền và nghĩa vụ của các cổ đông trong Ocean
Bank ". Trong khi đó không có luật nào quy định Ngân Hàng Nhà Nước được
mua 0 đồng các ngân hàng thương mại cổ phần.
Các luật sư tham gia bảo vệ
Đinh La Thăng tại phiên tòa đã phản bác lại lập luận của đại diện của VKS khi
họ cho rằng “Ngân Hàng nhà nước có quyền mua lại các ngân hàng thương mại nhằm
bảo đãm an ninh tiền tệ quốc gia”, thậm chí họ còn cho rằng : “Quyết định
mua ngân hàng Ocean Bank 0 đồng là có dấu hiệu vi phạm pháp luật
hình sự, đó là hành vi cố ý làm trái và đây là hành vi có dấu hiệu
của tội tham nhũng”. Đây còn là hành vi “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi
thi hành công vụ!" ; hoặc "Tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn để chiếm đoạt tài sản hợp pháp của tổ chức, công dân …?”.
Nhưng rồi như dư luật đã biết trước,
đây chỉ là một vụ án bỏ túi, một câu chuyện đã rồi, với sự áp đặt một
chiều khá lộ liễu. Nên những yêu cầu của các luật sư đã bị các đại diện Viện
kiểm Sát (VKS) khước từ. Và toàn văn nội dung bản bào chữa của họ đã bị đại
diện VKS bác bỏ hoàn toàn !
THAY
LỜI KẾT:
Khi Thăng quyết định cho PVN
đầu tư 800 tỷ vào Ocean Bank,
chiếm 20 % vốn điều lệ của ngân hàng này là hoàn toàn hợp pháp (thời điểm tháng 7. 2007). Cho tới khi Luật Tổ chức Tín dụng ra đời (có hiệu lực từ ngày 1.1.2011) quy định: " Một cổ đông là tổ chức không được sở hữu vượt quá 15% vốn điều lệ của tổ chức tín dụng ..." . Thì ngay từ tháng 3-2011 lãnh đạo PVN mà trực tiếp ở đây là Thăng xin phép chính phủ cho thoái vốn khỏi Ocean Bank và đã chỉ đạo cấp dưới làm thủ tục bán phần vốn đôi dư của PVN ở Ocean Bank để phù hợp với pháp luật hiện hành. Nhưng khi đã có người mua phần vốn dư
này thì có lệnh từ chính phủ là yêu cầu PVN ngừng thoái vốn khỏi Ocean Bank.
Cho tới tháng 8.2011 thì Đinh La Thăng đã chuyển công tác khác. Trong những năm sau đó Ocean Bank vẫn hoạt động bình thường và làm làm ăn có lãi. Nhưng bất ngờ tới tháng 5. 2015 thì ngân hàng bị mua với giá 0 đồng (thực chất là bị tịch thu).
Cho tới tháng 8.2011 thì Đinh La Thăng đã chuyển công tác khác. Trong những năm sau đó Ocean Bank vẫn hoạt động bình thường và làm làm ăn có lãi. Nhưng bất ngờ tới tháng 5. 2015 thì ngân hàng bị mua với giá 0 đồng (thực chất là bị tịch thu).
Nó sẽ rất hợp lý với việc đưa
Thăng ra truy tố, khi bằng quyết định mua Ocean Bank với giá 0 đồng mà như lập luận của
những người đã ra quyết định mua hay những người đưa anh ta ra truy tố là thực
chất “mua một gánh nợ mà nhà nước sẽ phải trả thay cho Ocean Bank”.
Nhưng theo điều tra riêng của báo TUỔI TRẺ và tài liệu của các luật sư công bố
tại phiên tòa trong đó có các kết luận của Thanh Tra chính phủ khi thanh tra các hoạt động
của ngân hàng này, cho biết : Ngay trong năm 2015 ngân hàng này vẫn làm ăn có lãi
tới 1000 tỷ đồng và thu hồi nợ tới 5000 tỷ đồng.
Trước đó, trong phần tự bào
chữa, Đinh La Thăng cũng khẳng định, tháng 8-2011, anh ta đã chuyển công tác.
Trong ba năm sau đó Ocean Bank vẫn làm ăn có lãi. "Vậy sao bị cáo lại phải chịu trách nhiệm
được?”
Một thực tế khá khôi hài
khác, đó là việc khi Ngân hàng Nhà nước mua OceanBank (Ngân hàng Đại Dương) với
giá 0 đồng, chuyển thành Ngân Hàng Trách Nhiệm Hữu Hạn Một thành viên và cho
tới nay Ngân hàng này vẫn hoạt động bình thường hàng năm đều kinh doanh có lãi
với vốn điều lệ là 4000 tỷ đồng – nhưng phía Ngân Hàng Nhà Nước không
phải bỏ ra đồng nào cả ?
Hiện nay Ngân hàng Đại Dương
vẫn đăng ký vốn điều lệ là 4.000 tỉ đồng. Vậy 4.000 tỉ đồng ở đâu ra, rõ ràng
vẫn là của các cổ đông ... trong đó có 800 tỷ của PVN. Phía Ngân hàng Nhà nước
không thể lấy tiền ngân sách để bỏ vào đấy được, việc này là vi phạm Luật Ngân
sách Nhà nước, vì theo quy định Luật đã cấm lấy tiền của nhà nước bù lỗ cho
doanh nghiệp.
Cho nên, nếu thực sự có cái
gọi là “sự công minh của luật pháp” trong vụ án này thì không thể kết tội Thăng
khi buộc anh ta phải
chịu trách nhiệm về cái mà anh ta hoàn toàn bất lực. Xin thoái vốn thì
không cho. Tới khi ngân hàng bị mua 0 đồng thì bị bắt tội. Đó phải
chăng là
một sự bất công, dư luận hiện đang cho rằng Thăng bị xử vì một tội hoàn toàn
khác với cái gọi là “làm mất 800 tỷ đồng tại PVN” ?
Nhưng dù anh ta có phạm trọng tội khác, hay anh ta có làm mất lòng ai đó - thì trước pháp luật anh ta
cũng phải được đối xử một cách công bằng. Một tên trộm chó cũng
phải được đối xử công bằng trước pháp luật, một kẻ giết người cũng phải được
xét xử đúng người đúng tội, huống hồ là một lãnh đạo cao cấp như Thăng.
Nhân
dân rất mong muốn nhà nước tiến hành các chiến dịch chống tham nhũng, diệt sạch bọn quan
tham, nhưng phải đúng người đúng tội. Khi luận tội phải thấu tình đạt lý. Không
thể vì nôn nóng diệt tham nhũng hay vì một lý do nào đó mà
truy tố oan sai, mà dùng những cái mà người ta không gây ra để luận tội cho
người ta –
sẽ không bao giờ khiến cho họ tâm phục khẩu phục !
Cách đây vài năm, khi tiếng
tăm của Thăng đang nổi như cồn, tôi cũng như nhiều người đã không cho rằng
Thăng là một nhân tài. Vì với học vị và những gì anh ta đã làm cho đất nước;
thì đất nước này có rất nhiều người có thể làm được như Thăng thậm chí là còn
có thể làm tốt hơn anh ta. Nhưng do thời thế đẩy đưa, đã cuốn con người ta vào
vòng xoáy của thói đam mê quyền lực, để rồi một vài phút sơ sẩy đã ném họ từ đỉnh
cao quyền lực xuống vũng bùn tăm tối.
Giờ đây anh ta có thời gian để nghiền ngẫm những tháng ngày còn lại của cuộc đời trong chốn lao tù, để một
phút chốc nào đó ngồi ngẫm lại : Phải chăng mình bị lạc lối, hay đặt niềm tin
không đúng chỗ. Để
rồi nay phải ai oán thốt lên rằng “ xin hãy đối xử với tôi như thân phận một
con người !” .
Phải chăng khi đã chấp nhận
làm diễn viên, thì anh ta phải chấp nhận kịch bản mà người khác đã vạch sẵn cho
mình !
ĐKT
27.03.2018
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét