Một đám cưới ngày xưa tại Huế
Đây là câu hỏi mà một người họ Đinh quen biết hiện đang sống
tại TP. Hồ Chí Minh vừa gửi cho tôi sáng nay (04/10/2016), nguyên văn câu hỏi
như sau: “ … Cho
em hỏi một câu mà nhiều người trong tộc hiện nay còn thắc mắc, đó là cùng họ
Đinh có có lấy nhau được không và các Cụ thì khuyên phải cách nhau 6 đời. Mong
anh hồi âm nhé. Trân trọng! ”.
Đây là một câu hỏi khó, nó có liên quan đến nhiều lĩnh vực
chuyên môn khác nhau về tự nhiên và Văn hóa-xã hội, đồng thời nó cũng phụ thuộc
vào từng góc nhìn của mỗi cá nhân chúng ta. Trả lời cho thật đầy đủ câu hỏi của
bạn với đầy đủ các tiêu chí như nói trên đây thì phải có một luận văn cỡ luận
văn tiến sĩ mới có thể trả lời được tròn ý câu hỏi của anh bạn người họ Đinh
này. Cho nên không thể trả lời bạn trong một vài câu được, tôi phải chuyển câu
trả lời thành một bài viết ngắn này. Trước là để trả lời cho anh bạn người họ
Đinh này, sau là để cho quý bạn đọc cùng tham khảo.
Như mọi người đều biết, mỗi con người chúng ta đều có những
người là thân tộc gần gũi và cận huyết nhất của mình. Để nhằm phân thứ bậc các
người thân thích nhất, người xưa đã lập một cái hệ thống đó là hệ thống “ cửu
tộc ” - chỉ chín đời thân tộc huyết nhục của một con người, gồm :
1. Cao tổ : ông cao ( kỵ nội )
2. Tằng tổ : ông cố ( cụ nội )
3. Tổ : ông nội
4. Hiển : Cha
5. Kỷ thân : Chính mình
6. Tử : Con
7. Tôn : Cháu
8. Tằng tôn : Chắt
9. Huyền tôn : Chút
1. Cao tổ : ông cao ( kỵ nội )
2. Tằng tổ : ông cố ( cụ nội )
3. Tổ : ông nội
4. Hiển : Cha
5. Kỷ thân : Chính mình
6. Tử : Con
7. Tôn : Cháu
8. Tằng tôn : Chắt
9. Huyền tôn : Chút
Tức là trên chúng ta có 04 đời được quy định là người thân
thích nhất, chúng ta phải có trách nhiệm phụng dưỡng khi họ còn sống và thờ
cúng họ khi mất. Đồng thời theo quy định của luật tục trước đây (nhất là tại
khu vực miền Trung), thì trong gia đình chỉ thờ cúng Tổ tiên tới 5 đời (tính từ
kỷ thân), tới đời thứ 6 trên Cao tổ thì không thờ riêng ở nhà nữa mà đưa về thờ
chung ở Từ đường của dòng Họ. Và việc thờ cúng hay chăm sóc mộ phần các vị từ
đời thứ năm trở lên là việc chung của dòng Họ, không còn là việc riêng của mỗi
gia đình nữa. Những thân thích và con cháu của các vị đồng hàng trên đời thứ 6
(tức đồng hàng với Cao tổ: ông cao), không còn xem nhau là người trong gia đình
- tức là người thân thuộc nữa mà chỉ còn gọi nhau là người cùng một Họ (có thể
là cùng Nhánh, hay Phái).
Dựa vào thực tế này đã có một thời một số nhà nhân chủng học
đã tung ra những học thuyết khá vô luân, khi họ cho rằng những người mà trong
gia đình không còn thờ tự, thì không còn là người thân thích. Và con cháu của
những người đồng hàng với những người này (tức đồng hàng đời thứ 5), thì có thể
lấy nhau làm vợ (hay chồng). Đây là một quan điểm đáng lên án với văn hóa phương
Đông và thuần phong mỹ tục của người Việt Nam. Nhưng tiếc rằng những quan điểm lệch lạc này đã được nhiều người dân hiểu và sử dụng trong một thời gian dài, nhất là ở khu vực phía Bắc mà câu hỏi trên đây là một ví dụ.
Như phân tích trên đây, nếu theo quan điểm và cách hiểu này
thì con cháu của các vị đồng hàng đời thứ 5 (Cao tổ : ông cao, kỵ nội ) trong
tộc họ có thể lấy nhau. Đây là một quan điểm mà theo tôi - với thuần phong mỹ
tục của người VN là phi nhân tính đáng bị lên án, đây là một hành vi mà xưa kia
người ta gọi là loạn luân. Cho nên trong bất cứ hoàn cảnh nào, chúng ta cũng
tuyệt đối không nên đặt ra.
Ngoài ra theo nhận xét của giới y học thì nếu việc này xảy
ra sẽ dẫn tới tình trạng cận huyết, sẽ sinh ra những đứa con còi cọc thoái hóa,
sẽ tàn phá và làm lụn bại giống nòi. Đây là việc đang xảy ra ở một số tộc người
thiểu số tại nước ta, do dân số quá ít, sống khép kín trong những ngôi làng chỉ
khoảng vài chục nóc nhà nên họ đã kết hôn quanh quẫn với nhau với
nhau. Qua vài thế hệ đã dần dần dẫn tới tình trạng cận huyết, có sinh không có
dưỡng và dân số ngày càng giảm dẫn tới nguy cơ diệt vong .
Tuy nhiên cũng nhằm để trả lời cho thật trọn vẹn câu hỏi của anh bạn người họ Đinh này; giới nghiên cứu chúng tôi cũng có một cách giải thích khác. Theo đó trong chủ đề này cũng đã có hai cách hiểu và hai cách trả lời hoàn toàn khác nhau theo kinh học là cổ văn và kim văn; mỗi loại tùy thuộc vào một bối cảnh xã hội và chính trị riêng, nhưng tựu trung tất cả cũng chỉ là nhằm đáp ứng nhu cầu của giới cầm quyền đương thời.
Ở đây trong giới hạn một bài viết ngắn tôi không đi sâu vào
phân tích tông pháp, chỉ xin phân tích như thế nào là Tam Tộc, Cửu tộc :
- Chỉ với hiểu như thế nào là Tam tộc (Tam Đảng), đã có hai
cách giải thích:
a). Chỉ cha, con, cháu.
b). Chỉ phụ tộc, mẫu tộc, thê tộc (tức họ cha, họ mẹ, họ vợ) .
a). Chỉ cha, con, cháu.
b). Chỉ phụ tộc, mẫu tộc, thê tộc (tức họ cha, họ mẹ, họ vợ) .
- Với Cửu tộc cũng có hai cách giải thích khác nhau :
1. Theo thuyết cổ văn thì cho rằng, cửu tộc chỉ giới hạn bởi phụ tông, bao gồm quan hệ thân thuộc trực hệ chín đời từ cao tổ đến huyền tôn của một con người như trình bày trên đây. Mà thuyết cổ văn là nền tảng lý luận chính của tông pháp, được chính thức thừa nhận như một thứ luật pháp tại Trung Hoa cổ và Việt Nam chúng ta trước đây.
1. Theo thuyết cổ văn thì cho rằng, cửu tộc chỉ giới hạn bởi phụ tông, bao gồm quan hệ thân thuộc trực hệ chín đời từ cao tổ đến huyền tôn của một con người như trình bày trên đây. Mà thuyết cổ văn là nền tảng lý luận chính của tông pháp, được chính thức thừa nhận như một thứ luật pháp tại Trung Hoa cổ và Việt Nam chúng ta trước đây.
2. Trái lại thuyết kim văn thì cho rằng, cửu tộc là bao gồm:
Phụ tộc tứ, Mẫu tộc tam, Thê tộc nhị - tức là Cửu tộc có nghĩa là 09 họ có quan
hệ huyết thống gần gũi nhất của một con người.
Thuyết này tuy ra đời sau nhưng lại đáp ứng được nhu cầu của giới cầm quyền và những kẻ thống trị dưới thời quân chủ. Họ đã thông qua quan hệ huyết thống để thực hiện việc khống chế một cách tối đa giai cấp và xã hội. Những kẻ thống trị ngày xưa khi ban tặng, trừng phạt, hay tàn sát cũng thường lợi dụng thuyết kim văn này của hệ thống cửu tộc.
Thuyết này tuy ra đời sau nhưng lại đáp ứng được nhu cầu của giới cầm quyền và những kẻ thống trị dưới thời quân chủ. Họ đã thông qua quan hệ huyết thống để thực hiện việc khống chế một cách tối đa giai cấp và xã hội. Những kẻ thống trị ngày xưa khi ban tặng, trừng phạt, hay tàn sát cũng thường lợi dụng thuyết kim văn này của hệ thống cửu tộc.
Theo đó:
a). Phụ tộc tứ (tức là 04 họ gần nhất của cha):
- Họ cha của cha (ông nội)
- Họ mẹ của cha (bà nội)
- Họ bà nội của cha ( bà cố nội)
- Họ bà ngoại của cha (bà cố ngoại)
b). Mẫu tộc tam ( tức là 03 họ gần nhất của mẹ):
- Họ cha của mẹ (tức họ mẹ)
- Họ mẹ của mẹ (bà ngoại).
- Họ bà nội mẹ
c). Thê tộc nhị (tức là 02 họ gần nhất của vợ):
- Họ cha vợ (tức họ vợ)
- Họ mẹ vợ.
a). Phụ tộc tứ (tức là 04 họ gần nhất của cha):
- Họ cha của cha (ông nội)
- Họ mẹ của cha (bà nội)
- Họ bà nội của cha ( bà cố nội)
- Họ bà ngoại của cha (bà cố ngoại)
b). Mẫu tộc tam ( tức là 03 họ gần nhất của mẹ):
- Họ cha của mẹ (tức họ mẹ)
- Họ mẹ của mẹ (bà ngoại).
- Họ bà nội mẹ
c). Thê tộc nhị (tức là 02 họ gần nhất của vợ):
- Họ cha vợ (tức họ vợ)
- Họ mẹ vợ.
Với xã hội Trung Hoa cổ đại thì câu nói “Tru di tam tộc” hay “Tru di cữu tộc” là khá thông dụng, những ai hay đọc cổ văn tức sẽ hiểu rõ. Và với xã hội Việt Nam dưới thời quân chủ cũng đã xảy ra một trường hợp rất đáng tiếc, mà giới cầm quyền đã áp dụng hình phạt “tru di tam tộc” dưới thời Hậu Lê (Lê sơ), trong vụ án Nguyễn thị Lộ. Vụ án kết luận Nguyễn Trãi cùng người thiếp là Nguyễn thị Lộ đã giết vua Lê Thái Tông ngày 04.8. năm Nhâm Tuất (1442- năm đó ông vua này chỉ mới 20 tuổi) – sau đó triều đình đã xử chém cả 03 họ của Nguyễn Trãi (tức là họ cha - họ vợ - họ mẹ của ông). Đây là một vụ án oan bi thảm nhất của xã hội VN dưới thời phong kiến khi triều đình nhà Hậu Lê áp dụng luật "tru di tam tộc" giết sạch thân tộc của một vị khai quốc công thần của triều đại.
Như phân tích trên đây, ngoài yếu tố tâm linh – đạo đức và văn hóa - chính trị, thì bảng hệ thống “ cửu tộc ” - chỉ chín đời thân tộc huyết nhục của một con người này không nói về mặt sinh học. Nhưng xã hội thời nào cũng có những luật tục nghiêm cấm những cuộc hôn nhân không được phép kết hôn dựa trên nền tảng của đạo đức xã hội và thuần phong mỹ tục của dân tộc mà cái bảng “cửu tộc” này chỉ là một ví dụ.
Tôi không biết anh bạn người họ Đinh trên đây lấy cái cơ sở "06 đời" này từ đâu, khi anh ta đặt ra câu hỏi. Nhưng theo nội dung thì anh chỉ hiểu đơn giản là 06 đời trong cùng một tộc Họ. Và
anh ta hoàn toàn không có khái niệm về "6 hàng" thân thuộc của một con người !
Đây cũng là tình trạng chung hiện nay của mọi người Việt khi đa số họ đều đã có một sự nhầm lẫn giữa hai cái thành ngữ này.
Đây cũng là tình trạng chung hiện nay của mọi người Việt khi đa số họ đều đã có một sự nhầm lẫn giữa hai cái thành ngữ này.
Theo đó, mỗi con người ngoài những người có cùng quan hệ huyết thống trực hệ - tức là cùng tộc (Họ), cần phải tuyệt đối tránh khi kết hôn. Thì còn có những người thuộc "hàng thân thuộc" mà chúng ta cũng không được phép kết hôn, nếu không muốn bị cho là vi phạm đạo đức.
Đây là những người tuy "khác họ" nhưng mỗi cá nhân hoàn toàn bị cấm kết hôn theo phong tục, theo pháp luật trong tất cả mọi thời đại và mọi thể chế chính trị từ xưa đến nay trên đất nước này.
Vậy họ là gồm những ai ? Tuy có sự khác nhau về con số, nhưng những quy định về những "hàng thân thuộc" bị cấm kết hôn của một con người đã có từ xa xưa trên đất nước ta, thậm chí là đã được quy định thành luật dưới thời phong kiến VN. Cụ thể ở đây là Bộ Luật Hồng Đức thời Hậu Lê và bộ Luật Gia Long thời nhà Nguyễn có quy định cụ thể - nghiêm cấm kết hôn giữa những người trong 06 (họ) hàng thân thuộc của một con người.
Đây là những người tuy "khác họ" nhưng mỗi cá nhân hoàn toàn bị cấm kết hôn theo phong tục, theo pháp luật trong tất cả mọi thời đại và mọi thể chế chính trị từ xưa đến nay trên đất nước này.
Vậy họ là gồm những ai ? Tuy có sự khác nhau về con số, nhưng những quy định về những "hàng thân thuộc" bị cấm kết hôn của một con người đã có từ xa xưa trên đất nước ta, thậm chí là đã được quy định thành luật dưới thời phong kiến VN. Cụ thể ở đây là Bộ Luật Hồng Đức thời Hậu Lê và bộ Luật Gia Long thời nhà Nguyễn có quy định cụ thể - nghiêm cấm kết hôn giữa những người trong 06 (họ) hàng thân thuộc của một con người.
Tuy những quy
định này là khá phức tạp và khá dài dòng, nhưng trong giới hạn của câu hỏi tôi
đã phân tích và rút ra được các ý chính như sau :
Theo đó pháp luật thời quân chủ nghiêm cấm một cá nhân kết hôn với những người sau :
- Những người cùng tộc Họ (mang họ cha).
- Những người là anh em, cháu gần với bà nội
- Những người là con, cháu của cô
- Những người là con, cháu của cậu
- Những người là con, cháu dì
- Những người là con riêng của mẹ kế (nhưng mang họ cha mình) .
- Những người cùng tộc Họ (mang họ cha).
- Những người là anh em, cháu gần với bà nội
- Những người là con, cháu của cô
- Những người là con, cháu của cậu
- Những người là con, cháu dì
- Những người là con riêng của mẹ kế (nhưng mang họ cha mình) .
Nói tóm lại, ngoài những người cùng "HỌ" (cùng tộc với cha mình)
thì có tới 05 hạng người tuy "khác họ" với
mình nhưng cùng "HÀNG" thân thuộc cũng bị ngăn cấm kết hôn. Tuy nhiên sự ngăn cấm này chỉ có từ 1 tới 2 đời;
thậm chí nếu thân tình hoặc sống gần gũi nhau thì chỉ tới 03 đời là hết. Cái thành ngữ "HỌ HÀNG" ra đời từ đó.
Dĩ nhiên luật pháp hiện nay cũng có quy định về mối quan hệ "HỌ HÀNG" này và cũng có nghiêm cấm kết hôn giữa những người có mối quan hệ "họ hàng" như nói trên đây. Nhưng cách trình bày trong các bộ luận thời nay thì khá là nhiêu khê, những người soạn luật thường sử dụng những ngôn từ địa phương của một vùng miền; khiến cho người đọc luật cả nước không phải ai cũng hiểu được.
Để minh chứng cho điều này, tôi xin trích dẫn điểm d khoản 2
Điều 5 bộ Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 có quy định:
Tại điều 5. Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình - trong điểm d khoản 2 quy định như sau:
Tại điều 5. Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình - trong điểm d khoản 2 quy định như sau:
- Cấm các hành vi sau đây:
" Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;".
" Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;".
- Đã cấm " Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa
những người cùng dòng máu về trực hệ;" (tức là những người trong cùng
một tộc Họ); nhưng lại còn cấm kết hôn "giữa những người có họ
trong phạm vi ba đời;"?
- Vậy cái cụm từ "có họ trong phạm vi ba đời" ở đây có nghĩa là gì ?
Những người không hiểu luật, người ta sẽ hiểu rằng "những người trong cùng một tộc Họ nhưng đã trên 03 đời - tức là đời thứ 4 (tức là vẫn cùng chung ông cao - kỵ nội) là có thể lấy nhau ?".
Khi được hỏi, có một nhà làm luật đã giải thích cho tôi rằng: Cái thành ngữ có họ ba đời ở đây có nghĩa là "con cháu của cô ruột, con cháu của cậu ruột, con cháu của dì ruột? ". Thì ra là vậy !
Tuy biết rằng những người làm luật không phải là những nhà văn hóa hay nhà ngôn ngữ học. Nhưng họ phải biết cái thành ngữ mà họ gọi "những người có họ trong phạm vi ba đời" ở đây chỉ là những người thuộc "hàng thân thuộc" của một con người và họ là những người "khác họ" - nên không thể gọi họ là "những người có họ trong phạm vi ba đời" được ?
Và cái thành ngữ cũng như phong tục bà con "họ gần họ xa" này chỉ có ở khu vực Bắc Bộ chứ các vùng miền phía Nam hoàn toàn không có. Ở 02 khu vực miền Trung và miền Nam thì chỉ có họ nội (họ cha) và họ ngoại (họ mẹ) chứ không có cái "họ gần họ xa" nào cả.
Cho nên khi đọc lên, thì những cư dân sống ở phía Nam hoàn toàn không biết "những người có họ trong phạm vi ba đời" này là như thế nào. Một điều luật mà lại lổn ngổn ý tứ như thế này thì có thể hiểu tại sao người dân khó tiếp cận được với luật lệ để mà tránh vi phạm luật pháp. Nhưng những nhà làm luật họ lại có cái lý của họ khi cho rằng : "mỗi bộ luật ban hành đều có nghị định hướng dẫn kèm theo và trong mỗi bộ luật cần ngắn gọn nên không thể diễn đạt hết ý được !"
Những người không hiểu luật, người ta sẽ hiểu rằng "những người trong cùng một tộc Họ nhưng đã trên 03 đời - tức là đời thứ 4 (tức là vẫn cùng chung ông cao - kỵ nội) là có thể lấy nhau ?".
Khi được hỏi, có một nhà làm luật đã giải thích cho tôi rằng: Cái thành ngữ có họ ba đời ở đây có nghĩa là "con cháu của cô ruột, con cháu của cậu ruột, con cháu của dì ruột? ". Thì ra là vậy !
Tuy biết rằng những người làm luật không phải là những nhà văn hóa hay nhà ngôn ngữ học. Nhưng họ phải biết cái thành ngữ mà họ gọi "những người có họ trong phạm vi ba đời" ở đây chỉ là những người thuộc "hàng thân thuộc" của một con người và họ là những người "khác họ" - nên không thể gọi họ là "những người có họ trong phạm vi ba đời" được ?
Và cái thành ngữ cũng như phong tục bà con "họ gần họ xa" này chỉ có ở khu vực Bắc Bộ chứ các vùng miền phía Nam hoàn toàn không có. Ở 02 khu vực miền Trung và miền Nam thì chỉ có họ nội (họ cha) và họ ngoại (họ mẹ) chứ không có cái "họ gần họ xa" nào cả.
Cho nên khi đọc lên, thì những cư dân sống ở phía Nam hoàn toàn không biết "những người có họ trong phạm vi ba đời" này là như thế nào. Một điều luật mà lại lổn ngổn ý tứ như thế này thì có thể hiểu tại sao người dân khó tiếp cận được với luật lệ để mà tránh vi phạm luật pháp. Nhưng những nhà làm luật họ lại có cái lý của họ khi cho rằng : "mỗi bộ luật ban hành đều có nghị định hướng dẫn kèm theo và trong mỗi bộ luật cần ngắn gọn nên không thể diễn đạt hết ý được !"
Tất nhiên tôi đã đọc, đã nghiên cứu sử, đã học luật và đã
qua thực tế khá nhiều nên cũng hiểu những nhà làm luật muốn nói gì. Nhưng với
cái cách đặt vấn đề một cách khá mập mờ vừa thừa lại vừa thiếu của
các nhà làm luật thời nay đã khiến cho một câu hỏi khá đơn giản như trên lại có
thể trở thành phức tạp. Khiến cho đa số người dân không thể hiểu được luật pháp
nói gì; mà cách hiểu của anh bạn người họ Đinh trên đây là một ví dụ .
Ở một khía cạnh khác, luật pháp xứ ta nó cũng khác với thông
lệ quốc tế, khác từ nguyên do bộ luật ra đời, từ cơ quan đề xuất biên soạn,
thông qua, ban hành và thi hành.
Theo thông lệ tại VN ta lâu nay, khi muốn xây dựng một bộ
luật về một chuyên ngành nào đấy, thì cơ quan nhà nước có chuyên môn về chuyên
ngành đó tự biên soạn. Sau khi biên soạn xong là đưa ra biểu quyết để thông qua
tại Quốc hội, sau khi quốc Hội thông qua thì Chủ tịch nước ký ban hành. Nó trái
với thông lệ quốc tế là các bộ luật do chính cơ quan lập pháp (quốc hội) xây
dựng theo nhu cầu của người dân, sau khi lấy ý kiến người dân thì Quốc hội mới
thông qua. Cơ quan hành pháp chỉ chịu trách nhiệm thi hành luật do cơ quan lập
pháp (quốc hội) ban hành.
Một tiền lệ của luật pháp xứ ta là cứ một bộ
luật sau khi được Chủ tịch nước ký ban hành là phải đợi Nghị định hướng dẫn của
Chính phủ ban hành để thực hiện. Ngay chính các cơ quan pháp luật cũng không
dám thực hiện hay thi hành khi chưa có Nghị định hướng dẫn vì sợ vi phạm chính
bộ Luật đó. Đây là một thông lệ mà các nước khác trên thế giới không có !
LỜI KẾT:
Khi viết bài này, tất nhiên tôi có đầy đủ tư liệu về các bộ luật dưới thời quân chủ, có nguồn của tư liệu và số liệu trích dẫn về chủ đề này. Thậm chí tôi còn có tư liệu bản gốc (Hán văn) về điều cấm kỵ này của khoảng 10 tộc họ Đinh của khu vực phía Bắc và miền Trung (bản cổ nhất là khoảng 350 năm) !
Nhưng tất cả các quy định về vấn đề này là chỉ áp dụng trong
nội tộc của từng tộc Họ, không liên quan đến cái danh xưng dòng Họ chung chung
của cả một vùng hay một tỉnh thành nào cả. Vì sinh hoạt dòng họ xưa kia chỉ
khép kín trong từng tộc họ của từng ngôi làng (cho tận mãi tới gần đây cũng còn
như vậy).
Những người trong cùng một tộc Họ này tuyệt đối cấm lấy
nhau; vì họ là người trong một tộc, có liên quan dòng máu trực hệ, máu mủ huyết
thống. Nên tục lệ quy định là trong bất cứ hoàn cảnh nào cũng không được lấy
nhau, nếu vi phạm thì đó là một trọng tội - đó là tội loạn luân, sẽ bị khai trừ
ra khỏi dòng họ và thậm chí là bị đuổi ra khỏi làng. Mà xưa kia bị đuổi ra khỏi
làng là đồng nghĩa với cái chết !
Nhưng khi xã hội phát triển, cần phải có sự giao thương hay giao lưu văn hóa
vượt ra khỏi lũy tre làng. Con người cần phải đi đây đi đó, đi công cán hoặc vì
nhu cầu mưu sinh mà phải định cư sinh sống ở một khu thị tứ nào đó đã vô tình
yêu thương và muốn kết hôn với một anh (hay chị) nào đó người xứ lạ nhưng phải
tội là người cùng Họ (khác tộc). Tức nhiên như nói trên đây phong tục và luật
pháp thời phong kiến ngăn cấm điều này và họ không thể tới với nhau được.
Luật pháp xưa đã có một cách giải quyết chuyện này khá
hay bằng cách là buộc các tộc họ phải thêm một chữ lót sau tên của tộc họ
chính; ví dụ nếu là Họ Đinh thì phải thêm một chữ lót đàng sau như Đinh Khắc,
Đinh Công,
Đinh Hữu,
Đinh Văn; họ
Nguyễn thì Nguyễn Duy, Nguyễn Hữu, Nguyễn Viết ... để phân biệt giữa các tộc Họ. Những ai có cùng Họ và có cùng chữ lót thì
tuyệt đối cấm lấy nhau, những người tuy cùng họ nhưng khác chữ lót là có thể
lấy nhau (vì khác tộc) !
Vẫn biết, ngoài những tập tục con người ta thời nào cũng vậy
- sống cũng cần căn cứ vào pháp luật. Nhưng như nói trên đây, đọc luật chưa chắc có ai đã
hiểu hết luật nói gì.
Trong điều kiện kiến thức của mình có giới hạn và với một bài viết ngắn, tôi chỉ có thể tóm tắt một vài ý chính nhằm giúp trả lời cho câu hỏi của một anh bạn người họ Đinh như nói trên đây. Vì đây là một phạm trù rất rộng, mỗi người có một điều kiện, sự hiểu biết và kiến thức xã hội khác nhau.
Cho nên việc hiểu như thế nào cho đúng là việc của mọi người, tôi hoàn toàn không muốn áp đặt quan điểm của mình cho người khác./.
Trong điều kiện kiến thức của mình có giới hạn và với một bài viết ngắn, tôi chỉ có thể tóm tắt một vài ý chính nhằm giúp trả lời cho câu hỏi của một anh bạn người họ Đinh như nói trên đây. Vì đây là một phạm trù rất rộng, mỗi người có một điều kiện, sự hiểu biết và kiến thức xã hội khác nhau.
Cho nên việc hiểu như thế nào cho đúng là việc của mọi người, tôi hoàn toàn không muốn áp đặt quan điểm của mình cho người khác./.
ĐKT
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét