TỔNG QUAN VỀ THƠ ĐƯỜNG LUẬT
Thơ Đường luật nổi tiếng khắt khe
với niêm luật chặt chẽ và mức độ khó khi làm một bài thơ hoàn chỉnh.
Trong những các thành viên của Huế-Thi Đàn Xướng Họa, có người đã thuần thục thể loại thơ này, song cũng có người tuy chưa thực sự thông thạo nhưng vì yêu mến mà đang có ý định tiếp cận.
Để giúp các bạn có cái nhìn tổng quát về Thơ Đường luật, Ban Quản trị của Huế - Thi Đàn Xướng Họa xin được giới thiệu bài viết do một số tác gia sưu tầm và biên soạn, hy vọng nó sẽ hữu ích đối với những người yêu thích thể loại thơ này.
I- TỔNG QUÁT
Thơ Đường luật hay thơ cận thể là thể thơ đặt ra từ đời nhà Đường (618-907) bên Trung Hoa, khi viết phải theo luật lệ nhất định.
Phân biệt thơ Đường luật và thơ Đường:
- Thơ Đường luật hay thơ luật Đường: là thơ làm theo Thi luật đặt ra từ đời nhà Đường bên Trung Hoa. Sang Việt Nam, Thi luật được gọi là thể thơ Đường luật
- Thơ Đường hay Đường thi: là những bài thơ của các thi sĩ Trung Hoa làm dưới thời nhà Đường, nổi tiếng nhất là 300 bài được gọi là Đường thi tam bách thủ. Trong số đó có một số được làm theo thể thơ Đường luật, số còn lại làm theo các thể thơ khác, phần lớn là thơ cổ phong.
Trong những các thành viên của Huế-Thi Đàn Xướng Họa, có người đã thuần thục thể loại thơ này, song cũng có người tuy chưa thực sự thông thạo nhưng vì yêu mến mà đang có ý định tiếp cận.
Để giúp các bạn có cái nhìn tổng quát về Thơ Đường luật, Ban Quản trị của Huế - Thi Đàn Xướng Họa xin được giới thiệu bài viết do một số tác gia sưu tầm và biên soạn, hy vọng nó sẽ hữu ích đối với những người yêu thích thể loại thơ này.
I- TỔNG QUÁT
Thơ Đường luật hay thơ cận thể là thể thơ đặt ra từ đời nhà Đường (618-907) bên Trung Hoa, khi viết phải theo luật lệ nhất định.
Phân biệt thơ Đường luật và thơ Đường:
- Thơ Đường luật hay thơ luật Đường: là thơ làm theo Thi luật đặt ra từ đời nhà Đường bên Trung Hoa. Sang Việt Nam, Thi luật được gọi là thể thơ Đường luật
- Thơ Đường hay Đường thi: là những bài thơ của các thi sĩ Trung Hoa làm dưới thời nhà Đường, nổi tiếng nhất là 300 bài được gọi là Đường thi tam bách thủ. Trong số đó có một số được làm theo thể thơ Đường luật, số còn lại làm theo các thể thơ khác, phần lớn là thơ cổ phong.
* TỨ TUYỆT VÀ BÁT CÚ
Theo số câu trong bài, thơ Đường luật chia ra làm hai lối: TỨ TUYỆT VÀ BÁT CÚ
- Tứ tuyệt: 7 chữ, 4 câu
- Bát cú: 7 chữ, 8 câu
Trong hai lối ấy, lối bát cú là lối chính. Mà bát cú vần bằng là phổ biến hơn cả.
Theo số câu trong bài, thơ Đường luật chia ra làm hai lối: TỨ TUYỆT VÀ BÁT CÚ
- Tứ tuyệt: 7 chữ, 4 câu
- Bát cú: 7 chữ, 8 câu
Trong hai lối ấy, lối bát cú là lối chính. Mà bát cú vần bằng là phổ biến hơn cả.
1. VẦN (VẬN)
* CÁCH GIEO VẦN:
Có 5 vần gieo ở cuối câu đầu và các câu chẵn, nghĩa là cuối các câu 1, 2, 4, 6, 8.
Suốt bài thơ chỉ gieo một vần (một từ) gọi là độc vận.
* LẠC VẬN VÀ CƯỠNG ÁP:
Làm thơ phải hiệp vận cho đúng. Nếu gieo sai như CÂY đi với HOA là lạc vận (lạc: rụng). Nếu vần gieo gượng thì gọi là cưỡng áp. Hai cách này đều không được cả.
* CÁCH GIEO VẦN:
Có 5 vần gieo ở cuối câu đầu và các câu chẵn, nghĩa là cuối các câu 1, 2, 4, 6, 8.
Suốt bài thơ chỉ gieo một vần (một từ) gọi là độc vận.
* LẠC VẬN VÀ CƯỠNG ÁP:
Làm thơ phải hiệp vận cho đúng. Nếu gieo sai như CÂY đi với HOA là lạc vận (lạc: rụng). Nếu vần gieo gượng thì gọi là cưỡng áp. Hai cách này đều không được cả.
2. ĐỐI
Những câu phải đối trong một bài thơ bát cú, trừ hai câu đầu, hai câu cuối, còn bốn câu giữa cứ hai câu đối nhau: 3 với 4; 5 với 6 (sẽ đề cập chi tiết hơn ở phần sau)
Những câu phải đối trong một bài thơ bát cú, trừ hai câu đầu, hai câu cuối, còn bốn câu giữa cứ hai câu đối nhau: 3 với 4; 5 với 6 (sẽ đề cập chi tiết hơn ở phần sau)
3. LUẬT
Là cách sắp đặt tiếng bằng (B) và tiếng trắc (T) trong các câu của bài thơ. Luật nhất định buộc người làm thơ phải theo đúng mà đặt. Luật được chia ra LUẬT BẰNG VÀ LUẬT TRẮC
* LUẬT BẰNG: Câu đầu tiên của bài thơ bắt đầu bằng hai tiếng bằng
a. Luật bằng vần bằng:
Câu 1: B B T T T B B (v)
Câu 2: T T B B T T B (v)
Câu 3: T T B B B T T
Câu 4: B B T T T B B (v)
Câu 5: B B T T B B T
Câu 6: T T B B T T B (v)
Câu 7: T T B B B T T
Câu 8: B B T T T B B (v)
b. Luật bằng vần trắc
Câu 1: B B T T B B T (v)
Câu 2: T T B B B T T (v)
Câu 3: T T B B T T B
Câu 4: B B T T B B T (v)
Câu 5: B B T T T B B
Câu 6: T T B B B T T (v)
Câu 7: T T B B T T B
Câu 8: B B T T B B T (v)
* LUẬT TRẮC: Câu đầu tiên của bài thơ bắt đầu bằng hai tiếng hai tiếng trắc
a . Luật trắc vần bằng:
Câu 1: T T B B T T B (v)
Câu 2: B B T T T B B (v)
Câu 3: B B T T B B T
Câu 4: T T B B T T B (v)
Câu 5: T T B B B T T
Câu 6: B B T T T B B (v)
Câu 7: B B T T B B T
Câu 8: T T B B T T B (v)
b. Luật trắc vần trắc
Câu 1: T T B B B T T (v)
Câu 2: B B T T B B T (v)
Câu 3: B B T T T B B
Câu 4: T T B B B T T (v)
Câu 5: T T B B T T B
Câu 6: B B T T B B T (v)
Câu 7: B B T T T B B
Câu 8: T T B B B T T (v)
(v; vần, ngoài việc tuân theo luật bằng - trắc, còn phải tuân theo vần)
Là cách sắp đặt tiếng bằng (B) và tiếng trắc (T) trong các câu của bài thơ. Luật nhất định buộc người làm thơ phải theo đúng mà đặt. Luật được chia ra LUẬT BẰNG VÀ LUẬT TRẮC
* LUẬT BẰNG: Câu đầu tiên của bài thơ bắt đầu bằng hai tiếng bằng
a. Luật bằng vần bằng:
Câu 1: B B T T T B B (v)
Câu 2: T T B B T T B (v)
Câu 3: T T B B B T T
Câu 4: B B T T T B B (v)
Câu 5: B B T T B B T
Câu 6: T T B B T T B (v)
Câu 7: T T B B B T T
Câu 8: B B T T T B B (v)
b. Luật bằng vần trắc
Câu 1: B B T T B B T (v)
Câu 2: T T B B B T T (v)
Câu 3: T T B B T T B
Câu 4: B B T T B B T (v)
Câu 5: B B T T T B B
Câu 6: T T B B B T T (v)
Câu 7: T T B B T T B
Câu 8: B B T T B B T (v)
* LUẬT TRẮC: Câu đầu tiên của bài thơ bắt đầu bằng hai tiếng hai tiếng trắc
a . Luật trắc vần bằng:
Câu 1: T T B B T T B (v)
Câu 2: B B T T T B B (v)
Câu 3: B B T T B B T
Câu 4: T T B B T T B (v)
Câu 5: T T B B B T T
Câu 6: B B T T T B B (v)
Câu 7: B B T T B B T
Câu 8: T T B B T T B (v)
b. Luật trắc vần trắc
Câu 1: T T B B B T T (v)
Câu 2: B B T T B B T (v)
Câu 3: B B T T T B B
Câu 4: T T B B B T T (v)
Câu 5: T T B B T T B
Câu 6: B B T T B B T (v)
Câu 7: B B T T T B B
Câu 8: T T B B B T T (v)
(v; vần, ngoài việc tuân theo luật bằng - trắc, còn phải tuân theo vần)
4. THẤT LUẬT
Trong một câu thơ, theo "phân minh" chữ nào đáng là bằng mà đặt tiếng trắc, hoặc đáng trắc mà đặt tiếng bằng, thì gọi là thất luật (sai luật thơ), không được.
Trong một câu thơ, theo "phân minh" chữ nào đáng là bằng mà đặt tiếng trắc, hoặc đáng trắc mà đặt tiếng bằng, thì gọi là thất luật (sai luật thơ), không được.
5. NIÊM
Niêm nghĩa đen là dính với nhau, là sự liên lạc âm luật của hai câu thơ trong một bài thơ Đường luật. Hai câu thơ niêm với nhau khi nào hai chữ đầu câu cùng theo một luật, hoặc cùng là bằng, hoặc cùng là trắc, thành ra bằng niêm với bằng, trắc niêm với trắc. Trong một bài thơ bát cú, những câu sau đây niêm với nhau.
Ví dụ: Một bài thơ luật bằng vần bằng thì:
Câu 1 niêm với 8:
B B T T T B B
Câu 2 niêm với 3:
T T B B T T B
T T B B B T T
Câu 4 niêm với 5:
B B T T T B B
B B T T B B T
Câu 6 niêm với 7:
T T B B T T B
T T B B B T T
Niêm nghĩa đen là dính với nhau, là sự liên lạc âm luật của hai câu thơ trong một bài thơ Đường luật. Hai câu thơ niêm với nhau khi nào hai chữ đầu câu cùng theo một luật, hoặc cùng là bằng, hoặc cùng là trắc, thành ra bằng niêm với bằng, trắc niêm với trắc. Trong một bài thơ bát cú, những câu sau đây niêm với nhau.
Ví dụ: Một bài thơ luật bằng vần bằng thì:
Câu 1 niêm với 8:
B B T T T B B
Câu 2 niêm với 3:
T T B B T T B
T T B B B T T
Câu 4 niêm với 5:
B B T T T B B
B B T T B B T
Câu 6 niêm với 7:
T T B B T T B
T T B B B T T
6. THẤT NIÊM
Trong một bài thơ, nếu cả hai câu thơ đặt sai luật, như đang bắt đầu bằng bằng đặt làm trắc trắc hoặc trái lại thế, làm cho tất cả câu thơ trong bài không niêm với nhau thì gọi là thất niêm (mất sự dính liền), không được.
Trong một bài thơ, nếu cả hai câu thơ đặt sai luật, như đang bắt đầu bằng bằng đặt làm trắc trắc hoặc trái lại thế, làm cho tất cả câu thơ trong bài không niêm với nhau thì gọi là thất niêm (mất sự dính liền), không được.
7. BẤT LUẬN VÀ PHÂN MINH
Để cho khỏi gò bó, dễ sử dụng từ ngữ, trong bài thơ, chữ thứ 1, 3, 5 không cần theo đúng luật bằng trắc: Nhất, tam, ngũ bất luận (tuy nhiên để bài thơ có âm điệu hay thì chữ thứ 5 không nên theo lệ bất luận).
Những chữ thứ 2, 4, 6 buộc phải tuân theo đúng luật bằng trắc: Nhị, tứ, lục phân minh.
Để cho khỏi gò bó, dễ sử dụng từ ngữ, trong bài thơ, chữ thứ 1, 3, 5 không cần theo đúng luật bằng trắc: Nhất, tam, ngũ bất luận (tuy nhiên để bài thơ có âm điệu hay thì chữ thứ 5 không nên theo lệ bất luận).
Những chữ thứ 2, 4, 6 buộc phải tuân theo đúng luật bằng trắc: Nhị, tứ, lục phân minh.
8. KHỔ ĐỘC
Nghĩa là khó đọc, đọc lên trúc trắc không được êm tai. Tuy theo lệ "bất luận" có thể thay đổi mấy chữ trong câu thơ, nhưng đáng trắc mà đổi ra bằng thì bao giờ cũng được, chứ đáng bằng mà đổi ra trắc thì trong vài trường hợp, sự thay đổi ấy làm cho bài thơ khổ độc.
Những trường hợp ấy là: Chữ thứ 3 các câu chẵn và chữ thứ 5 các câu lẻ đáng là bằng mà đổi ra trắc là khổ độc.
Nghĩa là khó đọc, đọc lên trúc trắc không được êm tai. Tuy theo lệ "bất luận" có thể thay đổi mấy chữ trong câu thơ, nhưng đáng trắc mà đổi ra bằng thì bao giờ cũng được, chứ đáng bằng mà đổi ra trắc thì trong vài trường hợp, sự thay đổi ấy làm cho bài thơ khổ độc.
Những trường hợp ấy là: Chữ thứ 3 các câu chẵn và chữ thứ 5 các câu lẻ đáng là bằng mà đổi ra trắc là khổ độc.
9. CÁC BỘ PHẬN TRONG BÀI THƠ
Một bài thơ bát cú giống như bức tranh. Trong cái khung nhất định 8 câu 56 chữ, làm sao vẽ thành một bức tranh hoàn toàn, hình dung được ngoại cảnh của tạo vật hay nội cảnh của tâm giới. Bởi vậy phải sắp đặt các bộ phận cho khéo. Có bốn bộ phận là: Đề, Thực, Luận và Kết.
1- Đề (câu 3-4): gồm có Phá đề (câu 1) là câu mở bài nói lung động cả ý nghĩa trong bài và Thừa đề (câu 2) là câu nối với câu phá mà nói đến đầu bài.
2- Thực, hay Trạng (câu 3-4): là giải thích đầu bài cho rõ ràng. Nếu là thơ tả cảnh thì chọn các cảnh sắc xinh đẹp đặc biệt mà mô tả ra, nếu là thơ tả tình thì đem các tình tự giãi bày ra; nếu là thơ vịnh sử thì lấy công trạng của người mình muốn vịnh mà kể ra.
3- Luận (câu 5-6): là bàn bạc. Nếu là thơ tả cảnh thì nói cảnh ấy xinh đẹp như thế nào; vịnh sử thì hoặc khen hoặc chê, hoặc so sánh người ấy, việc ấy với người khác việc khác.
4- Kết (câu 7-8) là tóm ý nghĩa cả bài mà thắt lại cho mạnh mẽ rắn rỏi, trong đó câu 7 là câu Thúc ,hay Chuyển và câu 8 là câu Hợp.
(Đây là phần Trích từ quyển Văn học Việt Nam của GS Dương Quảng Hàm, viết tại Hà Nội tháng 6 năm 1939).
Một bài thơ bát cú giống như bức tranh. Trong cái khung nhất định 8 câu 56 chữ, làm sao vẽ thành một bức tranh hoàn toàn, hình dung được ngoại cảnh của tạo vật hay nội cảnh của tâm giới. Bởi vậy phải sắp đặt các bộ phận cho khéo. Có bốn bộ phận là: Đề, Thực, Luận và Kết.
1- Đề (câu 3-4): gồm có Phá đề (câu 1) là câu mở bài nói lung động cả ý nghĩa trong bài và Thừa đề (câu 2) là câu nối với câu phá mà nói đến đầu bài.
2- Thực, hay Trạng (câu 3-4): là giải thích đầu bài cho rõ ràng. Nếu là thơ tả cảnh thì chọn các cảnh sắc xinh đẹp đặc biệt mà mô tả ra, nếu là thơ tả tình thì đem các tình tự giãi bày ra; nếu là thơ vịnh sử thì lấy công trạng của người mình muốn vịnh mà kể ra.
3- Luận (câu 5-6): là bàn bạc. Nếu là thơ tả cảnh thì nói cảnh ấy xinh đẹp như thế nào; vịnh sử thì hoặc khen hoặc chê, hoặc so sánh người ấy, việc ấy với người khác việc khác.
4- Kết (câu 7-8) là tóm ý nghĩa cả bài mà thắt lại cho mạnh mẽ rắn rỏi, trong đó câu 7 là câu Thúc ,hay Chuyển và câu 8 là câu Hợp.
(Đây là phần Trích từ quyển Văn học Việt Nam của GS Dương Quảng Hàm, viết tại Hà Nội tháng 6 năm 1939).
II- PHÉP ĐỐI
Câu đối là các câu văn đi song song với nhau từng cặp, ví dụ:
Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ
Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh
Trong bài thơ Đường luật thất ngôn bát cú, bắt buộc phải có đối với nhau giữa các câu 3 và 4, câu 5 và 6.
Muốn câu đối chỉnh và cân, phép đối cần phải hội đủ 3 điều kiện:
- Đối thanh
- Đối ý
- Đối từ loại
Câu đối là các câu văn đi song song với nhau từng cặp, ví dụ:
Thịt mỡ dưa hành câu đối đỏ
Cây nêu tràng pháo bánh chưng xanh
Trong bài thơ Đường luật thất ngôn bát cú, bắt buộc phải có đối với nhau giữa các câu 3 và 4, câu 5 và 6.
Muốn câu đối chỉnh và cân, phép đối cần phải hội đủ 3 điều kiện:
- Đối thanh
- Đối ý
- Đối từ loại
1. ĐỐI THANH
-Bảng luật bằng:
B B T T B B T
T T B B T T B
-Bảng luật trắc:
T T B B B T T
B B T T T B B
Chí ít là các chữ 2,4,6,7 phải theo đúng luật bằng trắc.
-Bảng luật bằng:
B B T T B B T
T T B B T T B
-Bảng luật trắc:
T T B B B T T
B B T T T B B
Chí ít là các chữ 2,4,6,7 phải theo đúng luật bằng trắc.
2. ĐỐI Ý
Ý câu trên và ý câu dưới, hoặc chống nhau, hoặc bổ sung ý nghĩa cho nhau, ví dụ:
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo
Ý câu trên và ý câu dưới, hoặc chống nhau, hoặc bổ sung ý nghĩa cho nhau, ví dụ:
Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt
Ngõ trúc quanh co khách vắng teo
3. ĐỐI TỪ LOẠI
Danh từ >< Danh từ
Danh từ riêng >< Danh từ riêng.
Danh từ chung >< Danh từ chung
Động từ >< Động từ.
Trạng từ >< Trạng từ.
Tính từ >< Tính từ.
Tính từ có nhiều loại, nên:
Gợi hình >< Gợi hình
Màu sắc >< Màu sắc
Mùi vị >< Mùi vị
Tượng thanh >< Tượng thanh
Số lượng >< Số lượng
Mùa tiết >< Mùa tiết
Phương hướng >< Phương hướng
Từ kép >< Từ kép
Từ đơn >< Từ đơn
Thành ngữ >< Thành ngữ
Biệt ngữ >< Biệt ngữ
Hán Việt >< Hán Việt
Nôm (thuần Việt) >< Nôm (thuần Việt)...
2 cặp đối trong thơ Đường luật là tinh hoa của bài thơ. Nó là đặc điểm chính để nhận biết một bài thơ Đường luật. Hai cặp đối này còn giúp đo lường trình độ làm thơ Đường luật của tác giả.
Một bài thơ thất ngôn bát cú mà không có 2 cặp đối ở Thực và Luận thì không phải là một bài thơ Đường luật.
Danh từ >< Danh từ
Danh từ riêng >< Danh từ riêng.
Danh từ chung >< Danh từ chung
Động từ >< Động từ.
Trạng từ >< Trạng từ.
Tính từ >< Tính từ.
Tính từ có nhiều loại, nên:
Gợi hình >< Gợi hình
Màu sắc >< Màu sắc
Mùi vị >< Mùi vị
Tượng thanh >< Tượng thanh
Số lượng >< Số lượng
Mùa tiết >< Mùa tiết
Phương hướng >< Phương hướng
Từ kép >< Từ kép
Từ đơn >< Từ đơn
Thành ngữ >< Thành ngữ
Biệt ngữ >< Biệt ngữ
Hán Việt >< Hán Việt
Nôm (thuần Việt) >< Nôm (thuần Việt)...
2 cặp đối trong thơ Đường luật là tinh hoa của bài thơ. Nó là đặc điểm chính để nhận biết một bài thơ Đường luật. Hai cặp đối này còn giúp đo lường trình độ làm thơ Đường luật của tác giả.
Một bài thơ thất ngôn bát cú mà không có 2 cặp đối ở Thực và Luận thì không phải là một bài thơ Đường luật.
III- PHÉP HỌA THƠ ĐƯỜNG LUẬT
* CÁC THỂ THỨC HỌA THƠ ĐƯỜNG LUẬT
Có 2 thể thức họa thơ Đường luật là: HỌA HẠN VẬN và HỌA PHÓNG VẬN
Có 2 thể thức họa thơ Đường luật là: HỌA HẠN VẬN và HỌA PHÓNG VẬN
1. HỌA HẠN VẬN
Họa hạn vận là phải theo sự hạn
định trước. Người ta ra đề và cho vần nào thì mình phải dùng vần ấy. Thể Họa
hạn vận này khác với thể Họa phóng Vận, vì họa hạn vận không có bài xướng để
dựa theo mà họa, hơn thế nữa, ta phải:
- Diễn tả ý thơ theo đầu đề đã ra sẵn
- Dùng đúng 5 vần hạn định (trong 8 câu) và phải hạ vần đúng theo thứ tự đã hạn định
Ví dụ: Cuộc thi thơ do học giả Phan Kế Bính tổ chức như sau:
Ðầu đề (nội dung) là:
Trống treo ai dám đánh thùng
Bậu không ai dám dở mùng chun vô
5 vần hạn định theo thứ tự là: xô - cô - vô - ô - rô.
Bài thơ sát với đầu đề, hạ đúng 5 vần hạn định, được giải nhất mà tác giả là một thiền sư chân tu! Bài thơ như sau:
Nào phải là ai dám giục xô
Thuận tình trước hết tự nơi cô
Có cho mới dám trao dùi đánh
Không hẹn nào ai đẩy cửa vô
Mảng sướng kể gì thân lễ nghĩa
Ham vui quên hết chuyện dâm ô
Thói hư thuần thước xưa còn lạc
Đừng học làm chi gióng nhảy rô
Còn có một lối hoạ hạn vận rất khó. Hoàng Thứ Lang kể lại một câu chuyện như sau:
Mùa Hè năm 1926, trong dịp thi sĩ Đào Sĩ Nhã đến thăm gia đình họ Phan ở Hưng Yên. Ông khách Đào Sĩ Nhã thách lão thi sĩ Phan Mạnh Danh làm một bài thơ Nôm Đường luật với các điều kiện sau:
- Đầu đề: Xuân Khuê.
- Hạn 5 vần: chờ - hờ - thưa - tơ - thơ.
- Phải dùng 19 chữ: một, hai, ba, bốn, năm, sáu, bảy, tám, chín, mười, trăm, ngàn, vạn, đôi, cặp, nửa, trượng, thước, tấc.
Sau đây là bài thơ Nôm hoạ hạn vận của lão thi sĩ Phan Mạnh Danh:
XUÂN KHUÊ
Một mong hai đợi bốn ba chờ
Mười hẹn đêm trăng tám hững hờ
Nửa gối năm canh gà gáy giục
Tấc mây sáu cánh nhạn tin thưa
Trăm lần cặp mắt đôi hàng lệ
Chín khúc bên lòng vạn mối tơ
Ngàn trượng thành sầu đo thước khó
Biếng đem bảy vẻ dệt nên thơ
(Phan Mạnh Danh)
- Diễn tả ý thơ theo đầu đề đã ra sẵn
- Dùng đúng 5 vần hạn định (trong 8 câu) và phải hạ vần đúng theo thứ tự đã hạn định
Ví dụ: Cuộc thi thơ do học giả Phan Kế Bính tổ chức như sau:
Ðầu đề (nội dung) là:
Trống treo ai dám đánh thùng
Bậu không ai dám dở mùng chun vô
5 vần hạn định theo thứ tự là: xô - cô - vô - ô - rô.
Bài thơ sát với đầu đề, hạ đúng 5 vần hạn định, được giải nhất mà tác giả là một thiền sư chân tu! Bài thơ như sau:
Nào phải là ai dám giục xô
Thuận tình trước hết tự nơi cô
Có cho mới dám trao dùi đánh
Không hẹn nào ai đẩy cửa vô
Mảng sướng kể gì thân lễ nghĩa
Ham vui quên hết chuyện dâm ô
Thói hư thuần thước xưa còn lạc
Đừng học làm chi gióng nhảy rô
Còn có một lối hoạ hạn vận rất khó. Hoàng Thứ Lang kể lại một câu chuyện như sau:
Mùa Hè năm 1926, trong dịp thi sĩ Đào Sĩ Nhã đến thăm gia đình họ Phan ở Hưng Yên. Ông khách Đào Sĩ Nhã thách lão thi sĩ Phan Mạnh Danh làm một bài thơ Nôm Đường luật với các điều kiện sau:
- Đầu đề: Xuân Khuê.
- Hạn 5 vần: chờ - hờ - thưa - tơ - thơ.
- Phải dùng 19 chữ: một, hai, ba, bốn, năm, sáu, bảy, tám, chín, mười, trăm, ngàn, vạn, đôi, cặp, nửa, trượng, thước, tấc.
Sau đây là bài thơ Nôm hoạ hạn vận của lão thi sĩ Phan Mạnh Danh:
XUÂN KHUÊ
Một mong hai đợi bốn ba chờ
Mười hẹn đêm trăng tám hững hờ
Nửa gối năm canh gà gáy giục
Tấc mây sáu cánh nhạn tin thưa
Trăm lần cặp mắt đôi hàng lệ
Chín khúc bên lòng vạn mối tơ
Ngàn trượng thành sầu đo thước khó
Biếng đem bảy vẻ dệt nên thơ
(Phan Mạnh Danh)
2. HỌA PHÓNG VẬN
Họa phóng vận là phỏng theo vần của
bài xướng để họa lại mà các vần trong bài họa phải theo y như các vần trong bài
xướng, còn ý nghĩa thì hoặc phụ theo cho rộng thêm, hoặc trái hẳn lại (phản
đề).
Họa phóng vận còn chia ra 4 hình thức là: Họa nguyên vận, Họa đảo vận, Họa hoán vận và Hoạ tá vận.
a. Hoạ nguyên vận:
Là họa đúng 5 vần của bài xướng và hạ vần cũng đúng y theo thứ tự như cách hạ vần của bài xướng. Trong cách họa nguyên vận thường thì có bao hàm họa ý (hoặc đối ý) và đối luật với bài xướng. Nếu không đối luật được thì cũng có thể họa luật.
b. Hoạ đảo vận:
Là họa ngược thứ tự của 5 vần từ dưới lên trên, thay vì họa nguyên vận là họa từ trên xuống còn họa đảo vận là họa từ dưới lên.
c. Hoạ hoán vận:
Là thay đổi thứ tự vị trí các vần của bài xướng tùy theo ý người họa, sắp xếp lại sao cho vần điệu nghe êm tai hơn cách sắp xếp của bài xướng.
d. Hoạ tá vận:
Tá vận là mượn vần. Họa tá vận là bài họa chỉ mượn 5 vần của bài xướng để làm một bài khác mà nội dung hoàn toàn không liên quan gì đến bài xướng cả. Cách họa này ngày nay hầu hết được người ta làm rất nhiều vì dễ làm.
Họa phóng vận còn chia ra 4 hình thức là: Họa nguyên vận, Họa đảo vận, Họa hoán vận và Hoạ tá vận.
a. Hoạ nguyên vận:
Là họa đúng 5 vần của bài xướng và hạ vần cũng đúng y theo thứ tự như cách hạ vần của bài xướng. Trong cách họa nguyên vận thường thì có bao hàm họa ý (hoặc đối ý) và đối luật với bài xướng. Nếu không đối luật được thì cũng có thể họa luật.
b. Hoạ đảo vận:
Là họa ngược thứ tự của 5 vần từ dưới lên trên, thay vì họa nguyên vận là họa từ trên xuống còn họa đảo vận là họa từ dưới lên.
c. Hoạ hoán vận:
Là thay đổi thứ tự vị trí các vần của bài xướng tùy theo ý người họa, sắp xếp lại sao cho vần điệu nghe êm tai hơn cách sắp xếp của bài xướng.
d. Hoạ tá vận:
Tá vận là mượn vần. Họa tá vận là bài họa chỉ mượn 5 vần của bài xướng để làm một bài khác mà nội dung hoàn toàn không liên quan gì đến bài xướng cả. Cách họa này ngày nay hầu hết được người ta làm rất nhiều vì dễ làm.
* NHỮNG ĐIỂM LƯU Ý
Trong thể thức Họa phóng vận, không được dùng trùng từ đứng trước của 5 vần trong bài xướng. Tức là không được dùng lại chữ thứ 6 ở các câu 1, 2, 4, 6, 8 của bài xướng.
Càng tránh dùng trùng từ trong toàn bài của bài xướng càng tốt, ngoại trừ những từ đặc biệt không thể tránh được.
- Hoạ nguyên vận, hoán vận, đảo vận: dùng vần đồng âm đồng nghĩa (và cùng từ loại).
- Hoạ tá vận: dùng vần đồng âm dị nghĩa (và không cùng từ loại).
Trong thể thức Họa phóng vận, không được dùng trùng từ đứng trước của 5 vần trong bài xướng. Tức là không được dùng lại chữ thứ 6 ở các câu 1, 2, 4, 6, 8 của bài xướng.
Càng tránh dùng trùng từ trong toàn bài của bài xướng càng tốt, ngoại trừ những từ đặc biệt không thể tránh được.
- Hoạ nguyên vận, hoán vận, đảo vận: dùng vần đồng âm đồng nghĩa (và cùng từ loại).
- Hoạ tá vận: dùng vần đồng âm dị nghĩa (và không cùng từ loại).
* PHẦN QUAN TRỌNG TRONG HỌA THƠ
Họa thơ theo thể thức phóng vận (sau đây gọi tắt là họa thơ) bao gồm 3 phần chính quan trọng sau đây:
Đã có một bài thơ sẵn trước gọi là Bài Xướng.
Bài xướng có thể chọn một bài đã có sẵn từ xưa, hoặc một bài do một người làm trước "thách đố" cho người khác đáp lại. Người đáp lại thì bài đó gọi là Bài Họa. Bài họa phải có ít nhất 3 yếu tố quan trọng sau đây:
1. Họa vần:
5 vần tức là 5 tiếng (chữ) cuối của các câu 1, 2, 4, 6, 8 mà người xướng đã ra như thế nào thì người họa phải theo đúng y chang 5 vần đó, không được vì bí hay kẹt mà sửa đổi.
Chỉ cần sai 1 trong 5 vần kể trên thì bài họa coi như bị hỏng, và như vậy gọi là bị Xuất Vận nghĩa là bị ra khỏi vần đã hạn định cho mình, dĩ nhiên bài họa đó bị lỗi.
2. Bài xướng nói lên ý gì thì bài họa cũng phải nói lên ý đó hoặc tán rộng nghĩa ra thêm.
3. Bài xướng gieo luật gì thì bài họa phải đối lại luật đó (trong xướng họa có hàm nghĩa đối đáp). Ví dụ bài xướng luật trắc thì bài họa phải luật bằng và ngược lại.
Ngoài ra bài họa có thể đối ý lại bài xướng, thí dụ bài xướng khen một vấn đề gì thì bài họa có thể chê vấn đề đó (gọi là phản đề, nhưng không bắt buộc).
Tóm lại, 3 yếu tố trên là cần thiết cho 1 bài họa xuất sắc.
Sau đây là một ví dụ về xướng họa điển hình để làm mẫu. Hai bài này nổi tiếng trong văn học Việt Nam.
Bài xướng:
TÔN PHU NHÂN QUY THỤC
Cật ngựa thanh gươm vẹn chữ tòng
Ngàn thu rạng tiết gái Giang Đông
Lìa Ngô bịn rịn chòm mây bạc
Về Hán trau tria mảnh má hồng
Son phấn thà cam dày gió bụi
Đá vàng chi để thẹn non sông
Ai về nhắn với Châu Công Cẩn
Thà mất lòng anh được bụng chồng
(Tôn Thọ Tường)
Bài họa:
TÔN PHU NHÂN QUY THỤC
Cài trâm sửa áo vẹn câu tòng
Mặt ngả trời chiều biệt cõi Đông
Ngút tỏa trời Ngô ùn sắc trắng
Duyên về đất Thục đượm màu hồng
Hai vai tơ tóc bền trời đất
Một gánh cương thường nặng núi sông
Anh hỡi Tôn Quyền anh có biết
Trai ngay thờ chúa gái thờ chồng
(Phan Văn Trị)
Họa thơ theo thể thức phóng vận (sau đây gọi tắt là họa thơ) bao gồm 3 phần chính quan trọng sau đây:
Đã có một bài thơ sẵn trước gọi là Bài Xướng.
Bài xướng có thể chọn một bài đã có sẵn từ xưa, hoặc một bài do một người làm trước "thách đố" cho người khác đáp lại. Người đáp lại thì bài đó gọi là Bài Họa. Bài họa phải có ít nhất 3 yếu tố quan trọng sau đây:
1. Họa vần:
5 vần tức là 5 tiếng (chữ) cuối của các câu 1, 2, 4, 6, 8 mà người xướng đã ra như thế nào thì người họa phải theo đúng y chang 5 vần đó, không được vì bí hay kẹt mà sửa đổi.
Chỉ cần sai 1 trong 5 vần kể trên thì bài họa coi như bị hỏng, và như vậy gọi là bị Xuất Vận nghĩa là bị ra khỏi vần đã hạn định cho mình, dĩ nhiên bài họa đó bị lỗi.
2. Bài xướng nói lên ý gì thì bài họa cũng phải nói lên ý đó hoặc tán rộng nghĩa ra thêm.
3. Bài xướng gieo luật gì thì bài họa phải đối lại luật đó (trong xướng họa có hàm nghĩa đối đáp). Ví dụ bài xướng luật trắc thì bài họa phải luật bằng và ngược lại.
Ngoài ra bài họa có thể đối ý lại bài xướng, thí dụ bài xướng khen một vấn đề gì thì bài họa có thể chê vấn đề đó (gọi là phản đề, nhưng không bắt buộc).
Tóm lại, 3 yếu tố trên là cần thiết cho 1 bài họa xuất sắc.
Sau đây là một ví dụ về xướng họa điển hình để làm mẫu. Hai bài này nổi tiếng trong văn học Việt Nam.
Bài xướng:
TÔN PHU NHÂN QUY THỤC
Cật ngựa thanh gươm vẹn chữ tòng
Ngàn thu rạng tiết gái Giang Đông
Lìa Ngô bịn rịn chòm mây bạc
Về Hán trau tria mảnh má hồng
Son phấn thà cam dày gió bụi
Đá vàng chi để thẹn non sông
Ai về nhắn với Châu Công Cẩn
Thà mất lòng anh được bụng chồng
(Tôn Thọ Tường)
Bài họa:
TÔN PHU NHÂN QUY THỤC
Cài trâm sửa áo vẹn câu tòng
Mặt ngả trời chiều biệt cõi Đông
Ngút tỏa trời Ngô ùn sắc trắng
Duyên về đất Thục đượm màu hồng
Hai vai tơ tóc bền trời đất
Một gánh cương thường nặng núi sông
Anh hỡi Tôn Quyền anh có biết
Trai ngay thờ chúa gái thờ chồng
(Phan Văn Trị)
* HÀM Ý TRONG XƯỚNG HỌA
Xướng hoạ thơ Đường luật là có hàm ý đối hoạ ở trong đó.
Người ta xướng ra mình phải đối đáp lại, vì vậy nếu chỉ một bài xướng và một bài hoạ thì bài hoạ bắt buộc phải đối luật với bài xướng.
Trường hợp bất khả kháng không thể đối luật được thì có thể châm chước hoạ đồng luật, nhưng bài hoạ đồng luật sẽ bị giảm giá trị vì không đáp ứng thể thức xướng hoạ đúng cách.
Bắt đầu những bài hoạ sau đó (nếu có) thì có thể dùng luật gì cũng được.
Không được dùng lại chữ thứ 6 (chữ kế cuối) trong các câu cước vận (câu 1, 2, 4, 6, 8) của bài xướng và tất cả những bài đã hoạ trước. Nếu dùng lại chữ kế cuối là phạm nguyên tắc "khắc lục", là lỗi cấm kỵ trong họa vần thơ Đường luật.
5 chữ vần của bài hoạ không được khác nghĩa với 5 chữ vần của bài xướng.
Coi như bài hoạ là bản copy những nét căn bản về ý và vần của bài xướng, vì vậy bài họa phải cùng một tựa đề với bài xướng.
Hoạ thơ là "vẽ lại" hình ảnh của bài xướng cho nên phải trung thực với bài xướng về ý cũng như vần.
Hoạ sai ý bài xướng là không đạt.
Hoạ sai bất cứ chữ vần nào của bài xướng gọi là xuất vận: không đạt. Xuất vận là đi ra khỏi sự hạn định về vần của bài xướng.
Hoạ sai nghĩa bất cứ chữ vần nào của bài xướng gọi là xuất ý: không đạt. Xuất ý là đi ra khỏi ý nghĩa chữ vần của bài xướng.
Hoạ thơ Đường luật đúng cách rất khó.
Khi bạn bè (thi hữu) chung vui xướng họa với nhau, có thể dùng thể thức Họa tá vận (tức là mượn vần) để hoạ những vần tử vận và tử ý. Cách này không đạt nhưng cốt là để cùng nhau vui vẻ mà thôi. Nhưng cũng không nên đi xa thi đề (nội dung của bài xướng).
Lấy ví dụ tử vận xót xa không thể nào họa nguyên vận theo chính họa được. Chúng ta có thể họa tá vận (mượn vần) theo bàng họa là xa xa, từ xa, đàng xa v.v... chẳng hạn. Dĩ nhiên là sai nghĩa của chữ xót xa rồi (bởi vậy mới bị xuất ý: không đạt), nhưng cốt để cùng nhau vui vẻ mà thôi.
Thông vận, bàng đối và bàng hoạ... không xuất sắc.
Làm thơ, nếu dùng thông vận thì nên dùng cận vận mà không nên dùng viễn vận. Viễn vận và cưỡng vận không hay, hạn chế dùng.
(Hoàng Thứ Lang sưu tầm và biên soạn).
Xướng hoạ thơ Đường luật là có hàm ý đối hoạ ở trong đó.
Người ta xướng ra mình phải đối đáp lại, vì vậy nếu chỉ một bài xướng và một bài hoạ thì bài hoạ bắt buộc phải đối luật với bài xướng.
Trường hợp bất khả kháng không thể đối luật được thì có thể châm chước hoạ đồng luật, nhưng bài hoạ đồng luật sẽ bị giảm giá trị vì không đáp ứng thể thức xướng hoạ đúng cách.
Bắt đầu những bài hoạ sau đó (nếu có) thì có thể dùng luật gì cũng được.
Không được dùng lại chữ thứ 6 (chữ kế cuối) trong các câu cước vận (câu 1, 2, 4, 6, 8) của bài xướng và tất cả những bài đã hoạ trước. Nếu dùng lại chữ kế cuối là phạm nguyên tắc "khắc lục", là lỗi cấm kỵ trong họa vần thơ Đường luật.
5 chữ vần của bài hoạ không được khác nghĩa với 5 chữ vần của bài xướng.
Coi như bài hoạ là bản copy những nét căn bản về ý và vần của bài xướng, vì vậy bài họa phải cùng một tựa đề với bài xướng.
Hoạ thơ là "vẽ lại" hình ảnh của bài xướng cho nên phải trung thực với bài xướng về ý cũng như vần.
Hoạ sai ý bài xướng là không đạt.
Hoạ sai bất cứ chữ vần nào của bài xướng gọi là xuất vận: không đạt. Xuất vận là đi ra khỏi sự hạn định về vần của bài xướng.
Hoạ sai nghĩa bất cứ chữ vần nào của bài xướng gọi là xuất ý: không đạt. Xuất ý là đi ra khỏi ý nghĩa chữ vần của bài xướng.
Hoạ thơ Đường luật đúng cách rất khó.
Khi bạn bè (thi hữu) chung vui xướng họa với nhau, có thể dùng thể thức Họa tá vận (tức là mượn vần) để hoạ những vần tử vận và tử ý. Cách này không đạt nhưng cốt là để cùng nhau vui vẻ mà thôi. Nhưng cũng không nên đi xa thi đề (nội dung của bài xướng).
Lấy ví dụ tử vận xót xa không thể nào họa nguyên vận theo chính họa được. Chúng ta có thể họa tá vận (mượn vần) theo bàng họa là xa xa, từ xa, đàng xa v.v... chẳng hạn. Dĩ nhiên là sai nghĩa của chữ xót xa rồi (bởi vậy mới bị xuất ý: không đạt), nhưng cốt để cùng nhau vui vẻ mà thôi.
Thông vận, bàng đối và bàng hoạ... không xuất sắc.
Làm thơ, nếu dùng thông vận thì nên dùng cận vận mà không nên dùng viễn vận. Viễn vận và cưỡng vận không hay, hạn chế dùng.
(Hoàng Thứ Lang sưu tầm và biên soạn).
IV- LUẬT VỀ ĐIỆU THƠ
Điệu thơ là cách xếp đặt các tiếng
trong câu thơ sao cho êm tai, dễ đọc, để bài thơ có âm hưởng du dương trầm bổng
như nhạc điệu.
Điệu thơ gồm có 3 phần chính:
1. NHỊP ĐIỆU:
Thơ Đường luật nhịp chẵn, ngắt nhịp 2 hoặc 4 tiếng trọn nghĩa (2-2-3 hoặc 4-3), nhưng đôi khi cũng có thể làm nhịp 3-4 theo dụng ý tác giả.
2. ÂM ĐIỆU:
Nên làm theo chính luật để bài thơ có âm điệu êm tai trầm bổng.
3. VẦN ĐIỆU:
Nên gieo vần ở cuối các câu 1-2-4-6-8 xen kẽ tiếng không có dấu với tiếng có dấu huyền để bài thơ khi đọc lên nghe du dương trầm bổng như điệu nhạc.
(Hoàng Thứ Lang sưu tầm và biên soạn).
Điệu thơ gồm có 3 phần chính:
1. NHỊP ĐIỆU:
Thơ Đường luật nhịp chẵn, ngắt nhịp 2 hoặc 4 tiếng trọn nghĩa (2-2-3 hoặc 4-3), nhưng đôi khi cũng có thể làm nhịp 3-4 theo dụng ý tác giả.
2. ÂM ĐIỆU:
Nên làm theo chính luật để bài thơ có âm điệu êm tai trầm bổng.
3. VẦN ĐIỆU:
Nên gieo vần ở cuối các câu 1-2-4-6-8 xen kẽ tiếng không có dấu với tiếng có dấu huyền để bài thơ khi đọc lên nghe du dương trầm bổng như điệu nhạc.
(Hoàng Thứ Lang sưu tầm và biên soạn).
V- ĐỐI NGẪU TRONG THƠ ĐƯỜNG
* ĐỐI NGẪU
- VẺ ĐẸP ĐẶC SẮC, MỘT TRONG NHỮNG ĐIỀU KIỆN
CẦN VÀ ĐỦ CỦA THƠ ĐƯỜNG LUẬT
Người sáng tác thơ luật Đường khi bắt gặp một cảnh huống thơ, hồn thơ đang dào dạt, bao nhiêu ý tứ cứ trào ra, vội phô diễn nó lên giấy mực. Chưa xong. người sáng tác thơ còn phải cô đúc, dồn nén, sao cho số câu, số chữ phải đúng theo luật; số chữ trong bài có thanh trắc phải xấp xỉ số thanh bằng. Nếu ta gọi chữ có thanh bằng là số (+), chữ có thanh trắc là số (-), thì luật âm dương này thăng giáng bù trừ sát sao đến từng liên thơ, đến cả bài thơ. Đó chính là điều hé mở khái niệm về sự cân bằng, có ý nghĩa triết học cổ phương Đông nằm trong hình thức thơ Đường luật.
- Ý nghĩa triết học nêu trên còn thể hiện rõ ở phép đối ngẫu.
Trong một liên thơ (hai câu) được gọi là có đối, thì câu trước, nó như tung, câu sau nó như hứng, nó nương vào nhau làm cho ý thơ thêm mạch lạc.
Vậy nên, người xưa đã đưa đối ngẫu vào thể thơ này như một điều bắt buộc.
Từ đầu thế kỷ trước, đối mặt với sự thắng thế của phong trào thơ mới, Vũ Hoàng Chương, một nhà thơ thành danh, không nỡ bỏ hẳn thơ Đường luật, ông đã sáng tác nhiều bài thơ không đối, chỉ giữ lại có luật hạn câu, hạn chữ, hạn vận, hạn bằng trắc. Vũ Hoàng Chương xem những bài thơ đó chỉ là một thực nghiệm. Sau đó, song song với việc sáng tác thơ mới, ông còn sáng tác nhiều bài thơ luật nghiêm chỉnh khác (như bài đa thủ “Giấc mơ tái tạo”).
Chúng ta nay một khi đã gửi hồn cho thể thơ Đường luật thì đừng có bao giờ bực bội giữa khi đang có hồn thơ lai láng, lại bị nghẽn bởi hai cặp đối ở hai cặp câu thực, luận và nóng vội cho rằng: làm gì mà phải đối chặt chẽ vậy.
- Đối ngẫu trong thơ đường luật bát cú, thất ngôn, ngũ ngôn nói tổng quát là có 2 phép: phép chỉnh đối và phép khoan đối.
Dưới đây chúng tôi xin được trao đổi về 2 phép đối này. Các ví dụ được nêu ra để phân tích, chúng tôi lấy từ một số bài thơ đã in trong “Thơ Đường quê lụa” tập 5, NXB Văn hóa Dân tộc, 2008.
Người sáng tác thơ luật Đường khi bắt gặp một cảnh huống thơ, hồn thơ đang dào dạt, bao nhiêu ý tứ cứ trào ra, vội phô diễn nó lên giấy mực. Chưa xong. người sáng tác thơ còn phải cô đúc, dồn nén, sao cho số câu, số chữ phải đúng theo luật; số chữ trong bài có thanh trắc phải xấp xỉ số thanh bằng. Nếu ta gọi chữ có thanh bằng là số (+), chữ có thanh trắc là số (-), thì luật âm dương này thăng giáng bù trừ sát sao đến từng liên thơ, đến cả bài thơ. Đó chính là điều hé mở khái niệm về sự cân bằng, có ý nghĩa triết học cổ phương Đông nằm trong hình thức thơ Đường luật.
- Ý nghĩa triết học nêu trên còn thể hiện rõ ở phép đối ngẫu.
Trong một liên thơ (hai câu) được gọi là có đối, thì câu trước, nó như tung, câu sau nó như hứng, nó nương vào nhau làm cho ý thơ thêm mạch lạc.
Vậy nên, người xưa đã đưa đối ngẫu vào thể thơ này như một điều bắt buộc.
Từ đầu thế kỷ trước, đối mặt với sự thắng thế của phong trào thơ mới, Vũ Hoàng Chương, một nhà thơ thành danh, không nỡ bỏ hẳn thơ Đường luật, ông đã sáng tác nhiều bài thơ không đối, chỉ giữ lại có luật hạn câu, hạn chữ, hạn vận, hạn bằng trắc. Vũ Hoàng Chương xem những bài thơ đó chỉ là một thực nghiệm. Sau đó, song song với việc sáng tác thơ mới, ông còn sáng tác nhiều bài thơ luật nghiêm chỉnh khác (như bài đa thủ “Giấc mơ tái tạo”).
Chúng ta nay một khi đã gửi hồn cho thể thơ Đường luật thì đừng có bao giờ bực bội giữa khi đang có hồn thơ lai láng, lại bị nghẽn bởi hai cặp đối ở hai cặp câu thực, luận và nóng vội cho rằng: làm gì mà phải đối chặt chẽ vậy.
- Đối ngẫu trong thơ đường luật bát cú, thất ngôn, ngũ ngôn nói tổng quát là có 2 phép: phép chỉnh đối và phép khoan đối.
Dưới đây chúng tôi xin được trao đổi về 2 phép đối này. Các ví dụ được nêu ra để phân tích, chúng tôi lấy từ một số bài thơ đã in trong “Thơ Đường quê lụa” tập 5, NXB Văn hóa Dân tộc, 2008.
* PHÉP CHỈNH ĐỐI
Nguyễn Thu Hà, người trẻ tuổi nhất
của CLB, trong bài “Duyên quê”, cặp thực, đối như sau:
Anh nắm bàn tay thon ấm áp,
Em cười đôi mắt sáng long lanh.
Thật là chỉnh, thật là chính danh: anh với em, bàn tay với đôi mắt (Danh từ đối với Danh từ), Thon với sáng (Tính từ đối với nhau), ấm áp với long lanh (Trạng từ láy đối nhau). Hai câu thơ tình đằm thắm đến thế mà lại không thấy lả lơi. Thu Hà đã huy động phép đối rất nghiêm để đạt hiệu quả.
Hạnh Anh (Đỗ Biện), trong bài “Đêm thu” cặp luận đối như sau:
Hoa cúc bâng khuâng ly rượu ngát
Hoa nhài thao thức chút hương phôi.
Cặp đối chính danh này rất nghiêm về thể thức, nhưng lại rất hào hoa.
Cụ Tạ Đăng Viên, ngoại 80, có bài “Tự thọ” rất hóm hỉnh, cụ có cặp luận:
Kính mắt gà đeo tròng chấp chới
Gậy càng cua chống bước lon ton.
Bằng hai câu đối chặt chẽ, như vẽ nên, như trông thấy một cụ đại thọ nhanh nhảu hồn nhiên trước mắt ta.
Anh nắm bàn tay thon ấm áp,
Em cười đôi mắt sáng long lanh.
Thật là chỉnh, thật là chính danh: anh với em, bàn tay với đôi mắt (Danh từ đối với Danh từ), Thon với sáng (Tính từ đối với nhau), ấm áp với long lanh (Trạng từ láy đối nhau). Hai câu thơ tình đằm thắm đến thế mà lại không thấy lả lơi. Thu Hà đã huy động phép đối rất nghiêm để đạt hiệu quả.
Hạnh Anh (Đỗ Biện), trong bài “Đêm thu” cặp luận đối như sau:
Hoa cúc bâng khuâng ly rượu ngát
Hoa nhài thao thức chút hương phôi.
Cặp đối chính danh này rất nghiêm về thể thức, nhưng lại rất hào hoa.
Cụ Tạ Đăng Viên, ngoại 80, có bài “Tự thọ” rất hóm hỉnh, cụ có cặp luận:
Kính mắt gà đeo tròng chấp chới
Gậy càng cua chống bước lon ton.
Bằng hai câu đối chặt chẽ, như vẽ nên, như trông thấy một cụ đại thọ nhanh nhảu hồn nhiên trước mắt ta.
* PHÉP KHOAN ĐỐI
Để cho một chùm thơ, một tập thơ
không bị đơn điệu về hình thức đối ngẫu, người xưa đã đưa ra nhiều phép đối ngẫu
linh hoạt hơn.
1. LƯU THUỶ ĐỐI:
Ví dụ:
Còn chăng lời hẹn bên trang sách,
Hay đã tàn theo ánh lửa đèn.
Theo quy tắc chiếu chữ thì hai câu này là bất đối. Nhưng lại xét: Hai câu thơ có cấu trúc ngữ pháp giống nhau; mạch ý câu trên trôi chảy như nước, được tràn sang câu dưới làm lọn nghĩa cho câu trên. Đó là phép Lưu thủy đối.
Tất cả các liên thơ mà câu trên bắt đầu bằng mấy chữ tương tự như: còn chăng…, đã sinh…, bỗng dưng…, ứng với đầu câu dưới là các chữ tương tự như: hay đã…, phải có…, mà để…, v.v. thì liên thơ đó đã theo phép đối nói trên.
2. TÁ TỰ ĐỐI:
Ví dụ:
Nghèo sạch, thanh danh nên gắng giữ
Giầu sang, khó tính chớ nên chơi.
Câu trên, “thanh danh” là danh từ, câu dưới “khó tính” là tính từ, xét thế thì quả là bất đối. Nhưng nếu theo tiếng (không theo nghĩa thật), thì chữ “khó”, chữ “thanh” lại là tính từ; Chữ “danh” và chữ “tính” lại là danh từ. Xét theo cách này thì chúng lại đối chặt chẽ với nhau. Phép đối này người ta lợi dụng sự đồng âm dị nghĩa để Tá tự đối (như: hai mái trống tung đành chịu dột/ tám giờ chuông điểm phải nằm co – của Tú xương).
3. SỐ TỰ ĐỐI gắn với TÁ TỰ ĐỐI.
Ví dụ:
Học bẩy nghề còn lo thất nghiệp
Làm ba vụ vẫn đói tư mùa.
Hơi tiếc, ở câu dưới viết: ba vụ đối với tư mùa, tuy là đúng có nội đối ở trong câu, nhưng không hay bằng câu trên: bẩy cái nghề và thất (mất) cái nghiệp. Câu dưới, nếu không vì luật bằng trắc, mà viết là: “Làm tư vụ vẫn đói tứ mùa”, thì câu đối này được xếp vào hạng tuyệt diệu. Phép đối này được xem như là phép số tự đối có kèm theo lối chơi chữ (có thể liên hệ đến: nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc - Bà Huyện Thanh Quan).
4. CÚ TRUNG ĐỐI:
Ví dụ:
Màn trời chiếu đất con người khổ
Nước vật thuyền xơ cá biển nghèo.
Nếu câu trên, câu dưới cứ chiếu từng chữ lên nhau, thì hai câu này cũng bất đối. Nhưng xét nội bộ từng câu, thì lại thấy: màn trời đối với chiếu đất; nước vật đối với thuyền xơ; đuôi câu trên (con người khổ) đối rất chặt với đuôi câu dưới (cá biển nghèo). Lấy câu có nội đối để đối nhau thì lại rất cân bằng. Đây là cú trung đối.
Tuy nhiên còn một số phép đối khác chúng ta ít vận dụng, xin được dẫn ra đây để cùng tham khảo.
Lấy của đánh người, quân tệ nhỉ?
Xương gà da cóc, có đau không?
(Nguyễn Khuyến)
Càng nóng bao nhiêu thời càng mát
Yêu đêm chưa phỉ lại yêu ngày
(Hồ Xuân Hương)
Công đức tu hành, sư có lọng
Xu hào rủng rỉnh, mán ngồi xe.
(Tú Xương)
Chúng ta để ý: Cụ Nguyễn Khuyến cũng như nữ sỹ Xuân Hương đã tổ chức từ ngữ ở từng câu, để câu nào cũng có tiểu đối, nhưng ta không xếp hai liên đối nêu trên vào phép Cú trung đối, vì ngoài phần có tiểu đối, trong từng câu còn có phần bất đối. Do đó hai liên thơ trên chúng ta quy vào phép Tựu cú đối.
Trong câu của Tú Xương, ông Tú đã đem cả hai cụm từ như hai thành ngữ để chọi nhau: công đức tu hành chọi với xu hào rủng rỉnh. Mặt khác đuôi của từng câu lại đối rất chặt với nhau: sư có lọng đối với mán ngồi xe. Phân tích đặc điểm này để kết luận: đây cũng là phép Tựu cú đối như a và b. Cú trung đối và Tựu cú đối, có dạng thức ngữ pháp của câu văn na ná như nhau, nên còn có tên chung là Đương đối.
5. GIAO CỔ ĐỐI:
Cụ Trần Tuấn Ngọc, trong bài “Tự nhủ” có câu luận:
Chân bước vững, đường chiều khấp khểnh
Rừng cây rậm rạp, trúc vươn cao.
Đây chính là phép Giao cổ đối: chân bước vững đối chéo xuống với trúc vươn cao, và rừng cây rậm rạp đối chéo lên với đường chiều khấp khểnh.
6. BẤT ĐỐI CHI ĐỐI:
Trong buổi lễ tế “Trận vong tướng sỹ” thế kỷ 19, quan tổng trấn Nguyễn Văn Thành có sai trưng câu đối chữ Hán (nay dịch nghĩa) như sau:
Bóng chiều đã ngả đâu quê cũ
Xưa nay chinh chiến mấy ai về.
Câu trên lấy từ thơ Thôi Hiệu, bài Hoàng Hạc Lâu. Câu dưới lấy từ thơ Vương Hàn, bài Lương Châu Từ.
Cái hay của đôi câu đối này là: Ghép hai câu thơ khác nhau của hai tác giả mà câu đối vẫn hiệp chung một tình ý. Câu 1 có đại ý là cảm thán tình cảnh, câu hai có đại ý là an ủi vong linh. Thật là quá hợp với nội dung Tế Trận Vong Tướng Sỹ. Đây là phép bất đối chi đối, lấy cái không đối để đối, không lệ thuộc vào mặt chữ mà chỉ chú trọng đến ý. Ý phải đối nhau, cấu trúc ngữ pháp phải song song đồng dạng với nhau.
Những bậc cao niên khuyên rằng, nếu một khi ta chưa thật thạo về các phép đối, thì chỉ nên sử dụng các phép chỉnh đối, lưu thủy đối, cú trung đối. Còn các phép đối khác, chúng ta hãy chỉ làm quen, giúp chúng ta nhận biết được các dạng thức đối khác nhau.
Vẫn phải thưa thêm: các phép đối thơ, dù ở dạng thức nào đều phải hội đủ 3 đặc điểm:
- Đối ý. ý câu trên và câu dưới, hoặc chống nhau, hoặc bổ sung ý nghĩa cho nhau.
- Đối thanh âm, chí ít là các chữ nằm ở vị trí 2, 4, 6, 7 (Thơ thất ngôn) và 2, 4, 5 (Thơ ngũ ngôn) nhất thiết phải tuân theo luật bằng trắc.
- Đối từ loại,phải nắm được các phép biến đổi từ loại ở các ngữ cảnh khác nhau. Tuy nhiên, cũng có phép đối không yêu cầu đối từ loại như theo phép chiếu chữ, mà ở đó lại có sự xoay chiều để đối chéo cho nhau.
Trong một bài thơ, những cặp đối ở các câu thực, luận chính là vẻ đẹp đặc sắc, và là một trong những điều kiện cần và đủ để nhận ra đó là một bài thơ Luật đường. Đọc thơ Đường luật mà không có đối thì chẳng khác gì “Ăn bánh nướng trung thu mà không có nhân thập cẩm” thật là nhạt nhẽo và vô vị.
(Trích của Nguyễn Văn Thụ - Chủ nhiệm CLB Thơ Đường Hà Nội).
1. LƯU THUỶ ĐỐI:
Ví dụ:
Còn chăng lời hẹn bên trang sách,
Hay đã tàn theo ánh lửa đèn.
Theo quy tắc chiếu chữ thì hai câu này là bất đối. Nhưng lại xét: Hai câu thơ có cấu trúc ngữ pháp giống nhau; mạch ý câu trên trôi chảy như nước, được tràn sang câu dưới làm lọn nghĩa cho câu trên. Đó là phép Lưu thủy đối.
Tất cả các liên thơ mà câu trên bắt đầu bằng mấy chữ tương tự như: còn chăng…, đã sinh…, bỗng dưng…, ứng với đầu câu dưới là các chữ tương tự như: hay đã…, phải có…, mà để…, v.v. thì liên thơ đó đã theo phép đối nói trên.
2. TÁ TỰ ĐỐI:
Ví dụ:
Nghèo sạch, thanh danh nên gắng giữ
Giầu sang, khó tính chớ nên chơi.
Câu trên, “thanh danh” là danh từ, câu dưới “khó tính” là tính từ, xét thế thì quả là bất đối. Nhưng nếu theo tiếng (không theo nghĩa thật), thì chữ “khó”, chữ “thanh” lại là tính từ; Chữ “danh” và chữ “tính” lại là danh từ. Xét theo cách này thì chúng lại đối chặt chẽ với nhau. Phép đối này người ta lợi dụng sự đồng âm dị nghĩa để Tá tự đối (như: hai mái trống tung đành chịu dột/ tám giờ chuông điểm phải nằm co – của Tú xương).
3. SỐ TỰ ĐỐI gắn với TÁ TỰ ĐỐI.
Ví dụ:
Học bẩy nghề còn lo thất nghiệp
Làm ba vụ vẫn đói tư mùa.
Hơi tiếc, ở câu dưới viết: ba vụ đối với tư mùa, tuy là đúng có nội đối ở trong câu, nhưng không hay bằng câu trên: bẩy cái nghề và thất (mất) cái nghiệp. Câu dưới, nếu không vì luật bằng trắc, mà viết là: “Làm tư vụ vẫn đói tứ mùa”, thì câu đối này được xếp vào hạng tuyệt diệu. Phép đối này được xem như là phép số tự đối có kèm theo lối chơi chữ (có thể liên hệ đến: nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc - Bà Huyện Thanh Quan).
4. CÚ TRUNG ĐỐI:
Ví dụ:
Màn trời chiếu đất con người khổ
Nước vật thuyền xơ cá biển nghèo.
Nếu câu trên, câu dưới cứ chiếu từng chữ lên nhau, thì hai câu này cũng bất đối. Nhưng xét nội bộ từng câu, thì lại thấy: màn trời đối với chiếu đất; nước vật đối với thuyền xơ; đuôi câu trên (con người khổ) đối rất chặt với đuôi câu dưới (cá biển nghèo). Lấy câu có nội đối để đối nhau thì lại rất cân bằng. Đây là cú trung đối.
Tuy nhiên còn một số phép đối khác chúng ta ít vận dụng, xin được dẫn ra đây để cùng tham khảo.
Lấy của đánh người, quân tệ nhỉ?
Xương gà da cóc, có đau không?
(Nguyễn Khuyến)
Càng nóng bao nhiêu thời càng mát
Yêu đêm chưa phỉ lại yêu ngày
(Hồ Xuân Hương)
Công đức tu hành, sư có lọng
Xu hào rủng rỉnh, mán ngồi xe.
(Tú Xương)
Chúng ta để ý: Cụ Nguyễn Khuyến cũng như nữ sỹ Xuân Hương đã tổ chức từ ngữ ở từng câu, để câu nào cũng có tiểu đối, nhưng ta không xếp hai liên đối nêu trên vào phép Cú trung đối, vì ngoài phần có tiểu đối, trong từng câu còn có phần bất đối. Do đó hai liên thơ trên chúng ta quy vào phép Tựu cú đối.
Trong câu của Tú Xương, ông Tú đã đem cả hai cụm từ như hai thành ngữ để chọi nhau: công đức tu hành chọi với xu hào rủng rỉnh. Mặt khác đuôi của từng câu lại đối rất chặt với nhau: sư có lọng đối với mán ngồi xe. Phân tích đặc điểm này để kết luận: đây cũng là phép Tựu cú đối như a và b. Cú trung đối và Tựu cú đối, có dạng thức ngữ pháp của câu văn na ná như nhau, nên còn có tên chung là Đương đối.
5. GIAO CỔ ĐỐI:
Cụ Trần Tuấn Ngọc, trong bài “Tự nhủ” có câu luận:
Chân bước vững, đường chiều khấp khểnh
Rừng cây rậm rạp, trúc vươn cao.
Đây chính là phép Giao cổ đối: chân bước vững đối chéo xuống với trúc vươn cao, và rừng cây rậm rạp đối chéo lên với đường chiều khấp khểnh.
6. BẤT ĐỐI CHI ĐỐI:
Trong buổi lễ tế “Trận vong tướng sỹ” thế kỷ 19, quan tổng trấn Nguyễn Văn Thành có sai trưng câu đối chữ Hán (nay dịch nghĩa) như sau:
Bóng chiều đã ngả đâu quê cũ
Xưa nay chinh chiến mấy ai về.
Câu trên lấy từ thơ Thôi Hiệu, bài Hoàng Hạc Lâu. Câu dưới lấy từ thơ Vương Hàn, bài Lương Châu Từ.
Cái hay của đôi câu đối này là: Ghép hai câu thơ khác nhau của hai tác giả mà câu đối vẫn hiệp chung một tình ý. Câu 1 có đại ý là cảm thán tình cảnh, câu hai có đại ý là an ủi vong linh. Thật là quá hợp với nội dung Tế Trận Vong Tướng Sỹ. Đây là phép bất đối chi đối, lấy cái không đối để đối, không lệ thuộc vào mặt chữ mà chỉ chú trọng đến ý. Ý phải đối nhau, cấu trúc ngữ pháp phải song song đồng dạng với nhau.
Những bậc cao niên khuyên rằng, nếu một khi ta chưa thật thạo về các phép đối, thì chỉ nên sử dụng các phép chỉnh đối, lưu thủy đối, cú trung đối. Còn các phép đối khác, chúng ta hãy chỉ làm quen, giúp chúng ta nhận biết được các dạng thức đối khác nhau.
Vẫn phải thưa thêm: các phép đối thơ, dù ở dạng thức nào đều phải hội đủ 3 đặc điểm:
- Đối ý. ý câu trên và câu dưới, hoặc chống nhau, hoặc bổ sung ý nghĩa cho nhau.
- Đối thanh âm, chí ít là các chữ nằm ở vị trí 2, 4, 6, 7 (Thơ thất ngôn) và 2, 4, 5 (Thơ ngũ ngôn) nhất thiết phải tuân theo luật bằng trắc.
- Đối từ loại,phải nắm được các phép biến đổi từ loại ở các ngữ cảnh khác nhau. Tuy nhiên, cũng có phép đối không yêu cầu đối từ loại như theo phép chiếu chữ, mà ở đó lại có sự xoay chiều để đối chéo cho nhau.
Trong một bài thơ, những cặp đối ở các câu thực, luận chính là vẻ đẹp đặc sắc, và là một trong những điều kiện cần và đủ để nhận ra đó là một bài thơ Luật đường. Đọc thơ Đường luật mà không có đối thì chẳng khác gì “Ăn bánh nướng trung thu mà không có nhân thập cẩm” thật là nhạt nhẽo và vô vị.
(Trích của Nguyễn Văn Thụ - Chủ nhiệm CLB Thơ Đường Hà Nội).
VI- CÁC LỖI BỆNH TRONG THƠ ĐƯỜNG
LUẬT
1. THẤT LUẬT:
Những từ đáng bằng mà làm ra trắc hoặc đáng trắc mà làm ra bằng thì gọi là thất luật
2. THẤT NIÊM:
Muốn xét một bài thơ có thất niêm hay không thì nhìn chữ thứ 2:
- Chữ thứ 2 câu 2 cùng nhóm thanh với chữ thứ 2 câu 3
- Chữ thứ 2 câu 4 cùng nhóm thanh với chữ thứ 2 câu 5
- Chữ thứ 2 câu 6 cùng nhóm thanh với chữ thứ 2 câu 7
- Chữ thứ 2 câu 8 cùng nhóm thanh với chữ thứ 2 câu 1
Nếu không tuân thủ đúng như trên thì gọi là thất niêm.
3. LẠC VẬN/CƯỠNG VẬN:
- Trong 5 vần mà có một vần khác xen vào.
- Vần là yếu tố quan trọng để tạo nhạc cho thơ, do đó cần phải tránh gieo vần cưỡng ép hay lạc vận.
4. THẤT ĐỐI:
Đối chiếm địa vị quan trọng trong thơ Đường luật. Bỏ đối đi thì không còn được gọi là thơ Đường luật nữa.
5. KHỔ ĐỘC:
- Trong một bài thất ngôn, chữ thứ 3 các câu vần, và chữ thứ 5 các câu không vần đáng là từ bằng mà đổi ra trắc thì gọi là khổ độc.
- Trong một bài ngũ ngôn, chữ thứ nhất các câu vần và chữ thứ ba các câu không vần đáng là bằng mà đổi ra trắc thì gọi là khổ độc.
6. TRÙNG VẬN:
Thơ Đường luật chỉ dùng đơn vận (mỗi chữ vần chỉ sử dụng 1 lần), nếu cùng một chữ vần được dùng lặp lại ở hai câu khác nhau thì gọi là trùng vận, bài thơ sẽ hỏng.
Theo thi luật chính thức, nếu chỉ là tiếng đồng âm mà khác nghĩa thì được coi là 2 chữ vần khác nhau và không phạm lỗi. Tuy nhiên, để tránh nghe đọc trùng lặp âm vận không hay, trong bài thơ không nên để hai vần đồng âm gần nhau.
7. TRÙNG TỪ:
Cùng một chữ được dùng nhiều lần ở trong bài thơ, ngoại trừ trường hợp cố ý, thì gọi là lỗi trùng từ hay điệp từ.
8. TRÙNG Ý (Hiệp chưởng):
Trong bài thơ Đường luật nếu có câu chữ nào lặp lại ý của các câu chữ đã dùng mặc dù dùng từ khác đi thì cũng bị lỗi trùng ý. Nếu lỗi trùng ý nằm trong hai câu thực, hoặc hai câu luận thì gọi là hiệp chưởng (câu trên câu dưới đối nhau mà ý nghĩa giống nhau như hai bàn tay úp lại).
9. PHẠM ĐỀ/MẠ ĐỀ:
Trong hai cặp thực và luận không được dùng chữ của đầu bài, nếu có chữ nào của đề lọt vào thì bị lỗi phạm đề hay mạ đề.
10. ĐIỆP ĐIỆU:
Điệp điệu là khi nhiều câu liên tiếp ngắt nhịp cùng một cách. Lỗi này thường hay xảy ra ở các câu giữa của bài thơ.
11. BÌNH ĐẦU:
Bài thơ mà có nhiều câu liên tiếp bắt đầu bằng những tiếng cùng một từ loại, cùng một cấu trúc câu thì phạm lỗi bình đầu, ngoại trừ trường hợp cố tình làm có mục đích rõ rệt.
12. THƯỢNG VỸ:
Trong bài thơ Đường luật nếu chữ thứ 5, 6, 7 của nhiều câu liên tiếp (nhiều hơn 3) cùng từ loại và cấu trúc thì bài thơ phạm lỗi thượng vỹ.
13. ĐIỆP THANH:
Trong thơ thất ngôn, một câu có 4 tiếng bằng và 3 tiếng trắc hoặc bốn tiếng trắc và ba tiếng bằng. Những tiếng bằng hay trắc đó phải có thanh độ khác nhau thì câu thơ mới giàu âm điệu.
14. ĐIỆP ÂM:
Điệp âm là những chữ có cùng âm đứng gần nhau trong một câu hoặc cùng vị trí trong hai câu.
15. ĐẠI VẬN:
Bài thơ Đường luật chỉ gieo vần ở các chữ cuối câu. Nếu chữ thứ 4 trong câu cũng vần với chữ cuối câu thì phạm lỗi đại vận.
16. TIỂU VẬN:
Nếu chữ thứ 2 trong câu vần với chữ thứ 6 hoặc thứ 7 thì phạm lỗi tiểu vận.
17. PHONG YÊU:
Nếu chữ cuối câu trùng thanh dấu với chữ thứ 2 trong cùng câu thì gọi là lỗi phong yêu.
18. HẠC TẤT:
Nếu chữ cuối câu trùng thanh dấu với chữ thứ 4 trong cùng câu thì gọi là lỗi hạc tất.
19. CHÁNH NỮU:
Khi câu có từ 3 chữ trở lên có cùng phụ âm đầu phạm lỗi chánh nữu. (Ngoại trừ từ láy, từ ghép, từ phiên âm quốc tế… thì được tính giảm đi 1 lần)
20. BÀNG NỮU:
Trong một liên (hai câu thơ liền nhau) có từ 4 chữ trở lên có cùng phụ âm đầu thì phạm lỗi bàng nữu. (Ngoại trừ từ láy, từ ghép, từ phiên âm quốc tế… thì được tính giảm đi 1 lần).
1. THẤT LUẬT:
Những từ đáng bằng mà làm ra trắc hoặc đáng trắc mà làm ra bằng thì gọi là thất luật
2. THẤT NIÊM:
Muốn xét một bài thơ có thất niêm hay không thì nhìn chữ thứ 2:
- Chữ thứ 2 câu 2 cùng nhóm thanh với chữ thứ 2 câu 3
- Chữ thứ 2 câu 4 cùng nhóm thanh với chữ thứ 2 câu 5
- Chữ thứ 2 câu 6 cùng nhóm thanh với chữ thứ 2 câu 7
- Chữ thứ 2 câu 8 cùng nhóm thanh với chữ thứ 2 câu 1
Nếu không tuân thủ đúng như trên thì gọi là thất niêm.
3. LẠC VẬN/CƯỠNG VẬN:
- Trong 5 vần mà có một vần khác xen vào.
- Vần là yếu tố quan trọng để tạo nhạc cho thơ, do đó cần phải tránh gieo vần cưỡng ép hay lạc vận.
4. THẤT ĐỐI:
Đối chiếm địa vị quan trọng trong thơ Đường luật. Bỏ đối đi thì không còn được gọi là thơ Đường luật nữa.
5. KHỔ ĐỘC:
- Trong một bài thất ngôn, chữ thứ 3 các câu vần, và chữ thứ 5 các câu không vần đáng là từ bằng mà đổi ra trắc thì gọi là khổ độc.
- Trong một bài ngũ ngôn, chữ thứ nhất các câu vần và chữ thứ ba các câu không vần đáng là bằng mà đổi ra trắc thì gọi là khổ độc.
6. TRÙNG VẬN:
Thơ Đường luật chỉ dùng đơn vận (mỗi chữ vần chỉ sử dụng 1 lần), nếu cùng một chữ vần được dùng lặp lại ở hai câu khác nhau thì gọi là trùng vận, bài thơ sẽ hỏng.
Theo thi luật chính thức, nếu chỉ là tiếng đồng âm mà khác nghĩa thì được coi là 2 chữ vần khác nhau và không phạm lỗi. Tuy nhiên, để tránh nghe đọc trùng lặp âm vận không hay, trong bài thơ không nên để hai vần đồng âm gần nhau.
7. TRÙNG TỪ:
Cùng một chữ được dùng nhiều lần ở trong bài thơ, ngoại trừ trường hợp cố ý, thì gọi là lỗi trùng từ hay điệp từ.
8. TRÙNG Ý (Hiệp chưởng):
Trong bài thơ Đường luật nếu có câu chữ nào lặp lại ý của các câu chữ đã dùng mặc dù dùng từ khác đi thì cũng bị lỗi trùng ý. Nếu lỗi trùng ý nằm trong hai câu thực, hoặc hai câu luận thì gọi là hiệp chưởng (câu trên câu dưới đối nhau mà ý nghĩa giống nhau như hai bàn tay úp lại).
9. PHẠM ĐỀ/MẠ ĐỀ:
Trong hai cặp thực và luận không được dùng chữ của đầu bài, nếu có chữ nào của đề lọt vào thì bị lỗi phạm đề hay mạ đề.
10. ĐIỆP ĐIỆU:
Điệp điệu là khi nhiều câu liên tiếp ngắt nhịp cùng một cách. Lỗi này thường hay xảy ra ở các câu giữa của bài thơ.
11. BÌNH ĐẦU:
Bài thơ mà có nhiều câu liên tiếp bắt đầu bằng những tiếng cùng một từ loại, cùng một cấu trúc câu thì phạm lỗi bình đầu, ngoại trừ trường hợp cố tình làm có mục đích rõ rệt.
12. THƯỢNG VỸ:
Trong bài thơ Đường luật nếu chữ thứ 5, 6, 7 của nhiều câu liên tiếp (nhiều hơn 3) cùng từ loại và cấu trúc thì bài thơ phạm lỗi thượng vỹ.
13. ĐIỆP THANH:
Trong thơ thất ngôn, một câu có 4 tiếng bằng và 3 tiếng trắc hoặc bốn tiếng trắc và ba tiếng bằng. Những tiếng bằng hay trắc đó phải có thanh độ khác nhau thì câu thơ mới giàu âm điệu.
14. ĐIỆP ÂM:
Điệp âm là những chữ có cùng âm đứng gần nhau trong một câu hoặc cùng vị trí trong hai câu.
15. ĐẠI VẬN:
Bài thơ Đường luật chỉ gieo vần ở các chữ cuối câu. Nếu chữ thứ 4 trong câu cũng vần với chữ cuối câu thì phạm lỗi đại vận.
16. TIỂU VẬN:
Nếu chữ thứ 2 trong câu vần với chữ thứ 6 hoặc thứ 7 thì phạm lỗi tiểu vận.
17. PHONG YÊU:
Nếu chữ cuối câu trùng thanh dấu với chữ thứ 2 trong cùng câu thì gọi là lỗi phong yêu.
18. HẠC TẤT:
Nếu chữ cuối câu trùng thanh dấu với chữ thứ 4 trong cùng câu thì gọi là lỗi hạc tất.
19. CHÁNH NỮU:
Khi câu có từ 3 chữ trở lên có cùng phụ âm đầu phạm lỗi chánh nữu. (Ngoại trừ từ láy, từ ghép, từ phiên âm quốc tế… thì được tính giảm đi 1 lần)
20. BÀNG NỮU:
Trong một liên (hai câu thơ liền nhau) có từ 4 chữ trở lên có cùng phụ âm đầu thì phạm lỗi bàng nữu. (Ngoại trừ từ láy, từ ghép, từ phiên âm quốc tế… thì được tính giảm đi 1 lần).
VII- NHỮNG DẠNG THƠ ĐƯỜNG LUẬT ĐẶC
BIỆT
1. HOẠ VẬN:
Một người làm một bài xướng lên,một người nữa làm bài khác họa lại mà các vần trong bài họa phải theo y như các vần trong bài xướng,còn ý nghĩa hoặc phụ theo cho rộng,hoặc trái hẳn lại (phản đề), ví dụ:
HỎI Ả BÁN CHIẾU
Xướng:
Ả ở đâu nay bán chiếu gon
Chẳng hay chiếu ấy hết hay còn
Xuân thu nay độ bao nhiêu tuổi
Ðã có chồng chưa được mấy con
(Nguyễn Trãi)
Họa:
Tôi ở Tây hồ bán chiế u gon
Nỗi chi ông hỏi hết hay còn
Xuân thu tuổi mới trăng còn lẻ
Chồng còn chưa có, có chi con
(Nguyễn Thị Lộ)
Một người làm một bài xướng lên,một người nữa làm bài khác họa lại mà các vần trong bài họa phải theo y như các vần trong bài xướng,còn ý nghĩa hoặc phụ theo cho rộng,hoặc trái hẳn lại (phản đề), ví dụ:
HỎI Ả BÁN CHIẾU
Xướng:
Ả ở đâu nay bán chiếu gon
Chẳng hay chiếu ấy hết hay còn
Xuân thu nay độ bao nhiêu tuổi
Ðã có chồng chưa được mấy con
(Nguyễn Trãi)
Họa:
Tôi ở Tây hồ bán chiế u gon
Nỗi chi ông hỏi hết hay còn
Xuân thu tuổi mới trăng còn lẻ
Chồng còn chưa có, có chi con
(Nguyễn Thị Lộ)
2. THỦ NHẤT THANH (nhất đồng):
Từ đứng đầu 8 câu đều giống nhau, ví dụ:
TÁM MỪNG
Mừng đón xuân về, muôn sắc hoa
Mừng xuân,xuân mới, mới thêm ra
Mừng nghe nhựa sống, như còn trẻ
Mừng thấy đời tươi, chửa muốn già
Mừng khỏe đôi chân, đi đứng vững
Mừng tinh cặp mắt ngắm nhìn xa.
Mừng nhau tuổi thọ tăng tăng mãi
Mừng được trường xuân hưởng thái hòa
(Lạc Nam)
Từ đứng đầu 8 câu đều giống nhau, ví dụ:
TÁM MỪNG
Mừng đón xuân về, muôn sắc hoa
Mừng xuân,xuân mới, mới thêm ra
Mừng nghe nhựa sống, như còn trẻ
Mừng thấy đời tươi, chửa muốn già
Mừng khỏe đôi chân, đi đứng vững
Mừng tinh cặp mắt ngắm nhìn xa.
Mừng nhau tuổi thọ tăng tăng mãi
Mừng được trường xuân hưởng thái hòa
(Lạc Nam)
3.
SONG ĐIỆP:
Tất cả 8 câu đều có 2 điệp từ, ví dụ:
CHUYỆN ĐỜI
Vất vất vơ vơ cũng nực cười
Căm căm cúi cúi có hơn ai
Nay còn chị chị anh anh đó
Mai đã ông ông mụ mụ rồi
Có có không không,l o hết kiếp
Khôn khôn dại dại, chết xong đời
Chi bằng láo láo lơ lơ vậy
Ngủ ngủ ăn ăn nói chuyện chơi
(Nguyễn Thượng Hiền)
Tất cả 8 câu đều có 2 điệp từ, ví dụ:
CHUYỆN ĐỜI
Vất vất vơ vơ cũng nực cười
Căm căm cúi cúi có hơn ai
Nay còn chị chị anh anh đó
Mai đã ông ông mụ mụ rồi
Có có không không,l o hết kiếp
Khôn khôn dại dại, chết xong đời
Chi bằng láo láo lơ lơ vậy
Ngủ ngủ ăn ăn nói chuyện chơi
(Nguyễn Thượng Hiền)
4.
SONG ĐIỆP ĐỘC VẬN:
Tất cả 8 câu đều có 1 từ và chỉ có 1 vần, ví dụ:
XUÂN VÀ THƠ
Xuân tự ngàn xưa, bạn với Thơ
Tình Xuân là cả vạn lời Thơ
Ðẹp duyên hoa bút, Xuân ngời sắc
Rộn khúc Xuân thiều, nhạc ánh Thơ
Xuân vắng, oanh hờn, dầu dáng liễu
Xuân về hương tỏa ngát lời Thơ
Xuân nương, thi sĩ, đôi người ngọc
Dệt mộng ngày Xuân, lộng ý Thơ
(Lạc Nam)
Tất cả 8 câu đều có 1 từ và chỉ có 1 vần, ví dụ:
XUÂN VÀ THƠ
Xuân tự ngàn xưa, bạn với Thơ
Tình Xuân là cả vạn lời Thơ
Ðẹp duyên hoa bút, Xuân ngời sắc
Rộn khúc Xuân thiều, nhạc ánh Thơ
Xuân vắng, oanh hờn, dầu dáng liễu
Xuân về hương tỏa ngát lời Thơ
Xuân nương, thi sĩ, đôi người ngọc
Dệt mộng ngày Xuân, lộng ý Thơ
(Lạc Nam)
5.
DĨ ĐỂ VI THỦ:
Lấy 8 từ đầu để mở đầu cho 8 câu thơ, ví dụ:
GỬI BẠN
Nhất sinh tôi bác biết nhau rồi
Ðịnh đoạt hơn thua phó mặc trời
Chúng mải công danh, ky cóp chạy
Ta nhìn mây nước nhẹ nhàng trôi
Theo quan, ngán bấy câu chè lá
Về xã, buồn thay cảnh thịt xôi
Lê gậy theo trăng vào quán trọ
Ninh trà,nạp thuốc, chuốc nhau chơi
Lấy 8 từ đầu để mở đầu cho 8 câu thơ, ví dụ:
GỬI BẠN
Nhất sinh tôi bác biết nhau rồi
Ðịnh đoạt hơn thua phó mặc trời
Chúng mải công danh, ky cóp chạy
Ta nhìn mây nước nhẹ nhàng trôi
Theo quan, ngán bấy câu chè lá
Về xã, buồn thay cảnh thịt xôi
Lê gậy theo trăng vào quán trọ
Ninh trà,nạp thuốc, chuốc nhau chơi
6.
DĨ ĐỀ VI VẬN:
Lấy đầu đề làm vần, ví dụ: Không - Chồng - Trông - Bông - Lông, ví dụ:
Xướng:
Bực gì bằng gái chực phòng không
Tơ tưởng vì chưng một tấm chồng
Trên gác rồng mây ngao ngán nhẽ
Bên trời cá nước ngẩn ngơ trông
Mua vui lắm lúc cười cười gượng
Giả dại nhiều khi nói nói bông
Mới biết có chồng như có cánh
Giang sơn gánh vác nhẹ bằng lông
(Nguyễn Khuyến)
Họa:
Phật rằng sắc sắc không không
Sắc sắc không không khó chất chồng
Ân oán, nhiều người còn có ngóng
Trải oan, lắm kẻ vẫn chờ trông
Thế gian, nhân quả nhanh như bóng
Cõi Phật, nhân duyên nhẹ tựa bông
Xuân đến hoa xuân tươi đẹp mãi
Luân hồi ra khỏi, hết bông lông
(Cổ Lai Hy)
Lấy đầu đề làm vần, ví dụ: Không - Chồng - Trông - Bông - Lông, ví dụ:
Xướng:
Bực gì bằng gái chực phòng không
Tơ tưởng vì chưng một tấm chồng
Trên gác rồng mây ngao ngán nhẽ
Bên trời cá nước ngẩn ngơ trông
Mua vui lắm lúc cười cười gượng
Giả dại nhiều khi nói nói bông
Mới biết có chồng như có cánh
Giang sơn gánh vác nhẹ bằng lông
(Nguyễn Khuyến)
Họa:
Phật rằng sắc sắc không không
Sắc sắc không không khó chất chồng
Ân oán, nhiều người còn có ngóng
Trải oan, lắm kẻ vẫn chờ trông
Thế gian, nhân quả nhanh như bóng
Cõi Phật, nhân duyên nhẹ tựa bông
Xuân đến hoa xuân tươi đẹp mãi
Luân hồi ra khỏi, hết bông lông
(Cổ Lai Hy)
7.
TOÁN THI:
Cả bài câu nào cũng có từ chỉ con số, ví dụ:
BÓI SỐ
Ruột rối bòng bong, một lá thuyền
Ngổn ngang trăm mối vẫn y nguyên
Người đi nghìn dặm còn thêm nhớ
Kẻ ở muôn năm vẫn lẻ duyên
Mớ hoảng, có kêu thời cũng hão
Ức thầm, dẫu khóc chỉ thêm huyền
Vạn người, ai kẻ chung tâm sự
Hãy triệu giùm tôi chú đỗ quyên
(Bùi Tiến)
Cả bài câu nào cũng có từ chỉ con số, ví dụ:
BÓI SỐ
Ruột rối bòng bong, một lá thuyền
Ngổn ngang trăm mối vẫn y nguyên
Người đi nghìn dặm còn thêm nhớ
Kẻ ở muôn năm vẫn lẻ duyên
Mớ hoảng, có kêu thời cũng hão
Ức thầm, dẫu khóc chỉ thêm huyền
Vạn người, ai kẻ chung tâm sự
Hãy triệu giùm tôi chú đỗ quyên
(Bùi Tiến)
8.
LIÊN HOÀN:
Thể thơ có nhiều đoạn, câu cuối của đoạn trên được chuyển thành câu đầu của đoạn dưới, ví dụ:
THI LẤY ĐƯỢC
Anh Phán nhà ta biết cóc gì
Kỳ thi Tham biện cũng ra thi
Nhất thì anh đỗ,nhì anh trượt
Chẳng đậu khoa này, khoa khác đi
Chẳng đậu khoa này, khoa khác đi
Nam nhi chi chí, há lo gì
Một, hai, ba, bốn, năm năm trượt
Nhẵn mặt quan trường, chẳng thẹn chi
Nhẵn mặt quan trường,chẳng thẹn chi
Trượt thi, thi trượt,vẫn gan lì
(Tú Mỡ)
Thể thơ có nhiều đoạn, câu cuối của đoạn trên được chuyển thành câu đầu của đoạn dưới, ví dụ:
THI LẤY ĐƯỢC
Anh Phán nhà ta biết cóc gì
Kỳ thi Tham biện cũng ra thi
Nhất thì anh đỗ,nhì anh trượt
Chẳng đậu khoa này, khoa khác đi
Chẳng đậu khoa này, khoa khác đi
Nam nhi chi chí, há lo gì
Một, hai, ba, bốn, năm năm trượt
Nhẵn mặt quan trường, chẳng thẹn chi
Nhẵn mặt quan trường,chẳng thẹn chi
Trượt thi, thi trượt,vẫn gan lì
(Tú Mỡ)
9.
LIÊN HOÀN THUẬN NGHỊCH VẬN:
Thể thơ như trên, nhưng bài thứ 2 sắp xếp ngược vần lại với bài thứ nhất, ví dụ:
XEM NÚI NON BỘ
Non nhân,nước trí, điểu muông hiền
Núi giả mà in dáng tự nhiên
Một vũng xinh xinh ,vươn một ngọn
Hai cầu nho nhỏ, vắt hai triền
Thuyền ngư lướt suối dong miền tục
Cánh hạc trườn mây bổng cõi tiên
Ðối cảnh tâm tư dường nhẹ nhõm
Lâng lâng chẳng bợn chút ưu phiền
Lâng lâng chẳng bợn chút ưu phiền
Bàn đá say cờ đôi lão tiên
Lã vọng buông câu vờn sóng nước
Phật đài mở lối lượn ven triền
Sơn thanh thủy tú, hồn u nhã
Sắc lộng hương lừng khí hạo nhiên
Phong cảnh tạo hình như giới thiệu
Chủ nhân đây cũng bậc nhân hiền
(Lạc Nam)
Thể thơ như trên, nhưng bài thứ 2 sắp xếp ngược vần lại với bài thứ nhất, ví dụ:
XEM NÚI NON BỘ
Non nhân,nước trí, điểu muông hiền
Núi giả mà in dáng tự nhiên
Một vũng xinh xinh ,vươn một ngọn
Hai cầu nho nhỏ, vắt hai triền
Thuyền ngư lướt suối dong miền tục
Cánh hạc trườn mây bổng cõi tiên
Ðối cảnh tâm tư dường nhẹ nhõm
Lâng lâng chẳng bợn chút ưu phiền
Lâng lâng chẳng bợn chút ưu phiền
Bàn đá say cờ đôi lão tiên
Lã vọng buông câu vờn sóng nước
Phật đài mở lối lượn ven triền
Sơn thanh thủy tú, hồn u nhã
Sắc lộng hương lừng khí hạo nhiên
Phong cảnh tạo hình như giới thiệu
Chủ nhân đây cũng bậc nhân hiền
(Lạc Nam)
10.
Ô THƯỚC KIỀU:
Thể thơ liên hoàn như trên,nhưng lấy 2 từ cuối,hoặc nhắc lại 2, 3 từ nào đó ở câu cuối của bài trên để mở đầu cho câu 1 của bài dưới, ví dụ:
CHỐNG TÔN THỌ TƯỜNG
Lung lay lòng sắt đã mang nhơ
Chẳng xét phận mình khéo nói vơ
Người trí mang lo danh chẳng chói
Ðứa ngu luống sợ tuổi không chờ
Bài hòa đã sẵn in tay thợ
Cuộc đánh hơn thua giống nước cờ
Chưa trả thù nhà,đền nợ nước
Dám đâu mắt lấp với tai ngơ
Tai ngơ sao đặng lúc tan tành
Luống biết trách người, chẳng trách mình
Ðến thế còn khoe đàng đạo nghĩa
Như vầy cũng gọi kẻ trâm anh
Biển khơi vụng tính dung thuyền nhỏ
Chuông nặng to gan buộc chỉ mành
Thân có,ắt danh tua phải có
Khuyên người ái trọng cái thân danh
Thân danh chẳng kể, thật thằng hoang
Ðốt sáp nên tro lụy chẳng màng
Hai cửa trâm anh xô sấp ngửa
Một nhà danh giá xóa tan hoang
Con buôn khấp khởi chưa từng ngọc
Người khó xăng xăng mới gặp vàng
Thương kẻ đòng văn nên phải nhắc
Dễ đâu ta dám tiếng khoe khoang
(Phan Văn Trị)
Thể thơ liên hoàn như trên,nhưng lấy 2 từ cuối,hoặc nhắc lại 2, 3 từ nào đó ở câu cuối của bài trên để mở đầu cho câu 1 của bài dưới, ví dụ:
CHỐNG TÔN THỌ TƯỜNG
Lung lay lòng sắt đã mang nhơ
Chẳng xét phận mình khéo nói vơ
Người trí mang lo danh chẳng chói
Ðứa ngu luống sợ tuổi không chờ
Bài hòa đã sẵn in tay thợ
Cuộc đánh hơn thua giống nước cờ
Chưa trả thù nhà,đền nợ nước
Dám đâu mắt lấp với tai ngơ
Tai ngơ sao đặng lúc tan tành
Luống biết trách người, chẳng trách mình
Ðến thế còn khoe đàng đạo nghĩa
Như vầy cũng gọi kẻ trâm anh
Biển khơi vụng tính dung thuyền nhỏ
Chuông nặng to gan buộc chỉ mành
Thân có,ắt danh tua phải có
Khuyên người ái trọng cái thân danh
Thân danh chẳng kể, thật thằng hoang
Ðốt sáp nên tro lụy chẳng màng
Hai cửa trâm anh xô sấp ngửa
Một nhà danh giá xóa tan hoang
Con buôn khấp khởi chưa từng ngọc
Người khó xăng xăng mới gặp vàng
Thương kẻ đòng văn nên phải nhắc
Dễ đâu ta dám tiếng khoe khoang
(Phan Văn Trị)
11.
TẬP DANH
a. Mỗi câu có danh từ gắn với đề tài, ví dụ:
MỪNG ÔNG LÃO HÀNG THỊT THƯỢNG THỌ
Nay tiết mừng ông mới Bảy mươi,
Cổ hy (1) chưa dễ mấy lăm người.
Răng long nhưng hãy còn tinh mắt
Ðầu bạc nhưng mà chửa tắc tai
Bè bạn bày vai kèo (2) chén Lý (3)
Cháu con dưới gối múa sân Lai (4)
Xưa nay vẫn giữ lòng chân thực
chữ đức giả xương máu để đời
(Nguyễn Khuyến)
a. Mỗi câu có danh từ gắn với đề tài, ví dụ:
MỪNG ÔNG LÃO HÀNG THỊT THƯỢNG THỌ
Nay tiết mừng ông mới Bảy mươi,
Cổ hy (1) chưa dễ mấy lăm người.
Răng long nhưng hãy còn tinh mắt
Ðầu bạc nhưng mà chửa tắc tai
Bè bạn bày vai kèo (2) chén Lý (3)
Cháu con dưới gối múa sân Lai (4)
Xưa nay vẫn giữ lòng chân thực
chữ đức giả xương máu để đời
(Nguyễn Khuyến)
Chú thích
(1) Do câu "nhân sinh thất thập cổ lai hy"
(2) Rót rượu mời người khác uống
(3) Chén rượu của Lý Bạch, nhà thơ uống rượu nổi tiếng
(4) Lão Lai,người nước Sở đời Xuân Thu, tuổi đã ngoài 70 còn cha mẹ, giả cách khóc như trẻ con để làm cho cha mẹ vui
(1) Do câu "nhân sinh thất thập cổ lai hy"
(2) Rót rượu mời người khác uống
(3) Chén rượu của Lý Bạch, nhà thơ uống rượu nổi tiếng
(4) Lão Lai,người nước Sở đời Xuân Thu, tuổi đã ngoài 70 còn cha mẹ, giả cách khóc như trẻ con để làm cho cha mẹ vui
b. Mỗi câu thơ có 1 từ chỉ bộ phận trong thân
thể con người, ví dụ:
HỌC THÒ
Dài lưng tốn vải lại ăn no
Nghĩ ngán cho thân phận học trò
Thù nước,thù vua, ngay mặt chịu
Công sưu, công ích, cắm đầu lo
Vẫn giương mắt ếch mà ra quáng
Còn ngậm lông mèo (1) chả sợ ho
Nói đến chuyện đời tai điếc đặc
Rung đùi, chỉ nghĩ "tám đùi" (2) to
(Nhì Mỹ)
HỌC THÒ
Dài lưng tốn vải lại ăn no
Nghĩ ngán cho thân phận học trò
Thù nước,thù vua, ngay mặt chịu
Công sưu, công ích, cắm đầu lo
Vẫn giương mắt ếch mà ra quáng
Còn ngậm lông mèo (1) chả sợ ho
Nói đến chuyện đời tai điếc đặc
Rung đùi, chỉ nghĩ "tám đùi" (2) to
(Nhì Mỹ)
Chú thích
(1) Ngậm lông mèo: ngậm bút chữ nho
(2) Tám đùi: văn xưa gọi là "bát cổ" dịch là tám vế, vế đồng nghĩa với đùi.
(1) Ngậm lông mèo: ngậm bút chữ nho
(2) Tám đùi: văn xưa gọi là "bát cổ" dịch là tám vế, vế đồng nghĩa với đùi.
12.
TÍNH DANH:
Câu nào cũng có từ chỉ nhân danh hay địa danh Giống như Ðiển Thi, câu nào cũng dẫn 1 điển ở bên Tàu. Xưa kia các cụ đồ nho chuộng lắm vì như thế các cụ mới chịu cho là có học, rộng kiến thức, ví dụ:
LỖI THỀ
Vùi oan bạc mệnh sóng Tiền Ðường (1)
Ngọn đuốc Chiêm Thành (2) rở nhớ thương.
Chắp cánh đẹp gì câu Thất Tịch (3)
Ôm cầm say mãi gái Tầm Dương (4)
Lỗi thề Chung Tử (5) sầu tri kỷ
Hoen mái Tây hiên (6) lệ đoạn trường
Hồ Hán (7) ngậm ngùi mây cách biệt
Ngân Hà (8) mưa gió nẻo cầu sương.
(Toại Khang)
Câu nào cũng có từ chỉ nhân danh hay địa danh Giống như Ðiển Thi, câu nào cũng dẫn 1 điển ở bên Tàu. Xưa kia các cụ đồ nho chuộng lắm vì như thế các cụ mới chịu cho là có học, rộng kiến thức, ví dụ:
LỖI THỀ
Vùi oan bạc mệnh sóng Tiền Ðường (1)
Ngọn đuốc Chiêm Thành (2) rở nhớ thương.
Chắp cánh đẹp gì câu Thất Tịch (3)
Ôm cầm say mãi gái Tầm Dương (4)
Lỗi thề Chung Tử (5) sầu tri kỷ
Hoen mái Tây hiên (6) lệ đoạn trường
Hồ Hán (7) ngậm ngùi mây cách biệt
Ngân Hà (8) mưa gió nẻo cầu sương.
(Toại Khang)
Chú thích
(1) Kiều trầm mình ở sông Tiền Ðường
(2 Công chúa Huyền Trân phải sang lấy vua Chiêm Thành
(3) Ðường Minh Hoàng - Dương Quý Phi đêm 7 tháng 7 âm lịch thề cùng nhau "sống làm vợ chồng chết là chim liền cánh cây liền cành"
(4) Bạch Cư Dị, văn hào đời Ðường, đêm đậu thuyền ở sông Tầm làm bài Tỳ Bà Hành cho ca nữ hát
(5) Chung Tử Kỳ - Bá Nha là 2 bạn tri âm.Bá Nha gảy đàn, Tử Kỳ biết Bá Nha nghĩ gì.Tử Kỳ chết, Bá Nha đập đàn đi, không gảy nữa.
(6) Trương Quân Thụy-Thôi Oanh Oanh tình tự dưới mái Tây hiên
(7) Chiêu Quân nhà Hán sang cống Hồ
(8) Ngưu Lang - Chức nữ đứng 2 bên sông Ngân Hà nhớ nhau khóc thành mưa ngâu trong tháng 7 Âm lịch
(1) Kiều trầm mình ở sông Tiền Ðường
(2 Công chúa Huyền Trân phải sang lấy vua Chiêm Thành
(3) Ðường Minh Hoàng - Dương Quý Phi đêm 7 tháng 7 âm lịch thề cùng nhau "sống làm vợ chồng chết là chim liền cánh cây liền cành"
(4) Bạch Cư Dị, văn hào đời Ðường, đêm đậu thuyền ở sông Tầm làm bài Tỳ Bà Hành cho ca nữ hát
(5) Chung Tử Kỳ - Bá Nha là 2 bạn tri âm.Bá Nha gảy đàn, Tử Kỳ biết Bá Nha nghĩ gì.Tử Kỳ chết, Bá Nha đập đàn đi, không gảy nữa.
(6) Trương Quân Thụy-Thôi Oanh Oanh tình tự dưới mái Tây hiên
(7) Chiêu Quân nhà Hán sang cống Hồ
(8) Ngưu Lang - Chức nữ đứng 2 bên sông Ngân Hà nhớ nhau khóc thành mưa ngâu trong tháng 7 Âm lịch
13. SẮC THÁI:
Câu nào cũng có từ chỉ màu sắc, ví dụ:
CHIỀU NỔI MÀU THU
Trời thu bóng ác rực mầu vang
Trườn trượt vào lưng dặng núi vàng
Cánh nhạn chiều tà sương lót trắng
Chòm mây mưa nhạt khói mờ lam
Lầu thu thoát nắng nâng rèm tía
Vườn vắng còn đây nở đóa vàng
Nếu chẳng vương tìm hoa súng tím
Thì đâu được ngắm nguyệt da cam
(Toại Khang)
Câu nào cũng có từ chỉ màu sắc, ví dụ:
CHIỀU NỔI MÀU THU
Trời thu bóng ác rực mầu vang
Trườn trượt vào lưng dặng núi vàng
Cánh nhạn chiều tà sương lót trắng
Chòm mây mưa nhạt khói mờ lam
Lầu thu thoát nắng nâng rèm tía
Vườn vắng còn đây nở đóa vàng
Nếu chẳng vương tìm hoa súng tím
Thì đâu được ngắm nguyệt da cam
(Toại Khang)
14. THỦ VĨ NGÂM:
Câu đầu và câu cuối giống nhau, ví dụ:
KHOE LƯỜI
Anh em chớ bảo ta lười
Làm việc cho hay phải thức thời
Xuân hãy còn chơi cho phỉ chí
Hạ mà cất nhắc tất nhoài hơi
Thu sang cảm nguyệt còn ngâm vịnh
Ðông lại hầm chăn tạm nghỉ ngơi
Chờ đến xuân sang ta sẽ liệu
Anh em chớ bảo ta lười
(Tú Mỡ)
Câu đầu và câu cuối giống nhau, ví dụ:
KHOE LƯỜI
Anh em chớ bảo ta lười
Làm việc cho hay phải thức thời
Xuân hãy còn chơi cho phỉ chí
Hạ mà cất nhắc tất nhoài hơi
Thu sang cảm nguyệt còn ngâm vịnh
Ðông lại hầm chăn tạm nghỉ ngơi
Chờ đến xuân sang ta sẽ liệu
Anh em chớ bảo ta lười
(Tú Mỡ)
15. TRIỆT HẠ
Từ cuối của mỗi câu thơ để bỏ lửng làm cho câu thơ chưa trọn nghĩa,khiến người đọc phải nghĩ ra, ví dụ:
GÁI HỒNG NHAN
Thấy gái hồng nha bỗng chốc mà . . .
Hõi thăm cô ấy chửa hay đà . . .
Hình dung yểu điệu in như thể . . .
Diện mạo phương phi ngó tưởng là . . .
Ăn mặc ra tuồng người ở chốn . . .
Nói năng phải lẽ giống con nhà . . .
Ước gì ta được mà ta để . . .
Ta để đem về để nữa ta . . .
( Nguyễn Quý Tân)
Từ cuối của mỗi câu thơ để bỏ lửng làm cho câu thơ chưa trọn nghĩa,khiến người đọc phải nghĩ ra, ví dụ:
GÁI HỒNG NHAN
Thấy gái hồng nha bỗng chốc mà . . .
Hõi thăm cô ấy chửa hay đà . . .
Hình dung yểu điệu in như thể . . .
Diện mạo phương phi ngó tưởng là . . .
Ăn mặc ra tuồng người ở chốn . . .
Nói năng phải lẽ giống con nhà . . .
Ước gì ta được mà ta để . . .
Ta để đem về để nữa ta . . .
( Nguyễn Quý Tân)
16. YẾT HẬU
Các câu trên đủ từ cả, riêng câu cuối cùng chỉ có 1 từ, ví dụ:
CHA CON ĐÁNH CỜ
Ánh nắng vừa nghiêng ngọn trúc già
Cha con vui vẻ bày cờ ra
Đồng xanh gió mát trà thơm ngát
Ha!
Không - Một! Xưa nay ai chả lầm
Ván này...Thôi! Hết! Chốt xuyên tâm
Lâng lâng quý tử ngâm thơ luật
R...ầ...m!
Trước ngõ chỏng chơ tướng sĩ bồ
Ngoài sân cao thủ khóc nhi nhô
- Nín ngay! sắp lại cho tao gỡ!
- Dzô!
Nắng đã khuất dần phía núi xa
Cơm canh lên khói đợi trong nhà
Dưới thềm xe ngựa còn rầm rộ
- Chà!
(Trường Văn Nguyễn Phước Thắng)
Các câu trên đủ từ cả, riêng câu cuối cùng chỉ có 1 từ, ví dụ:
CHA CON ĐÁNH CỜ
Ánh nắng vừa nghiêng ngọn trúc già
Cha con vui vẻ bày cờ ra
Đồng xanh gió mát trà thơm ngát
Ha!
Không - Một! Xưa nay ai chả lầm
Ván này...Thôi! Hết! Chốt xuyên tâm
Lâng lâng quý tử ngâm thơ luật
R...ầ...m!
Trước ngõ chỏng chơ tướng sĩ bồ
Ngoài sân cao thủ khóc nhi nhô
- Nín ngay! sắp lại cho tao gỡ!
- Dzô!
Nắng đã khuất dần phía núi xa
Cơm canh lên khói đợi trong nhà
Dưới thềm xe ngựa còn rầm rộ
- Chà!
(Trường Văn Nguyễn Phước Thắng)
17. ÁP CÚ
Từ cuối của câu trước trở thành từ đầu của câu sau, ví dụ:
CHỪA RƯỢU
Những lúc say sưa, cũng muốn chừa
Muốn chừa, nhưng tỉnh lại hay ưa
Hay ưa nên nỗi không chừa được
Chừa được, nhưng mà cũng chẳng chừa
(Nguyễn Khuyến)
Từ cuối của câu trước trở thành từ đầu của câu sau, ví dụ:
CHỪA RƯỢU
Những lúc say sưa, cũng muốn chừa
Muốn chừa, nhưng tỉnh lại hay ưa
Hay ưa nên nỗi không chừa được
Chừa được, nhưng mà cũng chẳng chừa
(Nguyễn Khuyến)
18. VĨ TAM THANH
Là thể thơ trong đó ba từ cuối trong mỗi câu có cùng cách phát âm, ví dụ:
NGẪU HỨNG
Ta nghe gà gáy tẻ tè te
Bóng ác vừa lên hé hẻ hè
Cây một chồi cao von vót vót
Hoa năm sắc nở lỏe lòe loe
Chim tình bè lứa kia kìa kỉa
Ong nghĩa vua tôi nhé nhẻ nhè
Danh lợi mặc người ti tí tỉ
Ngủ trưa chửa dậy khỏe khòe khoe
(Vô Danh)
Là thể thơ trong đó ba từ cuối trong mỗi câu có cùng cách phát âm, ví dụ:
NGẪU HỨNG
Ta nghe gà gáy tẻ tè te
Bóng ác vừa lên hé hẻ hè
Cây một chồi cao von vót vót
Hoa năm sắc nở lỏe lòe loe
Chim tình bè lứa kia kìa kỉa
Ong nghĩa vua tôi nhé nhẻ nhè
Danh lợi mặc người ti tí tỉ
Ngủ trưa chửa dậy khỏe khòe khoe
(Vô Danh)
19. LƯỠNG ĐẦU XÀ NGHỊCH
Là thể thơ trong đó hai chữ cuối câu là cách nói lái của hai chữ đầu câu hay ngược lại, ví dụ:
CAI MÔ CÔ MAI
Cai mô chả thấy hỡ cô Mai
Hồi bút hôm qua, nay hút bồi
Niếu đổ tường che vang nổ điếu
Thôi liên, cù cứa, hẹn Thiên Lôi
Vái sơ ông Địa cho vơ sái
Ngồi ráp bàn tiên lại ngáp rồi
Tánh thích đi tìm bao tích thánh
Đồi thanh, cảnh phật cũng đành thôi
(Chu Hà)
Là thể thơ trong đó hai chữ cuối câu là cách nói lái của hai chữ đầu câu hay ngược lại, ví dụ:
CAI MÔ CÔ MAI
Cai mô chả thấy hỡ cô Mai
Hồi bút hôm qua, nay hút bồi
Niếu đổ tường che vang nổ điếu
Thôi liên, cù cứa, hẹn Thiên Lôi
Vái sơ ông Địa cho vơ sái
Ngồi ráp bàn tiên lại ngáp rồi
Tánh thích đi tìm bao tích thánh
Đồi thanh, cảnh phật cũng đành thôi
(Chu Hà)
20. THUẬN NGHỊCH ĐỘC
Là thể thơ khi đọc xuôi hay đọc ngược đều có ý nghĩa và hợp vận, ví dụ:
Đọc xuôi:
Xa cách quê làng lại ghé thăm
Xác xơ vàng úa cỏ nghiêng nằm
Nhà hiên mái dột Bìm giăng kín
Ngỏ trước thềm loang Dậu phủ dăm
Tha thướt bóng Dừa hàng nối thẳng
Ngã nghiêng cành Trúc dãy liền tâm
Tà chiều quyện khói mờ thôn xóm
Xa vọng khoan hò ai hát ngâm …
Đọc ngược:
Ngâm hát ai hò khoan vọng xa
Xóm thôn mờ khói quyện chiều tà
Tâm liền dãy Trúc cành nghiêng ngã
Thẳng nối hàng Dừa bóng thươ’t tha
Dăm phủ Dậu loang thềm trước ngỏ
Ki’n giăng Bìm dột mái hiên nhà
Nằm nghiêng cỏ úa vàng xơ xác
Thăm ghé lại làng quê cách xa …
(Trường Tương Tư)
Là thể thơ khi đọc xuôi hay đọc ngược đều có ý nghĩa và hợp vận, ví dụ:
Đọc xuôi:
Xa cách quê làng lại ghé thăm
Xác xơ vàng úa cỏ nghiêng nằm
Nhà hiên mái dột Bìm giăng kín
Ngỏ trước thềm loang Dậu phủ dăm
Tha thướt bóng Dừa hàng nối thẳng
Ngã nghiêng cành Trúc dãy liền tâm
Tà chiều quyện khói mờ thôn xóm
Xa vọng khoan hò ai hát ngâm …
Đọc ngược:
Ngâm hát ai hò khoan vọng xa
Xóm thôn mờ khói quyện chiều tà
Tâm liền dãy Trúc cành nghiêng ngã
Thẳng nối hàng Dừa bóng thươ’t tha
Dăm phủ Dậu loang thềm trước ngỏ
Ki’n giăng Bìm dột mái hiên nhà
Nằm nghiêng cỏ úa vàng xơ xác
Thăm ghé lại làng quê cách xa …
(Trường Tương Tư)
Sau đó bỏ hai chữ đầu mỗi câu đọc xuôi và bỏ
hai chữ cuối mỗi câu đọc ngược sẽ trở thành thơ Ngũ ngôn bát cú . Nếu tiếp tục
bỏ bớt 1 hoặc 2 chữ đầu hoặc cuối nữa, sẽ có những bài Tứ ngôn bát cú hoặc Tam
ngôn bát cú... Nói tóm lại, một bài thơ làm theo thể Thuận nghịch, nếu được
chọn từ một cách khéo léo, sẽ đọc thành 8 bài Bát cú. Đó là điểm độc đáo của
dạng Thuận nghịch.
IX- THƠ ĐƯỜNG LUẬT NGŨ ĐỘ THANH
Đường luật Ngũ độ thanh là một dạng thơ được
kết hợp nhạc tính của thời kỳ Nhạc phủ (Nhạc phủ nguyên là tên gọi cơ quan âm
nhạc do Hán Vũ Đế (ở ngôi: 141 tr. CN – 87) lập nên và phong cho Lý Diên Niên
chức Hiệp luật đô úy, để làm nhiệm vụ thu thập ca dao và thơ để phổ nhạc. Bài
nào được chọn thì gọi là "nhạc phủ khúc", hoặc "thơ nhạc
phủ", sau gọi vắn tắt là "nhạc phủ") với thi luật thời Đường.
Dạng thơ này là cách sắp xếp các thanh làm sao cho nó hài hòa và có âm bổng
trầm khác nhau.
Khi làm thơ Ngũ độ thanh phải vận dụng từ ngữ để sắp xếp làm sao mỗi câu thất ngôn có đủ 5 thanh dấu. Mỗi câu thơ thất ngôn có 4 thanh Bằng, 3 thanh Trắc hoặc 4 thanh Trắc, 3 thanh Bằng, trong đó:
Câu thất ngôn có 4 thanh Bằng, 3 thanh Trắc thì:
+ 2 thanh Bằng có cùng dấu (thanh Không hoặc thanh Huyền) không được đứng liền kề nhau;
+ 3 thanh Trắc thì tùy nghi mà sắp xếp Sắc – Hỏi – Ngã – Nặng sao cho phù hợp với câu thơ.
Câu thất ngôn có 4 thanh Trắc, 3 thanh Bằng thì:
+ 4 thanh Trắc phải đầy đủ 4 thanh dấu Sắc – Hỏi – Ngã – Nặng;
+ 3 thanh Bằng thì 2 thanh có cùng dấu (thanh Không hoặc thanh Huyền) không được đứng liền kề nhau.
Khi làm thơ Ngũ độ thanh phải vận dụng từ ngữ để sắp xếp làm sao mỗi câu thất ngôn có đủ 5 thanh dấu. Mỗi câu thơ thất ngôn có 4 thanh Bằng, 3 thanh Trắc hoặc 4 thanh Trắc, 3 thanh Bằng, trong đó:
Câu thất ngôn có 4 thanh Bằng, 3 thanh Trắc thì:
+ 2 thanh Bằng có cùng dấu (thanh Không hoặc thanh Huyền) không được đứng liền kề nhau;
+ 3 thanh Trắc thì tùy nghi mà sắp xếp Sắc – Hỏi – Ngã – Nặng sao cho phù hợp với câu thơ.
Câu thất ngôn có 4 thanh Trắc, 3 thanh Bằng thì:
+ 4 thanh Trắc phải đầy đủ 4 thanh dấu Sắc – Hỏi – Ngã – Nặng;
+ 3 thanh Bằng thì 2 thanh có cùng dấu (thanh Không hoặc thanh Huyền) không được đứng liền kề nhau.
Theo những quy định trên có thể rút ra kết
luận vể thơ Đường luật Ngũ độ thanh:
1. Chỉ dùng chính luật (chỉ theo lối phân minh, không theo lối bất luận);
2. Trong mỗi câu phải chứa ít nhất 5 dấu thanh;
3. Câu có 4 thanh Trắc phải dùng đủ các dấu thanh Sắc - Nặng - Hỏi - Ngã (không được lặp lại dấu);
4. Hai thanh Bằng cùng dấu (thanh Không và thanh Huyền) không được đứng liền kề nhau
Ngoài ra, một số tài liệu còn dẫn thêm ra quy định sau (chưa kiểm chứng):
1. Các thanh Bằng ở tiếng thứ 2 và 4 không cùng dấu (thanh Không hoặc thanh Huyền) với tiếng thú 7;
2. Các thanh Bằng ở tiếng thứ 2 và 4 không cùng vần với tiếng thú 7.
* Ưu điểm và hạn chế của Thơ Đường luật Ngũ độ thanh:
- Tránh được các lỗi bệnh. Tuy nhiên, chỉ tránh được một số lỗi bệnh như: phong yêu, hạc tất, tiểu vận, đại vận, điệp thanh..., những lỗi bệnh khác vẫn có thể mắc phải.
- Câu thơ có âm điệu du dương trầm bồng. Điều này còn tuỳ thuộc vào cách sắp xếp câu chữ, tuy trong câu có đủ 5 dấu thanh nhưng để cho được hay còn phụ thuộc vào trật tự sắp xếp, đặc biệt là cách sử dụng bộ vần.
- Nếu không khéo sử dụng, câu thơ sẽ bị tối nghĩa do phải dùng từ ngữ đúng thanh độ mà bỏ đi từ ngữ hay, lột tả chính xác nội dung cần thể hiện.
(Phạm Hồng Thái – sưu tần và biên soạn)
1. Chỉ dùng chính luật (chỉ theo lối phân minh, không theo lối bất luận);
2. Trong mỗi câu phải chứa ít nhất 5 dấu thanh;
3. Câu có 4 thanh Trắc phải dùng đủ các dấu thanh Sắc - Nặng - Hỏi - Ngã (không được lặp lại dấu);
4. Hai thanh Bằng cùng dấu (thanh Không và thanh Huyền) không được đứng liền kề nhau
Ngoài ra, một số tài liệu còn dẫn thêm ra quy định sau (chưa kiểm chứng):
1. Các thanh Bằng ở tiếng thứ 2 và 4 không cùng dấu (thanh Không hoặc thanh Huyền) với tiếng thú 7;
2. Các thanh Bằng ở tiếng thứ 2 và 4 không cùng vần với tiếng thú 7.
* Ưu điểm và hạn chế của Thơ Đường luật Ngũ độ thanh:
- Tránh được các lỗi bệnh. Tuy nhiên, chỉ tránh được một số lỗi bệnh như: phong yêu, hạc tất, tiểu vận, đại vận, điệp thanh..., những lỗi bệnh khác vẫn có thể mắc phải.
- Câu thơ có âm điệu du dương trầm bồng. Điều này còn tuỳ thuộc vào cách sắp xếp câu chữ, tuy trong câu có đủ 5 dấu thanh nhưng để cho được hay còn phụ thuộc vào trật tự sắp xếp, đặc biệt là cách sử dụng bộ vần.
- Nếu không khéo sử dụng, câu thơ sẽ bị tối nghĩa do phải dùng từ ngữ đúng thanh độ mà bỏ đi từ ngữ hay, lột tả chính xác nội dung cần thể hiện.
(Phạm Hồng Thái – sưu tần và biên soạn)
Trên đây là một số kiến thức cơ bản về Thơ
Đường luật, Ban Quản trị sưu tầm và chia sẻ cùng các bạn.
Chúc các bạn sáng tác được nhiều bài thơ hay!
Chúc các bạn sáng tác được nhiều bài thơ hay!
Huế, ngày 8/02/2015
Trân trọng
TM/ BAN QUẢN TRỊ Huế - Thi Đàn Xướng Họa.
Trần HảiNam (hay Nam Trần, Hải Nam )
TM/ BAN QUẢN TRỊ Huế - Thi Đàn Xướng Họa.
Trần Hải
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét