Nếu chỉ là một du khách bình thường khi đến vùng đất này chúng ta
sẽ thắc mắc, Buôn Ma Thuột là gì ? Khi được giải thích, đó là tên một nhân vật
có công góp phần khai sinh ra thành phố này và được lấy tên của mình đặt tên
cho thành phố - TP. Buôn Ma Thuột.
Chúng ta sẽ được giải thích rằng: Buôn Ma Thuột là tên của một vị trưởng làng (buôn) có cái tên là Ama Thuột (nghĩa là cha thằng Thuột) và Buôn Ma Thuột có nghĩa là Buôn của cha thằng Thuột.
Nếu chăm chú hơn, chúng ta sẽ được hướng dẫn đi thăm mộ cụ Ama Thuột tại địa chỉ 70 Nguyễn Tất Thành ngày nay (khuôn viên nhà máy nước cũ), đây vốn là vùng đất tọa lạc củanghĩa trang buôn Kô Siêr cũ vẫn còn dấu tích của khá nhiều ngôi mộ. Trong đó có một ngôi mộ khá lớn được cho là mộ của cụ Ama Thuột. Chúng ta sẽ được cho biết thời của tù trưởng Ama Thuột (những năm đầu thế kỹ 20), buôn mà ông sinh sống đặt tại gần khu vực này. Về già, Ama Thuột bị mù, ngồi một chỗ, mọi sinh hoạt cá nhân đều nhờ cậy vào con cháu. Trong một đợt buôn làng bị cháy, ông không thoát được, người dân trong làng đã gom tro cốt của ông ra chôn cất chung trong ngôi mộ của cụ Y BLơi một người trưởng buôn mới mất trước đó ít lâu (tại địa chỉ 70 Nguyễn Tất Thành hiện nay).
Chúng ta sẽ được giải thích rằng: Buôn Ma Thuột là tên của một vị trưởng làng (buôn) có cái tên là Ama Thuột (nghĩa là cha thằng Thuột) và Buôn Ma Thuột có nghĩa là Buôn của cha thằng Thuột.
Nếu chăm chú hơn, chúng ta sẽ được hướng dẫn đi thăm mộ cụ Ama Thuột tại địa chỉ 70 Nguyễn Tất Thành ngày nay (khuôn viên nhà máy nước cũ), đây vốn là vùng đất tọa lạc củanghĩa trang buôn Kô Siêr cũ vẫn còn dấu tích của khá nhiều ngôi mộ. Trong đó có một ngôi mộ khá lớn được cho là mộ của cụ Ama Thuột. Chúng ta sẽ được cho biết thời của tù trưởng Ama Thuột (những năm đầu thế kỹ 20), buôn mà ông sinh sống đặt tại gần khu vực này. Về già, Ama Thuột bị mù, ngồi một chỗ, mọi sinh hoạt cá nhân đều nhờ cậy vào con cháu. Trong một đợt buôn làng bị cháy, ông không thoát được, người dân trong làng đã gom tro cốt của ông ra chôn cất chung trong ngôi mộ của cụ Y BLơi một người trưởng buôn mới mất trước đó ít lâu (tại địa chỉ 70 Nguyễn Tất Thành hiện nay).
Nhưng sự thật có phải như giải thích trên đây hay chỉ là một câu
chuyện dã tưởng ?
Hãy trở lại vùng đất này vào thời gian những năm đầu thế kỹ 20, cao
nguyên Darlac nằm trong một chuỗi gồm 5 cao nguyên tạo nên vùng Tây Nguyên ngày
nay; thời thuộc Pháp nó có cái tên là Hinterland, hay còn gọi là cao nguyên Nam
Đông Dương. Lịch sử vùng đất này hiện nay đang có một câu hỏi gây nhiều tranh
cãi, cho đến nay chưa có lời giải: Đó là, người Việt đặt dấu chân đấu tiên trên
vùng đất này vào năm nào. Chỉ biết rằng cho tới năm 1885 – khi người Pháp đặt
ách đô hộ hoàn toàn lên đất nước ta thì Tây Nguyên hoàn toàn không có bóng dáng
người Việt sinh sống trên vùng đất này !
Vùng đất là tỉnh Đắk Lắk ngày nay trước năm 1814 thuộc tỉnh Stung -Treng của Tiểu vương quốc Champasak (tiếng Pháp: Royaume de Champassak), là một vương quốc nhỏ nằm ở phía Nam cao nguyên Đông Dương; vương quốc này ly khai (năm 1707) từ vương quốc Lan Xang (nước Lào ngày nay). Thời kỳ đầu thì tồn tại khá ổn, nhưng tới năm 1814 thì bị người Xiêm thôn tính và hoàn toàn phụ thuộc nước Xiêm từ đó (Thái Lan ngày nay).
Vùng đất là tỉnh Đắk Lắk ngày nay trước năm 1814 thuộc tỉnh Stung -Treng của Tiểu vương quốc Champasak (tiếng Pháp: Royaume de Champassak), là một vương quốc nhỏ nằm ở phía Nam cao nguyên Đông Dương; vương quốc này ly khai (năm 1707) từ vương quốc Lan Xang (nước Lào ngày nay). Thời kỳ đầu thì tồn tại khá ổn, nhưng tới năm 1814 thì bị người Xiêm thôn tính và hoàn toàn phụ thuộc nước Xiêm từ đó (Thái Lan ngày nay).
Sau khi đặt ách đô hộ hoàn toàn trên lãnh thổ Việt Nam (1885), thôn
tính Cambodia và thành lập Liên Bang Đông Dương (1887). Người Pháp bắt đầu gây
áp lực lên người Xiêm, đã tiến hành 2 cuộc chiến tranh lớn với người Xiêm; với
tham vọng là sẽ thu hồi lại các Tiểu Vương quốc của Lào đã bị người Xiêm thôn
tính trước đó.
Trước năm 1893 toàn vùng Hinterland là nơi chiếm đóng của người Xiêm, sau khi có ý đồ thôn tính vùng này người Pháp bắt đầu cử những đội quân thám sát và đo đạt bản đồ đến thám sát vùng này. Quân Pháp và quân Xiêm liên tục có những cuộc đụng độ lớn nhỏ trong vùng. Nhân sự kiện một toán quân Xiêm khoảng 200 người do một viên đội tên là Phrayot cầm đầu tấn công một đồn binh của quân Pháp đóng ở Keng Kiec (vùng giáp Kon Tum ngày nay), giết chết một viên thanh tra người Pháp tên là Grosgurin và một số binh lính. Ngày 13/7/1893 nước Pháp liền phái hai pháo hạm tới cửa sông Mé Nam phong tỏa cửa sông và tấn công thủ đô Bangkok của Xiêm buộc triều đình Xiêm phải chấp nhận tối hậu thư của nước Pháp.
Trước năm 1893 toàn vùng Hinterland là nơi chiếm đóng của người Xiêm, sau khi có ý đồ thôn tính vùng này người Pháp bắt đầu cử những đội quân thám sát và đo đạt bản đồ đến thám sát vùng này. Quân Pháp và quân Xiêm liên tục có những cuộc đụng độ lớn nhỏ trong vùng. Nhân sự kiện một toán quân Xiêm khoảng 200 người do một viên đội tên là Phrayot cầm đầu tấn công một đồn binh của quân Pháp đóng ở Keng Kiec (vùng giáp Kon Tum ngày nay), giết chết một viên thanh tra người Pháp tên là Grosgurin và một số binh lính. Ngày 13/7/1893 nước Pháp liền phái hai pháo hạm tới cửa sông Mé Nam phong tỏa cửa sông và tấn công thủ đô Bangkok của Xiêm buộc triều đình Xiêm phải chấp nhận tối hậu thư của nước Pháp.
Dưới sức ép của người Pháp, người Xiêm buộc phải ký vào tối hậu thư
ngày 3/10/1893, chấp nhận nhường toàn bộ vùng đất ở tả ngạn sông Mékong cho
nước Pháp. Nước Xiêm đã đánh mất quyền kiểm soát vùng đất này từ đó; người Pháp
đã đưa vùng đất này vào Liên Bang Đông Dương ngay năm đó (năm 1893).
Ngay sau đó, người Pháp bắt đầu ổn định quyền cai trị của mình với những cuộc thám sát và hành quân ngang dọc khắp vùng Tây Nguyên nhằm biểu dương sức mạnh của nước Pháp với các dân tộc thiểu số ở đây.Ngày 31/01/1899 người Pháp thành lập tại Bản Đôn một tòa hành chánh trên bờ sông Srépok, tòa hành chánh này do viên thiếu tá Bourgois đứng đầu. Đây là viên phái viên hành chánh của khu vực tỉnh Stung-Treng được cử đến thành lập tòa hành chánh Bản Đôn. Nó có nhiệm vụ quản lý vùng lưu vực sông Srépok, vốn là vùng đất của người Jarai thuộc tỉnh Stung-Treng. Đây là bộ tộc đông đảo và hùng mạnh nhất trong vùng vào thời kỳ này, cũng như tạo sự dễ dàng cho việc buôn bán giữa Lào và Trung kỳ. Tuy nhiên vài tháng sau đại lý hành chánh này bị bãi bỏ bằng nghị định tháng 11 năm 1899 và thay thế bằng tỉnh tự trị Darlac thuộc Lào.
Ngay sau đó, người Pháp bắt đầu ổn định quyền cai trị của mình với những cuộc thám sát và hành quân ngang dọc khắp vùng Tây Nguyên nhằm biểu dương sức mạnh của nước Pháp với các dân tộc thiểu số ở đây.Ngày 31/01/1899 người Pháp thành lập tại Bản Đôn một tòa hành chánh trên bờ sông Srépok, tòa hành chánh này do viên thiếu tá Bourgois đứng đầu. Đây là viên phái viên hành chánh của khu vực tỉnh Stung-Treng được cử đến thành lập tòa hành chánh Bản Đôn. Nó có nhiệm vụ quản lý vùng lưu vực sông Srépok, vốn là vùng đất của người Jarai thuộc tỉnh Stung-Treng. Đây là bộ tộc đông đảo và hùng mạnh nhất trong vùng vào thời kỳ này, cũng như tạo sự dễ dàng cho việc buôn bán giữa Lào và Trung kỳ. Tuy nhiên vài tháng sau đại lý hành chánh này bị bãi bỏ bằng nghị định tháng 11 năm 1899 và thay thế bằng tỉnh tự trị Darlac thuộc Lào.
Thiếu tá Bourgois là một tên thực dân đầy mưu mẹo, nổi tiếng thích
phiêu lưu mạo hiểm, hắn đã dùng mưu lược kết hợp sức mạnh quân sự thu phục được
Khun-Yonob, một tù trưởng có thế lực ở Bản Đôn. Từ đây, hắn đã đem các đội quân
đi ngược dòng Srépokthâm nhập vùng bình nguyên rộng lớn dọc theo hai bên suối
Ea Tam và làm chủ hoàn toàn khu vực sau này là Ban mé Thuột.
Theo những ghi chép (1), (2), (3), (4) của chính những kẻ cầm đầu
đội quân xâm lược này cho biết, chúng đã tiến hành những cuộc hành quân lớn
nhằm thu phục người thiểu số Ê Đê (nhóm Kpă và Pih) ở vùng hạ lưu sông Krông
Ana và sông Krông Nô. Lúc đầu chúng đã gặp sự phản kháng khá quyết liệt của
nhóm người Pih (một nhánh của người Ê Đê) ở khu vực buôn Trấp (lưu vực sông
Krông Ana), người Pih ở khu vực này có sự chỉ huy của một vị đại thủ lĩnh tên
là Ngeuh đã chống cự lại đội quân xâm lược của Bourgois khá mạnh mẽ. Nhưng sau
khi buôn làng bị giặc đốt (1 tháng 3 năm 1900), vị đại thủ lĩnh đã thất thủ dẫn
theo 200 quân chạy vào các cụm núi ở phía Tây. Vị đại thủ lĩnh Ngeuh đã nhiều
lần dẫn quân trở lại tấn công giặc Pháp nhưng đều không thành công và đành bỏ
cuộc.
Với danh nghĩa là quan chức hành chánh của tỉnh tự trị Darlac thuộc
Lào (tháng 11 năm 1899); Bourgois tiếp tục phụ trách việc trấn áp các cuộc
chống đối của các tộc người thiểu số ở đây. Hắn đã tìm cách thu phục được hai
thủ lĩnh Mé-Wai và Mé-Kheune, đây là hai thủ lĩnh mà người Pháp cho là quan
trọng nhất vùng Trung Darlac. Nhưng thành công lớn nhất của y là đã chinh phục
và đánh gục uy tín của thủ lĩnh Mé-Sao, một người được gọi là “Vua của người
Mọi”. Người Pháp đã kiếm cớ bắt giam người này vào tù và “Vua của người Mọi” đã
chết ở trong tù vào cuối năm 1905.
Trong nhiều năm, chúng tôi đã cố gắng tìm kiếm từ nhiều nguồn tư
liệu của người Pháp về lịch sử vùng đất này; vì người Pháp chính là người đã
phát hiện, khám phá và xây dựng nên vùng đất này. Những ghi chép của họ mới là
lịch sử của vùng đất này; trong đó có những ghi chép của những kẻ chinh phục và
cả của những nhà truyền giáo... về những cuộc khởi nghĩa, những cuộc tranh đấu
hòa bình để giữ đất của nhiều vị trưởng làng, những người có thế lực nhất trong
cộng đồng cư dân bản địa của thuở ban đầu ấy. Chúng tôi đã cố đi tìm cái tên Y
Mun H'Dơk (hay Ama Thuột) một người thủ lĩnh (hay trưởng làng) được sinh ra tại
buôn Ky (nay thuộc phường Thành Nhất) đã lấy vợ và ở rể tại buôn Ako Siêr.
Người có những hoạt động sôi nổi, vang danh trong khu vực nhiều buôn làng của
người Ê Đê Kpă sống cạnh con suối Ea Tam … nhưng hoàn toàn không tìm thấy gì
trong những ghi chép từ phía người Pháp về con người này !
Có thể là chúng ta chưa tìm thấy hoặc cũng có thể là không có ?
Ngày 22 tháng 11 năm 1904, theo đề nghị của Hội đồng tối cao Đông
Dương, toàn quyền Đông Dương ban hành Nghị định thành lập Đại lý hành chính
Buôn Ma Thuột, thuộc quyền giám sát và quản trị của Khâm sứ Trung Kỳ và Buôn Ma
Thuột được chọn làm cơ quan hành chính của tỉnh Darlac (tên gọi tỉnh Đắk Lắk
bây giờ) thay cho Bản Đôn. Ngày 22/11/1904 Hội đồng tối cao toàn quyền Đông
Dương ban hành Nghị định tách Darlac khỏi địa bàn nước Lào và đặt thành một
tỉnh thuộc quyền giám sát và quản trị của Khâm sứ Trung kỳ. Như vậy, với Nghị
định ngày 22/11/1904, Darlac chính thức trở thành một trong 20 tỉnh, thành phố
thuộc Trung kỳ
Khi người Pháp chọn vùng đất này làm thủ phủ của tỉnh Darlac họ đặt tên là Banmé, sau đó là Ban Mé Thuột. Nhưng cái tên này có liên hệ gì với Ama Thuột hay không; thì trước năm 1975 hoàn toàn không thấy ai đặt ra và cũng không thấy tài liệu nào chứng tỏ có mối liên hệ. Chỉ sau năm 1975 khi cái tên Ban Mê Thuột bị đổi thành Buôn Ma Thuột, người ta mới cho rằng nó có mối liên hệ, thậm chí là tên của một tù trưởng có cái tên là Ama Thuột (nghĩa là cha của thằng Thuột). Người ta cho rằng Buôn Ma Thuột có nghĩa là Buôn của cha thằng Thuột.
Khi người Pháp chọn vùng đất này làm thủ phủ của tỉnh Darlac họ đặt tên là Banmé, sau đó là Ban Mé Thuột. Nhưng cái tên này có liên hệ gì với Ama Thuột hay không; thì trước năm 1975 hoàn toàn không thấy ai đặt ra và cũng không thấy tài liệu nào chứng tỏ có mối liên hệ. Chỉ sau năm 1975 khi cái tên Ban Mê Thuột bị đổi thành Buôn Ma Thuột, người ta mới cho rằng nó có mối liên hệ, thậm chí là tên của một tù trưởng có cái tên là Ama Thuột (nghĩa là cha của thằng Thuột). Người ta cho rằng Buôn Ma Thuột có nghĩa là Buôn của cha thằng Thuột.
Thời gian gần đây, khi tỉnh Đắk Lắk có chủ trương xây dựng một khu
tưởng niệm Ama Thuột tại TP. Buôn Ma Thuột; thì người ta mới gấp rút xây dựng
một huyền thoại về nhân vật dã tưởng này.
Người ta đã căn cứ vào một bài báo cũ phát hành tận năm 1930 kể về cái chết của một nhân vật Ma Thuột nào đó, để cho rằng nhân vật Ma Thuột là có thật, với những cuộc tranh chấp và phân xử về quyền thừa kế gia sản ngay trong đám tang của nhân vật này .... Nhưng tại buôn Ako Siêr, ngôi nhà dài của cụ Ama Thuột ở lúc sinh thời vẫn còn đó, con cháu cụ lại cho rằng cụ chết vì tai nạn (cháy nhà) và cụ bị mù nên không chạy được nên bị chết cháy; sau đó được chôn cất đơn giản. Tức là cụ chỉ là một già làng bình thường trong một ngôi làng (buôn) cũng rất đổi bình thường như bao ngôi làng nhỏ khác tại Tây Nguyên vào đầu thế kỷ 20.
Người ta đã căn cứ vào một bài báo cũ phát hành tận năm 1930 kể về cái chết của một nhân vật Ma Thuột nào đó, để cho rằng nhân vật Ma Thuột là có thật, với những cuộc tranh chấp và phân xử về quyền thừa kế gia sản ngay trong đám tang của nhân vật này .... Nhưng tại buôn Ako Siêr, ngôi nhà dài của cụ Ama Thuột ở lúc sinh thời vẫn còn đó, con cháu cụ lại cho rằng cụ chết vì tai nạn (cháy nhà) và cụ bị mù nên không chạy được nên bị chết cháy; sau đó được chôn cất đơn giản. Tức là cụ chỉ là một già làng bình thường trong một ngôi làng (buôn) cũng rất đổi bình thường như bao ngôi làng nhỏ khác tại Tây Nguyên vào đầu thế kỷ 20.
Nhưng người ta lại căn cứ vào bài báo mà cho rằng đám tang cụ rất
to, có hàng đàn voi tham dự…. có hàng loạt quan chức, thậm chí là cả quan tòa
tham dự. Để khỏi mất thời gian của mọi người nên tôi cũng không tiện phân tích
những cái bất hợp lý trong bài báo này làm gì. Vì theo bài viết thì sự kiện xảy
ra năm 1930, nhưng nhân vật Ama Thuột mà chúng ta cần tìm xuất hiện trong
khoảng năm 1890 - 1910. Là nhân vật được cho là khai thiên lập địa nên vùng đất
này, ở tại những buôn làng ngay chính tại trung tâm TP. Buôn Ma Thuột hiện nay.
Chúng ta có lẽ cũng không cần quan tâm đến một nhân vật trưởng làng bình thường đã chết vì bị tai nạn mãi tận năm 1930; khi mà vùng đất Darlac đã hình thành và cái tên Ban mé thuột đã có trước đó gần 30 năm !
Chúng ta có lẽ cũng không cần quan tâm đến một nhân vật trưởng làng bình thường đã chết vì bị tai nạn mãi tận năm 1930; khi mà vùng đất Darlac đã hình thành và cái tên Ban mé thuột đã có trước đó gần 30 năm !
Có lẽ người ta đang xây dựng một huyền thoại chăng. Và phải chăng
là người ta đang cố “Tìm kiếm cho huyền thoại này một tấm giấy khai sanh” ?
Theo PGS.TS Lương Hồng Quang (phó viện trưởng Viện Nghiên cứu văn
hóa VN) :“Không thể dựa vào những câu chuyện dã sử sau đó bằng nhiều cách buộc
nhiều người phải nghe, phải thừa nhận để đưa câu chuyện dã sử thành chính sử.
Vì khi câu chuyện dã sử này được các cơ quan nhà nước nhắc đến trong nhiều văn
bản hành chánh nhà nước, trong các dịp lễ lớn, trong các sự kiện…thì phải chăng
quá trình này, thực chất là việc đang tìm kiếm cho huyền tích một tấm giấy khai
sinh.”
Chúng ta cần nhớ, người Ê Đê Kpă có tục bỏ mã, tức là người thân chết trong một thời gian nhất định người ta sẽ bỏ hẳn mộ cũ, cho nên mộ của ông Ama Thuột đã không còn hay nói đúng hơn là người ta đã quên hẳn. Khu vực trong khuôn viên nhà máy nước cũ tại địa chỉ 70 Nguyễn Tất Thành vốn là khu vực nghĩa trang cũ của buôn Kô Siêr, sau khi chôn hết chổ người ta bỏ khu vực này và chuyển dần nghĩa trang vào phía trong (cạnh đó). Vì một lý do nào đó ngôi mộ của cụ Y BLơi vẫn được duy trì, nhưng theo con cháu của cụ Ama Thuột thì ngôi mộ cụ Y BLơi chỉ mới có gần đây thôi, vì cụ vốn là một vị trưởng buôn mới mất khoảng sau năm 1950 của thế kỹ trước. Cho nên không thể có chuyện hai cụ chôn chung mộ được, hơn nữa người Ê Đê Kpă không có tục lệ này !
Chúng ta cần nhớ, người Ê Đê Kpă có tục bỏ mã, tức là người thân chết trong một thời gian nhất định người ta sẽ bỏ hẳn mộ cũ, cho nên mộ của ông Ama Thuột đã không còn hay nói đúng hơn là người ta đã quên hẳn. Khu vực trong khuôn viên nhà máy nước cũ tại địa chỉ 70 Nguyễn Tất Thành vốn là khu vực nghĩa trang cũ của buôn Kô Siêr, sau khi chôn hết chổ người ta bỏ khu vực này và chuyển dần nghĩa trang vào phía trong (cạnh đó). Vì một lý do nào đó ngôi mộ của cụ Y BLơi vẫn được duy trì, nhưng theo con cháu của cụ Ama Thuột thì ngôi mộ cụ Y BLơi chỉ mới có gần đây thôi, vì cụ vốn là một vị trưởng buôn mới mất khoảng sau năm 1950 của thế kỹ trước. Cho nên không thể có chuyện hai cụ chôn chung mộ được, hơn nữa người Ê Đê Kpă không có tục lệ này !
Được biết, do thất bại trong việc tìm kiếm mộ phần cũng như những
dấu tích của cụ Ama Thuột trong sử sách, mới đây thông qua một số tăng lữ Phật
giáo người ta đã tổ chức cầu vong nhập để tìm mộ cụ; tức là tổ chức lễ cầu vong
cho cụ nhập vào một nhân vật sống và từ nhân vật này sẽ chỉ ra nơi chôn cất của
cụ. Nhưng nghe đâu là cụ lại chỉ mình được chôn cất tận khu vực thị trấn Quảng
Phú … Tức là người ta lại đưa câu chuyện tìm kiếm này theo một hướng khác,
hướng tâm linh hay còn gọi là "mê tín di đoan" !
Theo tôi, muốn xác định tính chính xác của một sự kiện lịch sử, một
di tích…thì phải được nghiên cứu, trao đổi, thảo luận và đối chiếu với nhiều tư
liệu khác nhau, phải có một căn cứ khoa học nhất định nào đó, chứ không thể căn
cứ theo truyền thuyết, thần tích. Mà thần tích thì không phải là lịch sử, thần
tích chỉ phản ánh một phần nào đó trong lịch sử. Bởi các thần tích, câu chuyện
lưu truyền trong dân gian từ đời này sang đời khác, nhiều thần tích là do con
người nghĩ ra chứ không hề tồn tại trong lịch sử.
Theo PGS.TS Nguyễn Quang Ngọc (Chủ tịch Hội Sử học Hà Nội): “Những thần tích có thể được dân gian thờ tự, kính trọng một cách tự nhiên, thoải mái. Nhưng với các tổ chức, đơn vị văn hóa của nhà nước thì lại là chuyện khác, khi muốn xác định tính chính xác của một sự kiện lịch sử, một di tích.. thì phải dựa trên căn cứ khoa học” .
Theo PGS.TS Nguyễn Quang Ngọc (Chủ tịch Hội Sử học Hà Nội): “Những thần tích có thể được dân gian thờ tự, kính trọng một cách tự nhiên, thoải mái. Nhưng với các tổ chức, đơn vị văn hóa của nhà nước thì lại là chuyện khác, khi muốn xác định tính chính xác của một sự kiện lịch sử, một di tích.. thì phải dựa trên căn cứ khoa học” .
Hiện nay nhà máy nước đã được di dời, khuôn viên cũ rộng 2,83 ha sẽ
được xây dựng thành công viên Ama Thuột để làm nơi tưởng niệm cụ Ama Thuột.
Nhưng cụ là ai và người như thế nào mà được xây dựng một khu công viên hoành tráng giữa trung tâm thành phố để tưởng niệm. Đây là câu hỏi mà các cơ quan có trách nhiệm cần phải trả lời cho công luận./.
Nhưng cụ là ai và người như thế nào mà được xây dựng một khu công viên hoành tráng giữa trung tâm thành phố để tưởng niệm. Đây là câu hỏi mà các cơ quan có trách nhiệm cần phải trả lời cho công luận./.
Bản sơ đồ cảnh quan công viên Ama Thuột
Đắk Lắk, ngày
12/2/2020
ĐKT
Tài liệu tham khảo:
- Sách và tài liệu của người Pháp:
- Sách và tài liệu của người Pháp:
1/ "Rừng người thượng", của Henri Maitre (học giả người Pháp), sách xuất bản năm 1912.
- Là cuốn sách mà trong lần xuất bản mới đây
nhất – năm 2008 của Viện Viễn Đông Bác Cổ Pháp (Hà Nội), do nhà xuất bản Trí
thức phát hành. Đã khẳng định trong lời giới thiệu rằng : “ Đây là một
công trình khoa học mà cho đến nay là công trình khảo sát toàn diện và cơ bản
nhất về Tây Nguyên, chưa có tác phẩm nào vượt qua được.”
2/ Tác phẩm : Les
Populations montagnardes du Sud-Indochinois (Miền đất huyền ảo) của
nhà truyền giáo người Pháp Jacques Dournes, sách đã được dịch ra riếng Việt
3/ Các bài khảo chứng của tác
giả Paul Guilleminet , viết vào :
- 1942 : Le sacrifice du buffle chez les Banhar de
la province de Kontum,
La
fête, ( Tục lệ lễ cúng trâu của người Banhar tại tỉnh Kontum) đăng trong BAVH,
avril-Juin, trang 117 - 1954 ( Những người Bạn cố đô Huế.)
-1952 : La tribu banhar du Kontum ( bộ lạc Banhar) trong BEFEO , Coutumier
de la tribu Bahnar des Sedang et des Jarai de la province de Kontum trong
EFFEO.
4/ Lịch sử Cao Miên ( Histoire
du Cambodge ), của tác giả Giteau - nhà khảo cổ người Pháp
5/ History of
Laos (lịch sử Lào) của M.L. Manich (bản tiếng Anh).
6/ Grant Evans (2002) A Short History of Laos : The Land in Between,
Allen & Unwin
- Sách tiếng Việt:
1/ Nguyễn
Đình Tư, bài Tây
Nguyên xưa và nay, đăng trên tạp chí Xưa và nay, số 61B, tháng
3 năm 1999
2/ Một số vấn đề về biến
đổi cơ cấu xã hội Việt Nam hiện nay, GS. TS Tạ Ngọc Tấn chủ biên, nhà
xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2010. Là công trình khoa học trọng điểm
cấp nhà nước số hiệu KX. 04. 14/06 – 14
3/ Một số vấn đề cơ bản của xã
hội Tây Nguyên trong phát triển bền vững , của Tiến sĩ Bùi Minh Đạo, Viện Phát
triển bền vững vùng Tây Nguyên, thuộc Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, nhà xuất
bản Khoa học Xã hội, Hà Nội, xuất bản năm 2012
4/ Đại Nam Họa
đồ xuất bản dưới triều Minh Mạng (1830), triều đình nhà Nguyễn có đưa
vùng đất này vào tấm bản đồ này. Nhưng thật tế lúc này chưa có người Việt sinh
sống ở đây và cũng chưa hề có một bộ máy quyền lực nào của nhà Nguyễn lập ở
vùng này nhằm khẳng định chủ quyền của nhà Nguyễn trên vùng đất này.
5/ Việt sử Tân biên ,
của Phạm Văn Sơn
6/ Người Việt gốc Miên,
của Lê Hương , xuất bản năm1969
7/ Phật
giáo Nam Tông tại Đông Nam Á (trích chương VII, phần nói về lịch sử Vương
quốc Chiêm Thành, Chân Lạp); của GS.Trần Quang Thuận – Giám đốc Trung
Tâm Học liệu Phật Giáo Hoa Kỳ. Đồng chủ tịch Liên hội Phật Giáo Hoa Kỳ.
8/ Lịch sử Giáo Phận Ban
Mê Thuột, đăng trên trang web của Giáo Phận này.
10/ Đại sử ký Biên giới
Việt Nam - Lào, quyển 1, Vụ Biên giới phía Tây, ban Biên giới - Bộ
Ngoại giao
11/ Đại sử ký Biên giới Việt
Nam - Lào, Quyển 2, Vụ Biên giới phía Tây, ban Biên giới Bộ Ngoại giao.
12/ Lịch sử phong trào đấu
tranh cách mạng của Đảng bộ và nhân dân Thị Xã Buôn Ma Thuột 1930- 1954
13/ Lê
Thành Khôi, Histoire du Vietnam.