Tuần phủ Lê Trung Ngọc (1867 – 1928).
(Ảnh do cháu
nội cụ cung cấp năm 2009)
LỜI GIỚI THIỆU:
Sau khi khi bài viết THỜI ĐẠI
HÙNG VƯƠNG - SỰ THẬT LỊCH SỬ HAY CHỈ LÀ TRUYỀN THUYẾT của tôi được đăng
tải trên trang hodinhvietnam.com.vn đã có khá nhiều bạn đọc và những người họ Đinh
yêu cầu cho biết Tục thờ cúng Hùng Vương và ngày Giỗ tổ 10.3 do đâu mà có. Bởi
theo họ khi tác giả kết luận “Thời đại Hùng Vương” chỉ là Truyền thuyết thì tại
sao có ngày giỗ tổ 10.3 và ngày Giỗ này được tôn thành Quốc Lễ - chẳng phải là
mê tín dị đoan ư ?
Để trả lời câu hỏi này một
cách chính thức tôi đã tìm kiếm thông tin tại TRUNG TÂM LƯU TRỮ QUỐC GIA I ,
tại các địa chỉ : baotanglichsu.vn, https://www.facebook.com/luutruquocgia1.org.vn
và đã tìm thấy bài viết này http://luutruquocgia1.org.vn/…/tuan-phu-le-trung-ngoc-voi-v…
Do công việc lúc này quá bận
và xét thấy bài viết sau là đã có thể trả lời cho câu hỏi nêu trên một cách khá
khách quan và chính xác, nên tôi đã xin phép coppy lại toàn bộ bài viết của tác
giả giới thiệu với bà con họ Đinh và bạn đọc nhằm gián tiếp trả lời cho câu hỏi
của các bạn đọc thân yêu, toàn văn bài viết như sau :
TUẦN PHỦ LÊ TRUNG NGỌC VỚI
VIỆC ĐỊNH LỆ QUỐC LỄ GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG .
1. Lê Trung Ngọc là quan Tuần phủ tỉnh Phú Thọ (từ
tháng 2 năm 1915 đến tháng 1 năm 1921).
Ông sinh
ngày 20 tháng 10 năm 1867 (tức ngày 23 tháng 9 năm Đinh Mão), trong một gia
đình nho học; quê ở làng Liên Thành (xưa là ấp Tân Quảng), tổng Dương Minh,
huyện Bình Dương, tỉnh Chợ Lớn (nay là phường 5 và phường 6, quận 5, thành phố
Hồ Chí Minh).
– Năm
1883, sau khi học xong trường Hậu Bổ Cây Mai Sài Gòn (Collège dés
Stagiaires), ông ra đất Bắc làm việc trong chính quyền các cấp của triều đình
nhà Nguyễn.
– Tháng 1
năm 1903: Làm Tuần phủ tỉnh Bắc Ninh.
– Tháng 7
năm 1903: Làm Thương tá tỉnh Vĩnh Yên.
– Tháng 3
năm 1908: Làm Án sát tỉnh Vĩnh Yên; sau đổi làm Án Sát tỉnh
Phúc Yên.
– Tháng 6
năm 1909: Làm Án Sát tỉnh Sơn Tây.
– Tháng 2
năm 1912: Làm Tuần phủ tỉnh Sơn Tây.
– Tháng 4
năm 1913: Làm Tuần phủ tỉnh Bắc Giang.
– Tháng
12 năm 1913: Làm Tuần phủ tỉnh Quảng Yên.
– Tháng 2
năm 1915 đến tháng 1 năm 1921: Làm Tuần phủ tỉnh Phú Thọ.
– Tháng 2
năm 1921: Làm Tổng đốc tỉnh Hải Dương.
– Tháng 1
năm 1924: Làm Tổng đốc tòa Thượng thẩm, Hà Nội.
– Tháng 7
năm 1927: Nghỉ hưu tại Hà Nội.
– Ngày 8
tháng 6 năm 1928 (tức ngày 21 tháng 4 năm Mậu Thìn): ông mất tại Hà Nội; hưởng
thọ 62 tuổi.
Tuần phủ
Lê Trung Ngọc còn là một trong những người sáng lập ra Hội Khai trí tiến đức và
Hội Nam kỳ tương tế ở Hà Nội (hiện còn bia khắc tên tại 79 phố Hàng Trống – Hà
Nội).
Ông đã
được tặng thưởng nhiều Huân chương như: Kỷ niệm chương Bắc kỳ năm 1888; Huân
chương Hiệp sỹ con rồng An Nam năm 1890; Huy chương bạc hạng nhất năm 1891; Huy
chương vàng 1892; Hồng Lô tự thiếu khanh năm 1896; Kim Thánh năm 1898; Huân
chương Viện hàn lâm năm 1904; Huân chương quốc gia Vương quốc Căm Pu Chia năm
1913…
2.Trong
những năm làm Tuần phủ Phú Thọ (1915 – 1921) Lê Trung Ngọc đã dành nhiều tâm
huyết và công sức tu bổ, tôn tạo đền thờ Quốc Tổ Hùng Vương. Ông sống gần dân
và đặc biệt quan tâm tới dân. Ông nhận thấy tại xã Hy Cương, phủ Lâm Thao có
Lăng miếu thờ phụng Quốc Tổ Hùng Vương, hàng năm nhân dân cả nước nô nức tìm
đến lễ bái; họ thường tự chọn ngày tốt theo bản mệnh từng người vào các tháng
trong suốt cả năm, song tập trung vào mùa xuân và mùa thu chứ không định rõ
ngày nào, trong khi tục lệ của dân bản xã lại lấy ngày 11 tháng 3 Âm lịch hàng
năm kết hợp với thờ Thổ công, Thổ địa, Thổ kỳ làm lễ tế Tổ tại Hùng Vương Tổ
miếu. Như vậy thời gian lễ bái duy trì kéo dài triền miên, vừa tốn kém tiền
của, lãng phí thời gian lại vừa phân giảm lòng thành kính cũng như sự trang
nghiêm tri ân công đức các Vua Hùng.
Đầu năm
1917, ông trực tiếp làm bản tấu trình với Bộ Lễ xin định lệ hàng năm lấy ngày
10 tháng 3 Âm lịch để tổ chức quốc lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, trước một ngày so với
ngày hội tế Hùng Vương, Thổ công, Thổ địa, Thổ kỳ của dân xã bản hạt; đồng thời
cũng xin miễn trừ các khoản đóng góp của nhân dân địa phương vào các kỳ tế lễ
mùa thu.
Ngày 25
tháng 7 năm 1917 (Niên hiệu Khải Định năm thứ nhất), Bộ Lễ ban hành công văn
phúc đáp và chính thức định lệ ngày quốc tế / quốc lễ – Giỗ Tổ Hùng Vương là
ngày mồng 10 tháng 3 Âm lịch và quy định nghi thức, nghi lễ, lễ vật tế Tổ hàng
năm.
Bia “
Hùng miếu điển lệ bi ” được Hội đồng kỷ niệm tỉnh Phú Thọ lập và dựng tại
đền Thượng – KDT Đền Hùng mùa xuân năm Quý Hợi, niên hiệu Khải Định năm thứ 8
(năm 1923), đã ghi lại sự kiện lịch sử quan trọng này (Hiện bia được bảo tồn
tại đền Thượng trong KDT lịch sử Đền Hùng).
3. Tên
tuổi quan Tuần phủ Lê Trung Ngọc kể từ đó được sử sách ghi chép với tư cách ông
là tác giả của việc định lệ Quốc lễ Giỗ Tổ Hùng Vương vào ngày 10 tháng 3 Âm lịch
hàng năm.
Tuần phủ
Lê Trung Ngọc luôn được người đời tôn trọng vì ông là ông quan gần dân, thương
dân, cảm thông với nỗi khổ của người nông dân; đồng thời ông cũng là người có
tư tưởng tiến bộ, có ý thức tiết kiệm ngân khố của dân, của nước.
“ Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày Giỗ Tổ, mồng mười tháng ba
Khắp miền truyền mãi câu ca
Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm ”.
Năm 2017,
kỉ niệm 100 năm sự kiện lịch sử định lệ chính thức Quốc lễ Giỗ Tổ Hùng Vương
(Tổ chức nghi lễ cấp quốc gia), ngày mồng 10 tháng 3 Âm lịch hàng năm. UBND
tỉnh Phú Thọ chủ trì lễ dâng hương tưởng niệm, tri ân công đức các Vua Hùng, có
sự tham gia góp giỗ trực tiếp của Thành phố Hà Nội và các tỉnh: Thái Bình, Bình
Phước, Bến Tre.
Với ý
thức hướng về cội nguồn dân tộc , bài viết này nhằm cung cấp tư liệu lịch sử và
giới thiệu xuất sứ của việc định lệ quốc lễ ngày GTHV; đồng thời cũng cung cấp
thông tin về sự kiện lịch sử gắn với cuộc đời và sự nghiệp của quan Tuần phủ
Phú Thọ (1915 – 1921) Lê Trung Ngọc là người có công đầu trong việc chính thức
định lệ ngày quốc lễ trọng thể này./.
Ngày
04/04/2017
Phạm Bá Khiêm
Chủ tịch Hội Văn Nghệ Dân
Gian tỉnh Phú Thọ
LỜI GIỚI THIỆU:
Sau khi khi bài viết THỜI ĐẠI
HÙNG VƯƠNG - SỰ THẬT LỊCH SỬ HAY CHỈ LÀ TRUYỀN THUYẾT của tôi được đăng
tải trên trang hodinhvietnam.com.vn đã có khá nhiều bạn đọc và những người họ Đinh
yêu cầu cho biết Tục thờ cúng Hùng Vương và ngày Giỗ tổ 10.3 do đâu mà có. Bởi
theo họ khi tác giả kết luận “Thời đại Hùng Vương” chỉ là Truyền thuyết thì tại
sao có ngày giỗ tổ 10.3 và ngày Giỗ này được tôn thành Quốc Lễ - chẳng phải là
mê tín dị đoan ư ?
Để trả lời câu hỏi này một
cách chính thức tôi đã tìm kiếm thông tin tại TRUNG TÂM LƯU TRỮ QUỐC GIA I ,
tại các địa chỉ : baotanglichsu.vn, https://www.facebook.com/luutruquocgia1.org.vn
và đã tìm thấy bài viết này http://luutruquocgia1.org.vn/…/tuan-phu-le-trung-ngoc-voi-v…
Do công việc lúc này quá bận
và xét thấy bài viết sau là đã có thể trả lời cho câu hỏi nêu trên một cách khá
khách quan và chính xác, nên tôi đã xin phép coppy lại toàn bộ bài viết của tác
giả giới thiệu với bà con họ Đinh và bạn đọc nhằm gián tiếp trả lời cho câu hỏi
của các bạn đọc thân yêu, toàn văn bài viết như sau :
TUẦN PHỦ LÊ TRUNG NGỌC VỚI
VIỆC ĐỊNH LỆ QUỐC LỄ GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG .
1. Lê Trung Ngọc là quan Tuần phủ tỉnh Phú Thọ (từ
tháng 2 năm 1915 đến tháng 1 năm 1921).
Ông sinh
ngày 20 tháng 10 năm 1867 (tức ngày 23 tháng 9 năm Đinh Mão), trong một gia
đình nho học; quê ở làng Liên Thành (xưa là ấp Tân Quảng), tổng Dương Minh,
huyện Bình Dương, tỉnh Chợ Lớn (nay là phường 5 và phường 6, quận 5, thành phố
Hồ Chí Minh).
– Năm
1883, sau khi học xong trường Hậu Bổ Cây Mai Sài Gòn (Collège dés
Stagiaires), ông ra đất Bắc làm việc trong chính quyền các cấp của triều đình
nhà Nguyễn.
– Tháng 1
năm 1903: Làm Tuần phủ tỉnh Bắc Ninh.
– Tháng 7
năm 1903: Làm Thương tá tỉnh Vĩnh Yên.
– Tháng 3
năm 1908: Làm Án sát tỉnh Vĩnh Yên; sau đổi làm Án Sát tỉnh
Phúc Yên.
– Tháng 6
năm 1909: Làm Án Sát tỉnh Sơn Tây.
– Tháng 2
năm 1912: Làm Tuần phủ tỉnh Sơn Tây.
– Tháng 4
năm 1913: Làm Tuần phủ tỉnh Bắc Giang.
– Tháng
12 năm 1913: Làm Tuần phủ tỉnh Quảng Yên.
– Tháng 2
năm 1915 đến tháng 1 năm 1921: Làm Tuần phủ tỉnh Phú Thọ.
– Tháng 2
năm 1921: Làm Tổng đốc tỉnh Hải Dương.
– Tháng 1
năm 1924: Làm Tổng đốc tòa Thượng thẩm, Hà Nội.
– Tháng 7
năm 1927: Nghỉ hưu tại Hà Nội.
– Ngày 8
tháng 6 năm 1928 (tức ngày 21 tháng 4 năm Mậu Thìn): ông mất tại Hà Nội; hưởng
thọ 62 tuổi.
Tuần phủ
Lê Trung Ngọc còn là một trong những người sáng lập ra Hội Khai trí tiến đức và
Hội Nam kỳ tương tế ở Hà Nội (hiện còn bia khắc tên tại 79 phố Hàng Trống – Hà
Nội).
Ông đã
được tặng thưởng nhiều Huân chương như: Kỷ niệm chương Bắc kỳ năm 1888; Huân
chương Hiệp sỹ con rồng An Nam năm 1890; Huy chương bạc hạng nhất năm 1891; Huy
chương vàng 1892; Hồng Lô tự thiếu khanh năm 1896; Kim Thánh năm 1898; Huân
chương Viện hàn lâm năm 1904; Huân chương quốc gia Vương quốc Căm Pu Chia năm
1913…
2.Trong
những năm làm Tuần phủ Phú Thọ (1915 – 1921) Lê Trung Ngọc đã dành nhiều tâm
huyết và công sức tu bổ, tôn tạo đền thờ Quốc Tổ Hùng Vương. Ông sống gần dân
và đặc biệt quan tâm tới dân. Ông nhận thấy tại xã Hy Cương, phủ Lâm Thao có
Lăng miếu thờ phụng Quốc Tổ Hùng Vương, hàng năm nhân dân cả nước nô nức tìm
đến lễ bái; họ thường tự chọn ngày tốt theo bản mệnh từng người vào các tháng
trong suốt cả năm, song tập trung vào mùa xuân và mùa thu chứ không định rõ
ngày nào, trong khi tục lệ của dân bản xã lại lấy ngày 11 tháng 3 Âm lịch hàng
năm kết hợp với thờ Thổ công, Thổ địa, Thổ kỳ làm lễ tế Tổ tại Hùng Vương Tổ
miếu. Như vậy thời gian lễ bái duy trì kéo dài triền miên, vừa tốn kém tiền
của, lãng phí thời gian lại vừa phân giảm lòng thành kính cũng như sự trang
nghiêm tri ân công đức các Vua Hùng.
Đầu năm
1917, ông trực tiếp làm bản tấu trình với Bộ Lễ xin định lệ hàng năm lấy ngày
10 tháng 3 Âm lịch để tổ chức quốc lễ Giỗ Tổ Hùng Vương, trước một ngày so với
ngày hội tế Hùng Vương, Thổ công, Thổ địa, Thổ kỳ của dân xã bản hạt; đồng thời
cũng xin miễn trừ các khoản đóng góp của nhân dân địa phương vào các kỳ tế lễ
mùa thu.
Ngày 25
tháng 7 năm 1917 (Niên hiệu Khải Định năm thứ nhất), Bộ Lễ ban hành công văn
phúc đáp và chính thức định lệ ngày quốc tế / quốc lễ – Giỗ Tổ Hùng Vương là
ngày mồng 10 tháng 3 Âm lịch và quy định nghi thức, nghi lễ, lễ vật tế Tổ hàng
năm.
Bia “
Hùng miếu điển lệ bi ” được Hội đồng kỷ niệm tỉnh Phú Thọ lập và dựng tại
đền Thượng – KDT Đền Hùng mùa xuân năm Quý Hợi, niên hiệu Khải Định năm thứ 8
(năm 1923), đã ghi lại sự kiện lịch sử quan trọng này (Hiện bia được bảo tồn
tại đền Thượng trong KDT lịch sử Đền Hùng).
3. Tên
tuổi quan Tuần phủ Lê Trung Ngọc kể từ đó được sử sách ghi chép với tư cách ông
là tác giả của việc định lệ Quốc lễ Giỗ Tổ Hùng Vương vào ngày 10 tháng 3 Âm lịch
hàng năm.
Tuần phủ
Lê Trung Ngọc luôn được người đời tôn trọng vì ông là ông quan gần dân, thương
dân, cảm thông với nỗi khổ của người nông dân; đồng thời ông cũng là người có
tư tưởng tiến bộ, có ý thức tiết kiệm ngân khố của dân, của nước.
“ Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày Giỗ Tổ, mồng mười tháng ba
Khắp miền truyền mãi câu ca
Nước non vẫn nước non nhà ngàn năm ”.
Năm 2017,
kỉ niệm 100 năm sự kiện lịch sử định lệ chính thức Quốc lễ Giỗ Tổ Hùng Vương
(Tổ chức nghi lễ cấp quốc gia), ngày mồng 10 tháng 3 Âm lịch hàng năm. UBND
tỉnh Phú Thọ chủ trì lễ dâng hương tưởng niệm, tri ân công đức các Vua Hùng, có
sự tham gia góp giỗ trực tiếp của Thành phố Hà Nội và các tỉnh: Thái Bình, Bình
Phước, Bến Tre.
Với ý
thức hướng về cội nguồn dân tộc , bài viết này nhằm cung cấp tư liệu lịch sử và
giới thiệu xuất sứ của việc định lệ quốc lễ ngày GTHV; đồng thời cũng cung cấp
thông tin về sự kiện lịch sử gắn với cuộc đời và sự nghiệp của quan Tuần phủ
Phú Thọ (1915 – 1921) Lê Trung Ngọc là người có công đầu trong việc chính thức
định lệ ngày quốc lễ trọng thể này./.
Ngày
04/04/2017
Phạm Bá Khiêm
Chủ tịch Hội Văn Nghệ Dân
Gian tỉnh Phú Thọ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét