Tại sao Liên Xô không công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong thời gian 1945 – 1949 ?

Churchill, Truman Stalin tại Đức (từ 16 tháng 7 đến 2 tháng 8 năm 1945.)

Đây là một trong những câu hỏi khá tế nhị trong quan hệ VN – Liên xô trước đây cần phải được làm rõ. Một thời gian dài trước đây khi mối quan hệ này đang nồng ấm và nhà nước Liên Xô đang tồn tại thì đây là một câu hỏi không ai dám hỏi và tất nhiên sẽ không bao giờ có câu trả lời !

Đó là lý do tại sao nhà nước Liên Xô không công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với Việt Nam Dân chủ Cộng hòa trong thời gian 1945 – 1949; mà mãi tới ngày 30 tháng 1 năm 1950 mới công nhận ?

Chỉ sau khi Liên Xô và khối Đông Âu sụp đổ (1991), nhiều học giả VN đã bắt đầu tìm cách lý giải vấn đề này để tìm ra một trong những bí mật của thời chiến tranh lạnh.
 Đã có một vài lý giải khá đơn giản được đưa ra. Một vài học giả cho rằng sau chiến   
thắng của Liên Xô trước phe phát xít (1945), khối Đông âu đã hình thành; Liên xô đang tăng cường giúp đỡ các nước trong khối để củng cố sức mạnh của mình ở  phía Tây làm đối trọng với phe Anh – Mỹ. Cho nên vào thời kỳ này đối với Liên Xô thì Việt Nam (VN) chỉ là một quốc gia nhỏ bé, chưa có vị thế ở khu vực Đông Nam Á. Liên Xô chưa tin tưởng vào thành quả cách mạng ở VN; nhất là sau khi Đảng Cộng Sản Đông Dương phải tự tuyên bố giải tán và lui vào hoạt động bí mật (ngày 11 tháng 11 năm 1945).

Nhưng sự thật không phải như vậy !

Sau khi những tài liệu bí mật của mối quan hệ VN – Liên xô trước đây mới được phía Nga bạch hóa, đã cung cấp cho chúng ta biết được một trong những bí mật của thời kỳ chiến tranh lạnh. Thật ra phía Đảng CS Liên xô đã tích cực ủng hộ Đảng CS VN suốt trong thời gian từ khi Đảng ra đời (1930) cho tới năm 1945, đa số các lãnh tụ tiền khởi nghĩa của VN đều được đào tạo tại Liên Xô sau đó được tung về nước qua ngã Trung Quốc để lãnh đạo cách mạng VN.

Nhưng từ khi tham gia phe đồng minh (chủ yếu là 03 nước lớn Mỹ, Anh, Liên xô), sau đó cùng phe đồng minh chiến thắng trước phe Trục (Đức – Ý – Nhật); Stalin và Liên Xô đã buộc phải ký với các đồng minh một số thỏa ước ràng buộc để nhận được viện trợ quân sự và lương thực của Anh – Mỹ, cũng như yêu cầu Anh – Mỹ mở mặt trận thứ hai ở Tây Âu nhằm chia la cho Liên Xô trước sức tấn công như vũ bảo của phát xít Đức vào lãnh thổ Liên Xô.
Sau chiến thắng trước phe Trục, Liên Xô đã bị ràng buộc bởi các thỏa thuận này kể cả các thỏa thuận về việc phân chia khu vực đóng quân và khu vực ảnh hưởng sau Chiến tranh thế giới thứ hai.

Trong giới hạn của bài viết, tôi sẽ dẫn chứng và chứng minh một chuỗi sự kiện có thật (nhưng không phải ai cũng biết ?) trong lịch sử hiện đại VN giai đoạn 1945 - 1949.

Đoàn người biểu tình ngày 19 tháng 8 năm 1945 trước cửa Bắc Bộ phủ, Hà Nội

Giai đoạn này quyền định đoạt vận mạng của đất nước ta nằm trong tay người nước ngoài. Đồng thời đây cũng chính là giai đoạn lịch sử mà rất nhiều sử sách đã nhầm lẫn khi nhận định và đánh giá sự kiện !

Theo đó, sau khi Chiến tranh thế giới lần II kết thúc, những nước thắng trận dẫn đầu là Mỹ, Anh, Liên xô (mà ta thường gọi là các nước Đồng Minh) đã ban hành một số chính sách đối với các vùng đất vốn là thuộc địa bị phát xít Nhật chiếm đóng ở Viễn đông trước và trong thế chiến thứ II. Trong các chính sách đó có 02 điểm đáng chú ý nhất, vì nó có liên quan đến VN: 
1/- Các thuộc địa này, sau thời điểm Nhật tuyên bố đầu hàng (15/8/1945), sẽ do Đồng Minh ủy nhiệm lực lượng quản trị tạm thời một thời gian, sau đó trao trả độc lập cho chính phủ bản địa hợp pháp - hợp hiến. 
2/- Trong trường hợp quốc gia thuộc địa nào đã từng hiện hữu chính phủ bản địa hợp pháp & độc lập TRƯỚC KHI Nhật xâm lược sẽ được giao trả ngay độc lập cho quốc gia ấy.

Với quy định này phe Đồng Minh đã giao trả ngay đất nước Trung Hoa cho chính thể "Trung Hoa dân quốc" của Tưởng Giới Thạch, vì đây là thể chế độc lập đã hiện hữu trước khi Nhật xâm lược (thuộc vào trường hợp 2). 
Trái lại nước (thể chế) "Mãn Châu quốc" - được thành lập dưới thời người Nhật chiếm đóng, chứ không phải xuất hiện trước khi Nhật xâm lược nên không được Đồng Minh thừa nhận, mà giao lại cho Trung Hoa dân quốc (Mãn Châu đã thuộc về Trung Hoa dân quốc sau cách mạng Tân Hợi 1910 lật đổ nhà Thanh).
Riêng trường hợp của VIỆT NAM ?
1/. Trước khi Nhật xâm lược, VN là thuộc địa của Pháp (không hiện hữu một chính phủ bản địa độc lập). 
2/. Chính phủ "Đế quốc VN" của ông Trần Trọng Kim thành lập vào tháng 3/1945, với sự cố gắng của một số nhân sĩ yêu nước và các nhà chính trị VN lúc ấy là nỗ lực giành độc lập cho người VN. Tuy nhiên chính phủ này ra đời dưới thời người Nhật chiếm đóng, cũng tương tự như "Mãn Châu quốc", nên rơi vào trường hợp 1. 
3/. Trái lại Chính phủ "VNDCCH" của chủ tịch Hồ Chí Minh được tuyên bố ra đời ngày 02.9.1945 tuy là có tổ chức bầu cử, được nhân dân ủng hộ… nên theo lẽ thông thường là chính phủ hợp hiến. Nhưng lại xuất hiện SAU thời điểm Nhật đã đầu hàng Đồng Minh là ngày - 15/8/1945, do đó phe Đồng Minh đã không công nhận chính phủ này và vẫn áp dụng chính sách ủy nhiệm quản trị tại VN. 

Nguyễn Ái Quốc (người ngồi giữa) và cố vấn Vĩnh Thụy tại Hà Nội năm 1945

Cho nên, sau đó tuy chủ tịch Hồ Chí Minh với chính sách ngoại giao khéo léo và mềm dẻo của mình đã tuyên bố là đứng về phía Đồng Minh chống Nhật, nhưng Đồng Minh vẫn không thừa nhận chính phủ "VNDCCH" của chủ tịch HCM là chính phủ hợp pháp.
Đây mới chính là sự thật lịch sử, sự thật này đã được lưu lại trong những tài liệu, sử sách của phe Đồng Minh, của Hội Quốc Liên (Liên Hiệp Quốc) và những nước có liên quan như Anh, Pháp, Mỹ, Trung Hoa… khá rõ ràng và chính xác; nên không thể có ai đó tự vẽ ra lịch sử khác với thực tế lịch sử này được !

Vấn đề còn lại là do quan điểm chính trị của những người Việt trong một thời gian dài sau đó là khá khác nhau; nên đã dẫn đến cách nhìn nhận diễn trình lịch sử thiếu khách quan, rối rắm. 

Nhưng nếu ai đó muốn có một góc nhìn thực sự khách quan trong cách nhìn nhận lịch sử của giai đoạn này, chúng ta sẽ dễ dàng nhận thấy một sự thật là:
- Trước năm 1858, VN là một quốc gia độc lập, toàn vẹn lãnh thổ. Dưới thời nhà Nguyễn (1803-1945) – VN là một nước lớn và khá hùng mạnh tại khu vực Đông Nam Á. Khi người Pháp bắt đầu xâm lược VN (1858) cho tới khi triều đình nhà Nguyễn bị buộc phải ký Hòa ước Nhâm Tuất (1868) cắt 3 tỉnh miền Đông cho Pháp; nước VN bị Pháp đô hộ dưới các hình thức bảo hộ và thuộc địa cho tới tháng 3/1945. 
- Tháng 3/1945 cho đến tháng 8/1945: Nhật đảo chính Pháp và cai trị toàn bộ VN cho đến ngày Nhật tuyên bố đầu hàng Đồng Minh 15/8/1945.
- Từ tháng 8/1945 cho đến hết năm 1949: Việt Nam trở thành xứ sở được cai quản theo ủy nhiệm của Đồng Minh. 
Theo đó, miền Bắc do Trung Hoa dân quốc cai quản (tức là quân đội của Tưởng Giới Thạch), miền Nam do Anh quốc cai quản. Nhưng sau đó người Pháp đã có những thao tác ngoại giao để cuối cùng buộc được quân Trung Hoa lẫn Anh quốc rút khỏi VN, giao lại cho Pháp cai trị ủy nhiệm.

Ở đây, mọi người hãy lưu ý là từ tháng 8/1945 tới hết năm 1949, người Pháp cai quản VN theo danh nghĩa ủy nhiệm của Đồng Minh chứ VN không còn danh nghĩa thuộc địa của Pháp như trước đây. Không còn chức danh Toàn quyền Pháp, mà chỉ là Cao ủy (của Liên hiệp quốc); đội quân thực dân (Pháp) trở thành quân đội của Liên Hiệp quốc.
Từ lưu ý này chúng ta đã có câu trả lời và đã cho chúng ta biết tại sao một thời gian dài từ khi chính phủ VNDCCH ra đời (9/1945) cho tới hết năm 1949 - chính phủ Liên Xô, (kể cả chính phủ Trung Quốc) lúc bấy giờ đã không công nhận chính phủ VNDCCH của Hồ Chí Minh là chính phủ hợp pháp! 

Vì chính sách ủy nhiệm quản trị đối với VN là quyết nghị chung của Đồng Minh (gồm Mỹ, Anh, Liên Xô...) nên Liên Xô đã không thể "xé rào".

Khi chính phủ “VNDCCH” không được Đồng Minh thừa nhận chính thức, thì tất nhiên sẽ không được bất cứ quốc gia nào công nhận và đặt quan hệ bang giao chính thức trong giai đoạn cai quản ủy nhiệm của Liên Hợp Quốc (1945-1949).

Sau khi hất người Anh ra khỏi Đông Dương và xua đội quân Tàu -Tưởng về bên kia biên giới; người Pháp đã có những toan tính nhằm đưa VN trở lại hình thức thuộc địa, như một lãnh thổ hải ngoại của họ ở viễn đông. Tuy nhiên, thời thế đã đổi khác. 

Sau chiến tranh thế giới II, tổ chức quốc tế lớn nhất – Liên Hợp Quốc đã hình thành, thế giới đã bước vào kỷ nguyên giải trừ thuộc địa !”. Tại diễn đàn Liên Hiệp Quốc các nước đã thúc đẩy và đã cho ra đời một nghị quyết cho việc chấm dứt chế độ thuộc địa. Nghị quyết yêu cầu các cường quốc thuộc địa Anh, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ đào Nha… trao trả độc lập cho các quốc gia bị họ chiếm đóng ở châu Phi, châu Á, châu Úc và châu Mỹ La tinh.
Chính lý do này và trước xu hướng mới trong chính trị thế giới, đã gây áp lực . Sau khi hết thời gian cai quản ủy nhiệm của Liên Hợp Quốc (1945-1949), người Pháp đã buộc phải trao trả độc lập cho người Việt Nam và một chính phủ của người VN đã được thành lập. 
Phủ Toàn quyền Pháp năm 1950

Đây là lý do của sự ra đời và tồn tại thể chế QUỐC GIA VIỆT NAM (từ 1949 đến 1955) của Quốc Trưởng Bảo Đại. 
Với quốc hiệu là "Quốc gia VN" (State of Vietnam), quốc gia non trẻ này tính đến đầu năm 1950 đã có 35 nước đặt quan hệ ngoại giao chính thức.



Ở một khía cạnh khác, những người nghiên viết sử cần phải biết là, khi giai đoạn ủy nhiệm cai trị của người Pháp, 1945-1949, chấm dứt. Về công pháp quốc tế, từ năm 1950 – nước VIỆT NAM đã xuất hiện trên bản đồ thế giới trong tư cách một quốc gia độc lập (qua Hiệp ước Élysée)! 

Từ đây dân tộc VN mới "danh chính ngôn thuận" có một chính phủ của người VN; hiện diện trên toàn cõi đất nước và được quốc tế công nhận (không phân biệt chính phủ đó là của ai, thuộc phe phái nào ?)! 
Tuy nhiên như chúng ta đều biết, sau khi chính phủ "Quốc gia VN" ra đời (1949), người Pháp đã dùng nhiều cách để duy trì ảnh hưởng và quyền lực của họ trên đất nước VN (kéo dài đến năm 1954).

Nhà hát lớn Hà Nội năm 1954

Lời kết
Hiện nay có một số học giả đã đưa ra nhiều nhận định khác nhau về lịch sử giai đoạn này của VN; tuy nhiên đa số các nhận định này là thiếu khách quan, một chiều và khá phiến diện nếu không muốn nói là cả một sự sai lầm.

Khi đọc những "bài viết" này tôi cũng đã cố ép mình hiểu rằng đây có thể là chủ đích một chiều của họ. Nhưng sau khi đọc kỹ tôi mới biết là họ hoàn toàn không có ý đồ muốn bẻ cong ngòi bút vì một lý do nào đó; mà đơn giản là họ không có tư liệu lịch sử, họ không có kiến thức chuyên môn để viết sử và nhận định lịch sử nhưng vẫn cứ nhắm mắt viết … bừa.

Vì cái gọi là “kiến thức lịch sử” ở đây chỉ là việc họ chép lại nguyên văn một sự kiện lịch sử từ một cuốn sách chính thống nào đó, hay sao y nguyên văn lời kể của một nhân vật từng tham gia sự kiện lịch sử mà họ cần biết. Sau đó căn cứ vào những gì ghi chép được họ đưa ra những nhận định và đánh giá sự kiện lịch sử đó theo ý kiến chủ quan của mình. Nhưng sẽ rất nguy hiểm là nếu người viết không có kiến thức chuyên môn sâu thì sẽ dễ dàng dẫn đến việc có những nhận định sai về một sự kiện lịch sử, nhất là lịch sử cách mạng VN. Cũng bởi lịch sử không đơn thuần chỉ là một câu chuyện kể mà nó còn cần có những nhận định và đánh giá lịch sử một cách chính xác của người viết sử và người đọc sử.

Khi đọc bài này, có thể có ai đó cho rằng - đây chỉ là câu chuyện thuần về chuyên môn; nhưng nếu không có chuyên môn mà dám nhận định một sự kiện lịch sử thì nó có thể dẫn đến những nhận định sai lầm về sách lược chính trị, ngoại giao. Và sau đó sẽ kéo theo hàng loạt những sai lầm về kinh tế, văn hóa - xã hội khác…/.

Đà Nẵng, 26/01/2017

ĐKT

NGÓN ĐÒN NÀO CỦA ÔNG TRUMP SẮP TUNG RA MÀ TRUNG QUỐC LO SỢ NHẤT ?

 Cuộc đấu Mỹ - Trung

Chúng ta phải cứng rắn để đất nước của chúng ta có thể trở lại vĩ đại như xưa." (Donald Trump)

Đây là câu nói nổi tiếng của Donald John Trump khi nhậm chức Tổng thống thứ 45 của Hợp chủng quốc Mỹ (tiếng Anh: United States of America, viết tắt là USA), thường gọi là Hoa Kỳ (cờ hoa).

Với phương châm này, nên sau khi nhậm chức ông Donald John Trump đã xem xét lại toàn bộ chính sách đối ngoại của nước Mỹ, bất cứ hiệp định gì của các vị tổng thống tiền nhiệm đã ký với nước ngoài nếu thấy bất lợi cho nước Mỹ và đồng minh thì ông ta lập tức rút lui.

Trong mối quan hệ với các nước lớn thì Donald John Trump càng xét nét, dù cho đó là những đồng minh lâu năm hoặc những nước là khách hàng lớn như Trung Quốc hay Canada …Đặt biệt là với Trung Quốc – nước hiện là nền kinh tế lớn thứ hai thế giới (với GDP – 11.000 tỷ USD so với 16.000 tỷ USD của Mỹ).

Hàng loạt chính sách mới với Trung quốc được đưa ra, những phát ngôn mạnh mẽ, sự vụ liên tục thay đổi. Khiến cho các nhà hoạch định chính sách toàn cầu cho rằng Donald John Trump đang phát động một cuộc chiến tranh toàn diện với nước Trung Hoa của Tập Cận Bình. Và rồi cuộc chiến tranh đã nổ ra tuy bước đầu mới chỉ là chiến tranh kinh tế.

Nước Trung Hoa ngày nay phồn thịnh là nhờ vào sự phát triển kinh tế, người ta ví Trung Hoa hiện nay là công xưởng của thế giới. Nhưng nền kinh tế này phát triển chủ yếu là nhờ vào xuất khẩu; đây lại là điểm yếu chết người của bất cứ nền kinh tế nào. Nước Mỹ lại là nơi mà hàng năm các doanh nhân Trung Hoa bán tới 500 tỷ USD hàng hóa. Điểm yếu này đã hiện ra trong con mắt vị tổng thống vốn là một doanh nhân lọc lõi như ông Donald John Trump.

Và rồi ngón đòn đầu tiên được đưa ra – tăng thuế 10 % (chắc chắn rồi sẽ là 15%, 20%, 30% …) trên hàng hóa nhập từ Trung Hoa. Nhưng hàng hóa Trung Quốc tuy là MADE IN CHINA nhưng chủ yếu là gia công cho các hãng và các thương hiệu lớn của nước ngoài (nhất là hàng may mặc và giày dép). Và rồi khi thuế cao, hàng bán không được, nhà máy ngưng sản xuất, công nhân mất việc làm, ngân hàng không đòi được nợ, khủng hoảng kinh tế là điều không thể tranh khỏi…. Điều gì sẽ xảy ra tiếp theo thì chắc mọi người đã có thể tưởng tượng ra !

Chưa hết Donald John Trump còn ép các đồng minh truyền thống của mình như Canada, Mêhicô, EU, Nhật bản, Hàn quốc, Úc … phải theo mình.

Cộng với đó là những ngón đòn quân sự cũng đã được Donald John Trump tung ra. Những chiến hạm lớn của Mỹ tung hoành ngang dọc trên biển Đông, đi vào vùng nước 12 hải lý quanh các đảo nhân tạo mà người Trung Quốc vừa bồi đắp; trước sự im lặng của hải quân Trung Hoa. Các nước đồng minh nhỏ của Mỹ tại Châu Á và Thái bình Dương lần đầu tiên đã dám giỡn mặt với lực lượng hải quân hùng hậu của Tập Cân Bình ở biển Đông khi họ tập trận bắn đạn thật trên vùng biển mà đám con cháu của Mao Trạch Đông tự cho là cái ao nhà của mình !

Nhưng giới báo chí và những người thạo tin khá bất ngờ khi với những động thái ngày càng lấn tới của Donald John Trump thì giới lãnh đạo Trung Nam Hải lại im lặng hoặc tung ra những đòn chống đỡ khá yếu ớt, trái với thái độ khá hung hăng trước đó của người phát ngôn bộ ngoại giao Trung Hoa ?

Phải chăng giới lãnh đạo Trung Nam Hải đang lo ngại chờ ngón đòn mà họ ngán ngại nhất của Donald John Trump. Vậy thì đòn nào của Donald John Trump đã khiến cho Tập Cận Bình lo sợ nhất nếu Trump tung ra trong thời gian tới ?

Bà Thái Anh Văn và Donald John Trump 

Đó là vấn đề đòi độc lập của vùng lãnh thổ Đài Loan !

Sau khi đắc cử tổng thống nước Trung Hoa Dân quốc (Đài Loan) vào ngày 20 tháng 5 năm 2016, bà Thái Anh Văn lập tức thay đổi chính sách với Trung Hoa đại lục. Trong bài phát biểu sau chiến thắng của cuộc tổng tuyển cử 2016, bà Thái Anh Văn cảnh báo Bắc Kinh: “Hệ thống dân chủ, bản sắc dân tộc và không gian quốc tế của chúng tôi phải được tôn trọng, bất kỳ hình thức đàn áp nào cũng sẽ gây tổn hại mối quan hệ giữa hai bờ eo biển” .

Sau khi Donald John Trump nhậm chứ vào tháng 01 năm 2017, ông lập tức tuyên bố rằng "Đài Loan là đối tác trung thành của Mỹ tại khu vực". Để thể hiện cho Đài Loan và quốc tế thấy rằng Trump không hề nói suông , ngày 16/3/2018 Trump đã ký ban hành Đạo luật "Taiwan Travel Act - Luật lữ hành Đài Loan", luật này cho phép quan chức và công dân Mỹ có quan hệ chính thức cũng như không chính thức ở mức độ không hạn chế với Đài Loan.

Điều mà Trump làm đã đảo ngược lại điều mà Nixxon - Kissinger làm vào năm 1971 là Mỹ ủng hộ chính sách "Một Trung Quốc " rồi hất Đài Loan khỏi ghế ở Liên hợp quốc, sau đó đã cắt đứt quan hệ ngoại giao chính thức với Đài Loan vào năm 1979. Tuy nhiên vị tổng thống Mỹ lúc bấy giờ là Jimmy Carter còn đủ tỉnh táo khi gài lại một quả bom hẹn giờ : đó là Đạo luật "Taiwan Relations Act - Luật quan hệ Đài Loan" ký năm 1979. Nội dung cốt lõi của Đạo luật này là "khẳng định Đài Loan có quyền tự quyết định tương lai và Mỹ sẽ cung cấp cho Đài Loan những phương tiện cần thiết để tự bảo vệ".

Giới lãnh đạo tại Trung Nam Hải đã nhanh chóng nhận thấy việc thay đổi lập trường của Donald John Trump về vấn đề Đài Loan và thái độ thiếu “thân thiện” của bà Tổng thống mới của Đài Loan sẽ đe đọa chính sách “một Trung Hoa” của họ. Nên Tập Cận Bình đã phát biểu trước Quốc hội Trung Quốc bằng những ngôn từ rất mạnh mẽ răn đe và cảnh tỉnh Đài Loan chớ nên theo đuổi chủ trương ly khai Đại lục. Để đáp trả, lập tức Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Alex Wong đã đi Đài Loan và khẳng định sự ủng hộ không thay đổi của Mỹ dành cho Đài Loan và cam kết của Mỹ đảm bảo an ninh cho Đài Loan, tuyên bố rằng những cam kết ấy "chưa khi nào mạnh mẽ hơn hiện tại".

Tiếp đến vào ngày 13/8/2018, Trump đã ký luật chính sách quốc phòng - NDAA trị giá 716 tỷ USD cho phép chi tiêu những khoản tiền lớn vào những chiến dịch đột xuất của quân đội, chủ yếu nhắm vào Trung Quốc, sau đó lại chuyển lô vũ khí đầu tiên có giá 330 triệu USD cho Đài Loan. Sắp tới, Mỹ sẽ khai trương trụ sở của Viện Mỹ tại Đài Loan - American Institute in Taiwan, A.I.T., đây là cơ quan đại diện ngoại giao không chính thức của Mỹ ở Đài Loan, với nhân viên làm việc ở đây thuộc Bộ Ngoại giao Mỹ.

Với lập trường cứng rắn chống lại chủ nghĩa thực dân mới của Trung Quốc thì việc ông Trump đảo ngược lại chính sách "một Trung Quốc " cũng như sẽ ủng hộ Đài Loan tuyên bố độc lập và sẽ công nhận Đài Loan là một nước độc lập sẽ là điều sẽ xảy ra trong nay mai.

Việc Donald John Trump sẽ ủng hộ một Đài Loan tuyên bố độc lập sẽ kéo theo sự nổi dậy đòi độc lập của các khu vực như Nội Mông, Tân Cương, Tây Tạng, điều này sẽ đẩy Trung Quốc rơi vào cảnh "ngoại ép - nội bung", cộng với việc kinh tế khó khăn, lòng dân bất mãn thì sự sụp đổ của chủ nghĩa Đại Hán mới của những kẻ cầm quyền Trung Nam Hải là khó tránh khỏi.

Đây mới chính là điều mà Tập Cận Bình đang lo sợ nhất trong những ngày sắp tới ./.

ĐKT
10.102018

Sự thật về câu chuyện “49 ngày nhịn ăn đã cướp đi Đặng Lê Nguyên Vũ tuyệt vời của tôi”!

Hình ảnh Đặng Lê Nguyên Vũ tươi cười trong "49 ngày nhịn ăn !" năm 2013

Sau khi đọc bài viết “ 49 ngày nhịn ăn đã cướp đi Đặng Lê Nguyên Vũ tuyệt vời của tôi” được đăng tải trên trang SOHA điện tử trong mấy ngày qua, tôi cũng như rất nhiều người dân tại TP Buôn Ma Thuột đã thực sự ngạc nhiên về những chia sẻ “không có thực” này.

Trước năm 1990, TP Buôn Ma Thuột chỉ là một thị xã nhỏ bé, quanh đi quẩn lại chỉ có mấy con đường phố chính, nên có bất cứ sư kiện gì xảy ra ở cái thị xã nhỏ bé này thì mọi người đều biết và biết tường tận nữa là đàng khác.

Tôi lại là một người hàng xóm của cha mẹ Đặng Lê Nguyên Vũ từ năm 1987 tới nay – nên thực sự ngạc nhiên khi đọc bài phỏng vấn vừa đăng trên trang SOHA điện tử về nhân thân của Đặng Lê Nguyên Vũ – ông chủ của tập đoàn TRUNG NGUYÊN và những giai thoại về gia đình cha mẹ của Vũ cũng như của cô vợ của Vũ - cô Lê Hoàng Diệp Thảo. 
Với tư cách là một người hàng xóm đã sống lâu năm, với gia đình cha mẹ Vũ tại khu vực cây số 3 –  phường Tân Lập, TP Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắc Lắc, nơi có trụ sở chính của Tập đoàn Cà phê TRUNG NGUYÊN - số 268 Nguyễn Tất Thành, TP Buôn Ma Thuột, từ năm 1987 cho tới nay; chúng tôi thấy bài trả lời phỏng vấn này của trang SOHA là toàn toàn hư cấu.

Hư cấu đầu tiên là phần nói về điều kiện kinh tế, nhân thân của Vũ và cha mẹ Vũ. Điều không đúng thứ hai đó là nhân thân của cô Thảo và quá trình về làm dâu tại gia đình này. Điều cuối cùng đó là câu chuyện tài sản của tập đoàn này do một tay cô Thảo và Đặng Lê Nguyên Vũ tạo lập nên, nhưng chủ yếu là do cô ta làm ra và “mọi thứ đều do cô ta quyết định” như nội dung bài báo!

Đây toàn chỉ là những câu chuyện tào lao, vì nó hoàn toàn khác với thực tế. 

Tôi sẽ không đi sâu vào chuyện đời tư hay những tranh chấp kiện tụng tranh giành gia tài giữa họ với nhau hiện nay, vì đó là việc riêng của họ. Tôi chỉ xác định lại những gì cô gái này vừa nói với báo chí là đúng hay sai mà thôi:
- Cha mẹ Đặng Lê Nguyên Vũ quê ở huyện Ninh hòa - tỉnh Khánh hòa, năm 1978 họ lên lập nghiệp tại thị trấn Khánh Dương (huyện M' Drak – tỉnh Đắc Lắc; đây là một huyện giáp ranh với tỉnh Khánh hòa). Lúc đầu họ làm công nhân cho một Xí nghiệp gạch ngói của nhà nước, sau đó mẹ Vũ có tạo lập nên được một cái sạp vải nhỏ tại chợ huyện, cha Vũ vẫn làm công nhân cho lò gạch. 
Một thời gian sau thấy công việc không thuận lợi, năm 1985 cha Vũ là ông Đặng Mơ, bỏ việc từ thị trấn Khánh Dương lên khu vực cây số 3 phường Tân Lập, TP Buôn Ma Thuột (là khu vực có rất nhiều người quê Ninh Hòa, Khánh hòa - là đồng hương của gia đình Vũ, trong đó có nhiều gia đình là bà con với Vũ) sinh sống. 

Khi mới lên ông được một cán bộ Công an quen biết (ông Tráng) thuê trông rẫy cà phê cho ông ta tại cây số 17 và được ông này cho ở nhờ trong một căn nhà nhỏ tại khu vực cây số 3 (căn nhà này nay chính là trụ sở chính của tập đoàn TRUNG NGUYÊN – sau khi thành đạt họ đã mua liền mấy căn chung quanh và xây thành cái trụ sở khá lớn như hiện nay !). Lúc này Đặng Lê Nguyên Vũ chỉ mới là một chú bé 15 tuổi - Vũ sinh năm 1971, vẫn sống với mẹ tại Khánh Dương để học cấp 3.

Khoảng năm 1990 thì Đặng Lê Nguyên Vũ lên ở với cha để theo học khoa y trường đại học Tây Nguyên, thời gian nghĩ thì Vũ xin đứng bơm xăng bán cho khách nhằm kiếm thêm tiền lo cho việc học; cây xăng này (tại cây số 4) cũng là của vị chủ nhà (ông Tráng CA). Sau 04 năm học thấy quá khó khăn Vũ đã bỏ học vào sài gòn lập nghiệp, nhưng bị một người chú trong gia đình (người mà Vũ muốn vào nương nhờ) dẫn về lại Buôn Ma Thuột bắt Vũ tiếp tục học trường y. Nhưng do có dự định khác nên Vũ cương quyết bỏ học (Vũ chưa tốt nghiệp trường y, chưa phải là bác sĩ như cô vợ nói !).   

Thời gian này gia đình cha mẹ Vũ đã có một quyết định lớn đã dẫn đến sự thành công  của họ như hiện nay. Đó là việc bố Vũ là ông Đặng Mơ (chúng tôi gọi là anh Sáu Mơ), sau thời gian làm rẫy cà phê và trông coi cà phê cho chủ, ông đã có một số kinh nghiệm về việc thu hoạch và chế biến cái thứ hạt này. Hơn nữa khu vực nhà ông đang ở là ngay bến xe liên tỉnh, khu vực này việc buôn bán khá nhộn nhịp. Nhất là mặt hàng cà phê rang xay để bán cho khách đi xe các tỉnh khá phổ biến và được bày bán đầy trên các kệ hàng chung quanh căn nhà nơi ông đang ở.

Tuy TP Buôn Ma Thuột là nơi trồng và buôn bán cà phê chính của nước ta nhưng lúc ấy (khoảng năm 1990) chưa có một hãng sản xuất nào lớn, chưa có bất cứ một thương hiệu nào cả. Vẫn chủ yếu là các hộ dân nhỏ lẻ tự rang xay chế biến và tự tìm kiếm khách hành để tiêu thụ. Sau một thời gian quan sát, học hỏi thấy việc rang xay và chế biến khá thuận lợi ông đã thử mua cà phê và tự mày mò làm thử, không ngờ kết quả khá tốt. Ông xin nghĩ việc và mua thiếu lại căn nhà của người chủ đã cưu mang gia đình ông (vị này đã mất vỉ bệnh – đây là một ân nhân lớn của Vũ và gia đình anh. Sau khi thành đạt họ cũng có dịp trả ơn vị ân nhân này khá tốt !) để mở cơ sở rang xay và chế biến cà phê.

Sau năm 1990 khi họ thấy nghề này phát triển thì mẹ Vũ bỏ sạp vải tại chợ Khánh Dương đem gia đình lên Buôn Ma Thuột sinh sống với chồng. Lúc này Vũ đã bỏ học trường y, sau khi từ sài gòn trở về anh đã lao vào phụ giúp việc kinh doanh chế biến cà phê của gia đình. Ngôi nhà nhỏ trở thành một cơ sở chế biến cà phê, họ có thuận lợi là vị trí này nằm ngay bến xe liên tỉnh, nên việc tiêu thụ cà phê chế biến của họ khá thuận lợi, tới độ làm tới đâu tiêu thụ hết tới đó.  
Do chịu khó và là những con người lao động chân chất từng rất khó khăn muốn vượt qua đói nghèo họ khát khao làm giàu nên việc kinh doanh của họ đã thành công. Chỉ sau vài năm họ đã có của ăn của để và trở nên giàu có, họ mua thêm nhà, thêm đất và mở thêm cơ sở rang xay mới, sau đó phát triển thành công ty TRUNG NGUYÊN từ năm 1996 cho tới nay.

Sau vài năm tham gia kinh doanh với cha mẹ, từ năm 1995 Đặng Lê Nguyên Vũ đã có nhiều kinh nghiệm trong việc tiêu thụ sản phẩm cà phê, biết mở rộng thị trường tiêu thụ ra các tỉnh và xây dựng thương hiệu. Câu chuyện xây dựng cái tên TRUNG NGUYÊN và bảng phối màu của cái thương hiệu này cũng đã có nhiều chuyện khôi hài khá hay mà chúng tôi từng chứng kiến. Đó là chuyện họ tranh chấp kiện tụng với Công ty cà phê Mêhicô về cái thương hiệu này!
Cho tới khoảng năm 1998 - Đặng Lê Nguyên Vũ lúc này mới 27 tuổi đã là một anh công tử con nhà giàu. Và anh công tử Đặng Lê Nguyên Vũ trong một cuộc chơi với bạn bè, lúc mà trà dư tửu hậu đã làm quen với một cô gái đẹp và họ đã yêu nhau. Một thời gian ngắn sau họ làm đám cưới và người con gái đó chính là cô Lê Hoàng Diệp Thảo - vốn là một nhân viên trực tổn đại điện thoại 1080 tại bưu điện tỉnh Gia Lai
Cũng đúng thôi vì người đẹp thì thường tìm tới đại gia và đã là đại gia thì cũng chỉ tìm chân dài mà yêu chứ họ có yêu người bình thường bao giờ đâu ?

Nên có thể khẳng định - toàn văn bài viết trong đó nhất là phần nói về nguồn gốc gia tài của Trung Nguyên, mối quan hệ tình cảm của cô này với Vũ, cũng như công trạng của cô ta với Trung nguyên và với gia đình họ - chỉ toàn là hư cấu. Đó chỉ là một câu chuyện hoang đường !

Chúng tôi là những người hàng xóm lâu năm đã trực tiếp chứng kiến cuộc sống của gia đình họ cũng như quá trình hình thành cái công ty Trung Nguyên này. Biết rất rõ cái gia tài này và cái Công ty này thực sự do chính bố của Vũ là ông Đặng Mơ bà vợ Lê Thị Ước cùng Vũ và con cái họ cực khổ góp nhặt từng đồng xây dựng nên từ trước năm 1996. Nhưng trên tất cả là do người cha người đàn ông trụ cột của gia đình này – ông Đặng Mơ, một tay quán xuyến, góp nhặt từng đồng xây dựng nên. Thậm chí mỗi buổi sáng ông thường tự tay mình đi chợ mua thức ăn về chế biến cho người làm ăn trong ngày. Vào những năm 1990 - 2000 những người dân sinh sống tại khu vực chợ Tân An (cây số 3) và những người bán hàng ở đấy vào mỗi buổi sáng thường thấy một người đàn ông trung niên cao ráo thường đi chợ mua đầy những giỏ thức ăn sau đó xách bằng tay đi bộ một đoạn ngắn trước khi băng qua con đường Nguyễn Tất Thành vào nhà mình. Ông có mối quan hệ rất tốt với hàng xóm và cư dân trong khu vực .

Bản thân Đặng Lê Nguyên Vũ cũng chỉ là cái danh thôi chứ thực sự đều do ông bố điều hành và quyết định hết. Chỉ cho đến khi thành lập công ty và mở thêm những chi nhánh ở các tỉnh, khi quy mô phát triển lên quá lớn thì ông giao cho Vũ làm giám đốc - vì nó nhiều chữ hơn ông (như lời ông nói). Nhưng Vũ chỉ quản lý các chi nhánh tại các tỉnh, còn ông làm phó giám đốc thường trực đã trực tiếp quản lý các cơ sở chính tại Đắc Lắc.

Và rồi cuộc hôn nhân “đại gia và chân dài” này nay đã đổ vỡ, mấy năm nay (từ 2013) đã đường ai nấy đi, xem nhau như kẻ thù, họ xa lánh nhau như lánh người mang bệnh hủi. Đã kéo nhau ra tòa đấu đá tố cáo nhau, trên thương trường thì coi nhau như đối thủ cạnh tranh, lại tranh giành thương hiệu, tranh giành tài sản của nhau. Mà tài sản tức là tiền – vậy thì dù có nấp dưới bất cứ ngôn từ hoa mỹ nào thì cuộc hôn nhân của họ cũng chỉ vì tiền. 

Nhưng nực cười là cho tới nay vẫn có người gào lên trên mặt báo là “tôi sẵn sàng từ bỏ tất cả vì tình yêu của anh ấy”, hay 49 ngày nhịn ăn đã cướp đi Đặng Lê Nguyên Vũ tuyệt vời của tôi” - là sao nhỉ ?

Tôi thì không muốn đi sâu vào câu chuyện, nhưng nếu là một người lạ hoàn toàn chưa biết gì về cái gia đình này cả; nhưng khi đọc bài báo thì mọi người sẽ dễ dàng thấy câu chuyện kể này chẳng có sự logich chút nào cả, hay đây là sự non nớt của người viết ?

Thử hỏi cô gái này năm nay 46 tuổi, khi về làm dâu gia đình này năm 1998 khi cô ta chỉ mới 26 tuổi. Tức là cô ta chỉ sống với gia đình này (cho tới khi cô nộp đơn ly hôn năm 2015) chỉ tròm trèm gần 17 năm. Nhưng có tới hơn 10 năm cô phải dành thời gian để có bầu, sinh con (04 đứa con), nghỉ hậu sản và nuôi con. Cho tới khoảng năm 2007, khi con cái đã lớn cô ta mới bắt đầu tham gia quản lý cùng với chồng các cơ sở do TRUNG NGUYÊN đầu tư tại Sài gòn và Bình Dương. Còn các cơ sở tại Buôn Ma Thuột (cơ sở chính) vẫn do gia đình ông Sáu Mơ quản lý và điều hành – đây cũng là hội sở chính của Trung Nguyên. Nhưng thực tế là cô ta chỉ thực sự tham gia điều hành Trung Nguyên chỉ có 6 năm vì tới năm 2013 thì cuộc hôn nhân của họ đã đổ vỡ và họ đã sống ly thân, mãi tới năm 2015 mới ra tòa ly dị. 

Chỉ cần biết điều này và thử làm một vài phép tính cộng trừ đơn giản chúng ta sẽ dễ dàng thấy trong bài báo vừa rồi trên báo SOHA cô ta nói đúng hay sai ?

- Đó là vấn đề thời gian. Thời gian đâu mà “cô ta xây dựng, tạo lập và điều hành cả một cái tập đoàn !” từ hai bàn tay trắng. Còn nữa, đây là việc xây dựng và điều hành cả một cái tập đoàn sản xuất và chế biến cà phê chứ không phải là một cái quán cà phê cóc ven đường.

Chúng ta vẫn biết là trong 10 năm trở lại đây thì các nhà quản lý các tập đoàn lớn có thể thông qua các hệ thống công nghệ thông tin để điều hành công việc. Một ông chủ tịch tập đoàn có thể đi đông đi tây nhưng vẫn có thể điều hành công việc ở nhà được. Nhưng trước đây khi Trung Nguyên bắt đầu hình thành thì cơ sở sản xuất của họ chỉ là những xưởng, cơ sở rang xay cà phê nhỏ nằm rải rác trên nhiều tỉnh thành thì người quản lý phải có mặt tại xưởng sản xuất thường xuyên để điều hành công việc. Xin lưu ý đây chỉ là một công ty sản xuất chuyên rang xay chế biến cà phê chứ không phải là một công ty chứng khoán hay công ty viễn thông.

Đây còn là câu chuyện muốn xây dựng nên một thương hiệu thức uống nổi tiếng, thì phải cần có một thời gian rất dài giành giật thị trường mới kiếm được một chỗ đứng trên thương trường chứ không phải là câu chuyện của một trận bóng đá – anh chỉ cần đá thắng một trận anh sẽ nổi tiếng ! 

Đó là cả một câu chuyện thần thoại trong câu chuyện này, đó là việc chỉ trong vòng 17 năm mà từ hai bàn tay trắng, với một cô gái đẹp con nhà giàu chỉ biết ăn và chơi (như chính lời cô gái này nói trong chính bài báo này !); đã tự tay tạo lập nên một đế chế cà phê với tài sản trị giá hàng ngàn tỷ đồng. Và cũng trong cùng thời gian đó cô ta vẫn có thời gian để có bầu, sinh con, nuôi con và nuôi 04 đứa con đều khôn lớn và trưởng thành cả !

Tuy nhiên thực tế lại hoàn toàn khác; lâu nay dư luận của cư dân quanh khu vực mà nay là hội sở chính của TRUNG NGUYÊN đang đóng và làng cà phê Trung Nguyên tại TP Buôn Ma thuột đang râm rang câu chuyện là cô Thảo vợ của Vũ ngoại tình bị bắt tại trận và đã bị đuổi ra khỏi nhà. Rất nhiều người làm, nhân viên và những người quản lý của hai cơ sở này là những người hàng xóm của chúng tôi, đã kể lại khá chi tiết câu chuyện này.

Sau khi bị nghe, vô tình nghe hay buộc phải nghe trực tiếp, tôi có thể đúc kết câu chuyện như sau : 
- Sau năm 2008, trước yêu cầu của vợ là muốn tham gia cùng quản lý Trung Nguyên khi con cái đã lớn nhằm đỡ đần cho chồng; Vũ đã giao cho vợ tham gia quản lý một số cơ sở tại Sài gòn và Bình Dương. Nhưng bản thân Vũ thường phải vắng nhà di chuyển đến nhiều tỉnh thành khác nhau trong cả nước nhằm theo dõi và quản lý các cơ sở của TRUNG NGUYÊN tại đó. Cho tới năm 2012, các nhân viên trong công ty đã báo cho người nhà của Vũ biết  là vợ Vũ - Cô Thảo đã có những hành vi ăn chơi trác táng với nhiều nhóm người tại các nhà hàng sang trọng, nghiêm trọng hơn cô gái này đã cặp bồ với một loạt trai trẻ, trong đó có một người đang làm thuê tại Trung Nguyên và đã nhiều lần cùng nhau đi du hí tận Xingapor. Người nhà Vũ được họ báo cho biết và chỉ địa điểm để người nhà đến mục sở thị. Họ đã thuê thám tử theo dõi quay phim chụp hình lại các cuộc ăn chơi trác tráng này, sau đó báo cho Vũ biết. Do rất yêu vợ, lúc đầu anh ta không tin, nhưng sau khi được người nhà cung cấp các chứng này anh mới vỡ òa ra và khóc nấc. 
Từ đó Vũ đã bị sốc nặng, nhưng vì hạnh phúc của các con Vũ đã xin gia đình giấu kín sự việc vì "nếu các con tôi biết được việc này thì tụi nhỏ làm sao sống được với người mẹ như thế này, hơn nửa tụi nhỏ đang còn phải học hành. Bản thân cô Thảo khi sự việc này được tung ra cho dư luận thì cô ấy sẽ không còn con đường sống ... xin hãy để cho một mình tôi chịu thiệt thòi là được rồi ! ....". Trước yêu cầu khẩn khoản này của Vũ, gia đình anh đã chấp nhận. Khi sự việc bị bại lộ cô vợ có xin lỗi lạy lục xin Vũ tha thứ; nhưng Vũ đã khinh bĩ lánh mặt, coi như không còn có cô ta trên đời !

Sau đó như chúng ta đã biết, đầu năm 2015 cô Thảo bị cách chức hết mọi chức vụ và trách nhiệm tại Tập đoàn Trung Nguyên và được yêu cầu lui về chăm sóc gia đình và con cái.
Nhưng sau sai lầm kinh khủng nhất với tư cách của một người vợ, người mẹ cô gái này lại không chịu an phận sống trong nhung lụa, giàu sang như một bà hoàng mà lại thích phá phách. Cô thành lập công ty riêng, tranh giành quyền kiểm soát Trung Nguyên, tranh giành thương hiệu, con dấu và bắt đầu việc kiện tụng. Sự việc bắt đầu với việc cô cho rằng Đặng Lê Nguyên Vũ bị điên và buộc anh ta đi khám bệnh tìm cách tác động vào kết quả khám bệnh để kết luận anh ta bị điên nhằm giành quyền kiểm soát Trung Nguyên.

 Sau khi sự việc bị thất bại, cô ta bắt đầu thuê báo chí tạo dựng nên câu chuyện tình đẹp như tranh với Vũ; xây dựng nên câu chuyện khởi nghiệp khá lâm ly bi đát của đôi trai tài gái sắc này. Sau đó là những trường đoạn tha thiết muốn gặp chồng vì thương, vì nhớ và vì quá lo lắng cho anh ta - nhưng anh ta vẫn quyết liệt không gặp và lánh xa. Thậm chí khi anh ta ở trong phòng làm việc cô ta gõ cửa khi biết đó là cô ta, anh ta không mở cửa; mặc cho cô ta lên tiếng gọi, thậm chí là van xin. 

Nhưng nếu với một người đọc có kiến thức, chúng ta sẽ dễ dàng thấy tính logich của câu chuyện kể này hình như có vấn đề. Với một suy luận rất đơn giản: Một người đàn ông trung niên thành đạt, giàu có và rất nổi tiếng trên thương trường lại có một người vợ đẹp, người mà mình hết lòng yêu thương, một người mà mình đã đầu ấp tay gối tới 16 năm trời, đã sinh cho mình tới 04 đứa con ngoan hiền. Thậm chí đã giao gia tài sự sản và tay hòm chìa khóa của mình cho cô ta quản lý. Nay lại đột nhiên khinh bĩ và xua đuổi người vợ ấy như một con hủi, thì chỉ có một lý do duy nhất đó là cô ta đã phản bội anh ta, tức là đã theo người đàn ông khác !

Cũng theo gia đình họ cho biết, sau khi Vũ tỏ thái độ quyết liệt như vậy thì cô ta ngày càng công khai chuyện ngoại tình với "phi công trẻ"và cùng với một nhóm người âm mưu cướp đoạt dần tài sản của Tập đoàn Trung Nguyên. Cô ta làm các thủ thuật sang tên chủ quyền các công ty mà cô gái này được gia đình cho đứng tên trước đó làm của riêng của cô ta. Một số cổ phần ở các chi nhánh của TRUNG NGUYÊN đã bị sang tên cô ta một cách bất hợp pháp. Tiếp đó là nộp đơn đòi ly dị, cô ta chính thức đòi chia tài sản, tiến hành việc tranh chấp kiện tụng nhằm giành tài sản. Cô tiến hành thành lập công ty mới để kinh doanh riêng, tranh giành thương hiệu, giành khách hàng mà giọt nước tràn ly là hành động cướp con dấu mới bị tòa án xét xử gần đây.

Hiện nay họ đã ly thân và đang trong quá trình đợi tòa án phân xử việc ly hôn. Cô gái đã làm ăn riêng đã lập công ty kinh doanh cà phê mới của riêng mình. Họ đã có cuộc sống riêng không còn liên quan gì với gia đình Đặng Lê Nguyên Vũ và tập đoàn TRUNG NGUYÊN ! 

Đặng Lê Nguyên Vũ tươi cười với bạn bè ngay trong "49 ngày nhịn ăn !" năm 2013

Về câu chuyện của cái gọi là 49 ngày nhịn ăn của Vũ trong rừng - thì thực tế không phải như cô gái này (Thảo) nói với báo giới; mục đích của cô ta là khiến cho mọi người hiểu Vũ đã bị điên để tòa án giao gia tài và quyền nuôi con cho cô ta.

Thực tế là năm 2013 - sau khi cuộc hôn nhân bị đổ vỡ, Vũ rất buồn đã bỏ về khu trang trại của gia đình Vũ (thực ra đó là một khu du lịch sinh thái rất lớn) ở huyện M' Drak – Đắc Lắc sống ẩn cư một thời gian cho thư giản tâm hồn. Bạn bè của Vũ nhất là giới văn nghệ sĩ, các nhà báo, nhà nghiên cứu các nơi được Vũ mời tới chơi và tham dự các khóa thiền, chữa bệnh miễn phí tại khu du lịch này, trong đó có các nhân vật nổi tiếng như: nhà nghiên cứu sử Hà Văn Thuỳ, nhà báo Lê Ngọc Thịnh, nhà báo Nguyễn Công Khế, nhà báo nhà thơ Lưu Trọng Văn … .

Chúng ta hãy cùng nghe một người đã tham gia khóa thiền và chữa bệnh 49 ngày này kể lại sự thật; đó là nhà báo Lưu Trọng Văn – mới đây trên trang Fb cá nhân của mình  Lưu Trọng Văn đã có bài viết khá chi tiết về việc này. Anh cho biết, anh được Vũ mời tham gia khóa thiền này với một số người khác và anh có rủ thêm một số bạn bè của anh tham gia.

Anh viết: "Một trong những thông tin không đúng đó là do đi thiền và nhịn ăn 49 ngày nên Đặng Lê Nguyên Vũ đã không còn là Đặng Lê Nguyên Vũ nữa.
Gã là một trong 11 người dự cuộc trải nghiệm thiền và nhịn ăn 49 ngày này. Gã đã từng kể lại trên báo Một thế giới và nhà báo Lê Ngọc Thịnh tổng biên tập báo Một thế giới khi cùng nhà báo Nguyễn Công Khế lên thăm khoá thiền cũng đã kể lại sự thật những gì mình chứng kiến trên báo."
  
Về thực chất của khóa thiền này là cái gì, anh cũng cho biết: “Nói cho nhanh, bản chất của cuộc trải nghiệm này dưới sự dẫn dắt của ba chuyên gia khí công và luyện khí, thiền là thanh lọc cơ thể và thiền để dùng khí thông toàn bộ cơ thể cũng như nạp năng lượng kích hoạt các noron thần kinh để chúng hoạt động tạo sự tinh thông tinh thần và sáng tạo trí tuệ.
Đây là câu chuyện khoa học mang các giá trị phương Đông mà các thiền sư ở Tây Tạng áp dụng thành công.
Vậy thôi. Nhịn ăn để thải các chất cặn bã bao năm tích tụ trong cơ thể ra. Tại sao nhịn ăn 49 ngày chả ai toi cả? Giản đơn vì năng lượng vẫn đủ nhờ thiền, nạp khí và uống nước hạt vừng đen rang.
Sau 49 ngày gã mất 10 kí, Đặng Lê Nguyên Vũ mất 12 kí nhưng rất nhiều bệnh được thanh lý, đặc biệt tinh thần và trí tuệ, sức sáng tạo tăng lên.
Gã phải thừa nhận sau 49 ngày Đặng Lê Nguyên Vũ vẫn đầy ắp nhiệt huyết với đất nước, vẫn tràn ngập tư duy, tư tưởng sáng và khoa học. Đồng thời sự thay đổi duy nhất nếu có ở Vũ chính là ngoài niềm tin vào mình mãnh liệt hơn Vũ có thêm đức tin vào Tạo hoá cùng sức mạnh của Tạo hoá.

Trong đoạn văn trên có cái gọi là “”, khiến cho những ai không biết khi đọc đoạn  này sẽ khá thắc mắc, nhưng rất đơn giản chỉ vì trên trang cá nhân Lưu Trọng Văn xưng mình là gã !
Và cũng chính “gã” này cho biết “ Gã giật thốt khi có một tờ báo giật tít “49 ngày nhịn ăn đã cướp đi Đặng Lê Nguyên Vũ tuyệt vời của tôi” . Giật thốt vì chính gã cùng Vũ trải qua 49 ngày thiền và nhịn ăn ấy trong một mùa đông tại khu rừng M’drak, Đắc Lắc.”
Và "Gã đến hôm nay vẫn là gã. Nhà nghiên cứu sử Hà Văn Thuỳ 70 tuổi được gã rủ rê cùng thiền và nhịn ăn 49 ngày hiện nay vẫn là Hà Văn Thuỳ thì không lẽ gì Đặng Lê Nguyên Vũ đã bị biến dạng và là con người khác?"
Vì chính “Gã gần đây có gặp Vũ, gã kể cho Thảo nhận xét trung thực của gã về Vũ. Vũ tinh anh và rất sáng khi nói chuyện về tâm thế quốc gia và những quy luật của nhân loại mà đất nước cần đi theo.”

Vậy thì tại sao chính cô vợ này (Thảo) lại dám đặt một cái tựa to đùng trên mặt báo là 49 ngày nhịn ăn đã cướp đi Đặng Lê Nguyên Vũ tuyệt vời của tôi”, nhỉ ?
Chúng tôi rất ngạc nhiên khi đọc bài phỏng vấn đăng trên trang SOHA, là một người đã từng chứng kiến sự trưởng thành và phát triển của cái gia đình này trong đó có cô con dâu của họ (Thảo). Nhưng hình như trong câu chuyện kể đó cô gái này là một người nào đó hoàn toàn khác, vì cái bản lý lịch tự khai đó như là của một người nào đó xa lạ !
Cũng có thể là do người viết tự tạo ra, nhưng đó không phải là sự thật. Vì gia đình họ còn đó, những người hàng xóm như chúng tôi còn đây đều thấy đều biết, hàng ngày chúng tôi đều chứng kiến và cũng mới đây thôi chứ có xa xôi gì đâu ?

Việc họ ly dị, họ chia gia tài, họ ra tòa tố cáo nhau coi nhau như kẻ thù chỉ là việc riêng của họ, chúng ta không nên và không có quyền can thiệp vào. Nhưng việc một tờ báo mạng chính thống lại đăng những bài phỏng vấn với nội dung không có thật và hoàn toàn ngụy tạo vì một lý do kinh tế nào đó là điều không nên – nếu không muốn nói là đã vi phạm pháp luật !

Hiện nay tình hình kinh doanh và phát triển của TRUNG NGUYÊN đã xuất hiện một số khó khăn nhất định sau vụ việc cô vợ của Vũ xin ly dị, đòi chia gia tài và tiến hành kiện tụng. Tuy nhiên như trên tôi đã nói đó là chuyện riêng của họ chúng ta không có quyền đi sâu vào vấn đề, nhưng vấn đề cần nói nhất là hiện nay tại khu vực tỉnh Đắc Lắc – TRUNG NGUYÊN đang có hàng loạt dự án (8 dự án) khu du lịch sinh thái và kinh doanh bất động sản rất lớn đã có giấy phép triển khai, đã được cấp đất thậm chí là đã làm lễ khởi công, nhưng đều bị ngưng trệ vì vụ việc này. 

Lãnh đạo UBND tỉnh Đắc Lắc đã đốc thúc nhiều lần, thậm chí là dọa thu hồi các dự án, thu hồi đất và tịch thu số tiền 40 tỉ mà TRUNG NGUYÊN đã đặt cọc sung vào công quỹ. Trong đó có dự án “ Thành phố thủ phủ cà phê VN và thế giới” với số vốn đăng ký tới hàng tỉ USD, sau nhiều lần khai trương nay vẫn đắp chiếu. Đây là một khu đất vàng nằm ngay trung tâm thành phố, rộng tới hàng trăm hecta, nhân dân và lãnh đạo tỉnh mơ ước nếu dự án này thành công sẽ làm biến đổi hẳn bộ mặt của thành phố Buôn Ma Thuột. Nhưng sau nhiều năm nó vẫn chỉ là một bãi đất trống và khả năng TRUNG NGUYÊN sẽ bị thu hồi dự án và bị mất 40 tỉ tiền đặt cọc ngày càng đến gần.

Với loạt bài báo phỏng vấn trực tiếp vừa xuất xuất hiện trên trang  SOHA điện tử; có thể đây chỉ là một chiêu trò mới của cô gái này nhằm tranh giành thương hiệu và tài sản của gia đình TRUNG NGUYÊN, hay đơn thuần đây chỉ là một câu chuyện tình lấy nước mắt? 

ĐKT
Buôn Ma Thuột, 30/2/2018.


PHÓNG SỰ ẢNH : THAM DỰ ĐẠI HỘI HỌ DƯƠNG TỈNH ĐẮC LẮC

Như đã thông tin, hôm nay (07.4.2018) tôi được Hội đồng họ Dương tỉnh Đắc Lắc mời tham dự đại hội họ Dương toàn tỉnh Đắc Lắc lần thứ hai. 
Đây là đại hội để bầu nhân sự cho Hội Đồng họ Dương toàn tỉnh khóa 2 nhiệm kỳ 2018 – 2022 và bầu đoàn đại biểu tham dự đại hội Họ Dương toàn quốc sắp tới. Hầu hết các tỉnh trong khu vực miền Trung có người họ Dương sinh sống đều cử đại biểu tham dự cuộc lễ và đặc biệt là có sự tham dự của đoàn đại biểu Hội Đồng họ Dương VN do ông Dương Đình Chiến - vị chủ tịch còn rất trẻ dẫn đầu. Các tộc họ khác trong tỉnh cũng được mời .

Theo thông báo của BTC cho biết: Trên khu vực địa lý hành chính của tỉnh Đắc Lắc , người mang Họ Dương chỉ có khoảng 1.000 hộ với khoảng 2.500 nhân khẩu (tổng dân số của tỉnh Đắc Lắc hiện nay là 1,8 triệu). Nhưng họ đã làm được những điều mà các tộc họ khác chưa làm được. Hiện nay tổ chức họ Dương đã xuống tới cấp xã. Họ đã thành lập câu lạc bộ doanh nhân, tổ chức khuyến học khuyến tài, bảo thọ, hội tương thân tương ái, có những hoạt động văn hóa và thông tin rất tốt. Họ đã có trang Web riêng, lập nhóm Facebook “Dương gia Đắc Lắc”.

Tôi được mời tham dự đại hội họ Dương toàn tỉnh Đắc Lắc lần thứ hai với tư cách là đại diện cho những người họ Đinh đang sinh sống làm việc và học tập trên toàn tỉnh Đắc Lắc. Qua cuộc gặp mặt với những người Họ Dương VN tôi cũng đã học hỏi được nhiều điều !
Cám ơn Hội Đồng họ Dương tỉnh Đắc Lắc đã mời và cũng rất cám ơn sự đón tiếp khá thịnh tình của anh chị em họ Dương Đắc Lắc. Đặc biệt là cám ơn BTC đã cung cấp những hình ảnh này ./.


Giấy mời



Văn nghệ chào mừng

Đoàn chủ tịch đại hội

Ra mắt nhân sự khóa mới (2018-2022)


Toàn cảnh đại hội

Đoàn khách mời đứng lên làm lễ chào cờ

Đại diện họ Đinh phát biều chào mừng


Ông Dương Thanh Tương Chủ tịch Hội Đồng Họ Dương tỉnh Đắc Lắc tặng hoa cho đại diện họ Đinh

Các đại biểu khách mời và Hội đồng Họ Dương tỉnh chụp hình lưu niệm



Chụp hình lưu niệm với ông Dương Đình Chiến (bắt tay)- Chủ tịch Hội đồng Họ Dương VN và ông Dương Thanh Tương - Chủ tịch Hội đồng họ Dương tỉnh Đắc Lắc

Vì sao người quân tử không tranh cãi với kẻ tiểu nhân?

Không tranh cãi với kẻ tiểu nhân Khổng Tử có một cậu học trò rất thích tranh luận. Một hôm, người học trò này đến thăm Khổng Tử t...