Trong diễn văn khai mạc Hội nghị lần thứ
chín Ban chấp hành Trung ương Đảng, ngày 8/5/2014 ; Tổng bí thư Nguyễn Phú
Trọng đã đặt ra hàng loạt câu hỏi về vấn đề này, ông nhấn mạnh : “ Hơn 15 năm
qua, kinh tế nước ta có tăng trưởng, đời sống nhân dân được cải thiện, nhưng
văn hóa, đạo đức xã hội lại có nhiều biểu hiện xuống cấp, thậm chí có mặt
nghiêm trọng. Nếu đúng như vậy thì nguyên nhân vì sao ? Vì chủ trương, chính
sách, biện pháp chưa phù hợp hay vì nhận thức, quán triệt, tổ chức thực hiện
chưa tốt ? Hay vì tác động mặt trái của kinh tế thị trường, mở cửa hội nhập
quốc tế và sự phát triển bùng nổ của công nghệ thông tin, truyền thông ? ”. Ông
cho rằng : “ Cần đánh giá đúng mức tính nghiêm trọng của tình trạng lạc hậu,
ngoại lai về văn hóa, những biểu hiện suy thái về đạo đức, lối sống, phai nhạt
lý tưởng cách mạng, những tiêu cực, tệ nạn xã hội, thói giả dối, bệnh thành
tích… đang có xu hướng lan rộng .”
Những ai đang lo lắng cho hiện tình của đất
nước đều chăm chú lắng nghe lời phát biểu này của người đứng đầu đất nước và
tính nghiêm trọng của các vấn đề mà Tổng bí thư đã đặt ra . Vấn đề tương đối
quá rộng , ở đây tôi chỉ xin phép được luận bàn đôi chút về một số khía cạnh
trong cuộc sống hiện nay đó là – Vì sao đạo đức xã
hội xuống cấp ?
Đây là một chủ đề không mới, đối với các cây
bút chuyên viết bình luận thì nó càng không phải là xa lạ gì ? Ở đây tôi thấy
hai vấn đề cần nhấn mạnh :
- Đất nước chưa phải
đã thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu ; các chính khách có thể bị ràng buộc trong tất
cả mọi hoài bão có thể có và trong tất cả mọi ý muốn cải cách, nhưng cái khó
cho những nhà kỷ trị là làm sao cắt đứt sợi dây mà không làm đổ vỡ hết đồng
loạt.
- Pháp luật (kể cả Hiến pháp) là do con người tạo ra, và con
người có thể sửa đổi, thay thế cho phù hợp với sự phát triển của xã hội. Vậy
tại sao chúng ta lại cứ “lấn cấn” trong vấn đề này, để những tiêu cực trong xã
hội phát sinh rồi lại đổ lỗi cho cơ chế ? Phải chăng là sự ngụy biện để thỏa
mãn lợi ích cá nhân của những kẻ tiêu cực, và lớn hơn nữa là lợi ích của nhóm
tiêu cực ?
Bởi mỗi người đều
biết mình có lợi gì khi thay đổi, nhưng lại chú ý nhiều nhất tới những gì sẽ
mất và đều không muốn bắt đầu từ đấy .
Lời bình :
- Hàn
Phi Tử nói: “Pháp luật không hùa
theo người sang. Khi đã thi hành pháp luật thì kẻ khôn cũng không thể từ, kẻ
dũng cũng không dám tranh. Trừng trị cái sai không tránh kẻ đại thần, thưởng
cái đúng không bỏ sót kẻ thất phu”.
- Khi
pháp luật đã nghiêm minh, thì nhận thức của con người sẽ thay đổi. Sự nghiêm
minh của pháp luật không cho phép những kẻ làm sai ngụy biện cái sai của họ. Sự
nghiêm minh của pháp luật khiến con người không thể đánh đổi cái sai, cái xấu
của mình bằng mạng sống, nhà tù và tiền phạt. Đồng thời, chúng ta cần góp tiếng
nói để cải cách thể chế theo hướng tích cực, lấy con người là trung tâm của xã
hội, lấy pháp luật làm công cụ. Bài trừ những tệ nạn tiêu cực tham nhũng trong
bộ máy quản lý và sống có trách nhiệm hơn với cộng đồng, với dân tộc.
Có thể
thấy, nếu pháp luật nghiêm minh thì con người sẽ tự thay đổi nhận thức để sống
đúng pháp luật. Những cái xấu, cái sai sẽ bị xã hội lên án, phê phán và tẩy
chay. Sẽ không còn cơ hội cho những kẻ làm việc xấu, việc sai ngụy biện cho
hành vi của họ.
Pháp
luật không nghiêm để xảy ra những tiêu cực trong các hoạt động quản lý hành
chính, xã hội. Và dĩ nhiên, khi có những tiêu cực đó, thì người dân phải chấp
nhận sống trong sự tiêu cực đó. Họ không học tập những tấm gương xấu của những
đối tượng tiêu cực, mà họ phải chấp nhận sống tiêu cực trong một xã hội tiêu
cực, và họ có quyền ngụy biện cho những hành vi của họ vì cuộc sống, vì miếng
cơm manh áo của gia đình họ. Nếu họ không làm thế, có pháp luật nào bênh vực và
xử lý kịp thời để họ có thể sống bình thường không ?
Có thể kêu gọi những kẻ tham nhũng thay đổi
nhận thức để không tham nhũng được không? Điều này rất khó, thậm chí là không
thể. Vì khi họ đã có lòng tham, và sống trong một xã hội đâu cũng nhìn thấy
tham nhũng thì không thể lấy sự giáo dục để thay đổi nhận thức. Chỉ khi pháp
luật thực sự nghiêm minh, những kẻ tham nhũng bị lôi hết ra ánh sáng và chịu sự
trừng trị thích đáng thì mới có khả năng ngăn chặn được.
Pháp
luật cần phải thực sự nghiêm minh mới nghiêm trị được cái ác, cái xấu đã và
đang tồn tại trong xã hội. Những cái ác, cái xấu này đang đẩy lùi sự phát triển
văn minh và tiến bộ của xã hội, nhưng lại nhận được sự đồng lõa của xã hội . Ở đây tôi xin nêu một dẫn chứng cụ thể đang nóng
hổi tính thời sự để mọi người chiêm nghiệm :
- Đó là
vụ việc "ăn bớt" tiền hỗ trợ trẻ khuyết tật hơn 181 triệu đồng của
Trung tâm cứu trợ trẻ em tàn tật, tỉnh Hà Giang . Việc “ăn bớt” tiền hỗ trợ của
trẻ khuyết tật chắc chắn là một hành vi tham ô, cho dù nguồn tiền này từ ngân
sách nhà nước hay các nguồn tài trợ xã hội. So với các vụ tham nhũng “khủng”
hàng chục, hàng trăm tỉ đồng như các vụ đại án tham nhũng khác vừa qua thì việc
“ ăn bớt ” hơn 181 triệu đồng là rất nhỏ. Tuy nhiên, nhỏ cũng là tham ô tham
nhũng, nhỏ cũng là phạm tội. Và dĩ nhiên, đã phạm tội thì phải bị xử lý theo
luật pháp.
Bên
cạnh việc xử lý của luật pháp, những kẻ này sẽ còn phải đối diện với tòa án
lương tâm khi nhẫn tâm “ăn bẩn” những đồng tiền hỗ trợ ít ỏi cho trẻ khuyết tật
- nhóm người được nhà nước và xã hội bảo trợ. Câu nói nổi tiếng của bà Phó chủ
tịch nước Nguyễn Thị Doan : “Người ta ăn của dân không chừa cái gì” có lẽ nên
bổ sung thêm “Kể cả ăn của người khuyết tật”. Vụ việc đã bị báo chí và công
luận phanh phui ; cơ quan công an đã vào cuộc .
Nhưng
đơn vị chủ quản của Trung tâm này là Sở Lao động, Thương binh và Xã hội đã có
công văn gửi Cơ quan cảnh sát điều tra đề nghị không khởi tố vụ án hình sự đối
với các cá nhân sai phạm và chuyển hồ sơ để sở này xử lý cán bộ theo thẩm
quyền. Ông Lý Quang Thái - Giám đốc sở - giải thích lý do mà Sở đề nghị không
khởi tố hình sự vụ án là để “góp phần ổn định chính trị tại địa phương” và
“vì... đại cục, vì cái to lớn hơn”.
- Mỗi
công dân Việt Nam
luôn phải tâm niệm câu: “Sống và làm việc theo Hiến pháp và pháp luật”. Chả lẽ
một ông giám đốc sở lại ngồi xổm trên luật khi nhân viên dưới quyền ông phạm
tội rõ ràng từ kết luận của cơ quan điều tra, mà ông lại đề nghị không được xử
lý theo pháp luật ? Có phải ông ta xem thường pháp luật, hay ông ta sống ngoài
vòng pháp luật ? Hay như ông nói là “vì …đại cục, vì cái to lớn hơn” ?
“Ai
cũng mong muốn sống trong một xã hội văn minh, hiện đại, đầy tính nhân ái và
trách nhiệm xã hội. Để làm được việc đó, từng cá nhân hãy sống tốt hơn với
chính bản thân mình và với xã hội, không a dua và đồng lõa với cái ác, cái xấu ”.
Có lẽ ông giám đốc sở này chưa bao giờ được giáo dục điều này từ khi đang còn
ngồi trên ghế nhà trường – hay bàn tay ông đã nhúng chàm ?
Mỗi người chúng
ta, khi bước ra khỏi cuộc sống thường ngày, cởi bỏ những chiếc áo khoác thường
ngày, hãy thử nhìn cuộc sống bằng con mắt mới, con mắt của những người cần đến
ta… để trải nghiệm một thế giới khác, để nhận ra hằng ngày chúng ta đang vô cảm
ra sao, đang gây ra những tổn thương, những sự xúc phạm có khi đến tàn ác như
thế nào ? Biết đâu đấy, một thế giới mới sẽ mở ra cho ta, ta sẽ nhận ra ta đang
vô cảm, ta đang dung dưỡng cho cái ác, cái xấu hằng ngày và chính ta, chính ta
đang là một mắt xích tạo ra sự suy đồi đạo đức của xã hội ?
Theo học thuyết
của Maslow : “ Để thay đổi hành vi con người và giảm bớt
những thứ xấu xa trong xã hội, không có cách nào khác là phải tác động mạnh mẽ
vào các lợi ích các thứ xấu xa đó mang lại cho đối tượng hành động (làm giảm
hoặc triệt tiêu chúng), đồng thời tác động mạnh mẽ vào phía nhận thức, làm cho
mỗi một người ý thức đầy đủ các rủi ro, hậu quả từ mỗi hành động của bản thân.
Vì mọi người đều
hành động theo những nhu cầu cụ thể của chính bản thân. Mọi hành động của một
cá nhân đều có một (hoặc một số) nhu cầu cá nhân sau nó. Bối cảnh hành động chỉ
tác động, làm thay đổi lợi ích thu được và rủi ro phải chịu của hành động thôi.
Có làm theo gương ai thì cũng là để đáp ứng các nhu cầu của bản thân người hành
động.
Nói cách khác, một
người tốt hoặc xấu không phải vì người khác tốt hoặc xấu, mà vì các lợi ích mà
hành động tốt hoặc xấu có thể mang lại cho chính người đó.
Nếu các lợi ích đủ
lớn, còn các rủi ro (hậu quả) được nhận thức là nhỏ (hoặc không có rủi ro) thì
người đó sẽ hành động theo "sự chỉ đạo" của nhu cầu bản thân. Bối
cảnh hành động chỉ có thể làm tăng hoặc giảm lợi ích và rủi ro.”
Lời kết :
- Án tử hình là chế
tài cao nhất của nền pháp trị với tham nhũng. Điều đó là cần thiết, nhưng thật
sự chưa đủ. Một cơ thể xã hội khỏe mạnh phải hài hòa giữa dương (pháp trị) và
âm (văn trị) .
Có ý kiến cho rằng
đạo đức xã hội xuống cấp là do sự thiếu giáo dục
từ nhà trường, do chất lượng giáo dục yếu kém (trong đó có các môn giáo dục
công dân). Là lỗi của ngành giáo dục, phải sửa từ giáo dục. Nói như thế không
sai và ngành giáo dục cần phải đổi mới toàn diện để tạo ra những thế hệ người
Việt Nam
có chất lượng hơn. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng không cần thiết phải làm điều
đó, vì ngoài giáo dục ở nhà trường, còn có giáo dục gia đình, giáo dục xã hội,
giáo dục pháp luật, trong đó mỗi người đều có thể tự học, được học, thậm chí bị
bắt học. Không ở đâu giáo dục ở nhà trường có thể thay thế được rất nhiều các
hình thức giáo dục sau nhà trường.
Một
người được giáo dục pháp luật tốt và vì một xã hội có trật tự, kỷ cương, người
đó không bao giờ lấy cái sai, cái xấu của ai đó để biện minh cho cái sai, cái
xấu của bản thân mình hay của những người khác. Nhưng ở nước ta, đây là kiểu
thái độ phổ biến trước các hiện tượng xã hội. Mọi thứ xấu xa đổ hết cho chính
sách, cơ chế, thể chế là xong ?
Vì sao
đạo đức xã hội xuống cấp ? Theo Tổng bí thư thì có phải “ Vì chủ
trương, chính sách, biện pháp chưa phù hợp hay vì nhận thức, quán triệt, tổ
chức thực hiện chưa tốt ” ?
Nhưng xin thưa rằng : Đạo làm quan xưa kia, lấy dân làm gốc, coi
dân như con cái. Đạo làm quan nay, coi dân là ông chủ, mình là công bộc. Do đó,
không thể viện “đúng quy trình” mà quan có thể vô cảm trước nỗi đau của nhân
dân, bàng quan trước những hậu quả nghiêm trọng do cái “đúng quy trình” gây ra.
Nhưng thử hỏi cái quy trình đó từ đâu mà ra ? hay cũng do chính công chức,
nghĩa là do chính con người viết ra, nên nó vẫn có thể sai sót, có thể không
phù hợp với từng giai đoạn thực tế ?
Và chỉ khi đã có một nhà nước pháp trị mới có
thể mơ đến một nhà nước pháp quyền, một nhà nước mà ở đó, người dân có thể dễ
dàng thực thi được quyền hạn hiến định của mình để bảo vệ quyền lợi, tài sản
hợp pháp, tính mạng của mình. Đây mới là sự mong mỏi của người dân ./.
ĐKT
02.6.2014
02.6.2014
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét