KỸ NIỆM VỀ MỘT CUỘC ĐIỀN DÃ.

Đoàn khảo sát cây bồ đề di sản tại buôn Jang Lành (tác giả bài viết là người đứng ngoài cùng bên phải)


Vào một ngày của trung tuần tháng 11 năm 2013, tôi được mời tham gia một cuộc điền dã do tỉnh giáo hội Phật giáo tỉnh Đăk Lăk tổ chức. Ban trị sự tỉnh hội Phật giáo Đăk Lăk đã mời các nhà khoa học thuộc khoa Nông Lâm – bộ môn Quản lý tài nguyên Rừng và Môi trường của trường Đại học Tây nguyên, hội Khoa học lịch sử tỉnh Đăk Lăk tham gia cuộc điền dã này.
 Mục đích của chuyến đi là nhằm giúp cho tỉnh hội Phật giáo tỉnh Đăk Lăk giám định tuổi của một cây bồ đề và tìm kiếm vết tích của một ngôi chùa cổ dưới gốc cây bồ đề này. Cây bồ đề nằm ở trong sân của nhà văn hóa cộng đồng buôn Yang Lành, xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk, cách trung tâm thành phố Buôn Ma thuột chừng 45 km. 
Đây là địa điểm mà theo các vị lãnh đạo của tỉnh giáo hội Phật giáo tỉnh Đăk Lăk là nơi có một ngôi chùa của các tu sĩ Phật giáo người Lào theo hệ phái Theravada – Phật giáo nguyên thủy, tu tập cách đây hơn 100 năm. Đây là khu vực mà cư dân bản địa đa số là người Lào (Lào Lùm) sinh sống, tuy hiện nay họ là người thiểu số nhưng thời điểm trước thế kỷ 19 đây là quê hương bản quán của họ.Chúng tôi tiến hành khảo sát thực địa và tiếp xúc với nhân dân địa phương để tìm tư liệu cho bản thu hoạch, trong khi các kỹ thuật viên của bộ môn Quản lý rừng và Môi trường của Trường Đại học Tây Nguyên do Phó giáo sư Tiến Sĩ Bảo Huy chỉ huy đã tiến hành khảo sát, khoan thăm dò thân cây, đo đạt để xác định tuổi của cây bồ đề này. Sau một ngày làm việc chúng tôi đã có một số kết quả rất đáng mừng :
- Theo bản báo cáo kết quả khảo sát cây bồ đề mà PGS . TS. Bảo Huy trình bày thì cây Bồ đề này có tên khoa học là Ficus religiosa L , thuộc họ thực vật Dâu Tằm – Moraceae, bộ thực vật Gai – Urticales , lớp Ngọc Lan – Magnoliopsida , nghành thực vật Ngọc Lan – Magnoliophyta. Hiện nay ở nước ta có hai giống cây bồ đề chính – một là giống cây bồ đề bản địa thuộc Họ đa lâm vồ có đặc điểm dễ nhận biết là cuối lá không có đuôi, cây này mọc tự nhiên nhiều ở các tỉnh khu vực phía Bắc và bắc Trung bộ - hai là giống đa bồ đề đặc điểm của giống này là cuối lá có đuôi lákhá dài, không có trong tự nhiên ở Việt Nam mà do du nhập từ Ấn Độ. 
Từ kết quả khoa học này Phó Giáo sư xác định - cây bồ đề này được mang từ Ấn vào trồng ở Việt Nam , hoặc có thể qua một nước trung gian nào đó (ở đây là Lào), tuổi của cây được khẳng định là khoảng 115 năm (theo những tư liệu mà chúng tôi có được, thì đây là cây bồ đề - thuộc giống đa bồ đề du nhập từ nước ngoài vào Việt Nam có tuổi thọ cao nhất Việt Nam hiện nay ).
- Bộ phận những người nghiên cứu sử chúng tôi cũng có một số kết quả, qua xác minh trong cư dân bản địa sống chung quanh cây bồ đề. Họ cho biết - vào những thập niên cuối của thế kỷ thứ 19, có một người đàn ông người Lào tên là Luông Sỹ đã từ miền Nam nước Lào đến đây buôn bán và định cư ở đây; sau đó theo chân ông có rất nhiều người Lào đã từ Pắc Xế, xuôi theo dòng sông Mê Kông đến đây định cư lập nghiêp. Ông Luông Sĩ đã thành lập nên Buôn Jang Lành này và là chủ làng đầu tiên. Một thời gian sau có một tu sĩ người Lào, quấn áo vàng đến đây truyền đạo, ông đã lập một am nhỏ và sinh sống với dân làng. Hằng năm nhà sư thường trở về Lào vài tháng để tu học rồi trở lại; trong một dịp từ Lào trở về ông có mang theo một cây bồ đề nhỏ; nhà sư đã trồng cây bồ đề tại đây. 
Am thờ Phật được làm bằng gỗ, kiến trúc theo kiểu nhà sàn, rộng khoảng hơn 4 mét vuông do bà con buôn Yang Lành đóng góp công sức dựng lên, dân trong buôn lui tới hương khói cầu nguyện, trong am thờ rất nhiều tượng Phật bằng đất nung. Cho tới khoảng năm 1960 trở lại do chiến tranh loạn lạc nên không thấy các nhà sư về đây truyền đạo nữa. Ngôi thảo am trở nên hoang phế, người dân đã đem các tượng Phật (bằng đồng và đất nung) về nhà bảo quản, qua thất lạc nay chỉ còn một ít .
Khi tổng kết cuộc tìm kiếm, theo nhận định chung của hai ban Tự Nhiên và Xã Hội trong một cuộc họp sau đó tại chùa Hoa Lâm. Căn cứ theo kết quả của cuộc điền dã và vào các tài liệu khoa học trước đó, các nhà khoa học Tự Nhiên và khoa học Xã hội đã gặp nhau ở một kết quả cuối cùng : Khi ngôi chùa không còn nếu muốn xác định năm thành lập ngôi chùa thì cách tốt nhất là tính tuổi của cây Bồ Đề, sẽ biết Phật giáo có mặt tại đây từ lúc nào ?
Câu hỏi được đặt ra ở đây là: Đạo Phật đã có tại Đăk Lăk từ khi nào, chứ không phải là đạo Phật có trong cộng đồng người Kinh từ lúc nào ?
Sở dĩ có cuộc điền dã này là do trước đó các cơ quan quản lý nhà nước về tôn giáo ở tỉnh Đăk Lăk đã có đề nghị là tỉnh Giáo hội Phật Giáo tỉnh Đăk Lăk nên viết lại Lịch sử Phật giáo của tỉnh - vì Lịch sử Phật Giáo viết trước đây (trước 1975), không đúng với thật tế lịch sử ở địa phương. Sau khi nhận được yêu cầu chung như vậy, Giáo hội Phật giáo tỉnh đã nhìn lại quá trình hình thành và phát triển của mình thì thấy có một số điều không đúng với thực tế lịch sử ở địa phương. Qua đó nếu so sánh từ chính sử và một số công trình nghiên cứu về lịch sử tỉnh Đăk Lăk công bố gần đây thì những gì viết về lịch sử Phật giáo Đăk Lăk mà tỉnh Giáo hội Phật Giáo Đăk Lăk đã cho công bố trước đây thì có rất nhiều điều là bất hợp lý; nhất là việc xác định thời gian mà Phật giáo du nhập vào Đăk Lăk đầu tiên là năm nào ?
Trước đây khi nói đến đạo Phật - rất nhiều người trong chúng ta sẽ nghĩ ngay rằng, đây là một tôn giáo do người Kinh du nhập vào Đăk Lăk khi những người Kinh nhập cư tự do đầu tiên được người Pháp cho phép định cư tại đây từ những năm 1930. Nhưng thực tế đạo Phật đã có từ rất lâu trước đó trong cộng đồng cư dân bản địa tại vùng đất là tỉnh Đăk Lăk ngày nay ? 
Cho nên, yêu cầu được đặt ra cho đoàn khảo sát của chúng tôi là - phải tìm kiếm trong các cộng đồng cư dân bản địa, tìm xem tộc người nào có tín ngưỡng Đạo Phật ? 
Qua tìm kiếm, chúng tôi được biết trong các cộng đồng cư dân bản địa tại khu vực tỉnh Đăk Lăk ngày nay chỉ có duy nhất một tộc người là người Lào (trước năm 1975 gọi là người Xiêm) có tín ngưỡng Phật giáo. Và chúng tôi đã bắt đầu những nghiên cứu đầu tiên từ tộc người này - đó là tộc người Lào Lùm (Lào vùng thấp), tại khu vực xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, đây là nơi có cộng đồng người Lào sinh sống khá đông .
Theo chính sử, vùng đất là tỉnh Đăk Lăk ngày nay trước năm 1354 thuộc Đế quốc Khmer. Năm 1354 lợi dụng tình hình đế quốc Khmer đang suy yếu, Chậu Phà Ngừm là một vị tướng lừng danh của đế quốc Khmer lúc ấy, đã ly khai khỏi đế quốc Khmer và thành lậpVương quốc Lan xang ở vùng đất phía Đông - Bắc của Đế quốc Khmer và là vị Vua đầu tiên của vương quốc này. Vương quốc Lan Xang đã tồn tại độc lập trong hơn 350 năm (1).
Năm 1707, Vương quốc Lan Xang tan rã và bị phân chia làm 03 tiểu vương quốc, tiểu vương quốc Luang Phrabang (Nam Chưởng hay Lão Qua) ở phía bắc, tiểu vương quốc Viêng Chăn ở miền Trung và Champasak ở phía Nam (với thủ đô là thành phố Pắc Xế , tỉnh Champasak của nước Lào hiện nay)(1) . Khu vực vương quốc Champasak bao gồm một phần vùng Đông Bắc Thái Lan, Đông Bắc Campuchia và các tỉnh Nam Lào: Champasak, Seetan (nay gọi là See Koong), Saravane, Attopeu, Kam Tong Yai, Xieng Taeng, Saen Parng, Surin, Sangkha, Khukhan, (Det Udom, Sisaket), U bol, Yasotorn, Khemmarat, Kamalasai, Kalasin, Pulaencharng, Suvannapum,Roi Et, Mahasarakam và vùng Tây Nguyên của Việt Nam ngày nay(1)(2).
Từ thế kỷ 18 trở đi, Champasak cùng với hai tiểu vương quốc miền Trung và miền Bắc thường bị Xiêm, Đại Việt, Miến Điện đưa quân sang xâm chiếm. Trong khi hai vương quốc phía bắc thường bị Miến Điện và Đại Việt uy hiếp thì vương quốc Champasak ở phía Nam cũng thường xuyên bị người Xiêm uy hiếp. Nhưng vào đầu thế kỷ 19 khi người Miến Điện do thua đế quốc Anh trong cuộc chiến 1824-1826 và suy yếu dần. Nước Đại Việt do bận cuộc nội chiến giữa Nhà Tây Sơn và Nguyễn Ánh đã bỏ ngỏ Vương quốc Chân Lạp và các Tiểu Quốc của Lào cho người Xiêm hoàn toàn thao túng .
Năm 1831 người Xiêm đã thôn tính xong Vương quốc Lan Xang rộng lớn trước đây của người Lào và biến vùng đất này thành một phần lãnh thổ của Vương quốc Xiêm La - trong đó có vùng đất là tỉnh Đăk Lăk ngày nay. Nhưng trên thật tế người Xiêm chưa từng vươn tầm kiểm soát đến vùng đất này, họ xem vùng này như là vùng đệm giữa Đại Việt và Xiêm La. Hơn nữa ranh giới của các quốc gia ở vùng đất giáp ranh này trước đây chưa được xác định chính thức, tình trạng này được duy trì trên toàn vùng đất là tỉnh Đăk Lăk ngày nay cho tới khi bị người Pháp xâm chiếm năm 1898.
Năm 1833 nổ ra cuộc chiến tranh Việt – Xiêm (1833 -1834), với mục đích ban đầu chỉ là tranh giành ảnh hưởng tại Vương quốc Chân Lạp giữa hai quốc gia hùng mạnh này. Nhưng năm 1833 người Xiêm đã tổ chức hai cuộc tấn công vào vùng Nam bộ và Trung bộ (vùng Quảng Trị, Nghệ An và vùng Trấn ninh) của nước Đại Nam (Việt Nam ngày nay) .
Đợt đầu khởi từ tháng 11 năm 1833, rồi tạm ngưng , đợt hai tấn công từ tháng Giêng năm Giáp Ngọ (1834), đến tháng Năm cùng năm thì kết thúc. Nhưng đã gặp phải sự chống trả mạnh mẽ của quân đội Nhà Nguyễn hùng mạnh lúc này đang dưới triều Vua Minh Mạng. Chung cuộc, quân Việt đại thắng người Xiêm đại bại. Quân Việt luôn đà chiến thắng đã tiến chiếm toàn bộ nước Chân Lạp, đuổi người Xiêm ra khỏi vùng đất phía Tây của Trung bộ Việt Nam và truy kích đến tận bờ phía Đông của sông Mê Kông , chiếm toàn bộ vùng Trung Lào và nhập vùng này vào lãnh thổ Đại Nam. Vùng đất là tiểu vương quốc Champasak của người Lào trước đây đã không bị quân Nguyễn tiến chiếm trong cuộc chiến này, nên sau cuộc chiến vẫn còn nằm lại trong vương quốc Xiêm La .
Sau khi Vua Minh Mạng mất (1840), vị Vua nối ngôi là Thiệu Trị - không phải là ông vua của những cuộc chiến, nên khi đại thần Tạ Quang Cự tâu xin bỏ đất Chân Lạp và Lào để rút quân về, vua đã nghe theo và xuống chiếu bãi binh. Vậy là sau hơn 5 năm chiếm đóng nhà Nguyễn đã phải trả các vùng đất là nước Campuchia và Trung Lào ngày nay lại cho các quốc gia nói trên, và hoàn toàn không còn quan tâm tới. Sau khi quân đội Nhà Nguyễn rút đi thì người Xiêm đã từng bước xâm chiếm lại toàn bộ vùng đất là lãnh thổ của ba tiểu Vương quốc của Lang Xang (Lào) trước đây.Tới những năm 1860, nước Lào một lần nữa đã đánh mất vai trò của một thực thể quốc gia và trở thành một phần lãnh thổ của Vương quốc Xiêm La (2).
Năm 1893 xảy ra một cuộc xung đột giữa Pháp và Vương quốc Xiêm La. Cuộc chiến nổ ra vào tháng Tư 1893 và chấm dứt nhanh chóng sau khi lực lượng hải quân Pháp phong tỏa thủ đô Băng kok của Xiêm. Ngày 03/10/1893, Hiệp ước Pháp - Xiêm được ký kết, thừa nhận quyền của nước Pháp trên phần đất nằm ở tả ngạn sông Mê Kông. Năm 1904 lại có xung đột xảy ra, phần lớn do người Pháp gây chiến. Nhưng do tiềm lực kinh tế và quân sự thua xa thực dân Pháp và không có được sự giúp đở của người Anh như đã hứa, người Xiêm buộc phải lùi bước.
Người Xiêm thua trận, một lần nữa buộc phải nhượng lại hai vùng đất phía tây sông Mê Kông là Xainaburī ở phía bắc và Champāsak ở phía nam cho người Pháp. Cùng lúc đó (1904), Pháp cắt khu vực Stung Treng khỏi Lào để nhập vào Campuchia và thực hiện một số sửa đổi khác về biên giới giữa Lào và Việt Nam (2). 
Có thể nói – nếu không có cuộc xâm lược của người Pháp vào đất nước Lào và sau đó người Pháp không can thiệp vào công việc nội bộ của Xiêm và chiến tranh Pháp – Xiêm không xảy ra thì chắc chắn đất nước Lào đã bị sáp nhập một cách lặng lẽ vào quốc gia Xiêm La từ thời kỳ này. (Thật tế là nó đã bị sáp nhập vào nước Xiêm La từ trước năm 1860, chẳng qua là người Pháp với sức mạnh quân sự đã giành lại vùng đất là nước Lào ngày nay từ tay người Xiêm).
Ngày 01/6/1895 thống sứ Lào là Boulloche chia lãnh thổ Lào thành hai vùng riêng biệt, một gọi là Thượng Lào đóng trụ sở tại Luong Prabang và vùng còn lại gọi là Hạ Lào đóng trụ sở tại Kong của Stung Streng (1). Vùng cao nguyên Nam Đông Dương (gọi là Hin Truland) nằm trong địa giới hành chánh của 3 tỉnh Stung Streng (trong đó địa bàn Đắk Lắk), tỉnh Attopeu và tỉnh Saravane của nước Lào thuộc Liên Bang Đông Dương .
Ngày 31/01/1899, Toàn quyền Đông Dương ban hành Nghị định thành lập một cơ sở hành chính tại Bản Đôn (nay là xã Krông Na, huyện Buôn Đôn, tỉnh Đăk Lăk), trên bờ sông Sêrêpôk trực thuộc tỉnh Stung Streng với mục đích thể hiện quyền cai trị của nước Pháp trên vùng đất là tỉnh Đăk Lăk ngày nay.
Cho tới khi Pháp xâm lược Việt Nam năm 1858 và hoàn thành công cuộc xâm chiếm Việt Nam năm 1885, họ mới bắt đầu công cuộc khai thác thuộc địa một cách ráo riết. Người Pháp đã cử các đoàn thám hiểm lên khám phá Tây Nguyên theo ngã sông Đồng Nai, và ngã Củng Sơn (Tuy hòa) nhưng đều thất bại, dù họ đến bằng nhiều danh nghĩa, kể cả danh nghĩa các đoàn truyền giáo.
Đoàn đến được Tây Nguyên đầu tiên là đoàn đi dọc sông Đồng Nai, cũng chỉ tới được khu vực là huyện Đăk Lấp tỉnh Đăk Nông bây giờ, không tiến xa được do địa hình qúa hiểm trở. Nên Toàn quyền Pháp cho ngưng các cuộc thám hiểm chính thức mà chỉ khuyến khích các đoàn truyền giáo lên truyền đạo cho người Thượng. Nhưng theo công bố mới đây của Giáo Phận Ban Mê Thuột thì công cuộc thâm nhập Tây Nguyên để tuyền Đạo công giáo lên Tây Nguyên cho người Thượng vào cuối thế kỷ 19 đã hoàn toàn thất bại, cho tới năm 1926 họ mới có được cơ sở tôn giáo đầu tiên ở Công ty nông nghiệp An Nam ( tiếng Pháp - Compagnie agricole d' asie - C.a.d.a . Gồm các công ty cà phê Thắng Lợi, công ty cà phê Tháng 10, công ty cà phê Phước An hiện nay).
Thật tế Tây Nguyên trước năm 1898, là mãnh đất không ai cai quản, chủ nhân thật sự của nó là các sắc tộc Tây Nguyên lúc này đang sống rất sơ khai, từng buôn làng sống tự cung tự cấp, với mỗi buôn làng như là một lãnh thổ ( hoặc vương quốc) riêng của một vị tù trưởng với vài chục nóc nhà sàn (hộ gia đình) và khoảng vài năm thì di chuyển chổ ở để tìm đất sản xuất (du canh du cư), họ hoàn toàn tách biệt với thế giới bên ngoài .
Tới năm 1898, sau khi hoàn thành việc xâm chiếm Campuchia và Lào; người Pháp mới cử các đội quân thâm nhập Đăk Lăk đầu tiên theo ngã đường sông Mê Kông từ phía Campuchia. Năm 1898 người Pháp đánh chiếm Bản Đôn và đặt cơ sở hành chánh đầu tiên ở đây, sau đó họ đi ngược dòng dọc theo sông Sêrêpốk, đánh chiếm và bình định các vùng khác trong tỉnh. Suốt quá trình xâm nhập vùng đất này họ không gặp bất cứ một sự kháng cự lớn nào, chỉ thỉnh thoảng họ mới gặp những buôn làng nhỏ xơ xác với vài chục nóc nhà sàn nằm chơ vơ giữa đại ngàn của rừng già nhiệt đới với cư dân bản địa đang sống cuộc sống sơ khai, hoàn toàn không có một thành lũy hoặc khu thị tứ nào cả. Cư dân bản địa chỉ gồm các tộc người chủ yếu như : Lào, Ê Đê, M’ nông, Ba na, Ra lai…cho tới thời điểm này vẫn chưa có người Kinh (Việt) sinh sống trên vùng đất là tỉnh Đăk Lăk ngày nay.
Sau khi xâm chiếm nhanh chóng xong vùng đất là tỉnh Đăk Lăk ngày nay, người Pháp sáp nhập toàn vùng này vào tỉnh Stung Treng của nước Lào thuộc Pháp, nhưng đến năm 1904 người Pháp cắt Stung Treng khỏi Lào để nhập vào Campuchia. Nhưng sau đó lại cắt vùng đất là tỉnh Đăk Lăk ngày nay khỏi Stung Treng đặt dưới quyền cai quản trực tiếp của Khâm sứ Trung Kỳ và xem như một lãnh thổ hải ngoại độc lập của riêng người Pháp, cùng với tòan khu vực Tây Nguyên.
Ngày 02/7/1923, Pháp thành lập tỉnh Đăk Lăk trên cơ sở tách đại lý hành chánh Ban Mê Thuột khỏi tỉnh Kon Tum
Sau nhiều cuộc thám hiểm, điều tra, nghiên cứu đầy đủ về Cao nguyên Trung kỳ, thực dân Pháp muốn độc chiếm vùng cao nguyên này như là một lãnh thổ hải ngoại riêng biệt của người Pháp. Họ đã bằng mọi cách gạt triều đình Huế ra khỏi mảnh đất này mặc dù Hòa ước 1884 thừa nhận Trung kỳ thuộc quyền cai trị của triều đình Huế.
Năm 1896, khâm sứ Trung kỳ Boulloche đề nghị Cơ mật viện (Nội các của nhà Nguyễn ở Huế) giao cho Pháp trực tiếp phụ trách an ninh tại các cao nguyên Trung kỳ. Năm 1900, sau khi toàn quyền Doumer đích thân thị sát Đà Lạt và quyết định chọn Đà Lạt làm thành phố nghỉ mát, cao nguyên Trung kỳ (Tây Nguyên) hoàn toàn thuộc quyền cai trị của chính quyền thực dân Pháp và Pháp đã từng bước thực hiện :
- Tách cao nguyên Trung kỳ ra khỏi lãnh thổ Việt Nam để thành lập một liên bang của Pháp.
- Độc quyền khai thác tài nguyên thiên nhiên tại đây.
- Tách các dân tộc ít người ở cao nguyên ra khỏi cộng đồng Việt Nam, chính quyền thực dân Pháp ngăn cấm gắt gao việc người Kinh lên cao nguyên lập nghiệp, hoặc trao đổi mua bán, ngoại trừ một số người phục vụ trong bộ máy cai trị của thực dân Pháp và một số phu do người Pháp tuyển mộ lên làm việc trong các đồn điền của họ.
Cho mãi tới năm 1932 những người Kinh nhập cư tự do đầu tiên mới được chấp nhận, nhưng họ bị buộc phải cư trú giới hạn trong một khu vực nhất định, những người này phải có những giấy phép đặc biệt mới được đi lại. Còn công nhân đồn điền thì bị buộc sống trong những khu vực khép kín, không được đi lại bên ngoài. Cũng nhằm ngăn cản và hạn chế việc người Kinh định cư lập nghiệp tại Đăk Lăk khi buộc phải thừa nhận sự tồn tại của cộng đồng này tại vùng đất là tỉnh Đăk Lăk ngày nay, Khâm Sứ Trung kỳ tại Huế có thông báo số 187- CA ngày 15/03/1934 cấm cấp đất cho bất kỳ cá nhân và tổ chức nào, trước đó Tòa Khâm Sứ Trung Kỳ cũng có thông báo số 3614 ngày 15/11/1930 cấm truyền đạo cho người Thượng trong toàn tỉnh Đăk Lăk.
Năm 1946, cao nguyên Trung kỳ (Tây Nguyên ) được tổ chức hoàn chỉnh thành một liên bang của riêng người Pháp.
Ngày 30 / 5 / 1949 người Pháp trao quyền quản lý vùng Cao nguyên Trung phần với Xứ Thượng Nam Đông Dương cho chính quyền Quốc gia Việt Nam của chính phủ Trần Trọng Kim. 
Ngày 15/4/1950 Vua Bảo Đại ban hành Dụ số 6 tách riêng phần cao nguyên Trung phần gồm năm tỉnh : Đồng nai thượng , Lang Biang, Darlac, Pleiku, Kontum - Lập quy chế hành chính đặc biệt có tên là Hoàng triều cương thổ (tiếng Pháp:Domaine de la Couronne) . Đứng đầu Hoàng triều Cương thổ là vị Khâm mạng hoàng triều do Quốc trưởng Bảo Đại bổ nhiệm – Nguyễn Đệ là vị Khâm mạng đầu tiên .
Lúc này người Kinh mới được tự do đi lại và tự do tín ngưỡng (đạo Phật) và cũng chỉ sau thời gian này mới có thể có một ngôi chùa Phật giáo nào đó được lập nên trên khu vực là tỉnh Đăk Lăk ngày nay. Trước mốc thời gian này - năm 1949; như phân tích trên đây, không thể có một ngôi chùa nào được quyền tồn tại trên lãnh thổ hải ngoại này của người Pháp cả ? Tức nhiên đạo Phật chỉ có trong cộng đồng người Kinh tại khu vực là tỉnh Đăk Lăk ngày nay và hoạt động như là một tổ chức tôn giáo đúng nghĩa chỉ có từ sau năm 1949 !
Nhằm viết lại lịch sử Giáo hội Phật giáo tỉnh và để bảo đảm tính chính xác, Ban Trị sự GHPG tỉnh Đăk Lăk đã nhờ đến các nhà khoa học, theo tôi đây là một điều rất đáng hoan nghênh - vì lịch sử một tổ chức tôn giáo, một vùng miền, hay một dòng họ nào đó không thể tách rời khỏi lịch sử chung của dân tộc ? 
Chúng ta hãy nên là những người CHÉP SỬ tốt chứ đừng nên là những nhà LÀM SỬ hay, vì lịch sử đã có từ trước khi ta sinh ra - nên những kẻ hậu sinh không bao giờ là những người làm ra sử được cả. Cho nên đừng bao giờ đánh giá tổ tiên theo quan điểm chủ quan của cá nhân mình. 
Tôi đã đọc ở đâu đó rằng : “ Lịch sử phụ thuộc vào góc nhìn ”, vâng đúng như vậy !

THAY LỜI KẾT:
Sau cuộc khảo sát nói trên, tác giả bài viết này đã được phân công viết một số chương trong công trình nghiên cứu chung này của Phật Giáo Đăk Lăk, công trình sau đó đã nhận được sự đánh giá cao của Hội khoa học lịch sử VN ; nhất là nhận được sự hoan hỷ của các chư tôn Phật Giáo, được quý phật tử hoan nghênh và trọng thưởng. Đồng thời cây bồ đề này đã được tổ chức kỹ lục ghi nét Việt Nam công nhận là cây bồ đề do con người trồng có tuổi thọ cao nhất vùng Tây Nguyên. Sau đó cây cũng được công nhận là cây di sản Việt Nam.
Với bài viết này, chỉ là kể về một cuộc điền dã của mình và qua cuộc điền dã này rút ra được một bài học quý báu về tính chân thật của lịch sử. Nhất là lịch sử dòng Họ, lịch sử vùng miền. Rất đáng tiếc là hiện nay có một số bài viết, một số phóng sự và phim tài liệu về lịch sử vùng miền và lịch sử các dòng Họ được phát trên truyền hình hoặc tung lên các trang web của các dòng Họ thường bị thần thoại hóa và hư cấu quá nhiều, khiến người xem thấy hình như mình đang xem một bộ phim dã sử mới sáng tác của các nhà biên kịch và các đạo diễn không chuyên ./.
ĐKT
18.11.2013
   
Một số hình ảnh về cuộc điền dã 








Chú thích :
(1) History of Laos (lịch sử Lào) của M.L. Manich (bản tiếng Anh))
(2) Grant Evans (2002)A Short History of Laos: The Land in Between, Allen & Unwin,ISBN 1 86448 997 9.



THỰC TRẠNG CỦA VĂN HÓA DÒNG HỌ VIỆT NAM HIỆN NAY !

Một lễ giỗ của Nguyễn Phước Tộc tại Thế Tổ Miếu - Huế


Dân tộc ta từ xưa đến nay vốn rất tôn trọng lễ giáo. Những lễ nghi trong sinh hoạt, về luân thường đạo lý trong xã hội giữa cá nhân, giữa gia đình, trong họ tộc, giữa làng xóm v.v…đã đi sâu vào nếp sống, nếp nghĩ của mọi người và trở thành những tục lệ cổ truyền và có phạm vi trên khắp các vùng miền, hầu như mọi gia đình Việt Nam đều nâng niu và tôn trọng.
Những phong tục này đã thoát ra ngoài khuôn khổ tôn giáo mang tính chất truyền thống của dân tộc, phù hợp với mọi tín ngưỡng. Sinh hoạt của xã hội Á Đông vốn nặng tình cảm, coi trọng huyết thống gia đình thân tộc hơn. Nên từ xa xưa, những lễ nghi trong sinh hoạt họ tộc đã được đặt ra một cách có quy củ, chu đáo và cẩn thận. Tất cả các nghi thức ấy đều dựa theo các nguyên tắc luân lý và đạo đức của nền văn hóa Việt Nam. Lâu ngày, các định lệ này đã thành ra tục lệ với những biến thể phù hợp với nếp sống riêng của từng vùng miền của người Việt. Tuy các tập tục này tại mỗi vùng miền có một số nét khác nhau, nhưng đều có một một điểm chung của văn hóa làng xã nông thôn Việt Nam.
  - Sau một thời gian dài bị gián đoạn, việc thờ cúng tổ tiên ông bà, việc sinh hoạt của các tộc họ đã được phục hồi và có phần phát triển hơn trước. Nhưng cũng do bị gián đoạn khá lâu – tới hơn hai thế hệ (tùy theo vùng), đã khiến cho ý nghĩa của việc thờ cúng tổ tiên bị hiểu sai hoặc không đúng với ý nghĩa ban đầu của người xưa khi đặt ra các tập tục này. Chúng ta đều biết các tập tục này đã được tổ tiên ta chắc lọc và tích lũy qua nhiều thế hệ mới chọn ra được những nét tinh túy nhất của văn hóa dân tộc để lưu truyền cho hậu thế - chứ không phải một sớm một chiều mà có được.
 Nhưng do những biến động của thế cuộc, những nét văn hóa tộc họ - văn hóa làng xã truyền thống của nhiều địa phương đã bị phá vỡ phần lớn, tại nhiều địa phương các tập tục này đã bị biến dạng một cách cách sai lạc. Chủ thể văn hóa bản địa là người dân địa phương tại các vùng này hoàn toàn xa lạ với những gì gọi là văn hóa mới trên chính quê hương họ. Những nghi thức trong tế tự, trong cúng tế và những mỹ tục mà họ đang phải thực hiện được bắt chước (và bê về) từ một đại nhạc hội nào đó. Hoặc do một số vị chức sắc trong ngành văn hóa có chức trách tại địa phương (dĩ nhiên là học hàm học vị đầy mình) mới sáng tác nên và đưa ra địa phương thử nghiệm các sáng chế của mình. Và người ta cho rằng đấy là phục hồi nền văn hóa bản địa. Họ không biết rằng đã gọi là văn hóa cổ xưa là phải sinh ra từ các nền văn hóa bản địa ở trạng thô sơ nguyên thủy(état brut). Hay nói đúng hơn là muốn có cái hồn của nền văn hóa thì các giá trị của nền văn hóa ấy phải được tích lũy và sàng lọc theo thời gian từ chính cuộc sống thực của người bản địa. Nếu không hiểu được điều này thì tất cả những cái còn lại chỉ là sự cóp nhặt.

CỘI NGUỒN VĂN HÓA DÒNG HỌ VN
Trước hết chúng ta hãy cùng tìm hiểu dòng họ và quan hệ họ hàng từ đâu mà có ? Những thành quả nghiên cứu nhân loại học gần đây đã chứng minh: trước khi con người tiến vào xã hội văn minh, quan hệ huyết thống – quan hệ đầu tiên của con người, là sợi dây gắn bó quan trọng nhất. Quần thể xuất hiện đầu tiên của con người là xã hội nguyên thủy sống quần cư theo bầy đàn; nhưng con người lúc này chỉ biết mẹ mà không biết cha. Theo nghiên cứu, trong lịch sử hơn ba triệu năm tồn tại của con người thì có khoảng 2,9 triệu năm là thuộc xã hội nguyên thủy; chỉ cách đây hơn 10.000 năm mới bắt đầu hình thành chế độ thị tộc.
Xã hội nguyên thủy ban đầu chia thành nhiều quần thể nhỏ, phát triển càng sâu, phân tích càng chặc chẻ, phân biệt thân sơ cùng hình thành, khi biết người mẹ sinh ra ta, thì càng muốn biết được người thân của mẹ ta, vì vậy có thể biết được mẹ của mẹ ta – quan hệ họ hàng hình thành từ đó.

Dòng họ là nơi hội tụ và bảo lưu những giá trị văn hóa độc đáo, không chỉ để lại những dấu ấn trong lịch sử mà còn ảnh hưởng mạnh mẽ đến cuộc sống hôm nay. Giá trị văn hóa ấy được xây dựng trên cơ sở tình nghĩa sâu nặng giữa những người cùng huyết thống, gắn bó với nhau theo quan niệm đơn giản “một giọt máu đào hơn ao nước lã”. Đó còn là cơ sở cho tình yêu quê hương đất nước. Cho nên có thể thấy dòng họ không chỉ là chỗ dựa tinh thần vững chắc cho mỗi con người mà còn là cơ sở của truyền thống yêu nước.

 - Ở Việt Nam, người ta định nghĩa dòng họ như sau : “Dòng họ được hình thành như một tổ chức của những người có chung huyết thống, cùng một ông tổ sinh ra theo thời gian. Mỗi dòng họ có Từ Đường riêng, có phần mộ tổ tiên, có trưởng tộc, trưởng chi, có ruộng hương hỏa, có gia lễ …”
Cũng ở Việt Nam dòng họ mang nhiều nét đặc thù so với các nước khác trên thế giới. Một trong những nét nổi bật nhất là quan hệ giữa dòng họ và làng xã. Họ không tách biệt, đối lập với làng mà luôn có sự gắn bó chặt chẽ với làng. Dòng họ không chỉ là một thiết chế xã hội mà còn là một môi trường văn hóa mang tính đặc thù. Truyền thống của dòng họ trở thành nhân tố cơ bản góp phần tạo nên truyền thống làng xã, truyền thống địa phương và dân tộc. Nhiều nhân vật kiệt xuất đã mang lại vinh quang cho gia đình, dòng họ, dân tộc được sinh ra từ những dòng họ khác nhau. Do vậy, dòng họ và văn hóa dòng họ còn là nhân tố nội sinh thúc đẩy sự phát triển văn hóa và xã hội Việt Nam.

Hiện nay, theo nhiều nhà nghiên cứu, dòng họ vẫn là một kiểu tổ chức xã hội có tác động chi phối đến nhiều lĩnh vực khác nhau của làng xã. Sau một thời gian gián đoạn, văn hóa dòng Họ lại được phục hưng mạnh mẽ và ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống kinh tế xã hội của đất nước nói chung, nhất là ở nông thôn
Tuy nhiên đã có một thời gian dài trước đổi mới, do ảnh hưởng sai lạc và nhận thức chưa đầy đủ của những người có trách nhiệm trong xã hội; đã ít nhiều có tác động không tốt về vấn đề gia tộc. Họ đơn giản nghĩ rằng gia tộc và chế độ gia trưởng là nét đặc trưng của chế độ phong kiến, khi đã thủ tiêu chế độ phong kiến thì phải thủ tiêu chế độ gia trưởng, trong trường hợp này đó là dòng họ. Đã khiến cho văn hóa dòng họ ở một số khu vực địa lý trên đất nước ta hoàn toàn biến mất. Đó là thực trạng trong sinh hoạt dòng họ ở khu vực Bắc bộ và Bắc Trung bộ hiện nay.
Các Tộc Họ ở khu vực này do ảnh hưởng của những tư tưởng “ đả thực bài phong” , “duy ý chí” và phải nói là rất ấu trĩ trong “cải cách ruộng đất” vào những năm 50, 60, 70 của thế kỉ trước, nên văn hóa Tộc Họ ở đây đã bị phá vỡ phần lớn, không còn những truyền thống xưa kia.

  - Chúng ta đều biết ngôi Từ đường là nơi thờ các vị Khai Canh, Khai Khẩn của các dòng Họ. Mỗi ngôi Từ Đường là một cõi tâm linh, một chốn đi về của con cháu các Dòng Họ từ bao đời nay. Mỗi ngôi Từ Đường ngoài chức năng chính là nơi thờ tự, còn là nơi tổ chức các cuộc Lễ của các tộc Họ; nơi sinh hoạt chính và là nơi gìn giữ những truyền thống, những thuần phong mỹ tục, những nét văn hóa vật thể và phi vật thể của các Tộc Họ. Nhưng đa số các ngôi Từ Đường của các dòng Họ đều đã bị sung công hoặc bị đập phá trong thời gian này, việc thờ tự tập trung của các dòng Họ bị nghiêm cấm, nơi sinh hoạt của họ tộc đã không còn. Việc thờ tự được đưa về thờ ở một gia đình nào đó có điều kiện trong Họ Tộc hoặc ở nhà riêng của vị Tộc Trưởng, nhưng thường bị chính quyền địa phương phê phán và bị kiểm soát gắt gao nên chỉ sau một thế hệ, tức là đến những năm 1980 của thế kỷ trước thì việc thờ tự tổ tiên cao đời trong dòng họ gần như là không còn ở khu vực này.
Tuy những năm sau đổi mới hàng loạt các nhà thờ của các tộc Họ ở đây đã được xây dựng mới, thậm chí rất quy mô. Nhưng những nét văn hóa phi vật thể trong sinh hoạt tộc Họ quý giá được tích lũy tự bao đời nay ở đồng bằng Bắc Bộ từ thời Lý, Trần, Lê, Nguyễn đã không còn nữa mà thay vào đó là một hình thức sinh hoạt hoàn toàn mới; đây là một thực trạng khá đau xót cho cư dân vùng này !
Tuy từ khi tiến hành đổi mới đất nước đến nay, xu hướng trở về cội nguồn, phục hưng các sinh hoạt dòng họ diễn ra sôi nổi. Thể hiện rõ nét nhất của xu hướng này là việc chấn chỉnh lại nghi lễ thờ cúng tổ tiên mà trước đây có phần sao nhãng. Cùng với việc chấn chỉnh nghi lễ thờ cúng tổ tiên là việc sửa chữa, trùng tu, xây mới nhà thờ, mồ mả tổ tiên, đề nghị nhà nước công nhận di tích lịch sử văn hóa quốc gia cho các nhà thờ các vị có công với nước, tiếp đến là việc sưu tầm và dịch lại các gia phả, truy tìm gốc tích tổ tiên. Viết lại tộc ước để chấn chỉnh gia phong, viết lịch sử dòng họ, lập ban điều hành để lo việc họ, lập ban khuyến học, giáo dục con cháu truyền thống dòng họ…. Những hoạt động này đang trở thành nhu cầu thực sự của cuộc sống trong các cộng đồng làng xã.

VĂN HÓA DÒNG HỌ VN HIỆN NAY
Nhưng đâu là chuẩn mực cho một hình mẫu của văn hóa sinh hoạt tộc họ mà các tộc họ cần tìm đến, nhiên cứu học tập để xây dựng lại các nghi thức và sinh hoạt cho dòng họ của mình trong một thời gian ngắn bao gồm cả những nét văn hóa vật thể và phi vật thể là một yêu cầu chính đáng hiện nay ?
Ở đây với tư cách cá nhân và dưới góc nhìn hạn hẹp của một người chuyên nghiên cứu lịch sử và văn hóa tộc họ; tôi cũng không ngại phát biểu và trình bày quan điểm của mình khi đã nắm chắc được các chứng cứ lịch sử.
 -  Xin trình bày vấn đề này, như sau:
Trong “Văn hóa sử cương” , học giả Đào Duy Anh viết : “ Người ta thường cho rằng văn hóa là chỉ các học thuật tư tưởng loài người nhân thế mà xem văn hóa có tính cao thượng đặc biệt. Thực ra không phải như vậy, học thuật tư tưởng cố nhiên là ở trong phạm vi văn hóa, nhưng phàm sự sinh hoạt về kinh tế, về chính trị, về xã hội và hết thẩy các phong tục tập quán tầm thường lại không phải ở phạm vi văn hóa hay sao ? Hai tiếng văn hóa chẳng qua là chỉ chung cho tất cả các phương tiện sinh hoạt của loài người cho nên ta có thể nói rằng - Văn hóa tức là sinh hoạt”.
Nhưng cũng cần lưu ý quý độc giả là chúng ta có hai thành tố riêng biệt cho cái định nghĩa này; đó là văn hóa vật thể và văn hóa phi vật thể !
Để nắm bắt được một cách nhanh nhất chủ đề này chúng ta cần phải biết một cách tóm lược một vài nét về lịch sử địa chính trị của đất nước ta trong giai đoạn trung và cận đại, như sau:
Kể từ tháng 6 năm Đinh Hợi (1527) khi nhà Mạc cướp ngôi nhà Hậu Lê (Lê sơ), cho tới khi Nguyễn Ánh thống nhất đất nước (1802), gần 300 năm xã hội Bắc Hà luôn lâm vào loạn lạc. Với những cuộc chiến tranh quyền đoạt vị xảy ra liên miên giữa hai thế lực Lê – Mạc, sau đó là Lê – Trịnh và Trịnh – Tây Sơn, khiến cho dân tình khốn đốn. Những gì là đỉnh cao của một nền văn hóa - nghệ thuật của các triều đại trước đó (Lý, Trần, Lê ) từng tồn tại trên xứ Bắc Hà đã thật sự không có đất để tồn tại ? Nhất là“ văn hóa cung đình - bác học” và những tinh túy trong nghệ thuật kiến trúc thì càng không thể !
Sau năm 1802, thì trọng tâm của đất nước đã chuyển về phía Nam, kinh đô của thể chế Quân chủ đang điều hành đất nước – không còn ở đất Tràng An nữa mà đã là Phú Xuân. Mọi tinh hoa của một nền văn hóa - văn hiến của quốc gia suốt gần 200 năm đều được quy tụ về Phú Xuân. Đàng Trong – Phú Xuân đã trở thành đầu tàu thay đổi mang tính lịch sử và kéo trọng tâm quốc gia – dù là được nhìn theo nghĩa CHÍNH TRỊ, KINH TẾ hay thậm chí VĂN HÓA – về hướng Nam từ thế kỷ 17. 
Sau khi triều Nguyễn bị lật đổ vào năm 1945, thì khu vực Bắc bộ và Bắc Trung Bộ liền đó lại bị ảnh hưởng của cuộc cách mạng “cải cách ruộng đất” dưới thế chế mới, và như nói trên đây – những cái gọi là “tinh hoa văn hóa dòng họ” của khu vực này thực tế là không thể còn tồn tại ở trạng thô sơ nguyên thủy(état brut) dưới sự tàn phá có chủ ý của chính con người; có còn chăng là chỉ còn trong sách vở !

Nhưng ở khu vực phía Nam, thì hoàn toàn khác - nhất là khu vực Thuận Hóa xưa (nay là vùng đất bao gồm Quảng Trị, Thừa Thiên – Huế, TP. Đà Nẳng và tỉnh Quảng Nam ngày nay). Qua nghiên cứu từ chính sử, chúng ta đều biết từ khi chúa Tiên Nguyễn Hoàng vào Thuận Hóa lập nghiệp từ tháng 1 năm 1570, đóng dinh tại Quảng Trị, vùng Thuận Hóa do tránh được những tranh chấp quyền lực trong nội bộ nên là một vùng đất thanh bình trong nhiều năm. Tới năm 1626, khi chúa Sãi Nguyễn Phúc Nguyên dời dinh từ Quảng Trị vào làng Phước Yên (Phúc An) thuộc huyện Quảng Điền, tỉnh Thừa Thiên ngày nay và đổi dinh làm Phủ. Tới năm 1636, một người cháu nội của Nguyễn Hoàng là Chúa Nguyễn Phúc Lan đã dời Phủ vào Huế và đặt Phủ ở làng Kim Long (ngoại ô Huế), năm 1687 Chúa Nguyễn Phúc Thái dời Phủ từ Kim Long về làng Phú Xuân(thành phố Huế ngày nay), thì Huế trở thành đất kinh đô. Sau đó Phú Xuân là kinh đô của nước Đại Việt thống nhất dưới triều Tây Sơn (1788-1801) và là kinh đô của nước Việt Nam suốt 1,5 thế kỷ dưới triều đại nhà Nguyễn (1802-1945). Trong tiến trình lịch sử này Huế đã chính thức trở thành trung tâm văn hóa lớn nhất và chính thức của người Việt từ hơn ba thế kỷ gần đây. 
Vùng đất này tuy đã được sát nhập vào nước Đại Việt từ năm 1306, nhưng đây là vùng tranh chấp giữa người Việt và người Chăm suốt hơn 1,5 thế kỷ sau đó; chiến tranh xảy ra liên miên. Cho mãi đến năm 1471, khi vua Lê Thánh Tông cử đại binh đánh chiếm thành Đồ Bàn, cương giới nước Đại Việt đã đến vùng phía Nam tỉnh Bình Định ngày nay, vùng đất Thuận Hóa không còn là vùng đất biên cương nữa thì cư dân ở đây mới an cư lạc nghiệp được. Trong hơn 200 năm sau đó, vùng này là vùng đất tương đối thanh bình nhất trong cả nước, cư dân ở đây đã dồn sức lao động sản xuất, xây dựng cuộc sống mới, đến giữa thế kỷ XVI làng xóm đã no đủ, yên vui. 

Đến lúc chúa Nguyễn lập phủ chính ở bên bờ sông Hương(1636), thì các làng xã vùng Thuận Hóa đã dần ổn định và bước sang một giai đoạn phát triển mới. Sau khi cuộc phân tranh Trịnh – Nguyễn kết thúc (1627-1672), Phú xuân - Huế luôn là trung tâm của sự hội tụ văn hoá và kinh tế phát triển phồn vinh nhất của xứ Đàng trong thời các chúa Nguyễn và cả nước thời vương triều Nguyễn. Đồng thời đây cũng là kinh đô của xứ Đàng trong và nước Việt trong gần 300 năm .

Văn hóa tộc họ và văn hóa làng xã ở vùng Thuận Hóa tuy hình thành muộn hơn so với các tỉnh ở Bắc bộ. Nhưng ngoài thuận lợi về thiên thời địa lợi, thì như nói trên đây vùng Thuận Hóa trở thành trung tâm chính trị của người Việt trong suốt 3 thế kỷ gần đây; nên đây là nơi tập trung những tinh hoa văn hóa, kinh tế và chính trị của Việt Nam. Những biến động chính trị của xã hội Việt Nam trong 3 thế kỷ gần đây đều diễn ra ở đây. Đây là nơi hiện lưu giữ được những nét tinh túy nhất của Văn hóa nước Việt trong 03 thế kỷ gần đây; trong đó có văn hóa tộc họ và văn hóa làng xã.
Ngoài ra văn hóa làng xã và văn hóa tộc họ tại khu vực này được gìn giữ gần như nguyên trạng. Đây là nơi có các ngôi đình làng, các ngôi chùa làng, các ngôi từ đường có quy mô và đúng nghĩa nhất của người Việt hiện nay. Tất cả các tộc Họ ở khu vực này đều có Từ đường riêng, quy mô các ngôi Từ Đường của mỗi tộc Họ ở đây đều rất lớn, được xây dựng hàng mấy trăm năm nay và liên tục được trùng tu bảo quản chăm sóc rất tốt. Từ đường của các dòng Họ là nơi thờ các vị Khai Canh, Khai Khẩn của dòng Họ. Mỗi ngôi Từ Đường là một cõi tâm linh , một chốn đi về của con cháu các dòng Họ từ bao đời nay. Mỗi ngôi Từ Đường ngoài chức năng chính là nơi thờ tự, còn là nơi tổ chức các cuộc lễ của các tộc Họ; nơi sinh hoạt chính và là nơi gìn giữ những truyền thống , những thuần phong mỹ tục, những nét văn hóa vật thể và phi vật thể của các Tộc Họ. Mọi sinh hoạt trong các tộc Họ ở đây đều rất nề nếp, quy cũ và được tổ chức rất chặt chẽ, năm tháng lập Họ đều được xác định rõ, đa số các tộc Họ đều có Gia Phả, có Sắc Phong, có tộc Quy - tộc Ước. Xưng hô trong dòng Họ với thế thứ rõ ràng. Sinh hoạt Tộc Họ ở đây đầy đủ và được gìn giữ rất tốt không bị gián đoạn, dù cũng phải trải qua nhiều biến động của lịch sử dân tộc.
Cũng có thể đây vốn xưa kia là đất Kinh kỳ nên mọi sinh hoạt văn hóa trong cộng đồng được chăm chút hơn và có điều kiện phát triển hơn các nơi khác, đã ảnh hưởng rất lớn đến đời sống tâm linh của nhiều thế hệ cư dân trong vùng .

Ngày nay, qua các phương tiện thông tin đại chúng, qua sách báo… chúng ta sẽ dễ dàng tìm hiểu các nét văn hóa tinh túy nhất trong văn hóa làng xã, văn hóa tộc họ; tìm kiếm và học tập các nghi thức tế tự trong các dòng Họ trên toàn quốc. Nhưng trong thời buổi nhiễu loạn thông tin như hiện nay, nếu không có một số kiến thức nhất định về lịch sử, văn hóa và có một cách nhìn khách quan về nhận định lịch sử qua nhiều góc nhìn khác nhau, thì việc định hướng được như thế nào là một nghi thức tế tự chuẩn là cả một vấn đề ?
Tuy tác giả bài viết này là một người sinh trưởng và trưởng thành tại xứ Huế, nhưng mục đích của bài viết này không phải là mang giá trị văn hóa của cộng đồng cư dân Phú Xuân - Huế để áp đặt cho các cộng đồng khác. Nhưng chúng tôi không đồng ý việc hiện có một số người trong một số làng xã và trong một số dòng họ;  đang tự sáng tác nên những phong tục, nghi thức, những cuốn lịch sử dòng họ, hoàn toàn mới tại một số làng xã và các tộc họ - mà họ cho là người xưa truyền lại. Nguy hại hơn là các nghi thức và tác phẩm này hiện đang được sử dụng tại một số nơi ? 
Mọi người nên nhớ cho, những phong tục, những lễ nghi trong sinh hoạt họ tộc đều đã được đặt ra từ xa xưa một cách có quy củ, chu đáo và cẩn thận; tất cả các nghi thức đều phải dựa theo các nguyên tắc luân lý và đạo đức của nền văn hóa lâu đời của Việt Nam. Lâu ngày, các định lệ này đã thành ra tục lệ với những biến thể phù hợp với nếp sống riêng của từng vùng miền của người Việt. Các tập tục này đã được tổ tiên ta chắc lọc và tích lũy qua nhiều thế hệ mới chọn ra được những nét tinh túy nhất của văn hóa dân tộc để lưu truyền cho hậu thế - chứ không phải một sớm một chiều mà có được. Nhưng nay các nhà “nhà văn hóa mới” này chỉ vài tháng là họ đã sáng tác nên những phong tục tập quán mới mà không dựa trên bất cứ luân thường đạo lý hay bất cứ cơ sở khoa học nào cả !

Chúng tôi đã từng biết và từng thấy các “nhà văn hóa mới” này mày mò chế tác hoàn toàn mới những nghi thức tế tự, những đền đài, đình chùa, miếu mạo…, mà họ gọi là " phục dựng". Và bằng quyền lực của mình họ hô hào và buộc mọi người phải nghe rằng đó là “cổ xưa”. Họ cũng đã "tự sáng tác" nên những tập biên khảo về lịch sử các dòng họ, các tục lệ; những hương phả, những tộc phả, tộc quy, tộc ước hoặc gia phả mới hoàn toàn và cũng buộc mọi người phải hiểu đó là “cổ xưa”. Đấy không phải là văn hóa dòng họ !
Qua nhiều năm nghiên cứu về chủ đề này, cá nhân tôi mới nghiệm ra được một điều: Những gì gọi là tinh hoa văn hóa của nhân loại nó chỉ tồn tại mãi theo thời gian, khi nó thực sự đem lại lợi ích cho toàn thể cộng đồng. Qua đó cộng đồng sẽ sàng lọc và chọn ra những gì hay nhất tinh túy nhất và sẽ lưu giữ mãi với thời gian; những gì không đem lại lợi ích cho cộng đồng sẽ bị đào thải theo thời gian . /.

ĐKT
15.07.2008


Toàn cảnh Thế Tổ Miếu - Đại nội Huế


THẤY GÌ QUA PHONG TRÀO VIẾT SỬ HỌ ĐINH HIỆN NAY !

Đền vua Đinh Tiên Hoàng - ở Ninh Bình. 
      
     Hiện nay cùng với việc lập ra hàng loạt các trang Web và trang Fb mang tên họ Đinh trên các trang mạng xã hội; là một phong trào phải nói là “trăm hoa đua nở” về việc viết lịch sử họ Đinh, phong trào này đang diễn ra khá nhộn nhịp, ai ai cũng muốn mình trở thành một nhà viết sử dòng họ.
     Tôi cũng không biết là nên vui hay nên buồn vì cái phong trào này. Nhưng theo quan điểm của cá nhân tôi thì đây là một việc không nên làm, vì đây là một "Việc Họ" khá trang trọng không phải ai muốn làm gì thì làm được. Tiếc thay một số thành viên người họ Đinh lớn tuổi có học vị lại không biết một điều căn bản như vậy mà đã tham gia cái phong trào này !

   I/. LỜI MỞ ĐẦU:
     Sở dĩ có tình trạng này là cho tới nay, họ Đinh VN vẫn chưa có được một tiểu sử chính thức về cội nguồn, về quá trình hình thành và phát triển của họ Đinh. Cũng như chưa có được một câu trả lời đầy đủ về sự hình thành triều nhà Đinh và sự tồn tại của các hậu duệ của tôn thất nhà Đinh sau khi nhà Đinh bị mất ngôi. Nếu có thì đó chỉ là những ghi chép rất sơ sài từ chính sử về sự ra đời và thời gian tồn tại ngắn ngủi của triều nhà Đinh. Còn nguồn gốc họ Đinh thì cho tới nay cũng chưa có một công trình nghiên cứu khoa học lớn nào về nguồn gốc họ Đinh được công nhận và công bố chính thức cả ! 
     Có nhiều lý do khác nhau dẫn tới trình trạng này, như: Do lịch sử địa chính trị của đất nước có quá nhiều biến động; đất nước bị chiến tranh triền miên, bị chia cắt nhiều lần; số lượng người VN mang họ Đinh trong cả nước quá ít. Nhưng có một điều mà ai cũng biết, là cả một thời gian dài những người Họ Đinh VN không có được một tổ chức họ Đinh thống nhất và đủ mạnh để điều hành những "việc họ" trong cả nước. Chỉ mới gần đây mới bắt đầu hình thành nên một số Ban Liên Lạc họ Đinh trong một số tỉnh thành và Ban Liên Lạc họ Đinh VN cũng ra đời nhằm mục đích là kết nối các tộc họ Đinh trong cả nước về một mối. Nhưng như cái tên của các tổ chức họ Đinh này cũng đã nói lên tất cả, chúng ta chỉ mới bước đầu kết nối thông tin liên lạc, tổ chức những buổi gặp mặt; còn những hoạt động chiều sâu thì hoàn toàn chưa có gì !
   - Cho nên hiện nay có một câu hỏi bức thiết được đặt ra cho những người họ Đinh VN, đó là: Đâu là những dòng tiểu sử chính thức về cội nguồn và lịch sử của dòng họ Đinh VN ?
     Tuy biết đây là một vấn đề khá tế nhị trong quan hệ họ tộc hiện nay; nhưng tôi cũng xin mạnh dạn nói lên những suy nghĩ của mình với toàn thể bà con họ Đinh VN; nhằm góp một tiếng nói với mục đích đưa những sinh hoạt trong dòng Họ Đinh chúng ta đi vào nề nếp và quy củ hơn. 
     Vì "việc họ" là một việc được xác lập từ xa xưa, đã trãi qua bao biến chuyển của thế cuộc và sự sàng lọc của thời gian mới tạo nên được những phong tục tập quán trong các dòng họ - đó là những tộc quy, tộc ước; gia pháp, gia phong, gia lễ. Chứ không phải là câu chuyện một sớm một chiều, hoặc những sáng tác bất chợt của một vị chức sắc, hay một ông đầy học hàm học vị nào đấy. Và "việc họ" cũng không thể có chuyện sai rồi sửa sai như chuyện kinh tế, văn hóa, thời sự đang diễn ra tràn lan ngoài xã hội hiện nay.
     Với chúng tôi, những người sinh ra và trưởng thành trong một tộc họ khá lớn và tồn tại lâu đời tại Huế thì việc hình thành và ra đời một cuốn Lược sử của dòng họ là cả một cái gì đó khá trang nghiêm và linh thiêng của cả một dòng họ.
      Tộc họ Đinh Khắc chúng tôi là một dòng họ khá lớn nhưng thời gian hình thành chỉ mới hơn 350 năm, với đầy đủ căn cứ sử liệu, có Gia phả, có Sắc phong, có ngôi Từ đường khá lớn xây dựng từ gần 300 năm nay. Những truyền thống, nghi thức trong tế tự, chạp giỗ, tang gia đều được lưu giữ và phát huy rất tốt trong dòng Họ. Hàng năm vào ngày 21 tháng 8 Âm lịch con cháu Họ Đinh Khắc hiện đang sinh sống khắp cả nước đều trở về tham dự lễ Chạp mộ và gặp gỡ nhau. Dòng họ Đinh Khắc hiện có 8 Chi Phái lớn khắp tỉnh TT – Huế, với số lượng nhân khẩu tới vài ngàn người; có truyền thống học hành, thời nào cũng có người của dòng họ có nhiều chức phận ngoài xã hội, học hàm học vị đầy đủ - nhất là về văn học nghệ thuật. Nhưng trong mỗi chúng tôi chưa có bất cứ ai dám tự cho mình có cái quyền viết nên lịch sử của dòng họ cả! 
      Vì lịch sử của một tộc họ là một cái gì đó linh thiêng và huyền bí lắm. Nó không phải là một cuốn sách hay một tờ báo bình thường mà ai muốn viết thì viết.
      Cuốn sử liệu này nếu được viết, là phải do những bậc thức giả có nghề được toàn thể dòng Họ chọn ra từ những người có nghề, có tâm và có uy vọng là thành viên trong tộc Họ (hoặc thuê mướn bên ngoài). Sau khi bộ sách được viết ra một cách trang trọng; nó sẽ cùng với những bản Sắc Phong và bộ Gia Phả sẽ được đặt một cách trang trọng trên một cái lồng kính trong một cái trang thờ ở hậu tẩm của Từ đường. Không ai có quyền đọc cái bộ ba sách này cả, nếu ai cần hỏi gì thì sẽ có một vị "Chức việc" của dòng họ trả lời cho; nếu cần tham khảo thì người Chức việc này sẽ đọc sau đó trả lời lại cho người hỏi. Nếu có trường hợp cá biệt có người bên ngoài muốn tham khảo thì phải được sự đồng ý của hội đồng Gia tộc và của tộc trưởng, sau đó phải làm một cái lễ nhỏ xin phép tổ tiên và khi đọc phải thật trang trọng và nâng niu như vật báu.
     Đây là những thành tố tạo nên một tập tục, nhưng tại khu vực Thuận hóa – Huế nó không phải chỉ là một tập tục đơn thuần mà đã được nâng nên thành một tín ngưỡng, đó là tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên !

    II/. SỬ HỌC, LỊCH SỬ:        
     1/. Sử học:
     Trước hết phải xác định "viết sử là một nghề, muốn viết sử, phải biết phương pháp sử học. Người viết sử phải được luyện rèn tay nghề, phải đọc các sách dạy nghề, tức các sách viết về phương pháp sử học, ..." (GS. Hà Văn Tấn) chứ không phải muốn viết như thế nào thì viết!
     Theo đó, việc xác định đâu là nguồn sử liệu chính thức có giá trị nhất để chúng ta căn cứ vào đó viết nên lịch sử một vùng miền hay lịch một dòng họ là chuyện hệ trọng nhất. Trong các sách dạy nghề, tức các sách viết về phương pháp sử học, thường nói đến hai bước cơ bản trong công tác sử học: Bước thứ nhất là từ sử liệu, khôi phục sự kiện. Bước thứ hai là giải thích và đánh giá sự kiện.
    a). Bước thứ nhất là từ sử liệu, khôi phục sự kiện
    - Ngay từ bước thứ nhất, đã có những khả năng dẫn nhà sử học xa rời sự thật. Đó là vì sử liệu thiếu, và phổ biến hơn, vì sử liệu không được phê phán nghiêm túc. Người ta chia sử liệu ra làm hai loại: sử liệu trực tiếp và sử liệu gián tiếp. Sử liệu trực tiếp xuất hiện cùng thời với sự kiện. Còn sử liệu gián tiếp là sử liệu nói đến sự kiện này qua một người thông tin gián tiếp, tức tác giả sử liệu. Loại sử liệu này cần được giám định cẩn thận, vì thông tin nhận được đã qua trung gian người thông tin. 
    - Hiện nay, nhiều công trình sử học đã sử dụng những nguồn sử liệu gián tiếp một cách thiếu thận trọng. Sử liệu gián tiếp bao gồm cả những lời kể về sau của những người đã chứng kiến sự kiện. Các nhà nghiên cứu lịch sử địa phương, lịch sử Đảng hay lịch sử dòng họ thường sử dụng nguồn tài liệu này. Những lời kể như vậy cần được phân tích so sánh với các sử liệu khác, nếu không, dễ dẫn đến tình trạng là cùng một sự kiện, có thể được trình bày rất khác nhau. Trong thực tế có một tình trạng là nếu người cung cấp thông tin là người hiện có uy lực chi phối ở địa phương (hay ở dòng họ) thì lịch sử sẽ được viết theo cách nhìn nhận của người đó.
     b). Bước thứ hai là giải thích và đánh giá sự kiện.
     Đây là vấn đề quan trọng nhất, bởi ngoài việc tìm kiếm sử liệu và khôi phục sử liệu ra, thì cần phải xác định và đánh giá nguồn sử liệu đó được hình thành nên dưới góc nhìn và chính kiến nào.
    Không thể tự tiện kết luận một sự kiện, một dấu tích, một giai đoạn lịch sử của đất nước hay của một dòng Họ theo quan điểm chủ quan và phiến diện của một vài cá nhân hoặc chỉ qua một cuộc hội thảo được tổ chức vì nhiều mục đích khác nhau dưới cái mác "Hội thảo khoa học". Tất cả mọi kết luận phải được xem xét một cách cẩn thận dưới nhiều góc nhìn và phản biện khác nhau. Phải căn cứ vào những cơ sở khoa học nghiêm túc, những lập luận chặc chẽ của những người thật sự có chuyên môn. Càng không thể căn cứ vào ý kiến chỉ đạo hay quan điểm của một vài vị chức sắc, một vài người có học hàm - học vị mà đã vội kết luận một sự kiện lịch sử. Cuối cùng cũng cần phải xem nhu cầu thật sự của những kết luận khoa học đó là nhằm mục đích gì ?
      Trong sử học không bao giờ có chuyện lấy những truyền thuyết dân gian hoặc những câu chuyện huyền thoại làm tư liệu lịch sử cả; vì sự thật lịch sử khác hoàn toàn với truyền thuyết dân gian. Nhà sử học có nghề tất nhiên phải biết phân biệt được đâu là sự thật lịch sử đâu chỉ là huyền thoại.
       Ngoài ra trong giới sử học còn có một bộ phận những người làm công tác phản biện, đó là những nhà nghiên cứu chuyên sâu về từng mảng chuyên môn, từng giai đoạn của lịch sử. Trách nhiệm của những nhà nghiên cứu này là không bao giờ được phép thỏa mãn với những gì đã có sẵn. Công việc của họ là phải tìm tòi khám phá những cái mới, những điều chưa ai biết hoặc chưa được công bố. Điều này không có nghĩa là họ phải phủ nhận những cái cũ, nhưng trách nhiệm của họ là phải tìm ra trong những điều đã có đó, đâu là sự thật - đó là công việc mà ngày nay người ta gọi là SỬ HỌC.
     2/. Lịch sử:
   Trong các bộ sách lịch sử, hay trong các sách giáo khoa được dùng để giảng dạy trong các trường phổ thông ngày nay, các nhà viết sử viết rằng : Đất nước ta có hơn 4.000 năm lịch sử, lịch sử dân tộc và đất nước trãi dài từ thời Hồng Bàng (2879-258 TCN) với tên nước là Văn Lang. Sau đó là thời Thục An Dương vương (157-207 TCN) tên nước là Âu Lạc. Sau khi nước Âu Lạc bị Triệu Đà thôn tính (năm 207- TCN), nhập vào nước Nam Việt, từ đó nước ta bị nhập vào các vương triều cổ đại Trung Hoa. Dưới thời Bắc thuộc, nhà Hán chia nước ta thành các quận Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam. Cuối thời Đông Hán đổi gọi là Giao Châu. Năm 544 Lý Bí lãnh đạo nhân dân Giao châu nổi lên khởi nghĩa đánh đuổi quân đô hộ nhà Lương. Cuộc khởi nghĩa thành công đưa Lí Bí lên ngôi vua hiệu là Nam Việt vương đặt tên nước là Vạn Xuân. Năm 602, nhà Tùy (623-617) chiếm lại nước ta đặt thành Giao Châu. Năm 622 nhà Đường (618-907) lập Giao châu Đô hộ phủ. Năm 907 (SCN) sau khi nhà Đường mất ngôi, xã hội Trung Hoa đại loạn; vùng Giao Châu không ai cai quản, lợi dụng dịp này các thế lực địa phương nổi lên chiếm cứ từng vùng, xưng hùng xưng bá trên vùng đất mình chiếm được. Xã hội Giao châu đại loạn vì các thế lực này đánh nhau liên tục nhằm tranh giành lãnh địa. Mãi cho tới năm Mậu Thìn (968 - SCN), Đinh bộ Lĩnh đánh dẹp các thế lực các cứ (tục gọi là loạn Thập nhị sứ quân), lên ngôi vua xưng là Đinh Tiên Hoàng, đặt tên nước là Đại Cồ Việt; mở ra một thời kỳ mới - độc lập tự chủ cho cho dân tộc Việt. 
     Nhưng với nhiều nhà nghiên cứu lịch sử của cả trong và ngoài nước, thì lịch sử thời kỳ này của VN cần phải xem lại và có những đánh giá cẩn thận hơn. Vì với những chúng cứ mới phát hiện gần đây đã chứng tỏ lịch sử thời kỳ này của VN không phải như vậy. Nhất là lịch sử thời kỳ từ năm 207(TCN) trở về trước với hai nhà nước Văn Lang và Âu Lạc, theo họ hai "nhà nước" với thời gian tồn tại hơn 2.600 năm này hoàn toàn không có !

    III/. SỰ THẬT LỊCH SỬ HAY TRUYỀN THUYẾT:   
     Với các nhà sử học quốc gia ngoài trách nhiệm chép sử họ còn phải có những nhận định và đáng giá chính xác về lịch sử. Những nhận định hay đánh giá lịch sử của họ có thể đúng hoặc có thể sai với lịch sử là tùy theo yêu cầu của thể chế chính trị mà họ đang phục vụ. Nhưng với những người viết sử địa phương hay sử các dòng họ, do không bị tác động nhiều về nhu cầu chính trị; cũng không nên tự biến mình thành những người "sáng tác" lịch sử mà hãy đặt lịch sử địa phương mình hay lịch sử dòng họ mình vào dòng chảy chung của lịch sử dân tộc, lịch sử đất nước. Nếu không làm được điều này thì những "tác phẩm" mà họ viết ra chỉ là những cuốn tiểu thuyết. 
     Có một thực tế mà không phải ai cũng biết, đó là những cuốn Gia phả, hay những cuốn lịch sử các dòng họ không phải được viết ngay khi các cụ tổ một dòng họ nào đấy đến lập nghiệp tại một vùng đất mới. Mà cuốn gia phả này chỉ được viết thường là từ đời thứ 5 trở lên, tức  là khoảng gần 100 năm sau khi cụ tổ lập họ. Tức nhiên những gì viết trong đó thường chỉ là qua những lời kể lại của những bậc cha ông, đây là đối với những dòng họ có điều kiện hoặc trong gia đình có người biết chữ có học hành. Đối với những gia đình ở thôn quê điều kiện kinh tế khó khăn, thiếu học hành thì thời gian ra đời của bộ gia phả có thể kéo dài thêm vài thế hệ. Vì ngày xưa việc mời cho được một người biết chữ (chữ Nho), biết một chút về lịch sử làng, lịch sử trong vùng về viết Gia phả không phải là một chuyện dễ dàng, vì với điều này thì chỉ cách đây mới hơn 100 năm là rất khó khăn. Vì người viết phải là một người ngoài việc biết chữ (chữ Nho), thì phải có kiến thức về lịch sử, địa lý, văn hóa và thuần phong mỹ tục địa phương khá sâu rộng. Người viết ngoài việc nghe trình bày và thu thập những tư liệu gia chủ đưa ra, còn phải biết ghép nối các sự kiện, hệ thống lại theo lịch sử và thuần phong mỹ tục của địa phương và một phần nào đó là vào tiến trình lịch sử chung của đất nước. Thời xưa những người được mời làm công việc cao quý này thường là các công chức cấp cao về hưu.
     1/. Sự thật lịch sử:
    Hiện nay đa số các bộ Sơ khảo (hay lược sử) hoặc Gia phả của các tộc họ mà Viện sử học hoặc Viện Hán - Nôm thu thập được cho đến nay của các dòng họ tại Việt Nam, cho thấy việc xác định cội nguồn và lịch sử của các dòng họ thường căn cứ vào hai hướng chính. Đó là căn cứ vào lịch sử Trung Hoa và căn cứ vào 02 bộ chính sử chính của VN :
    a). Hướng thứ nhất, đó là “Tìm cội nguồn tộc họ theo sử Trung Hoa”
   Xưa kia các sử quan dưới thời phong kiến ở nước ta được dạy rằng : vị tổ xa của chúng ta là Toại Nhân làm ra lửa, sau đó là Phục Hy, Thần Nông và núi Thái - sông Nguồn. Họ bị buộc phải nhận những ông vua thời Tam hoàng - Ngũ đế và cả Phục Hy, Thần Nông làm tổ. Tức là các dòng họ tại Việt Nam đều có xuất phát từ nước Trung Hoa. Điều này đã trở thành hoài niệm ám ảnh trong tâm linh những thế hệ người Việt sau này. Đây là cách thể hiện chính trong các bộ gia phả hay lược sử cổ được viết từ thời Hậu Lê trở về trước; với văn phong và quan điểm của các Nho gia theo Nho giáo. Đây là lý do của câu chuyện Đường hiệu hoặc Quận hiệu tại nước ta, hiện nay vẫn còn trong các tộc họ tại VN. 
    b). Hướng thứ hai là căn cứ theo Sử Việt:
    Đây là cách thể hiện trong việc xác định cội nguồn của các tộc họ trong các bộ gia phả (hay lược sử) mới lập từ thời Trịnh - Nguyễn (1623) và nhà Nguyễn (1802) trở về sau. Các bộ gia phả được lập vào thời kỳ này được viết khá quy củ và thậm chí là khá thống nhất trong các vùng. Việc này có được là do được nhà nước quy định khá chặc chẽ, được hướng dẫn về cách trình bày, văn phong; nên khi đọc chúng ta thường thấy cách trình bày khá giống nhau. Các bộ gia phả hay lược sử thường căn cứ vào các mốc thời gian và sự kiện trong hai bộ Quốc sử lớn của dân tộc:
    - Bộ thứ nhất là Đại Việt sử ký (chữ Hán: 大越史記) là bộ quốc sử đầu tiên của nước Việt Nam do Hàn lâm học sỹ Lê Văn Hưu (chữ Hán: 黎文休);1230-1322 - là nhà sử học đời nhà Trần soạn ra, gồm 30 quyển, chép lịch sử Việt Nam từ Triệu Vũ Đế đến Lý Chiêu Hoàng. Bộ sử hoàn thành năm 1272, dưới triều vua Trần Thánh Tông.
    - Bộ thứ hai là Đại Việt sử ký toàn thư (chữ Hán: 大越史記全書), đôi khi gọi tắt là Toàn thư, do Sử quán triều Hậu Lêgồm các sử quan tiêu biểu: Ngô Sĩ Liên, Vũ Quỳnh, Phạm Công Trứ, Lê Hy, Nguyễn Quý Đức biên soạn, dựa trên cơ sở của Đại Việt sử ký. Bộ sách được phát hành năm 1697. Ghi chép lịch sử Việt Nam từ thời đại truyền thuyết Kinh Dương Vương năm 2879 TCN đến năm 1675 đời vua Lê Gia Tông nhà Hậu Lê. Là bộ chính sử Việt Nam xưa nhất còn tồn tại nguyên vẹn đến ngày nay, do nhiều đời sử quan trong Sử quán triều Hậu Lê biên soạn.
      2/. Hay chỉ là truyền thuyết:
     Nhưng với các nhà nghiên cứu sử ngày nay, với tiêu chí hoạt động là phải tìm ra sự thật và đánh giá lại những gì đã được viết trong những bộ sử đã công bố. Vì với trình độ học vấn, nghiên cứu ngày càng cao; với điều kiện nghiên cứu khá tốt hiện nay. Sau một thời gian dài tìm tòi, khám phá rất nhiều nhà nghiên cứu đã nhận ra có một cái gì đó khá là bất ổn về cách trình bày quá trình hình thành và phát triển của lịch sử nước ta. Nhất là lịch sử các nhà nước cổ đại Văn Lang và Âu Lạc; cụ thể ở đây là lịch sử nước ta từ những năm đầu Công Nguyên trở về trước, có một cái gì đó không đúng. 
     Qua nghiên cứu đã cho chúng ta thấy lịch sử của thời kỳ này - từ năm 207(TCN) trở về trước; như sử Việt chép thật tế chỉ là những câu chuyện truyền thuyết; không có bất cứ một cơ sở khoa học nào cả !
     Vì qua thực tế nghiên cứu gần đây khi nghiên cứu cổ sử Trung Hoa cổ đại. Qua so sánh, đối chiếu với hai bộ sử VN nói trên, cho thấy các sử thần và sử quán triều Lý, Trần và Hậu Lê khi viết về lịch sử thời kỳ Văn Lang và Âu Lạc họ cũng chỉ căn cứ vào các bộ sử của Trung Hoa. Nguồn sử liệu mà họ dựa vào chính là lấy từ 4 tài liệu của cổ sử Trung Hoa, đó là Giao châu ngoại vức ký (chữ Hán :     ), Quảng Châu ký (chữ Hán:   ), Nam Việt chí (chữ Hán:   ) và Nhật Nam truyện (chữ Hán:   ). Nhưng đây thực ra chỉ là những bộ truyện dã sử. 
     Những bộ truyện này chỉ là những bản chép tay do những nhà Nho người Hán sống tận bên vùng Trung Nguyên xa xôi của các vương quốc Trung Hoa cổ đại đã ghi chép lại những câu chuyện truyền miệng trong dân gian, về một vùng đất phương Nam xa xôi mà tổ tiên họ từng chinh phạt, từng thống trị. Thực chất đây chỉ là những câu chuyện kể, được viết ra từ 400 - 600 năm sau khi các sự kiện xảy ra. Với khoảng cách địa lý hàng ngàn dặm thì đó thực ra chỉ là những câu chuyện thần thoại do các tác giả hư cấu nên?
     Về thời kỳ lịch sử nước ta từ năm 207(TCN) - 968 (SCN) (mà sử ngày nay gọi là thời kỳ Bắc thuộc), cũng có khá nhiều những nghi vấn cần làm rõ. Vì khi viết về lịch sử thời kỳ này các sử thần thời Trần và Hậu Lê gần như là chỉ căn cứ vào các bộ sử của các triều đại Trung Hoa tồn tại tương ứng cùng thời gian với các sự kiện xảy ra tại nước Việt. Cho nên ngoài góc nhìn và nhận định lịch sử của các sử quan Trung Hoa trong vị thế của những kẻ thống trị thiên triều không thể khách quan. Thì nếu những ghi chép lịch sử thời kỳ này chỉ dựa hoàn toàn vào họ thì các sử quán của ta chỉ thu được những sự kiện lịch sử không thể gọi là chính xác được ! 
     Cho nên hiện nay có một câu hỏi khá lớn được đặt ra cho giới sử học VN và thế giới là: Giai đoạn lịch sử của VN từ thời Hùng Vương năm 2879-TCN đến năm 939-SCN dưới triều nhà Ngô là có chính xác không và có đáng tin không. 
     Đây là sự thật lịch sử hay chỉ là những câu chuyện truyền thuyết ?
      3/ Phân tích:
    Hiện nay đã có nhiều công trình nghiên cứu sử lớn, nghiêm túc tại VN và nước ngoài đã đánh giá hoặc đã phản bác lại giai đoạn lịch sử này như chính sử VN công bố trước đây. Thậm chí họ cho rằng chuyện Thục Phán lật đổ vua Hùng là không có thật, vì lúc này làm gì có được cái “nhà nước Văn Lang” để mà lật đổ. Chuyện cha con Triệu Đà dùng mưu đoạt nỏ thần của Vua Thục sau đó đánh chiếm Âu Lạc cũng là chuyện không có thật, nên không thể có câu chuyện tình Mỵ Châu - Trọng Thủy. Vì theo nghiên cứu là không có nước Âu Lạc, không có Vua Thục Phán…. Mà đó chỉ là những câu chuyện các bộ lạc đang sống trong các ngôi làng nhỏ, riêng biệt với dân số thường là vài trăm người hay đánh nhau tranh giành đất đai, của cải hay một chuyện vặt vãnh nào đó mà thôi!
      Tôi đã đọc khá nhiều công trình nghiên cứu về giai đoạn này của lịch sử VN của các tác giả nước ngoài thậm chí là các luận văn tiến sĩ nhưng hầu hết đều không công nhận lịch sử giai đoạn này của ta như các công bố của nhà nước ta đã công bố. Và các nhà chính trị VN sau khi được giáo sư Phan Huy Lê góp ý với chính Tổng bí thư Nông Đức Mạnh đã đính chính lại câu nói "nước ta có bốn ngàn năm lịch sử" thành câu "nước ta có hàng ngàn năm lịch sử" là một ví dụ cụ thể nhất! 
     Theo đó giai đoạn này thiết chế nhà nước chưa hình thành trên vùng Bắc bộ nước ta ngày nay, dân ta đang sống theo hình thức bộ lạc, trong những cái làng do các tù trưởng cai quản và hoàn toàn biệt lập với thế giới bên ngoài. Riêng trong nhóm “tứ trụ”(Lâm, Lê, Tấn, Vượng) của nền sử học hiện đại VN đáng chú ý nhất là quan điểm của GS. Hà Văn Tấn – ông cho rằng "cái gọi là nhà nước Văn Lang thật ra chỉ là một cái làng lớn"
      Một trong những lý do dễ nhận biết nhất cho quan điểm này của GS Hà Văn Tấn đó là quy mô dân số. Lúc này dân số tại khu vực này quá ít, không thể có bất cứ một hình thức nhà nước nào có thể hình thành dựa trên quy mô dân số như vậy được. Những ghi chép sớm nhất có liên quan tới vấn đề này còn lưu lại cho tới nay cũng đã khẳng định nhận định này của chúng tôi là có cơ sở. Theo đó, bộ sách Sử ký (史記) của Tư Mã Thiên (sử gia Trung Hoa) được viết vào khoảng năm 145 TCN – 86 TCN, đây chính là bộ sách lịch sử cổ nhất của nước Trung Hoa. Bộ sách cũng có ghi chép một chút về lịch sử vùng đất này, cho biết vào thời nhà Tần (chữ Hán: 秦朝,năm 221- 206 TCN); dân số khu vực này chỉ có vài ngàn người. 
      Mãi cho tới gần 1000 năm sau, các bộ sử thời nhà Đường (618-904, SCN) cho biết, vào thời Vua Đường Duệ Tông (chữ Hán - 睿宗)Lý Đán (chữ Hán - 李旦); trị vì từ năm 684- 690 (với niên hiệu Thùy Củng 垂拱), vùng đất mà sau này thành nước Đại Cồ Việt thời nhà Đinh gồm có 03 quận là quận Giao Chỉ, quận Cửu chân và quận Nhật Nam. Trong đó quận Giao Chỉ có 9 huyện chỉ có 30.056 dân; quận Cửu Chân gồm 7 huyện có 16.135 dân; quận Nhật Nam có 8 huyện nhưng chỉ có 9915 dân. Tổng dân số của 03 quận này chỉ có 56. 106 người dân. Tức là dân số trên vùng đất là lãnh thổ nước Đại Việt sau này; vào năm 690 là chưa tới 6 vạn người. Theo sử gia Trần Trọng Kim cho biết thì "vào thời Hùng Vương dân số Văn Lang chỉ có vài ngàn người; mãi tới đầu thời nhà Đinh (năm 968), dân số nước Đại Cồ Việt cũng chưa tới 01 triệu người."
       4/. Kết luận:
     Từ những sự thật trên đây, những người nghiên cứu sử có chuyên môn đã rút ra được những căn cứ khoa học cho những luận văn hay những công trình nghiên cứu của mình, đó là: 
    - Vào những năm đầu Công lịch trở về trước, trên vùng châu thổ sông Hồng, chỉ có khoảng dưới 3 ngàn cư dân sinh sống. Những cư dân này lúc ấy vẫn đang sống dưới xã hội công xã nguyên thủy, chưa có giai cấp. Họ sống khép kín, tự cung tự cấp trong những ngôi làng do các vị trưởng làng có thế lực cai quản và sống biệt lập với thế giới xung quanh. Hoàn toàn chưa có chữ viết, chưa có dòng họ và cũng hoàn toàn chưa có bất cứ cái hình thức nhà nước sơ khai nào xuất hiện trên vùng đất này. 
    - Khi người Việt đang sống như những bộ lạc sơ khai, chưa có nhà nước, chưa có chữ viết chưa có những khái niệm về dòng họ; tức là chưa có sử quán – sử quan (cơ quan chép sử - người chép sử), thì những gì ghi chép trong sử sách ngày nay nói về lịch sử các nhà nước của thời kỳ này, hay những sinh hoạt văn hóa chính trị ở cấp độ nhà nước, chỉ là những câu chuyện thần thoại vô căn cứ. 
      Thực tế cho thấy, cho tới nay chúng ta cũng không thể tìm thấy bất cứ một dòng sử sách nào của các nhà nước (hay trong nhân dân) được viết vào giai đoạn từ thế kỷ thứ 10 trở về trước còn lưu lại được cho tới ngày nay. Cộng với đó những di tích văn hóa vật thể (tức là những công trình do con người xây dựng như thành quách, đền đài miếu mạo, công trình quân sự, di tích văn hóa...), với những danh xưng, những địa danh như thành Cổ Loa, thành Tống Bình, thành Phong Châu ... được cho là đã xây dựng trên khu vực là lãnh thổ các nhà nước của người Việt từ thế kỷ thứ 10 trở về trước như sử chép. Nhưng sau hơn 100 năm tìm kiếm đào bới khắp trên mặt đất của vùng Bắc bộ và Bắc Trung bộ của cả người Pháp và người Việt chúng ta, cuối cùng tất cả chỉ là một con số không tròn trĩnh. Do quá thất vọng, một nhà quản lý kiêm nhà khảo cổ học + sử học nổi tiếng của nước ta đã yêu cầu tìm kiếm dưới mặt nước, nhưng kết quả vẫn chỉ là một câu chuyện buồn.
    - Mãi tới năm 1272 - SCN (thờ nhà Trần) mới có bộ sử đầu tiên của nước Việt được viết ra để ghi chép lại toàn bộ lịch sử của hơn 3000 năm trước đó. Bộ sử này được đánh giá là chỉ ghi chép lại được chính xác lịch sử khoảng 300 năm. Tức là từ thời kỳ họ Khúc dấy nghiệp tại Giao Châu (năm 906) - mở ra thời kỳ tự chủ cho dân tộc ta, cho tới khi bộ sử ra đời (1272). 
     Còn những ghi chép từ năm 906 (SCN) trở về thời nhà Tần 221- 206 (TCN), thì chỉ dựa hoàn toàn vào sử sách Trung Hoa như nói trên đây. Nhưng sử Trung Hoa họ chỉ ghi chép khá đơn giản về lịch sử và những hoạt động quản lý hành chánh ở vùng này; vì Giao Châu chỉ là một quận nhỏ (tuy có lúc phát triển thành 03 quận) trong hàng trăm quận của nước Trung Hòa cổ đại rộng lớn, đây lại là vùng xa xôi nhất về phía Nam. Dân số lúc đầu chỉ có vài ngàn dân, thời kỳ cuối thì chưa tới 01 triệu người. Vùng này cũng không có di tích văn hóa lịch sử nào lớn; trong vùng cũng không có sự kiện lịch sử gì quan trọng xảy ra ảnh hưởng đến đại cục của nước Trung hoa cổ đại cả. 
    Cho nên trong sử sách Trung Hoa cổ, khi ghi chép về lịch sử vùng Giao Châu họ chỉ ghi chép những công việc trong quản lý hành chánh trong vùng, về quy mô dân số, về số ruộng đất, thuế khóa, chi tiêu. Sau đó là một vài biến động về nhân sự trong bộ máy, số lượng quân trú đóng; tóm tắt về các cuộc khởi nghĩa, nổi lên năm nào, bị dẹp năm nào, kể tên các nhân vật cầm đầu, về số người tham gia v.v... , tất cả đều chỉ là vài dòng tóm tắt với những chi tiết rất đơn sơ. Nhưng khi những chi tiết này tới tay các nhà viết sử Việt Nam thời Lý - Trần, Hậu Lê và các triều đại sau đó thì nó đã được phát triển thành những chương hồi khá là chi tiết thậm chí là dài dòng với những tuồng tích sự kiện do các tác giả tự suy diễn ra. Các thế hệ sử quan của các triều đại sau thì cứ căn cứ vào đó mà chép lại rồi lại thêm thắt ý tứ của mình vào cho nó hay hơn. Và cái chu trình này cứ lập đi lập lại cho đến tận cả ngày nay và các sử quan gọi là lịch sử, thậm chí người ta còn gọi đó là "chính sử" ! 
    Tức nhiên các nhà sử học chuyên nghiệp ở trong nước và của nước ngoài có kiến thức đầy đủ thì họ không bao giờ tin câu chuyện này cả, nhất là lịch sử nước ta từ năm 906 (SCN) trở về trước; vì đó không phải là sự thật lịch sử .
     - Tiện đây tôi cũng xin nói một chút về việc triều nhà Đinh và nhà nước Đại Cồ Việt đã ra đời trong hoàn cảnh nào. Đó là thời kỳ những năm cuối thế kỷ 9 và đầu thế kỷ 10 (SCN); đây là thời gian mà sử ngày nay gọi là giai đoạn "bắt đầu thời kỳ tự chủ"Đây cũng là vào những năm cuối cùng của triều đại nhà Đường hùng mạnh và vang bóng một thời. Thời kỳ này xã hội phong kiến Trung Hoa bắt đầu lâm vào loạn lạc, tình trạng cát cứ nổi lên khắp nơi, các chư hầu đánh nhau loạn xạ nhằm tranh giành ngôi vua của nhà Đường. Năm Đinh Mão (907) nhà Đường mất ngôi, đất nước Trung Hoa bị chia năm xẻ bảy, đây là thời kỳ mà trong lịch sử Trung Hoa gọi là thời Ngũ Đại (năm nước). 
     Lợi dụng dịp vùng Giao Châu không ai cai quản (năm 906), các hào trưởng, những quan lại và những dòng họ có thế lực tại đây đã tự nổi lên chiếm lấy một vùng. Sau đó họ xưng hùng xưng bá trên vùng đất mình chiếm cứ, như những ông vua thực thụ. Lúc đầu chỉ có vài thế lực lớn như Khúc Thừa Dụ, Dương Đình Nghệ, Kiều Công Tiễn, Ngô Quyền; mà có một vài cuốn sử cho rằng họ đã lập nên những triều đình hay nhà nước nào đó trong thời kỳ này. Nhưng sự thật không phải như vậy. Bởi khi một thế lực nào đó chiếm được trung tâm hành chính của Giao Châu là thành Tống Bình từ tay đối thủ, sau đó họ tự xưng là Tiết độ sứ (thậm chí có vài thế lực sau khi giành được thành Tống Bình đã cử người lặn lội qua tận Trung Hoa, xin thiên triều công nhận cho mình cái chức Tiết độ sứ mà mình vừa giành được), nhưng những thế lực khác vẫn chực chờ bên ngoài thành Tống Bình. Và chỉ một thời gian ngắn sau, khi một thế lực khác mạnh hơn tiến về chiếm lại thành Tống Bình rồi họ lại tiếp tục tự xưng là Tiết Độ Sứ, sự kiện này cứ lập đi lập lại nhiều lần từ đầu thế kỷ thứ 10 cho tới năm 968. Nhưng Tiết độ sứ chỉ là cái chức quan mà triều đình nhà Đường trước đó đặt ra cho viên quan được họ cử sang cai quản vùng Giao Châu (các thế lực này không ai xưng vương như sử ta chép cả!).
      Tới khoảng năm Giáp Dần (954), thì đã có hàng trăm thế lực nổi lên, mỗi thế lực chiếm cứ một vùng. Nhưng vì xung đột lợi ích, họ đã liên tục đánh nhau nhằm chiếm đất giành dân hoặc tiêu diệt nhau. Khiến cho đất nước lâm vào cảnh loạn lạc, dân tình đói khổ trong hơn 50 năm. Dần dần chỉ còn lại 12 thế lực mạnh nhất tồn tại, chiếm cứ thành 12 vùng lãnh thổ riêng mà sử gọi là loạn 12 sứ quân, một trong những thế lực đó chính là Đinh bộ Lĩnh. Cuối cùng Đinh Bộ Lĩnh đánh dẹp các thế lực khác thống nhất 12 sứ quân lập ra nhà nước Đại Cồ Việt vào năm Mậu Thìn (968), ông lên ngôi vua gọi là Đinh Tiên Hoàng.
     - Cho nên xin thưa với các vị đã và đang viết về lịch sử họ Đinh, hoặc lịch sử các chi tộc họ Đinh trong cả nước, rằng: Những câu chuyện, những cái gọi là tư liệu về những người mang họ Đinh thời Hùng Vương, các nữ tướng mang họ Đinh trong đội quân của Hai bà Trưng và các tướng lĩnh mang họ Đinh trong các đội quân khởi nghĩa sau đó vào thời Bắc thuộc - thực tế cũng chỉ là những câu chuyện truyền thuyết. Những câu chuyện này cũng chỉ mới được xây dựng nên vào thời Hậu Lê (Lê Trung hưng - thế kỷ 17), được một số thành viên người họ Đinh thích sáng tác lịch sử mới đây đã cóp nhặt trên các trang mạng xã hội sau đó đưa vào các sáng tác của mình. Thậm chí có ý kiến cho rằng trong các dân tộc thiểu số có người mang họ Đinh và cho rằng đó là con cháu họ Đinh – nhưng xin các vị hãy xem lại tính chủng tộc của ý kiến này? 
     Hiện nay tại một số tộc họ Đinh ở khu vực duyên hải Bắc bộ nhất là ở hai tỉnh Ninh bình và Hải dương có lưu giữ một số bản Gia phả và văn bản Hán Nôm được cho là cổ có lưu truyền về nguồn gốc dòng họ Đinh – nhưng qua nghiên cứu, các văn bản này cũng chỉ mới được viết từ thế kỷ 17.
    
     IV/. KIẾN NGHỊ :
     Qua thực tế này, mong rằng các tổ chức họ Đinh, các dòng Họ Đinh và toàn thể những người họ Đinh VN hãy sớm tìm ra một hướng phát triển mới và toàn diện hơn cho họ Đinh VN. Về văn hóa - lịch sử nên lập ra một ban chuyên môn, mời những người có nghề, có tâm huyết với dòng họ tham gia. Yêu cầu bà con họ Đinh cả nước sưu tầm tư liệu về lịch sử dòng họ ở các nơi, gửi tập trung về một đầu mối duy nhất. Sau đó tổ chức một cuộc hội thảo chính thức, mời các nhà khoa học lịch sử của Viện sử học VN và Hội khoa học lịch sử VN tham gia phản biện để chọn ra những tư liệu hay nhất, đúng nhất và có tính khoa học nhất. Sau khi có được kết luận thống nhất giữa các nhà chuyên môn thì tiến hành biên tập lại; sắp xếp và trình bày thành một cuốn sử liệu chính thức về lịch sử dòng họ. Tiếp đó phải công bố để lấy ý kiến của toàn thể những người họ Đinh VN, trước khi phát hành chính thức. Về thủ tục thì có lẽ đa số những người có trách nhiệm hiện nay trong các tổ chức họ Đinh đã biết. Nhưng đâu là hình mẫu để cho những người họ Đinh có kiến thức chuyên môn sâu về lịch sử biết; để tham gia tìm kiếm và xây dựng nên một bộ lịch sử chính thức của dòng họ nhằm sử dụng hiện nay, để công bố với bên ngoài và để lưu truyền cho hậu thế. 
    Qua quá trình dài nghiên cứu sử Việt và văn hóa tộc họ của mình, tôi đã nghiên cứu bộ Gia Phả lớn nhất và đầy đủ nhất tại VN từ xưa tới nay là GIA PHẢ triều Nguyễn và tộc họ Nguyễn, qua đó cho thấy:
    - Họ Nguyễn là tộc họ hiện nay chiếm gần 40% dân số VN, đây là tộc họ lớn nhất VN hiện nay. Họ Nguyễn là dòng họ có triều Vua cuối cùng của VN, đó là nhà Nguyễn. Qua các triều đại và kể cả hiện nay những người mang họ Nguyễn luôn luôn là những người thành đạt nhất và chiếm số lượng nhiều nhất trong tất cả các lĩnh vực từ văn hóa xã hội cho đến kinh tế chính trị qua các thời kỳ của xã hội VN.
    Họ Nguyễn (và triều Nguyễn), tuy đã xây dựng nên một bộ gia phả đồ sộ và đầy đủ nhất VN, nhưng theo những nhà nghiên cứu gia phả thì nó khá đơn giản. Vì tuy trong bộ gia phả này con cháu họ Nguyễn công bố rõ ràng rằng “người mang họ Nguyễn đã có từ rất lâu trên đất nước VN” – nhưng họ không có ghi chép và công nhận giai đọan lịch sử dòng họ dưới thời Bắc Thuộc. Họ nói rằng “Ta chỉ có dòng họ khi ta có tổ quốc”. Họ chỉ công nhận lịch sử nhà nước Việt Nam, là bắt đầu từ thời nhà Đinh - nhà nước quân chủ tập quyền đầu tiên của VN. Và họ lấy năm Mậu Thìn (968 - SCN) năm thành lập triều nhà Đinh làm năm hình thành dòng họ Nguyễn. Đồng thời con cháu triều Nguyễn và họ Nguyễn đã tôn danh tướng Nguyễn Bặc của triều nhà Đinh (968-980) làm ông tổ của mình, tức là họ Nguyễn chỉ có từ thời nhà Đinh.
     - Sau khi nhà Nguyễn Phước nắm quyền lực (1802), các vị vua nhà Nguyễn và con cháu họ Nguyễn đã tập trung nhân tài vật lực nghiên cứu truy tầm lịch sử của dòng họ mình, kể cả ở Trung Hoa. Nhưng sau nhiều năm tìm tòi nghiên cứu - họ đã có cái kết luận như nói trên đây; họ cho rằng không cần thiết phải bới móc tìm kiếm những người mang họ Nguyễn trong thời ta chưa có nhà nước. Tôi có trao đổi với một vài vị cùng giới là người họ Nguyễn nhưng họ trả lời là không cần thiết. Vì họ cũng đã tìm nhưng đó chỉ là những câu chuyện thần thoại vô căn cứ và không có bất cứ cơ sở khoa học nào cả nên họ thống nhất là không tìm. 
    - Hiện nay đã có rất nhiều dòng họ tại VN (bách tính) đã lấy đây làm hình mẫu trong việc tìm kiếm về cội nguồn của mình, cũng như xây dựng nên một bộ sử hoàn chỉnh, thống nhất cho dòng Họ và cho từng tộc họ của mình. Tôi mong rằng Họ Đinh chúng ta cũng nên lấy đây làm hình mẫu cho việc tìm kiếm cội nguồn; viết nên một cuốn lịch sử dòng họ Đinh thống nhất và chi tiết tới từng chi tộc họ Đinh trong cả nước. Đồng thời hướng dẫn cho các chi tộc họ Đinh ở các nơi trong việc tìm kiếm về cội nguồn của các tộc Họ. 
    - Trở lại câu chuyện tìm kiếm nguồn gốc và lịch sử dòng họ Đinh. Về tổng thể, chúng ta đều biết rằng những người Việt mang họ Đinh đã định cư từ rất lâu trên khắp đất nước ta. Nhưng từ khi nào và từ đâu tới là một câu hỏi không thể trả lời được và cũng đừng nên tìm câu trả lời. Vì như phân tích trên đây, nếu chúng ta có cố công tìm kiếm nguồn gốc và lịch sử dòng họ Đinh giai đoạn từ thế kỷ thứ 10 trở về trước cũng không bao giờ tìm ra. Có chăng cũng chỉ là những câu chuyện thần thoại không có bất cứ một cơ sở khoa học nào cả.
     Theo thiển ý của cá nhân tôi, nên chăng chúng ta nên tập trung sự tìm kiếm về một đầu mối có giá trị nhất để mà vọng tưởng về cội nguồn; chọn lấy một vùng đất, một địa danh để làm nơi mà thờ tự tổ tiên chung. Theo những nghiên cứu của tôi, thì cho tới nay chỉ có một đầu mối lâu đời nhất mà chúng ta có thể biết, có thể thấy với những ghi chép trong chính sử và những tàng tích trên thực địa về họ Đinh - đó là chi họ Đinh của cụ Đinh Công Trứ, vua Đinh Tiên Hoàng; tại vùng Hoa Lư - Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình ngày nay. Hãy cùng hiểu đây chỉ là một biểu trưng về ý niệm của con người, từ đó hãy cùng suy nghĩ có nên chọn vùng Hoa Lư - Gia Viễn, tỉnh Ninh Bình ngày nay làm vùng đất tổ của họ Đinh VN hay không. Cuối cùng tìm kiếm một nhân vật trong dòng họ để tôn làm cụ tổ cho họ Đinh - vị tổ này sẽ là biểu tượng cho một giai đoạn xưa nhất trong lịch sử của dòng họ Đinh mà chúng ta biết được. 
     Ta đều biết những người có họ Đinh đã định cư lâu đời trên đất nước này, nhưng họ chỉ quần tụ nên một tổ chức dòng họ lớn và làm nên nghiệp lớn là chỉ có từ thời nhà Đinh. Nên chăng, chúng ta nên lấy năm Mậu Thìn (968 - SCN) năm thành lập triều nhà Đinh, làm năm khởi nguồn của dòng họ Đinh của chúng ta. Cuối cùng nên vinh danh vua Đinh Tiên Hoàng là một trong những tổ tiên của chúng ta; lấy những nghi thức, sinh hoạt của triều Đinh làm đặc trưng cho dòng Họ Đinh chúng ta !
     Lịch sử hình thành các thể chế nhà nước tại VN chúng ta vốn cũng khá ngắn ngủi. Sự thật là cho tới cuối thế kỷ thứ 10 (968) dân tộc ta mới có được một nhà nước thực thụ - đó là nhà nước Đại Cồ Việt của triều Đinh; nhà nước tập quyền đầu tiên với số dân chưa tới 01 triệu người. Cho tới đầu thế kỷ 15, đất nước ta cũng vẫn còn rất nhỏ bé, lãnh thổ chỉ quanh quẩn ở vùng châu thổ sông Hồng, vùng ven biển Thanh - Nghệ - Tỉnh và vùng Thuận Hóa, dân số chỉ vài triệu người. Cho nên lịch sử của các dòng họ cũng khá đơn giản. Việc tìm cội nguồn của các tộc họ ở khu vực miền Trung hay Nam bộ cũng không khó khăn lắm. Việc còn lại là cần có một tổ chức, với những con người có chuyên môn để sắp xếp lại các sự kiện cho nó có hệ thống theo nhu cầu mà thôi!

    V/. LỜI KẾT:  
    Công việc của người viết sử nó khác hoàn toàn với công việc của nhà văn, nhà thơ bởi họ chỉ được phép "chép mà không sáng tác". Nhưng muốn chép thì phải qua thực tế và phải có tư liệu, ngoài ra họ còn phải biết nhận định và đáng giá những gì mình có. Muốn làm được như vậy họ cần phải có tầm, tức là phải có kiến thức chuyên môn cao và kiến thức văn hóa xã hội sâu rộng. Ngoài ra họ phải là thành viên của một tổ chức văn hóa - lịch sử nào đấy để nếu cần thì học hỏi và tìm kiếm thêm tư liệu hoặc kiến thức từ các đồng nghiệp. Trong thời đại công nghệ thông tin hiện nay mà không biết tìm tòi khám phá nắm bắt các kiến thức chuyên môn từ các phương tiện nghe nhìn cũng có thể làm cho những người nghiên cứu sử mau chóng trở nên lạc hậu.
     Một vấn đề khá quan trọng là người viết sử phải có một góc nhìn chính xác, thậm chí là bao dung với sự thật lịch sử. Không nên đánh giá lịch sử theo góc nhìn và quan điểm chủ quan của cá nhân mình. Trong một bài viết gần đây, GS Hà Văn Tấn đã thẳng thừng phê phán câu chuyện này khi ông cho rằng: "Một số người đã chê trách các nhân vật lịch sử vì họ không giống ta. Một số lại quá yêu các nhân vật đó, đến chỗ miêu tả tư duy và hành động của họ cứ y như là họ đã được học tập chủ nghĩa Mác - Lênin". 
    Cũng bởi "Lịch sử là khách quan. Sự kiện lịch sử là những sự thật được tồn tại độc lập ngoài ý thức của chúng ta. Nhưng sự nhận thức lịch sử lại là chủ quan. Và người ta chép sử vì những mục đích khác nhau."(GS. Hà Văn Tấn). Cho nên nếu vì một lý do cá nhân nào đó mà các "nhà viết sử" họ Đinh này cứ cố công tìm kiếm nguồn gốc các dòng họ từ truyền thuyết như hiện nay, thì kết quả của họ cũng chỉ là những câu chuyện huyền thoại vô bổ./.
 ĐKT
12.04.2016

Vì sao người quân tử không tranh cãi với kẻ tiểu nhân?

Không tranh cãi với kẻ tiểu nhân Khổng Tử có một cậu học trò rất thích tranh luận. Một hôm, người học trò này đến thăm Khổng Tử t...