AMA THUỘT SỰ THẬT HAY CHỈ LÀ HUYỀN THOẠI !

Khu vực trung tâm của TP. Buôn Ma Thuột ngày nay

Nếu chỉ là một du khách bình thường khi đến vùng đất này chúng ta sẽ thắc mắc, Buôn Ma Thuột là gì ? Khi được giải thích, đó là tên một nhân vật có công góp phần khai sinh ra thành phố này và được lấy tên của mình đặt tên cho thành phố - TP. Buôn Ma Thuột.
Chúng ta sẽ được giải thích rằng: Buôn Ma Thuột là tên của một vị trưởng làng (buôn) có cái tên là Ama Thuột (nghĩa là cha thằng Thuột) và Buôn Ma Thuột có nghĩa là Buôn của cha thằng Thuột.
Nếu chăm chú hơn, chúng ta sẽ được hướng dẫn đi thăm mộ cụ Ama Thuột tại địa chỉ 70 Nguyễn Tất Thành ngày nay (khuôn viên nhà máy nước cũ), đây vốn là vùng đất tọa lạc củanghĩa trang buôn Kô Siêr cũ vẫn còn dấu tích của khá nhiều ngôi mộ. Trong đó có một ngôi mộ khá lớn được cho là mộ của cụ Ama Thuột. Chúng ta sẽ được cho biết thời của tù trưởng Ama Thuột (những năm đầu thế kỹ 20), buôn mà ông sinh sống đặt tại gần khu vực này. Về già, Ama Thuột bị mù, ngồi một chỗ, mọi sinh hoạt cá nhân đều nhờ cậy vào con cháu. Trong một đợt buôn làng bị cháy, ông không thoát được, người dân trong làng đã gom tro cốt của ông ra chôn cất chung trong ngôi mộ của cụ Y BLơi một người trưởng buôn mới mất trước đó ít lâu (tại địa chỉ 70 Nguyễn Tất Thành hiện nay).
Nhưng sự thật có phải như giải thích trên đây hay chỉ là một câu chuyện dã tưởng ?
Hãy trở lại vùng đất này vào thời gian những năm đầu thế kỹ 20, cao nguyên Darlac nằm trong một chuỗi gồm 5 cao nguyên tạo nên vùng Tây Nguyên ngày nay; thời thuộc Pháp nó có cái tên là Hinterland, hay còn gọi là cao nguyên Nam Đông Dương. Lịch sử vùng đất này hiện nay đang có một câu hỏi gây nhiều tranh cãi, cho đến nay chưa có lời giải: Đó là, người Việt đặt dấu chân đấu tiên trên vùng đất này vào năm nào. Chỉ biết rằng cho tới năm 1885 – khi người Pháp đặt ách đô hộ hoàn toàn lên đất nước ta thì Tây Nguyên hoàn toàn không có bóng dáng người Việt sinh sống trên vùng đất này !
Vùng đất là tỉnh Đắk Lắk ngày nay trước năm 1814 thuộc tỉnh Stung -Treng của Tiểu vương quốc Champasak (tiếng Pháp: Royaume de Champassak), là một vương quốc nhỏ nằm ở phía Nam cao nguyên Đông Dương; vương quốc này ly khai (năm 1707) từ vương quốc Lan Xang (nước Lào ngày nay). Thời kỳ đầu thì tồn tại khá ổn, nhưng tới năm 1814 thì bị người Xiêm thôn tính và hoàn toàn phụ thuộc nước Xiêm từ đó (Thái Lan ngày nay).
Sau khi đặt ách đô hộ hoàn toàn trên lãnh thổ Việt Nam (1885), thôn tính Cambodia và thành lập Liên Bang Đông Dương (1887). Người Pháp bắt đầu gây áp lực lên người Xiêm, đã tiến hành 2 cuộc chiến tranh lớn với người Xiêm; với tham vọng là sẽ thu hồi lại các Tiểu Vương quốc của Lào đã bị người Xiêm thôn tính trước đó.
Trước năm 1893 toàn vùng Hinterland là nơi chiếm đóng của người Xiêm, sau khi có ý đồ thôn tính vùng này người Pháp bắt đầu cử những đội quân thám sát và đo đạt bản đồ đến thám sát vùng này. Quân Pháp và quân Xiêm liên tục có những cuộc đụng độ lớn nhỏ trong vùng. Nhân sự kiện một toán quân Xiêm khoảng 200 người do một viên đội tên là Phrayot cầm đầu tấn công một đồn binh của quân Pháp đóng ở Keng Kiec (vùng giáp Kon Tum ngày nay), giết chết một viên thanh tra người Pháp tên là Grosgurin và một số binh lính. Ngày 13/7/1893 nước Pháp liền phái hai pháo hạm tới cửa sông Mé Nam phong tỏa cửa sông và tấn công thủ đô Bangkok của Xiêm buộc triều đình Xiêm phải chấp nhận tối hậu thư của nước Pháp.
Dưới sức ép của người Pháp, người Xiêm buộc phải ký vào tối hậu thư ngày 3/10/1893, chấp nhận nhường toàn bộ vùng đất ở tả ngạn sông Mékong cho nước Pháp. Nước Xiêm đã đánh mất quyền kiểm soát vùng đất này từ đó; người Pháp đã đưa vùng đất này vào Liên Bang Đông Dương ngay năm đó (năm 1893).
Ngay sau đó, người Pháp bắt đầu ổn định quyền cai trị của mình với những cuộc thám sát và hành quân ngang dọc khắp vùng Tây Nguyên nhằm biểu dương sức mạnh của nước Pháp với các dân tộc thiểu số ở đây.
Ngày 31/01/1899 người Pháp thành lập tại Bản Đôn một tòa hành chánh trên bờ sông Srépok, tòa hành chánh này do viên thiếu tá Bourgois đứng đầu. Đây là viên phái viên hành chánh của khu vực tỉnh Stung-Treng được cử đến thành lập tòa hành chánh Bản Đôn. Nó có nhiệm vụ quản lý vùng lưu vực sông Srépok, vốn là vùng đất của người Jarai thuộc tỉnh Stung-Treng. Đây là bộ tộc đông đảo và hùng mạnh nhất trong vùng vào thời kỳ này, cũng như tạo sự dễ dàng cho việc buôn bán giữa Lào và Trung kỳ. Tuy nhiên vài tháng sau đại lý hành chánh này bị bãi bỏ bằng nghị định tháng 11 năm 1899 và thay thế bằng tỉnh tự trị Darlac thuộc Lào.
Thiếu tá Bourgois là một tên thực dân đầy mưu mẹo, nổi tiếng thích phiêu lưu mạo hiểm, hắn đã dùng mưu lược kết hợp sức mạnh quân sự thu phục được Khun-Yonob, một tù trưởng có thế lực ở Bản Đôn. Từ đây, hắn đã đem các đội quân đi ngược dòng Srépokthâm nhập vùng bình nguyên rộng lớn dọc theo hai bên suối Ea Tam và làm chủ hoàn toàn khu vực sau này là Ban mé Thuột.
Theo những ghi chép (1), (2), (3), (4) của chính những kẻ cầm đầu đội quân xâm lược này cho biết, chúng đã tiến hành những cuộc hành quân lớn nhằm thu phục người thiểu số Ê Đê (nhóm Kpă và Pih) ở vùng hạ lưu sông Krông Ana và sông Krông Nô. Lúc đầu chúng đã gặp sự phản kháng khá quyết liệt của nhóm người Pih (một nhánh của người Ê Đê) ở khu vực buôn Trấp (lưu vực sông Krông Ana), người Pih ở khu vực này có sự chỉ huy của một vị đại thủ lĩnh tên là Ngeuh đã chống cự lại đội quân xâm lược của Bourgois khá mạnh mẽ. Nhưng sau khi buôn làng bị giặc đốt (1 tháng 3 năm 1900), vị đại thủ lĩnh đã thất thủ dẫn theo 200 quân chạy vào các cụm núi ở phía Tây. Vị đại thủ lĩnh Ngeuh đã nhiều lần dẫn quân trở lại tấn công giặc Pháp nhưng đều không thành công và đành bỏ cuộc.
Với danh nghĩa là quan chức hành chánh của tỉnh tự trị Darlac thuộc Lào (tháng 11 năm 1899); Bourgois tiếp tục phụ trách việc trấn áp các cuộc chống đối của các tộc người thiểu số ở đây. Hắn đã tìm cách thu phục được hai thủ lĩnh Mé-Wai và Mé-Kheune, đây là hai thủ lĩnh mà người Pháp cho là quan trọng nhất vùng Trung Darlac. Nhưng thành công lớn nhất của y là đã chinh phục và đánh gục uy tín của thủ lĩnh Mé-Sao, một người được gọi là “Vua của người Mọi”. Người Pháp đã kiếm cớ bắt giam người này vào tù và “Vua của người Mọi” đã chết ở trong tù vào cuối năm 1905.
Trong nhiều năm, chúng tôi đã cố gắng tìm kiếm từ nhiều nguồn tư liệu của người Pháp về lịch sử vùng đất này; vì người Pháp chính là người đã phát hiện, khám phá và xây dựng nên vùng đất này. Những ghi chép của họ mới là lịch sử của vùng đất này; trong đó có những ghi chép của những kẻ chinh phục và cả của những nhà truyền giáo... về những cuộc khởi nghĩa, những cuộc tranh đấu hòa bình để giữ đất của nhiều vị trưởng làng, những người có thế lực nhất trong cộng đồng cư dân bản địa của thuở ban đầu ấy. Chúng tôi đã cố đi tìm cái tên Y Mun H'Dơk (hay Ama Thuột) một người thủ lĩnh (hay trưởng làng) được sinh ra tại buôn Ky (nay thuộc phường Thành Nhất) đã lấy vợ và ở rể tại buôn Ako Siêr. Người có những hoạt động sôi nổi, vang danh trong khu vực nhiều buôn làng của người Ê Đê Kpă sống cạnh con suối Ea Tam … nhưng hoàn toàn không tìm thấy gì trong những ghi chép từ phía người Pháp về con người này !
Có thể là chúng ta chưa tìm thấy hoặc cũng có thể là không có ?
Ngày 22 tháng 11 năm 1904, theo đề nghị của Hội đồng tối cao Đông Dương, toàn quyền Đông Dương ban hành Nghị định thành lập Đại lý hành chính Buôn Ma Thuột, thuộc quyền giám sát và quản trị của Khâm sứ Trung Kỳ và Buôn Ma Thuột được chọn làm cơ quan hành chính của tỉnh Darlac (tên gọi tỉnh Đắk Lắk bây giờ) thay cho Bản Đôn. Ngày 22/11/1904 Hội đồng tối cao toàn quyền Đông Dương ban hành Nghị định tách Darlac khỏi địa bàn nước Lào và đặt thành một tỉnh thuộc quyền giám sát và quản trị của Khâm sứ Trung kỳ. Như vậy, với Nghị định ngày 22/11/1904, Darlac chính thức trở thành một trong 20 tỉnh, thành phố thuộc Trung kỳ
Khi người Pháp chọn vùng đất này làm thủ phủ của tỉnh Darlac họ đặt tên là Banmé, sau đó là Ban Mé Thuột. Nhưng cái tên này có liên hệ gì với Ama Thuột hay không; thì trước năm 1975 hoàn toàn không thấy ai đặt ra và cũng không thấy tài liệu nào chứng tỏ có mối liên hệ. Chỉ sau năm 1975 khi cái tên Ban Mê Thuột bị đổi thành Buôn Ma Thuột, người ta mới cho rằng nó có mối liên hệ, thậm chí là tên của một tù trưởng có cái tên là Ama Thuột (nghĩa là cha của thằng Thuột). Người ta cho rằng Buôn Ma Thuột có nghĩa là Buôn của cha thằng Thuột.
Thời gian gần đây, khi tỉnh Đắk Lắk có chủ trương xây dựng một khu tưởng niệm Ama Thuột tại TP. Buôn Ma Thuột; thì người ta mới gấp rút xây dựng một huyền thoại về nhân vật dã tưởng này. 
Người ta đã căn cứ vào một bài báo cũ phát hành tận năm 1930 kể về cái chết của một nhân vật Ma Thuột nào đó, để cho rằng nhân vật Ma Thuột là có thật, với những cuộc tranh chấp và phân xử về quyền thừa kế gia sản ngay trong đám tang của nhân vật này .... Nhưng tại buôn Ako Siêr, ngôi nhà dài của cụ Ama Thuột ở lúc sinh thời vẫn còn đó, con cháu cụ lại cho rằng cụ chết vì tai nạn (cháy nhà) và cụ bị mù nên không chạy được nên bị chết cháy; sau đó được chôn cất đơn giản. Tức là cụ chỉ là một già làng bình thường trong một ngôi làng (buôn) cũng rất đổi bình thường như bao ngôi làng nhỏ khác tại Tây Nguyên vào đầu thế kỷ 20.
Nhưng người ta lại căn cứ vào bài báo mà cho rằng đám tang cụ rất to, có hàng đàn voi tham dự…. có hàng loạt quan chức, thậm chí là cả quan tòa tham dự. Để khỏi mất thời gian của mọi người nên tôi cũng không tiện phân tích những cái bất hợp lý trong bài báo này làm gì. Vì theo bài viết thì sự kiện xảy ra năm 1930, nhưng nhân vật Ama Thuột mà chúng ta cần tìm xuất hiện trong khoảng năm 1890 - 1910. Là nhân vật được cho là khai thiên lập địa nên vùng đất này, ở tại những buôn làng ngay chính tại trung tâm TP. Buôn Ma Thuột hiện nay. 
Chúng ta có lẽ cũng không cần quan tâm đến một nhân vật trưởng làng bình thường đã chết vì bị tai nạn mãi tận năm 1930; khi mà vùng đất Darlac đã hình thành và cái tên Ban mé thuột đã có trước đó gần 30 năm !
Có lẽ người ta đang xây dựng một huyền thoại chăng. Và phải chăng là người ta đang cố “Tìm kiếm cho huyền thoại này một tấm giấy khai sanh” ?
Theo PGS.TS Lương Hồng Quang (phó viện trưởng Viện Nghiên cứu văn hóa VN) :“Không thể dựa vào những câu chuyện dã sử sau đó bằng nhiều cách buộc nhiều người phải nghe, phải thừa nhận để đưa câu chuyện dã sử thành chính sử. Vì khi câu chuyện dã sử này được các cơ quan nhà nước nhắc đến trong nhiều văn bản hành chánh nhà nước, trong các dịp lễ lớn, trong các sự kiện…thì phải chăng quá trình này, thực chất là việc đang tìm kiếm cho huyền tích một tấm giấy khai sinh.”
Chúng ta cần nhớ, người Ê Đê Kpă có tục bỏ mã, tức là người thân chết trong một thời gian nhất định người ta sẽ bỏ hẳn mộ cũ, cho nên mộ của ông Ama Thuột đã không còn hay nói đúng hơn là người ta đã quên hẳn. Khu vực trong khuôn viên nhà máy nước cũ tại địa chỉ 70 Nguyễn Tất Thành vốn là khu vực nghĩa trang cũ của buôn Kô Siêr, sau khi chôn hết chổ người ta bỏ khu vực này và chuyển dần nghĩa trang vào phía trong (cạnh đó). Vì một lý do nào đó ngôi mộ của cụ Y BLơi vẫn được duy trì, nhưng theo con cháu của cụ Ama Thuột thì ngôi mộ cụ Y BLơi chỉ mới có gần đây thôi, vì cụ vốn là một vị trưởng buôn mới mất khoảng sau năm 1950 của thế kỹ trước. Cho nên không thể có chuyện hai cụ chôn chung mộ được, hơn nữa người Ê Đê Kpă không có tục lệ này !
Được biết, do thất bại trong việc tìm kiếm mộ phần cũng như những dấu tích của cụ Ama Thuột trong sử sách, mới đây thông qua một số tăng lữ Phật giáo người ta đã tổ chức cầu vong nhập để tìm mộ cụ; tức là tổ chức lễ cầu vong cho cụ nhập vào một nhân vật sống và từ nhân vật này sẽ chỉ ra nơi chôn cất của cụ. Nhưng nghe đâu là cụ lại chỉ mình được chôn cất tận khu vực thị trấn Quảng Phú … Tức là người ta lại đưa câu chuyện tìm kiếm này theo một hướng khác, hướng tâm linh hay còn gọi là "mê tín di đoan" !
Theo tôi, muốn xác định tính chính xác của một sự kiện lịch sử, một di tích…thì phải được nghiên cứu, trao đổi, thảo luận và đối chiếu với nhiều tư liệu khác nhau, phải có một căn cứ khoa học nhất định nào đó, chứ không thể căn cứ theo truyền thuyết, thần tích. Mà thần tích thì không phải là lịch sử, thần tích chỉ phản ánh một phần nào đó trong lịch sử. Bởi các thần tích, câu chuyện lưu truyền trong dân gian từ đời này sang đời khác, nhiều thần tích là do con người nghĩ ra chứ không hề tồn tại trong lịch sử.
Theo PGS.TS Nguyễn Quang Ngọc (Chủ tịch Hội Sử học Hà Nội): “Những thần tích có thể được dân gian thờ tự, kính trọng một cách tự nhiên, thoải mái. Nhưng với các tổ chức, đơn vị văn hóa của nhà nước thì lại là chuyện khác, khi muốn xác định tính chính xác của một sự kiện lịch sử, một di tích.. thì phải dựa trên căn cứ khoa học” .
Hiện nay nhà máy nước đã được di dời, khuôn viên cũ rộng 2,83 ha sẽ được xây dựng thành công viên Ama Thuột để làm nơi tưởng niệm cụ Ama Thuột.
Nhưng cụ là ai và người như thế nào mà được xây dựng một khu công viên hoành tráng giữa trung tâm thành phố để tưởng niệm. Đây là câu hỏi mà các cơ quan có trách nhiệm cần phải trả lời cho công luận./.

Bản sơ đồ cảnh quan công viên Ama Thuột

Đắk Lắk, ngày 12/2/2020
ĐKT

Tài liệu tham khảo:
 - Sách và tài liệu của người Pháp
 1/ "Rừng người thượng", của Henri Maitre (học giả người Pháp), sách xuất bản năm 1912.
 - Đây là cuốn sách do một quan chức hành chánh của chính phủ thuộc địa tên là Henri Maitre viết với sự tài trợ của chính phủ Pháp. Ông và một số cộng sự đã khảo sát tại khu Nam - trung bộ của Đông Dương trong các năm 1909-1911 để viết cuốn sách này. Cuốn sách Les Jungles Moi sau này đã được dịch ra tiếng Việt với nhan đề Rừng Người Thượng. Năm 1914 Henri Maitre bị ám sát chết tại một vùng rừng bên Campuchia .
  -  Là cuốn sách mà trong lần xuất bản mới đây nhất – năm 2008 của Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp (Hà Nội), do nhà xuất bản Trí thức phát hành. Đã khẳng định trong lời giới thiệu rằng : “ Đây là một công trình khoa học mà cho đến nay là công trình khảo sát toàn diện và cơ bản nhất về Tây Nguyên, chưa có tác phẩm nào vượt qua được.”
2/ Tác phẩm : Les Populations montagnardes du Sud-Indochinois  (Miền đất huyền ảo) của nhà truyền giáo người Pháp Jacques Dournes, sách đã được dịch ra riếng Việt
3/ Các bài khảo chứng của tác giả Paul Guilleminet , viết vào :
     1942 : Le sacrifice du buffle chez les Banhar de la province de Kontum,
 La fête, ( Tục lệ lễ cúng trâu của người Banhar tại tỉnh Kontum) đăng trong BAVH, avril-Juin, trang 117 - 1954 ( Những người Bạn cố đô Huế.)
     -1952 : La tribu banhar du Kontum ( bộ lạc Banhar) trong BEFEO , Coutumier de la tribu Bahnar des Sedang et des Jarai de la province de Kontum trong EFFEO.
4/ Lịch sử Cao Miên ( Histoire du Cambodge ), của tác giả Giteau - nhà khảo cổ người Pháp
5/ History of Laos (lịch sử Lào) của M.L. Manich (bản tiếng Anh).
6/ Grant Evans (2002) A Short History of Laos: The Land in Between, Allen & Unwin

- Sách tiếng Việt:
1/ Nguyễn Đình Tư, bài Tây Nguyên xưa và nay, đăng trên tạp chí Xưa và nay, số 61B, tháng 3 năm 1999
2/ Một số vấn đề về biến đổi cơ cấu xã hội Việt Nam hiện nay, GS. TS Tạ Ngọc Tấn chủ biên, nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2010. Là công trình khoa học trọng điểm cấp nhà nước số hiệu KX. 04. 14/06 – 14
3/ Một số vấn đề cơ bản của xã hội Tây Nguyên trong phát triển bền vững , của Tiến sĩ Bùi Minh Đạo, Viện Phát triển bền vững vùng Tây Nguyên, thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, nhà xuất bản Khoa học Xã hội, Hà Nội, xuất bản năm 2012
4/ Đại Nam Họa đồ xuất bản dưới triều Minh Mạng (1830), triều đình nhà Nguyễn có đưa vùng đất này vào tấm bản đồ này. Nhưng thật tế lúc này chưa có người Việt sinh sống ở đây và cũng chưa hề có một bộ máy quyền lực nào của nhà Nguyễn lập ở vùng này nhằm khẳng định chủ quyền của nhà Nguyễn trên vùng đất này.
 5/ Việt sử Tân biên , của Phạm Văn Sơn
 6/ Người Việt gốc Miên, của Lê Hương , xuất bản năm1969
 7/  Phật giáo Nam Tông tại Đông Nam Á (trích chương VII, phần nói về lịch sử Vương quốc Chiêm Thành, Chân Lạp); của GS.Trần Quang Thuận – Giám đốc Trung Tâm Học liệu Phật Giáo Hoa Kỳ. Đồng chủ tịch Liên hội Phật Giáo Hoa Kỳ.
8/ Lịch sử Giáo Phận Ban Mê Thuột, đăng trên trang web của Giáo Phận này.
10/ Đại sử ký Biên giới Việt Nam - Lào, quyển 1, Vụ Biên giới phía Tây, ban Biên giới - Bộ Ngoại giao 
11/ Đại sử ký Biên giới Việt Nam - Lào, Quyển 2, Vụ Biên giới phía Tây, ban Biên giới Bộ Ngoại giao.
12/ Lịch sử phong trào đấu tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân Thị Xã Buôn Ma Thuột 1930- 1954
13/  Lê Thành Khôi, Histoire du Vietnam.











HÌNH THỨC TỔ CHỨC DÒNG HỌ NÀO LÀ THÍCH HỢP TRONG TÌNH HÌNH SINH HOẠT CỦA CÁC TỘC HỌ ĐINH HIỆN NAY ?

c giả bài viết (thứ 3 từ phải sang) và một số thành viên họ Đinh trong buổi họp mặt lần thứ 2 tại Đà Nẵng năm 2015.

"HỌ" theo nghĩa gốc có liên hệ với nhà và dưới chế độ phong kiến còn nối kết con người với đất đai ruộng vườn: một mái nhà, một gia đình, một họ. Thành quả nghiên cứu nhân loại học hiện nay đã chứng minh: trước khi con người tiến vào xã hội văn minh, quan hệ huyết thống – quan hệ đầu tiên của con người, là sợi dây gắn bó quan trọng nhất. Quần thể xuất hiện đầu tiên của con người là xã hội nguyên thủy sống quần cư theo bầy đàn; nhưng con người lúc này chỉ biết mẹ mà không biết cha. Theo nghiên cứu, trong lịch sử hơn ba triệu năm tồn tại của con người thì có khoảng 2,9 triệu năm là thuộc xã hội nguyên thủy; chỉ cách đây hơn 10.000 năm mới bắt đầu hình thành chế độ thị tộc. Xã hội nguyên thủy ban đầu chia thành nhiều quần thể nhỏ, phát triển càng sâu, phân tích càng chặc chẻ, phân biệt thân sơ cùng hình thành, khi biết người mẹ sinh ra ta, thì càng muốn biết được người thân của mẹ ta, vì vậy có thể biết được mẹ của mẹ ta – quan hệ họ hàng hình thành từ đó.
Cũng qua nghiên cứu, tất cả hệ thống tên họ các dân tộc trên thế giới cho thấy người Hán và người Việt là một trong những dân tộc có Họ đầu tiên trên thế giới. Theo lịch sử Trung Hoa, việc đặt họ tên bắt đầu từ năm 2852 trước Công nguyên, khi vua Phục Hi ra lệnh bắt dân chúng phải có một "gia tính" hay "tộc tính" để dễ phân biệt các hệ phái gia đình và định phép tắc hôn nhân.

Riêng Việt Nam chúng ta cho đến nay vẫn chưa có được một sự khẳng định chính thức là người Việt có “HỌ” từ bao giờ ? Tất cả những tuyên bố gần đây về việc người Việt có họ đầu tiên vào thời gian nào, chỉ mang tính ước lệ và hoàn toàn không có bất cứ một cơ sở khoa học nào cả. Các tuyên bố này đều dựa vào những truyền thuyết là chính, phần còn lại là dựa vào sử sách của Trung Hoa. Chỉ biết rằng từ hơn hai ngàn năm trước, tổ tiên ta đã nghĩ ra "sổ điền" cốt để nhà vua kiểm kê dân số hàng năm hoặc theo một thời hạn cố định, mục đích nhằm phân chia ruộng đất thời đó vốn thuộc về nhà vua. Việc phân chia này đòi hỏi một sự hiểu biết tường tận từng nóc gia. Với họ và tên gọi, quan chức triều đình có thể biết tường tận số người và mối quan hệ trong mỗi gia đình. Về sau thêm "sổ đinh" hoặc "sổ bộ", ghi họ tên chính thức về hộ tịch từng cá nhân và gia đình. Rồi từ "sổ bộ", mỗi gia đình lập một sổ riêng, ghi chú tất cả những việc cưới hỏi, sinh đẻ và tang ma. Ðó là nguồn gốc của gia phả. Theo sử chép thì bộ gia phả xuất hiện đầu tiên tại nước ta là từ năm 1026 vào thời vua Lý Thái Tổ.
Một trong những nét nổi bật nhất trong quan hệ dòng họ của người Việt là quan hệ giữa dòng họ và làng xã. Họ không tách biệt, đối lập với làng mà luôn có sự gắn bó chặt chẽ với làng. Một cá nhân không phải chỉ bảo vệ uy tín cho dòng họ mình mà còn phải có trách nhiệm với làng xã . Dòng họ không chỉ là một thiết chế xã hội mà còn là một môi trường văn hóa mang tính đặc thù. Truyền thống của dòng họ trở thành nhân tố cơ bản góp phần tạo nên truyền thống làng xã, truyền thống địa phương và dân tộc. Cho tới nay dòng họ vẫn là một kiểu tổ chức xã hội có tác động chi phối đến nhiều lĩnh vực khác nhau của làng xã; ảnh hưởng rất lớn đến đời sống kinh tế xã hội của đất nước nói chung, nhất là ở nông thôn.

Sau thời kỳ đổi mới (1991) đã có hàng loạt các ngôi đình, chùa và nhà thờ họ được phục dựng hay xây mới làm nơi sinh hoạt cho cư dân các làng xã và bà con các tộc họ. Các nghi thức tế tự, các phong tục tập quán trong các làng quê cũng được phục hồi. Cùng với đó là phong trào tìm kiếm cội nguồn, gốc gác và bà con thân tộc cũng được thực hiện một cách hăng say và tự giác. Các tổ chức dòng họ cũng lần lượt ra đời nhằm tìm kiếm và kết nối những người cùng một HỌ lại với nhau.... !
Tuy nhiên, hiện nay đã có ý kiến lo ngại rằng với việc xuất hiện hàng loạt các tổ chức dòng họ một cách tự phát, với nhiều hình thức tổ chức và sinh hoạt khác nhau bên cạnh tính tích cực của nó sẽ còn có cả tiêu cực và những hệ luỵ không mong muốn tất yếu sẽ xảy ra

Vẫn biết rằng mục đích của phục hồi việc Họ và việc những người cùng một tộc họ tự tập hợp lại với nhau trong những tổ chức dòng họ là rất tốt đẹp. Nhưng nếu không cẩn thận chúng ta lại phục hồi luôn cả những hủ tục mê tín dị đoan và việc tổ chức hội hè, đình đám nếu không đúng lúc, đúng chỗ sẽ gây lãng phí nhiều thời giờ và tiền của của bà con mình. Đồng thời nếu không khéo thì khi các tổ chức, các hội, các ban được thành lập để điều hành việc họ, sẽ bị một số phần tử lợi dụng tình cảm họ hàng thân thuộc để kéo bè kéo cánh, hoặc dựa thế người trong Họ có chức có quyền để bóp méo pháp luật, hoặc làm ăn sai trái có thể sẽ gây ra những hệ luỵ trong thời buổi kinh tế thị trường, vàng thau lẫn lộn như hiện nay.
Về mặt quản lý Nhà nước, cho tới nay ngành văn hóa vẫn chưa có một văn bản quy phạm pháp luật nào quy định việc này. Thậm chí việc xây dựng nơi thờ tự theo quy mô nào, tổ chức các cuộc lễ ra sao cũng chưa có một quy chuẩn nào cả !
Cho nên nếu không cẩn thận và nhận thức đúng về mối quan hệ này thì tất yếu sẽ xảy ra những hệ luỵ không nhỏ. Và rất đáng tiếc là điều này đã và đang xảy ra trong một số tổ chức dòng HỌ ĐINH của chúng ta ?

Để phân tích điều này, ở đây tôi sẽ mở rộng vấn đề ra một chút.
Không phải cho đến bây giờ, mà ngay từ khi bước vào cuộc sống bầy đàn, con người ta thường liên kết với nhau trong những tổ chức vì một lý do duy nhất và lớn nhất là vì QUYỀN LỢI và tất cả những cuộc chiến tranh lớn nhỏ đã xảy ra từ xưa tới nay trên quả đất này đều vì QUYỀN LỢI !
 Theo đó, từ khi con người hình thành cho tới khi có cuộc sống quần cư theo bầy đàn dưới xã hội nguyên thuỷ thì hoàn toàn chưa có khái niệm về giai cấp – chưa có kẻ thống trị và người bị trị, nguồn thực phẩm nuôi sống họ là do tất cả tự săn bắt hái lượm mà có. Nhưng cách đây khoảng 10.000 năm khi con người bắt đầu tiến vào giai đoạn công xã thị tộc và hình thành chế độ thị tộc thì giai cấp bắt đầu xuất hiện.
Và những hệ luỵ tất yếu của xã hội có giai cấp đã dần xuất hiện đó là có sự phân tầng xã hội giữa tầng lớp thống trị và kẻ bị trị. Sự phân công lao động trong xã hội ra đời, và sự bất công cũng từ đó mà ra. Tầng lớp thống trị thì muốn duy trì đặc quyền đặc lợi của mình bằng cách lập nên những tổ chức có đông người cùng phe cánh tham gia. Họ sẽ tạo nên những công cụ nhằm bảo vệ cho đặc quyền của mình bằng cách đặt ra những quy định buộc người khác phải tuân theo và hệ thống luật pháp ra đời từ đó.
Kẻ bị trị thì trước những bất công đã tìm cách phải liên kết với những người cùng cảnh ngộ nhằm tạo nên một sức mạnh của số đông để bào vệ của cải của mình không cho những người khác đến cướp bóc, và những tổ chức, phường hội, đảng phái… đã được ra đời từ đó. Lâu dài dần dần những tổ chức vì quyền lợi như vậy có thể đạt đến quy mô rất lớn, thậm chí nó có thể đạt đến địa vị thống trị một xã hội, một đất nước trong một thời gian dài.

Tuy nhiên qua nhiều nghiên cứu đã được công bố của các nhà khoa học lịch sử và các nhà nhân chủng học thế giới đã cho thấy nền tảng tạo nên quyền lực của một tổ chức có thể đạt đến địa vị thống trị một xã hội còn có hai yếu tố chính khác đó là : HUYẾT THỐNG và TÔN GIÁO.
Điển hình cho tính liên kết theo nhóm TÔN GIÁO tạo nên quyền lực của một tổ chức đã đạt đến địa vị thống trị một xã hội, đó là cộng đồng những người theo đạo Hồi và cộng đồng những người theo đạo Thiên Chúa giáo (La Mã). Các cộng đồng người này liên kết với nhau đã tạo nên những nhà nước khá lớn và khá mạnh trong một thời gian dài tại khu vực Trung Cận Đông và khu vực Châu Âu; sự liên kết của họ là dựa trên nền tảng tôn giáo chứ không đặt trên nền tảng huyết thống hay chủng tộc.

Nhóm liên kết cuối cùng tuy không đặt trên quyền lợi nhưng là một hình thức tập họp sớm nhất trong lịch sử loài người, nó vẫn đạt được đến địa vị thống trị xã hội trong một thời gian dài và có tính phổ quát toàn nhân loại, đó là nhóm HUYẾT THỐNG. Đây là hình thức mà chúng ta thường thấy nhất đó là một dòng họ, thậm chí là một gia đình có khi thống trị cả một quốc gia – mà các triều đại quân chủ tại nhiều nước trên thế giới là một ví dụ điển hình nhất. Tính ưu việt của nhóm liên kết này là không đặt trên quyền lợi mà dựa trên quan hệ gia đình – dòng tộc nên khá bền chặt.

Như nói trên đây, vì quyền lợi con người đã phải tập hợp nhau thành những tổ chức, đảng phái, hội đoàn để bảo vệ quyền lợi cho nhau. Nhưng cũng chính vì quyền lợi mà những thành viên trong các hội đoàn (hay phường, hội) đó, sẵn sàng tranh giành quyền lợi với nhau, đấu đá nhau thậm chí là giết nhau để giành quyền lợi nhiều nhất về cho mình. Để đạt được mục tối cao là giành quyền lực cao nhất và lợi ích nhiều nhất về cho mình; họ sẽ không từ bất cứ thủ đoạn nào để loại trừ đối thủ và kéo bè kết cánh thành một một nhóm để cùng liên kết đấu tranh.

Tất cả những ngôn từ hoa mỹ mà họ dùng trong cuộc tranh giành này đều không bao giờ thoát khỏi cái bóng của hai chữ - QUYỀN LỢI. Những tổ chức đảng phái (hay hội đoàn, phường hội) này đã và đang tồn tại trong tất cả các cơ quan nhà nước, trong trường học, trong các nhà máy công xưởng, trong các tổ chức quần chúng xã hội, trong lực lương vũ trang ….đều vì một mục đích duy nhất là QUYỀN LỢI. Và trong cuộc sống xã hội hiện nay mọi con người đều phải tìm cách gia nhập làm thành viên của một tổ chức, một hội đoàn, một đảng phái nào đó để mà dựa dẫm, để được số đông bảo vệ cho quyền lợi của mình hoặc đơn giản chỉ để khẳng định sự tồn tại của họ.
Tuy nhiên hiện nay rất nhiều người đã không phân biệt được sự khác nhau giữa tính liên kết "HUYẾT THỐNG" và tính liên kết "QUYỀN LỢI" . Vì “HUYẾT THỐNG" nó gắn liền với DÒNG HỌ - “QUYỀN LỢI, lại sinh ra "Phường Hội". Nhưng “Dòng Họ” và “Phường, Hội” là hai phạm trù hoàn toàn khác nhau. Đó là cả một sự khác nhau rõ rệt giữa nhóm HUYẾT THỐNG và nhóm QUYỀN LỢI.
Đây là một phạm trù mà chúng ta không nên lẫn lộn hay cố tình nhầm lẫn. Vì lẫn lộn là sẽ sinh ra những hệ luỵ không tốt trong quan hệ dòng họ. Nếu nhầm lẫn sẽ gây ra một sự ngộ nhận rất nguy hiểm trong mối quan hệ giữa những người trong cùng một dòng họ. Tiếc rằng đây là điều đang xảy ra trong một số tổ chức của những người mang Họ Đinh tại VN.

Lý do là thời gian gần đây, một số tổ chức tự phát của một số người cùng mang họ Đinh đã được hình thành dưới cái danh xưng “Ban Liên Lạc họ Đinh” địa phương. Tuy nhiên có một nghịch lý là đa số những tổ chức "BAN LIÊN LẠC" này không phải là do những người họ Đinh sống lâu đời tại địa phương thành lập nên; mà do những người Họ Đinh mới tới sinh sống tại địa phương đó thành lập. Những người này tuy có cùng một HỌ ĐINH nhưng lại mới đến cư trú và làm ăn tại địa phương từ nhiều tỉnh thành khác nhau; họ không phải là những người dân cố cựu và xuất thân từ các dòng họ Đinh lâu đời tại địa phương; hay nói cách khác họ chỉ là những người ngụ cư tại địa phương.
Cho nên nếu định nghĩa chính xác các tổ chức này, thì đây chỉ là những “Phường, Hội”; được hình thành nên với một lý do duy nhất là vì QUYỀN LỢI của cá nhân họ. Những “phường, hội” này không thể là đại diện cho cho toàn thể các tộc họ Đinh tại địa phương và họ cũng không có quyền “lãnh đạo, chỉ đạo” các tộc họ Đinh tại địa phương !

Qua theo dõi, chúng ta dễ dàng thấy dù những người khởi xướng và thành lập những tổ chức “Phường, Hội” này đã đưa ra những tôn chỉ và mục đích hoạt động thoạt đầu nghe thì đầy tính nhân văn, nhưng động cơ thì hoàn toàn khác hẳn. Họ đã không dừng lại ở cái danh xưng "BAN LIÊN LẠC" và thực hiện đúng những chức năng và nhiệm vụ quy định của một cái "BAN LIÊN LẠC" - là nơi kết nối những người cùng một họ lại với nhau. Trái lại họ đã biến những cái "BAN LIÊN LẠC" này thành một tổ chức văn hóa xã hội - kinh tế tài chánh, thậm chí là thành một công ty kinh doanh ?

Những người đứng đầu các tổ chức mang danh "DÒNG HỌ" này hoạt động không khác gì một ông chủ trong một công ty riêng của mình (hoặc của một nhóm người). Thậm chí họ còn bê nguyên xi cách tổ chức điều hành từ trong các cơ quan nhà nước (thậm chí là các tổ chức đảng chính trị) ra áp dụng trong những cái tổ chức "dòng họ" này. Cũng có cấp trên cấp dưới, cũng có chỉ đạo chỉ thị, cũng có cả phê bình kiểm điểm; thậm chí là có cả tín nhiệm cao - tín nhiệm thấp ... nhằm tìm cách gạt bỏ những người không cùng ê kíp ra khỏi tổ chức.
Ở một số nơi họ đã công khai kêu gọi những người trong cùng một họ với mình hãy góp vốn để kinh doanh, lập quỹ .... Ở một số tổ chức thì kêu gọi đóng góp làm từ thiện, tiến hành những hoạt động văn hóa, thể thao … hay đơn giản là nhằm tạo ra một sân chơi để cho những người lắm tiền nhiều của đánh bóng tên tuổi của mình !
Tất cả đều cho thấy ở những tổ chức này hai chữ QUYỀN LỢI hiện ra khá rõ ràng. Và rồi do mục đích không rõ ràng, do bất đồng chính kiến, do xung đột quyền lợi ... mâu thuẫn đã xảy ra khi đụng tới vấn đề tiền bạc. Họ đã đưa nhau lên những trang mạng xã hội, trang Fb mang tên dòng họ và tên địa phương mình đang sống chửi nhau như mổ bò với những ngôn từ rất thô tục của lớp trẻ trâu; vô tinh (hay cố ý) họ đã biến những tổ chức dòng họ của mình thành trò cười cho thiên hạ !

Hiện nay một số tổ chức "PHƯỜNG. HỘI" này đang tiến hành thành lập những công ty kinh doanh mang danh nghĩa dòng Họ. Nhưng theo quy luật cạnh tranh của nền kinh tế thị trường thì mối liên kết này rồi sẽ nhanh chóng phá sản. Vì dù có núp bóng dưới bất cứ hình thức nào; chúng ta cũng sẽ dễ dàng nhận thấy một sự thật là những người cùng góp vốn để thành lập nên một công ty kinh doanh thì mục đích tối thượng của họ là nhằm thu về lợi nhuận (chứ không phải để làm từ thiện). Và khi doanh nghiệp hình thành thì nó phải hoạt động theo những quy định của pháp luật, của luật doanh nghiệp và các khoản đóng góp nghĩa vụ thuế... và hoạt động theo quy luật cung cầu của nền kinh tế thị trường. Lúc này yếu tố quan hệ "HUYẾT THỐNG - DÒNG HỌ" sẽ không còn đất để tồn tại trong những doanh nghiệp kiểu này. Mà nó xuất hiện với tất cả những HỶ, NỘ, ÁI, Ố của một doanh nghiệp hoạt động trong sự cạnh tranh khốc liệt của một nền kinh tế thị trường. Sự xung đột quyền lợi tất yếu sẽ xảy ra; nếu khéo vun vén thì thôi, không thì có thể kéo nhau ra toà và rồi những người ruột thịt lại coi nhau như kẻ thù …

Hệ luỵ này có thể phá vỡ sự đoàn kết trong các tộc họ, gây ra cảnh nồi da xáo thịt, làm mất uy tín của cả một dòng họ, ảnh hưởng xấu đến nhiều thế hệ.
Tuy nhiên rất đáng mừng là chúng ta vẫn có những tổ chức dòng Họ Đinh đúng nghĩa đã được ra đời tại một số địa phương. Các tổ chức này đã được hình thành trên cơ sở của tính liên kết “HUYẾT THỐNG – DÒNG HỌ” mà những thành viên hình thành nên các tổ chức này là đại diện cho các tộc họ Đinh tại địa phương (được tộc họ giới thiệu và đại diện cho quyền lợi, nghĩa vụ của tộc họ mình trong tổ chức). Tuy các tổ chức này cũng có kết nạp thêm một số nhân sĩ trí thức, chức sắc là người họ Đinh có địa vị và tiếng tăm sống tại địa phương, nhưng số này rất ít. Vì tiêu chí hình thành và động cơ hoạt động là rõ ràng nên các tổ chức dòng họ này hoạt động rất tốt, không bao giờ có chuyện đấu đá nội bộ hay tranh cãi về tiền bạc. Đó là các tổ chức họ Đinh, như : Hội Đồng Đinh tộc Quảng Nam – Đà Nẵng, Hội đồng Họ Đinh tỉnh Quảng Ngãi, BLL họ Đinh tỉnh TT – Huế, BLL họ Đinh tỉnh Nam Định … !

THAY LỜI KẾT:
Tôi cũng khá đắn đo khi viết bài này, nhưng không thể không viết. Tuy biết rằng có thể góc nhìn của mình sẽ bị cho là lạc hậu, bản thân chỉ là một công chức tỉnh lẻ và sẽ nhận được những phản biện chẳng hay ho gì - nhưng trong tình tình hiện nay và với kiến thức của mình tôi cho rằng ý kiến của mình là đúng. Vì với tôi dòng tộc là một cái gì đó cao đẹp và linh thiêng vô cùng. Tình cảm huyết thống không phải là một thứ để có thể mua bán được. Hiện tôi không theo tôn giáo nào cả, tôi chỉ có một thứ đạo đó là Đạo thờ cúng Tổ tiên ông bà, cho nên ngôi Từ đường dòng họ là một nơi linh thiêng, một chốn đi về của chúng tôi.
Ở Thừa Thiên – Huế quê tôi, hàng năm các làng xã ở đây đều tổ chức nhiều kỳ Tế lễ; nhất là vào mùa Thu (hay còn gọi là Thu tế) và các tộc họ tại đây cũng đồng thời tổ chức các lễ giỗ hàng năm nhưng đặt biệt là lễ Chạp thường niên của các dòng Họ trong các làng. Vào những kỳ Lễ trọng này con cháu khắp mọi nơi tạm rời bỏ mọi chức phận và cương vị xã hội của mình quay về với cương vị một thành viên bình thường của làng, của dòng họ để tưởng nhớ về tổ tiên đã sinh ra mình. Để rồi khi xong tế lễ, họ quay về với ruộng đồng, với công việc thường nhật hay rời làng ra đi với tâm niệm phải sống xứng đáng với cha ông.
Cho nên, tôi rất mong một số những người HỌ ĐINH VN sớm nhận thức đúng như thế nào là quan hệ HUYẾT THỐNG (dòng họ); cũng bởi “dòng họ còn là cơ sở của tình máu mủ ruột rà của đạo thờ cúng tổ tiên, với các phong tục và nghi lễ mang đậm màu sắc tâm linh, đã trở thành chỗ dựa tinh thần, đã củng cố nghị lực và niềm tin cho nhiều người trong cuộc sống. Bởi vì những giá trị văn hóa của cha ông không chỉ mang lại niềm tự hào cho mỗi người mà còn có ý nghĩa giáo dục sâu sắc lối sống văn hóa cho các thế hệ sau.”
Biết rằng việc nhận thức cho đúng về vai trò quan trọng của dòng họ trong sự phát triển của xã hội Việt Nam đương đại là cả một vấn đề rất lớn và khá khó khăn. Nhưng hy vọng rằng với nhiều biến động của lịch sử địa chính trị của VN và thế giới gần đây, đã ít nhiều tác động đến đời sống văn hóa dân tộc Việt Nam. Mỗi người chúng ta đều dễ dàng nhìn thấy là: Cuộc sống này luôn luôn vận động theo hướng tích cực, nếu ai đó cản đường sẽ bị cuộc sống đào thải ./
ĐKT
Buôn Ma Thuột, ngày 20/03/2019

Thường trực BLL Họ Đinh Miền Trung & Tây Nguyên bầu năm 2013 tại Huế

Tất cà thành viên BLL họ Đinh miền Trung & Tây Nguyên tại Huế năm 2013

Thường trực BLL họ Đinh miền Trung & Tây Nguyên trong cuộc họp mặt năm 2015 tại Đà Nẵng

Đoàn họ Đinh tỉnh Đắc Lắc tham gia cuộc họp mặt năm 2015 tại Đà Nẵng

Đoàn Họ Đinh tỉnh Thừa Thiên - Huế năm 2015

Đoàn Họ Đinh tỉnh Kon Tum tại cuộc họp mặt năm 2015

Chụp hình lưu niệm tại Đà Nẵng năm 2015



MỘT SỰ THẬT NỮA CẦN ĐƯỢC TRẢ LẠI CHO LỊCH SỬ !

Bìa cuốn sách của học giả người Mỹ

I / Bối cảnh:
Năm 1765 chúa Nguyễn Phúc Khoát mất; Nguyễn Phúc Thuần lên ngôi chúa. Ông không phải là người được chuẩn bị để gánh vác trọng trách này mà một người anh là Nguyễn Phúc Luân đã được chúa chọn và đào tạo để gánh vác trọng trách này. Nhưng khi chúa mất quyền thần Trương Phúc Loan không muốn lập Nguyễn Phúc Luân lên ngôi vì ông đã lớn tuổi khó bề lộng hành; thế là Loan đã chọn Nguyễn Phúc Thuần con thứ 12 cùa Phúc Khoát, mới 12 tuổi lên ngôi. Nguyễn Phúc Luân bị bắt giam và bị giết sau đó.
Chúa còn nhỏ và không được chuẩn bị sẵn để kế vị nên gặp nhiều bỡ ngỡ trên ngai vàng. Mọi quyền hành đều do một tay Trương Phúc Loan sắp đặt; ông đã thâu tóm mọi quyền lực từ chính sự cho tới kinh tế đều vào tay mình. Giữa lúc đó quan Thương thư bộ lại Nguyễn Cư Trinh người có uy tín và tài năng trong việc điều hành quốc gia mất (tháng 5 năm Đinh Hợi – 1767). Thế là không còn ai can ngăn Phúc Loan trong việc thâu tóm quyền lực nữa. Trước hành vi này của Phúc Loan rất nhiều phong trào phản kháng nổi lên khắp nơi, yêu cầu lập lập Hoàng tôn Dương lên kế vị. Nhà Nguyễn đã trãi qua 9 đời chúa bây giờ mới gặp cái nạn bị quyền thần lấn lướt như vậy.
Lợi dụng dịp này anh em Tây Sơn đã dấy binh khởi nghĩa ở Quy Nhơn (1771). Tháng 5 năm Giáp Ngọ (1774) quân Trịnh ở phía Bắc đem đại quân vào đánh Nguyễn. Có một điều khá oái ăm mà không phải ai cũng biết là cả quân Trịnh và quân Tây Sơn đều lấy danh nghĩa và khẩu hiệu là “trừ khử quyền thần Trương Phúc Loan và tôn phò Hoàng tôn Dương lên ngôi chúa”. (Nguyễn Phúc Dương là con trai của một vị Hoàng thái Tử tên là Hiệu, ông đã mất sớm). Cho nên 2 đội quân này đi tới đâu, đều được quân đội nhà Nguyễn và nhân dân phía Nam đón tiếp … Ngay cả khi tôn thất nhà Nguyễn hợp lực bắt trói Trương Phúc Loan nộp cho quân Trịnh; nhưng quân Trịnh vẫn không lui binh mà vẫn tiến chiếm thành Phú Xuân. Biết rằng mình bị lừa chúa  Nguyễn Phúc Thuần được các quan hộ giá chạy vào Quảng Nam lánh nạn. Quân Trịnh chiếm được Thuận Hóa mà không tốn một viên đạn nào, đó là vào tháng 12 năm 1774. Trong số các quan nhà Trịnh được cử vào cai trị Thuận Hóa có cụ Lê Quý Đôn (1776).
Quân Trịnh tiếp tục đánh vào Quảng Nam, chúa Nguyễn phải dẫn gia quyến chạy vào Nam bộ. Vào Quảng Nam quân Trịnh gặp quân Tây Sơn phía trong đánh ra hai bên đã bắt tay hòa hoãn; quân Trịnh rút khỏi Quảng Nam giao vùng đất từ Quảng Nam trở vào cho nhà Tây Sơn tranh hùng với chúa Nguyễn ?


Bản đồ VN cuối thế kỷ 18

Yên tâm về mặt Bắc, quân đội nhà Tây Sơn dốc toàn lực tấn công tiêu diệt quân của chúa Nguyễn. Do quân đội đã yếu, chúa lại còn nhỏ không giỏi chinh chiến, nên tàn quân Nguyễn bại trận liên tục. Tháng 9 năm Đinh Dậu (1777) quân Tây Sơn do Nguyễn Huệ chỉ huy đánh vào thành Sài gòn, quân Nguyễn đại bại bỏ thành chạy xuống Long Xuyên. Quân Tây Sơn truy kích bào vây và chiếm thành Long Xuyên, chúa Nguyễn Phúc Thuần và toàn bộ gia quyến bị bắt và giết chết (chỉ có một mình Nguyễn Ánh, mới 15 tuổi, chạy thoát) .

II/. Cuộc khởi nghĩa của nhà Tây Sơn:
Từ giữa thế kỷ XVIII chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong trải qua cuộc chính biến và lũng loạn của quyền thần Trương Phúc Loan nên đã bắt đầu suy yếu dần, quan lại chỉ chuyên kết bè kéo cánh bóc lột nhân dân. Người nông dân phải nộp nhiều thứ thuế, bị tước đoạt ruộng đất, bất bình oán giận dâng cao. Nên khi quân Tây Sơn do Nguyễn Nhạc cầm đầu phất cờ khởi nghĩa, cuộc khởi nghĩa đã nhanh chóng được nhân dân đồng tình ủng hộ; năm 1771 Nguyễn Nhạc lập căn cứ ở vùng Tây Sơn thượng đạo (An Khê – Gia Lai), lúc đầu mọi quyền hành đều do một mình Nguyễn Nhạc nắm vì hai người em còn lại còn quá nhỏ. Sau khi binh lực hùng mạnh thì xuống lập căn cứ ở Kiên Mỹ (Bình Định), với phương thức “lấy của người giàu chia cho người nghèo” xóa nợ và bỏ nhiều thứ thuế cho dân; đã khiến cho cư dân trong vùng thích thú xin gia nhập đội quân khởi nghĩa khá đông đảo. Tháng 9/ 1773 quân Tây Sơn lập mưu chiếm được thành Quy Nhơn. Đến đầu năm 1774, quân Tây Sơn đã kiểm soát được hoàn toàn vùng đất từ Quảng Nam tới Bình Thuận. Phía Bắc thì do quân Trịnh cái quản, phía Nam là vùng đất của chúa Nguyễn.
 Trên đây là phần lược trích từ chính sử ngày nay viết về phong trào Tây sơn và tình hình chính sự của VN những năn cuối thế kỷ XVIII.
Nhưng sử nhà Nguyễn thì không chép như vậy, họ cho rằng sự nhiễu loạn trên chính trường là do Trương Phúc Loan gây nên; cộng với đó là quân Trịnh và quân Tây Sơn đã chớp lấy cơ hội này lấy danh nghĩa và khẩu hiệu là “trừ khử quyền thần Trương Phúc Loan và tôn phò Hoàng tôn Dương lên ngôi chúa”, trong các cuộc tiến quân của mình. Đây chỉ là một khẩu hiệu để mua chuộc lòng dân đang hường về “Hoàng Tôn Dương” mà hai bên đã sử dụng triệt để nhằm chiếm đoạt quyền hành của nhà Nguyễn. Những gì xảy ra sau đó đã chứng minh cho nhận định này của sử nhà Nguyễn là chính xác.


Khu vực quân khởi nghĩa Tây Sơn đóng quân

Sử nhà Nguyễn cũng chép rằng “cuộc khởi nghĩa của anh em nhà Tây Sơn có một lý do hoàn toàn khác”. Theo đó, Nguyễn Nhạc vốn là một vị quan chuyên thu thuế của nhân dân trong vùng; sau khi thu phải có trách nhiệm nộp lên quan trên, nhưng trong một dịp thu được một khoản tiền khá lớn Nhạc đã đánh bạc thua sạch. Sợ bị bắt tội, Nhạc đã dẫn toàn bộ anh em trong gia đình bỏ trốn lên vùng An Khê (Gia Lai) thượng đạo; chiêu dụ dân Thượng và những thành phần thảo khấu lập trang trại tổ chức sinh hoạt và sinh sống như người khai hoang (lúc này vùng Tây Nguyên chưa thuộc về người Việt). Do sống trên vùng núi rừng cực khổ, thiếu thốn đủ thứ nên Nhạc đã tổ chức những nhóm cướp, thỉnh thoảng tổ chức tấn công xuống vùng đồng bằng lân cận để cướp phá nhằm tìm kiếm cái ăn. Khu vực này nằm chung quanh đèo An Khê nhiều hiểm trở, phần quan quân địa phương sau biến cố thay đổi ngôi Chúa (1765-1770); nội tình nhà Nguyễn có nhiều biến động nên việc quản lý lỏng lẻo. Là một dịp rất tốt cho Nguyễn Nhạc phát triển lực lượng xuống đồng bằng; năm 1772 Nguyễn Nhạc đã lập được một căn cứ rất lớn ở Kiên Mỹ (Bình Định).
Tôi cũng không biết từ khi nào người ta gọi cuộc khởi nghĩa của anh em nhà Tây Sơn là cuộc khởi nghĩa nông dân và ai là người đã “phong” cho cuộc khởi nghĩa này cái mác là “nông dân”; chỉ biết rằng thời ấy (1771) tại Việt Nam chưa có cái danh xưng “nông dân” mà chỉ gọi họ là “người làm ruộng”. Chỉ đến khi chủ nghĩa Marx ra đời vào những năm cuối thế kỷ 19, trong học thuyết của mình khi diễn đạt Marx mới phân biệt giai cấp. Nào là công nhân, nông dân, tư sản, tiểu tư sản … giai cấp bóc lột và không bóc lột … Nhưng tất cả những thứ này đều ở châu Âu và châu Mỹ, khoảng năm 1768-1777 người VN ta hoàn toàn không biết và cũng chưa có một ông VN  nào đi tận châu Âu bê nguyên văn về truyền bá lại cho người Việt ta, hay bắt dân ta phải theo cả (vì nó chưa ra đời). Cho nên xin ai đó đừng gọi “phong trào nổi dậy của Tây Sơn” là phong trào “khởi nghĩa nông dân”, vì người Việt ta thời đó chưa có cái danh xưng “Nông dân” này mà chỉ gọi họ là những người làm ruộng ?


Bản đồ cuộc phân tranh Tây Sơn - Nguyễn

Phong trào Tây Sơn có rất nhiều mặt tích cực và bản thân Nguyễn Huệ xứng đáng là một anh hùng dân tộc. Nhà Tây Sơn đã từng đánh bại các âm mưu xâm lược của ngoại xâm như Xiêm La, Mãn Thanh… Nhưng cuối cùng, khi mà "toàn thắng ắt về ta" thì Nguyễn Huệ lên ngôi vua - Vua Quang Trung. Thì ra đây chỉ là một cuộc "đổi ngôi" ; một cuộc chiến nhằm tiếm ngôi vua của vua Nguyễn đương triều và rồi cuộc sống của người "nông dân" vẫn không có gì thay đồi cả !

Lịch sử luôn có những mặt trái của nó và vai trò lịch sử của phong trào Tây Sơn không chỉ là một “màu hồng” mà nó vẫn còn đó những góc khuất, những góc khuất cực kỳ tối đen !?

III/. Những góc khuất của phong trào khởi nghĩa Tây Sơn
Theo những ghi chép của nhiều nhà truyền giáo sang truyền đạo tại Đại Nam ở cuối thế kỷ 18; quân Tây Sơn là một đội quân ô hợp, đủ thành phần nhưng phần lớn xuất thân từ những nông dân, thảo khấu. Lúc nào cũng hừng hực khí thế cướp phá, đốt cháy trước kẻ thù, đi tới đâu là máu chảy thành sông,… để lại sau lưng họ một đống hoang tàn, dân chúng thì bỏ chạy hoảng loạn. Một đội quân mang tiếng là “cướp của người giàu chia cho người nghèo” nhưng những gì họ để lại là một bãi chiến trường đầy mùi tử khí, không có bất cứ người nghèo nào đủ can đảm mà ở lại đón nhận những gì họ chia cho!
Quảng Nam trước năm 1773 là vùng đất trù phú với nhiều nông thổ sản sản xuất từ đây được các thương nhân Nhật, người Hoa … mua và đem bán đi khắp Đông Á. Với dân cư đông đúc, cảng thị Hội An sầm uất… Nhưng sau năm 17773 là vùng đất tranh chiếm và giằng co quyết liệt giữa Tây Sơn với chúa Nguyễn. Chính trong thời gian này, người ta chứng kiến được những cảnh cướp phá và vơ vét của những đội quân mang cái danh nông dân với tinh thần “cách mạng” thái quá. Rất tiếc là những sử liệu minh chứng cho những sự kiện này không phải xuất phát từ phía nhà Nguyễn, mà từ chính từ các nhà truyền giáo, các thuyền buôn nước ngoài, những người trực tiếp chứng kiến cảnh tượng ấy.
Trong một bức thư viết khoảng tháng 7 năm 1775, Đức cha Halbout đã ghi nhận: “…Quân nổi loạn đã cướp bóc, cướp phá chẳng nương tay, đến nổi cư dân trong vùng cứ 20 người thì có 19 người chết vì bị đầy đọa khổ sở. Các giáo khu ở Hàn và Cầu Né đều không còn… Năm ngoái, ở Bầu Nghé từ tháng 4 đến tháng 9 âm lịch số giáo dân bị giết đến sáu trăm người… Ở một nơi khác cũng thời gian ấy, ít nhất có đến 1500 giáo dân bị giết. Suốt hai năm ròng gần như quanh tôi lúc nào cũng có người chết và hấp hối…”.
Cảng thị Hội An nơi trước đây là một thương cảng sấm uất với “hàng trăm thuyền bè từ các của biển Trung Hoa và Nhật Bản đến mua đường, quế hồ tiêu…” nay trong mắt nhà buôn Chapman chỉ là một cảng thị điêu tàn, mà phải đến nhiều năm sau chưa phục hồi lại được. Linh mục Labartette miêu tả ở Cửa Hàn (Đà Nẵng) “không còn một con heo, gà, vịt, …chạy ngoài đường”. “ Đường cát trước kia sản xuất rất nhiều nay biến mất, tiền mất giá một quan còn giá trị độ một đồng, tình trạng đói khổ ăn xin xuất hiện phổ biến trong xứ, tình trạng này còn ảnh hưởng đến cả các dòng họ tôn thất và quan quyền của triều Nguyễn trước đây.”
Tình trạng diễn ra ở Quảng Nam không phải là cá biệt, trước đó khi chiếm Quy Nhơn năm 1773, và sau này là Quảng Ngãi quân Tây Sơn cũng nhiều lần đốt phá dinh cơ và tàn sát dân lành. Nhưng tình cảnh ở Quảng Nam có vẻ thê thảm hơn hay chúng ta không có nhiều tư liệu cho thấy tình cảnh này ở các nơi khác. Không chỉ có các tài liệu phương Tây, hệ quả mà quân Tây Sơn gây ra đã khiến cho dân xứ Quảng Nam, như Lê Qúy Đôn ghi nhận: “…quá đỗi đói khổ cùng khốn, họ chỉ ngóng trong quân nhà vua đến giải cứu cho họ…”. Những hành động tàn bạo này của quân Tây Sơn đã được các nhà truyền giáo ghi chép lại cụ thể từ những gì họ chứng kiến. Cho ta thấy dường như những động cơ tiến bộ của một cuộc khởi nghĩa nông dân chỉ là những sản phẩm tưởng tượng từ đầu óc hoang tưởng của các nhà viết sử thế kỷ 20 ?


Lục tỉnh (6 tỉnh Nam Bộ), vùng đất tranh hùng của Tây sơn - Nguyễn

Từ năm 1776, sau khi tạm hòa hoãn với quân Trịnh ở mặt Bắc, quân Tây Sơn bắt đầu những cuộc truy đuổi tàn dư chúa Nguyễn ở phía Nam. Ngay trong lần đầu hành quân ấy, dù không lấy được Gia Định, nhưng quân tướng nhà Tây Sơn dưới quyền của Nguyễn Lữ, đã kịp cướp bóc và vơ vét thóc lúa chở trên hai trăm thuyền về Quy Nhơn. Kể từ đó, cứ hằng năm vào mùa gió thuận quân Tây Sơn lại tiến vào đánh chiếm Gia Định, để rồi lại cướp bóc vơ vét thóc lúa chở về Quy Nhơn. Quân Nguyễn vừa chống vừa lui, hễ đại quân Tây Sơn rút về Quy Nhơn, quân Nguyễn lại đến tái chiếm, dẫn đến thế trận giằng co liên tục. Từ đây lịch sử sẽ phải ghi nhận chiến công của Tây Sơn trong công cuộc đánh bại chúa Nguyễn và quân xâm lược Xiêm La (1784), nhưng cũng sẽ ghi nhận cuộc tàn phá và giết chóc tàn bạo nhất của phong trào này.
Những tài liệu cho đến nay vẫn còn ghi nhận về một cuộc thảm sát chưa từng có, của quân Tây Sơn đối với các cư dân người Hoa ở Gia Định, mà nhất là ở Cù Lao Phố vào năm 1782. Các sử liệu của nhà Nguyễn ghi nhận, tháng 3 năm ấy, Nguyễn Nhạc và Nguyễn Huệ vào đánh chiếm Gia Định, một viên tướng của Tây Sơn là Phạm Ngạn bị quân Hòa Nghĩa (gồm phần đông người Hoa theo Nguyễn Ánh) do tướng Trần Công Chương cầm đầu bị giết ở cầu Tham Lương. Đáp lại, Nguyễn Nhạc ra lệnh bắt người Hoa ở Gia Định không kể quân hay dân đều giết hết, xác quăng xuống sông, thây chất ngổn ngang đến nổi nước không chảy nổi, suốt mấy tháng trời người dân không dám ăn cá, tôm và uống nước sông.
Những cảnh tượng “kinh khủng” được miêu tả ở trên có thể là do sự phóng đại của sử quan triều Nguyễn, con số “hơn vạn người” mà họ đưa ra cũng có thể phần nhiều chỉ là “thổi phồng”. Thế nhưng ngày nay chúng ta còn có một nguồn tư liệu khác chính xác hơn và đáng tin hơn, đó là những ghi chép “mục sở thị” của các nhà truyền giáo. Trong bức thư của Linh mục Andre Tôn (1/7/1784) lại ghi nhận số người chết trong các cuộc tấn công của nhà Tây Sơn là khoảng từ 10.000 – 11.000 người, trong đó phần lớn là người Hoa. Một bầu không khí khủng bố chết chóc bao trùm đối với người Hoa ở đây là có thật. Sau sự kiện này người Hoa từ Cù Lao Phố đã bắt đầu từ bỏ vùng đất trù phú này di cư đến vùng đất Sài Gòn ngày nay và cũng sau biến cố này Cù Lao Phố hay Nông Nại Đại Phố, một thời thịnh đạt“trên bến dưới thuyền” trở nên hoang tàn.
Nguyên nhân dẫn đến cuộc thảm sát năm 1782 là gì? Đa số các học giả của thế kỷ 20 cho rằng  “việc người Hoa ở Gia Định ủng hộ Nguyễn Ánh trong cuộc chiến chống lại Tây Sơn là lý do chính để gây ra cuộc thảm sát”. Tuy nhiên đây lại là hệ quả của những sự kiện xảy ra trước đó, nếu xâu chuỗi các sự kiện lại thì không có gì là khó hiểu cả ?
Người Hoa, xuất hiện trong hàng ngũ quân Tây Sơn khá sớm, ngay sau khi chiếm thành Quy Nhơn (1773) có một nhóm người Hoa do Tập Đình và Lý Tài đứng đầu tập hợp lại thành đội quân Hòa Nghĩa gia nhập quân Tây Sơn. Trong lúc quân Tây Sơn đánh chiếm Quảng Nam, họ gặp một nhóm người Hoa nữa xin gia nhập đội quân khởi nghĩa, họ chính là những khách buôn giữ vai trò quan trọng trong các hoạt động mậu dịch ở Hội An. Nhưng người Hoa ở đây lại chính là những thương nhân giỏi buôn bán, nghe quân khởi nghĩa đến người Hoa đã đem tiền bạc giúp sức. Nhưng ngay sau đó họ đã sớm nhận ra đây chỉ là những kẻ cướp, quân khởi nghĩa đã cướp phá ngay tài sản của họ … để rồi Tập Đình bị cách chức, Lý Tài cũng ngã về hàng ngũ chúa Nguyễn.
Sự phản bội của Lý Tài làm Tây Sơn mất đi một lực lượng quan trọng, không khỏi gây ra sự hậm hực của Nguyễn Nhạc, từ đây ác cảm của ông với người Hoa càng sâu đậm. Sau này, người Hoa Gia Định lại càng là nguồn hỗ trợ đắc lực cho Nguyễn Ánh ớ phía Nam, và là lực lượng hăng hái nhất trong cuộc đối đầu với Tây Sơn. Đó là lý do tại sao ngay từ năm 1776, quân Tây Sơn khi mới vào Gia Định đã đánh đuổi, cướp phá của người Hoa, cho đến năm 1782, nhân cái chết của một vị tướng thân thuộc – Phạm Ngạn – Nguyễn Nhạc đã quyết tiêu diệt người Hoa, diệt trừ một lực lượng quan trọng của Nguyễn Ánh lúc bấy giờ.


Đế kỳ của nhà Tây Sơn

IV/. Thay lời kết
Cách đây khoảng hơn 50 năm, có một số nhà sử học đã cả gan đụng đến những góc khuất của phong trào khởi nghĩa Tây Sơn, khi mà người ta đang tung hô và cho rằng đó là một phong trào “nông dân khởi nghĩa” với những danh xưng mà người ta gán ghép cho nó, đặt biệt là ở phương Tây. Nhưng ở VN, phải đến vào những năm 90 của thế kỷ trước mới có người dám đề cập đến những góc khuất này một cách bài bản, đó là giáo sư Trần Quốc Vượng; tôi đã tìm thấy ý kiến này trong một số bài viết của Giáo sư Vượng  trong một số cuốn tạp chí xuất bàn tại Huế, năm 1985.
 Sau khi bộ quốc sử đồ sộ của Việt Nam chính thức ra mắt, đã đánh giá lại một số vấn đề … người ta không còn gọi là ngụy quân – ngụy quyền nữa mà gọi là chế độ Sài gòn, là quân đội VNCH. Người ta có cái nhìn thông cảm hơn về nhà Mạc; không còn kết tội triều Nguyễn là bán nước cho Tây và gọi vua Gia Long là phản động là “cõng rắn cắn gà nhà” nữa. Người ta cũng đã công nhận văn hóa Khmer; văn hóa Chăm; văn hóa Mường là của người VN …
Nhưng cái nhìn về phong trào Tây Sơn thì chưa có gì thay đổi cả; cuộc nội chiến giữa nhà Nguyễn và nhà Tây Sơn là sự kiện đưa đến nhiều dị biệt nhất về mặt quan điểm hay nhận thức. Nổi bật nhất là quan điểm đưa ra cách nay hơn nửa thế kỷ, coi phong trào Tây Sơn như cuộc nổi dậy của giới nông dân bị áp bức, chống lại nhà Nguyễn thối nát. Sự lý tưởng hóa hầu như mọi hoạt động của phong trào Tây Sơn đã dẫn đến một số nhận định chủ quan về thực chất của phong trào này, nhiều sự thật lịch sử liên quan đến phong trào đã bị thần tượng hóa một cách gần như là thần thoại. Mãi cho tới gần đây, cuộc nội chiến kéo 30 dài năm (1770-1800) giữa nhà Nguyễn và nhà Tây Sơn được nhiều học giả, nhà nghiên cứu nước ngoài để tâm tìm hiểu. Họ có diều kiện hơn khi dựa vào nhiều nguồn tư liệu ở các văn khố nước ngoài, tiêu biểu là văn khố của Bộ Hải quân và Thuộc địa cũ và Hội Truyền giáo Hải ngoại Paris (Pháp). Nhờ thế mà số dữ kiện được đưa ra về thời kỳ này phong phú hơn, nhiều sự thật lịch sử trước đây, vì lý do này hay lý do khác, còn mơ hồ, chưa thống nhất, nay được rõ ràng, dứt khoát hơn.
Một trong những tác phẩm tiêu biểu cho chủ đề này là The Tây Sơn Uprising (Cuộc nổi dậy của nhà Tây Sơn) của giáo sư sử học người Mỹ George Dutton. Tác giả là giáo sư bộ môn Ngôn ngữ và Văn hóa châu Á thuộc trường Đại học California tại Los Angeles (UCLA), Mỹ; từng giảng dạy môn lịch sử Việt Nam cận và hiện đại, đồng thời là tác giả nhiều sách viết về xã hội Việt Nam các thế kỷ XVIII, XIX và XX. Riêng tác phẩm The Tây Sơn Uprising được trường Đại học Hawaii xuất bản năm 2006 là một công trình nghiên cứu quan trọng của Dutton về phong trào Tây Sơn những năm 1771-1802, trong khuôn khổ một cuộc nội chiến ác liệt và dằng dai kéo dài hơn 30 năm, với những di chứng còn tồn tại đến thế kỷ XIX.
Tôi đã đọc trọn bộ bộ sách này, công trình được thực hiện khá công phu, tỉ mỉ, ông đã đến nghiên cứu tại Việt Nam nhiều lần, tìm hiểu trong các kho tư liệu có liên quan, tham vấn các nhà sử học hiện nay, đồng thời về tận quê hương Bình Định của ba anh em nhà Tây Sơn, nơi phát tích cuộc nổi dậy, tìm đọc nhiều công trình nghiên cứu cũng như các truyền thuyết ở địa phương xung quanh “phong trào nông dân” này. Nhìn chung, qua công trình nghiên cứu về nhà Tây Sơn, tác giả đã cố gắng đưa ra những cứ liệu lịch sử tương đối khách quan để minh chứng cho các luận điểm của mình. 

Góc khuất chỉ là một cách nói nhằm tránh xung đột với sử cách mạng. Nhưng lý do vì sao cái phong trào “khởi nghĩa nông dân này” này nó lụi tàn nhanh chóng đến như vậy là một câu hỏi cần được làm rõ?
Trong những góc khuất đó có rất nhiều những góc khuất lịch sử vẫn còn nhiều bí ấn. Những góc khuất này không thể che lắp và phủ định được vài trò lịch sử của Tây Sơn, nhưng tự bản thân nó giúp chúng ta nhận chân hơn lịch sử, nhìn lịch sử bằng cái nhìn tương đối, không nên huyền thoại hóa lịch sử.
Bài viết chỉ là một nghiên cứu ngắn về nhà Tây Sơn. Trách nhiệm của những người nghiên cứu sử là không được phép thỏa mãn với những gì đã có sẵn. Công việc của họ là phải tìm tòi, khám phá những cái mới, những điều chưa ai biết hoặc chưa được công bố. Điều này, không có nghĩa là họ phải phủ nhận những cái cũ, nhưng trách nhiệm của họ là phải tìm ra trong những điều đã có đó đâu là sự thật !

Phải chăng đây là một sự thật nữa cần trả lại cho lịch sử ?

 ĐKT
12/4/2019


* Tài liệu tham khảo:
1/. Tạ Chí Đại Trường, Lịch sử nội chiến ở Việt Nam (1771 – 1802), Nxb. Tri thức, Hà Nội, 2012.
2/. Trần Quốc Vượng, “Mấy vấn đề về vua Gia Long”, Tạp chí Xưa và Nay, số 448, tháng 6, 2014, tr. 26 – 29 và số 450, tháng 10, 2014, tr. 14 – 18. 
3/.Trung tâm Nghiên cứu Quốc học, Thư của các giáo sĩ thừa sai, Nguyễn Minh Hoàng dịch, Nxb. Văn học, Hà Nội, 2013, tr. 232 – 23.
4/. P. Lorenzo Pérez, “La Révolte et la guerre des Tayson d’après les Franciscains Espagnols de Cochinchine”,Bulletin de la Société des Etudes Indochinoises, XII, no.3-4 (1940), pp. 76.
5/.  Lê Quý Đôn, Phủ Biên Tạp Lục, tập 1, Phủ Quốc Vụ Khanh Đặc Trách Văn Hóa xuất bản, Saigon, 1972, tr. 134.
6/.  Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam thực lục, tập 1, Nxb. Giáo dục, Hà Nội, 2002, tr. 187; Quốc sử quán triều Nguyễn, Đại Nam liệt truyện, Nxb. Thuận Hóa, Huế, 2006, tr. 561.
7/. Trung tâm Nghiên cứu Quốc học,sđd, tr. 392.  
8/. F. Garnier, “Cholen”, Annuaire de la Cochinchina Francasie, Imprimerie Impériale, Saigon, 1865, pp.
9/.  Trần Văn Giàu (Chủ biên), Địa chí Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh, Nxb. Thành phố Hồ Chí Minh, 1987, tr. 220.
10/. Fujiwara Riichiro, “Vietnamese Dynasties Policies Toward Chinese Immigrants”.
11/. Acta Asiatica 18 (1970), p. 60.
12/.  Huỳnh Minh, Gia Định Xưa và Nay, Saigon, 1973, tr. 182;
13/. Choi Byung Wook, Vùng đất Nam Bộ dưới thời Minh Mạng, Nxb. Thế giới, Hà Nội, 2011, tr. 65 – 69. 
14/. Quốc sử quán triều, Nguyễn, Đại Nam thực lục, sđd, tr. 185.  Đại Nam liệt truyện, sđd, tr. 560 – 561.
15/.  Từ điển bách khoa Tri thức quốc phòng toàn dân; Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2002.
16/.  Lịch sử Việt Nam từ nguồn gốc đến năm 1884. Nhà xuất bản tổng hợp TP HCM, 2011.
17/. Lịch sử Việt Nam giản yếu, Hà Nội, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 2000.

Vì sao người quân tử không tranh cãi với kẻ tiểu nhân?

Không tranh cãi với kẻ tiểu nhân Khổng Tử có một cậu học trò rất thích tranh luận. Một hôm, người học trò này đến thăm Khổng Tử t...