DI TÍCH LỊCH SỬ - KHÁCH SẠN MORIN HUẾ.


Khách sạn Morin năm 1966; với cảnh nữ sinh Đồng Khánh giờ tan trường.

Khách sạn Saigon Morin Huế, hiện tọa lạc tại số 30 đường Lê Lợi, TP Huế vốn là khách sạn du lịch ra đời sớm nhất tại miền trung Việt Nam. Khách sạn nằm tại trung tâm của TP Huế, ngay đầu cầu phía Nam của cầu Trường Tiền, cộng với cái quảng trường nhỏ trước cửa khách sạn và bên trái là đài phát thanh Huế. Đây là một địa điểm, một di tích lịch sử quan trọng bậc nhất của xứ Huế; nơi đây đã xảy ra hầu hết các sự kiện văn hóa, tôn giáo, chính trị quan trọng nhất của xứ Huế qua các thời kỳ. Nhất là dưới thời thuộc Pháp và dưới thời VNCH.


Khách sạn Morin năm 1901


Ông chủ đầu tiên của khách sạn Morin
Do là khách sạn sang trọng nhất và nằm ở trung tâm thành phố nên ngoài việc phục vụ du khách, khách sạn còn đảm nhiệm vai trò " Nhà khách" của Chính phủ thời quân chủ. Tọa lạc tại một vị trí đắc địa nhất thành phố Huế; đây là khách sạn lớn nhất và đẹp nhất tại kinh đô Huế cho tới năm 1957. Khách sạn này là nơi đã từng lưu lại dấu ấn của nhiều chính khách, thương gia, các ngôi sao điện ảnh, nhà văn nổi tiếng thời bấy giờ như nhà văn Pháp nổi tiếng Andre Malraux, đặc biệt vua hề Serlo Charlie Chaplin và Paulette Godard đã có kỳ nghỉ tuần trăng mật tại đây năm 1936. Giai đoạn 1907-1945 khách sạn được dùng làm trung tâm cộng đồng Pháp, nó có quy mô gồm 72 phòng, có 1 thư viện, 1 tiệm ăn, một số phòng trà, 1 rạp ciné, một số tiệm tạp hóa.

Khách sạn Morin năm 1907


Khách sạn Morin do một doanh nhân người Pháp tên là Bogarde xây dựng và đưa vào kinh doanh từ năm 1901. Nhưng tới năm 1904 xảy ra cơn bão Mậu Thìn lịch sử đã gây thiệt hại nặng nề cho khách sạn, nên nó phải ngưng hoạt động. Một năm sau một nhà buôn người Pháp tên là Alphonese Guerin đã mua lại, cho sửa chữa và đưa vào hoạt động trở lại từ năm 1905 với tên mới "Le Grand Hotel de Hue". Tới năm 1907 anh em nhà Morin làm chủ, quản lý mọi hoạt động của khách sạn và đổi tên thành Morin cho tới năm 1953.

Khách sạn Morin năm 1942


Khách sạn Morin năm 1957


Năm 1954, sau khi người Pháp rút khỏi VN khách sạn được giao cho một người trong hoàng tộc quản lý. Nhưng sau khi ông Ngô Đinh Diệm lên nắm quyền, đã khởi xướng một phong trào tịch thu và sung công tài sản của hoàng tộc nhà Nguyễn. Cũng chính vì lý do này, nên năm 1957 chính phủ Ngô Đình Diệm đã tịch thu khách sạn và giao cho Viện Đại học Huế sử dụng làm trường Đại học sư phạm (Văn khoa), cho tới năm 1975. 
Khách sạn Morin trong trận chiến tết Mậu Thân (1968)

Khách sạn Morin năm 1968

Khách sạn Morin năm 1973

Từ năm 1975 – 1988 vẫn được trường Đại học Tổng hợp Huế sử dụng. Năm 1989 chuyển giao cho sở Du Lịch Thừa Thiên làm khách sạn đúng như công năng ban đầu của nó.

Khách sạn Morin năm 1983

Khách sạn Saigon - Morin năm 1997
Sau khi được sửa chữa và nâng cấp thành một cái khác sạn lớn nhất TP Huế thời ấy. Nhưng sau một thời gian dài trực thuộc công ty du lịch TT- Huế, đơn vị chủ quản do không có khả năng quản lý, kinh doanh đã khiến cho khách sạn liên tục thua lỗ, tình trạng cơ sở vật chất của khách sạn ngày càng xuống cấp. Năm 1996 lãnh đạo tỉnh đã buộc phải mời gọi nhiều nhà đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào khách sạn theo hình thức liên doanh liên kết nhằm tận dụng nguồn vốn và khả năng điều hành kinh doanh của bên ngoài. Công ty du lịch Saigon của UBND thành phố Hồ chí Minh được chọn làm đối tác liên doanh.





Khách sạn Saigon - Morin hiện nay

Năm 1998 khách sạn mang tên mới “Saigon Morin” và giữ tên này cho tới nay. Hiện khách sạn đạt hàng 4 sao có quy mô 183 phòng, 4 tiệm ăn uống, quán cà phê, nhiều tiệm gift shops. Và từ ngày những người dân Sài gòn vốn giỏi kinh doanh; trực tiếp điều hành và kinh doanh cái khác sạn này, thì khách sạn Saigon – Morin có một bộ mặt mới. Đây là một trong những khách sạn sang trọng và đẹp nhất tại xứ Huế hiện nay./.
ĐKT
24.6.2017
Một số hình ảnh khác về khách sạn Morin




























Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Vì sao người quân tử không tranh cãi với kẻ tiểu nhân?

Không tranh cãi với kẻ tiểu nhân Khổng Tử có một cậu học trò rất thích tranh luận. Một hôm, người học trò này đến thăm Khổng Tử t...