Bức tranh kinh tế VN ngày càng ảm đạm
Hệ thống chính trị :
Mô hình chính trị của nhà nước Việt Nam hiện nay là mẫu hình chung cho các quốc gia xã hội chủ nghĩa khác. Đặc
điểm bao trùm của thể chế chính trị của nhà nước này là chế độ một đảng lãnh
đạo.
Khác với đa số các nhà nước hiện đại
trên thế giới theo nguyên tắc tam quyền phân lập; trái lại hệ thống chính trị Việt Nam theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Đảng Cộng sản lãnh
đạo tối cao và toàn diện mọi mặt: chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa (điều 4
Hiến pháp). Theo nguyên tắc "Cơ quan quyền lực cao nhất" của nhà nước
Việt Nam là quốc hội : có quyền lập pháp, cơ
quan hành pháp và tư pháp là Hội đồng chính phủ do Thủ tướng đứng đầu. Chủ tịch nước là nguyên thủ quốc gia
trên danh nghĩa, nhưng thực tế Tổng bí Thư Ủy
ban Trung ương Đảng Cộng sản mới
là nhân vật số một. Ở các cấp địa phương "cơ quan quyền lực cao nhất"
là Hội đồng nhân dân địa phương do dân bầu.
Quốc hội bầu ra Thủ tướng và phê chuẩn thành phần Hội đồng Chính phủ là
cơ quan chấp hành của nó, đảm nhiệm chức năng hành
pháp ở trung ương. Tương tự, Hội
đồng nhân dân địa phương bầu ra Uỷ ban nhân dân để đảm nhiệm chức năng hành
pháp ở địa phương.
Quốc hội cũng bầu Chánh án Tòa án Tối
cao đứng đầu cơ quan tư pháp trung ương là Toà án Tối cao. Hội đồng
nhân dân địa phương bầu chánh án toà án các cấp địa phương.
Hiến pháp Việt Nan cũng quy định về các
quyền cơ bản của công dân như quyền tự do ngôn luận, quyền tự do hội họp, tự do
tín ngưỡng... như các nhà nước hiện đại khác trên thế giới.
Nhưng về thực chất đặc điểm nổi bật của
hệ thống chính trị của Việt
Nam hiện nay là sự bao trùm
của Đảng Cộng sản lên hệ thống chính trị. Đảng
Cộng sản Việt Nam là cơ quan lãnh đạo
theo hiến pháp quy định, không do dân bầu. Để bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, Việt Nam hiện áp dụng hệ thống nhân sự theo
"Nomenclatura" nghĩa là hệ thống cơ cấu cán bộ theo sự chỉ định của
Đảng: ở mỗi cấp chính quyền hành chính, hội đồng nhân dân hoặc tư pháp thì luôn
song hành với đảng ủy (Parkom). Các đảng viên lãnh đạo đảng ủy (hay Parkom)
luôn nắm các vị trí chi phối của các cơ quan này theo một tỷ lệ đảm bảo sự lãnh
đạo: ứng cử viên vào các cơ quan này đều phải được sự đề cử của các đảng ủy (Parkom)
. Các liên danh ứng cử của đảng viên và người ngoài đảng bao giờ cũng có một tỷ
lệ áp đảo của đảng viên.
Đối với cơ quan hành pháp cũng vậy các
chức vụ lãnh đạo của các cơ quan hành pháp là từ các đảng ủy (Parkom), thường
thì các phó bí thư đảng ủy là chủ tịch các uỷ ban nhân dân (ủy ban hành chánh).
Các hội đồng nhân dân và các Uỷ ban hành chính các cấp phải chấp hành các chỉ
thị của cấp trên theo ngành dọc của mình và các chỉ thị, nghị quyết của Uỷ ban
đảng đồng cấp của địa phương mình và thường các chỉ đạo này là nhất quán với
nhau.
Ở cấp nhà nước cũng vậy: Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (thủ
tướng), Chủ tịch Hội
đồng nhà nước( Chủ tịch nước),
Chủ tịch quốc hội
thường là các Uỷ viên Bộ chính trị của Đảng. Các Bộ trưởng thường là Uỷ viên Bộ chính
trị hoặc Trung ương Đảng. Khi họp Chính phủ hoặc Ủy ban thường vụ quốc hội thì
thực tế là họp Bộ Chính trị mở rộng. Nhân sự các nhiệm kỳ của các cơ quan chính
trị, nhà nước trùng với nhân sự của đại hội Đảng, khi một cá nhân thôi chức tại
các đảng bộ (Parkom) thì họ cũng thôi nhiệm vụ tại Hội đồng nhân dân hoặc Uỷ
ban hành chính (Ispolkom).
Tại Việt Nam, hiện chỉ đạo của Đảng là trực
tiếp: Đảng ủy có thể đưa ra các chỉ đạo thẳng đến các Hội đồng nhân dân và các
Uỷ ban hành chính chứ không cần thiết phải biến các nghị quyết đảng đó thành
các nghị định của các ngành này nữa.
Hệ thống chính trị hiện nay của nhà nước
Việt Nam làm xã hội mang đặc tính tập trung
quyền lực rất lớn của Đảng. Có lúc nào đó đặc tính này có thể mang lại tác dụng
tốt nhưng đồng thời nó là nguyên nhân rất dễ dẫn đến các hiện tượng lạm dụng
quyền lực của các cấp ủy đảng . Vì các cấp ủy đảng thực tế gần như không bị
nhân dân kiểm soát, vì Đảng vừa làm ra pháp luật và vừa thi hành pháp luật, mà
hệ quả là hiện tượng vi phạm các quyền tự do của công dân được hiến pháp quy
định, cũng như các tiêu cực khác ví dụ tình trạng không quy được trách nhiệm cá
nhân .
Đây là những mâu thuẫn của hệ thống chính trị này - gây những
hệ quả xấu cho nền kinh tế và đời sống tâm lý, chính trị, xã hội của nhân dân.
Tâm lý dân chúng chán nản trở nên thờ ơ
đối với các chính sách của Đảng và
chính phủ. Hơn nữa hệ thống cán bộ của Đảng và nhà nước – bộ máy theo chỉ định , đang trở thành tầng lớp bất bình
đẳng mới, ít chịu sự giám sát của nhân dân gây bất bình lớn trong xã hội tạo nên
tham nhũng lạm dụng chức vị và làm suy thoái đạo đức xã hội.
Hệ
thống kinh tế :
Mô hình hệ thống kinh tế Việt Nam hiện nay tuy có thay
đổi ít nhiều nhưng về cơ bản vẫn là kinh tế nhà nước, là nền kinh tế phi cạnh
tranh, không định hướng theo thị trường, chịu sự lãnh đạo của Đảng và tập trung hóa, kế
hoạch hóa cao độ cả ở cấp vi mô và vĩ mô. Đây cũng là mô hình kinh tế chung của
các Quốc gia xã hội chủ nghĩa trước đây. Đây thực sự là một rào cản cho nền
kinh tế Việt Nam trong tiến trình hội nhập hiện nay ?
- Nền kinh tế nhà
nước tập trung: Tuy trong nền kinh tế Việt Nam hiện nay thành phần kinh tế tập
thể trong nông nghiệp và các hợp tác xã đã bị hủy bỏ. Nhưng thành phần nhà nước
với các nhà máy xí nghiệp, các tập đoàn lớn trong công nghiệp - dịch vụ
và các nông trường quốc doanh trong
nông lâm nghiệp vẫn chiếm tỷ lệ áp đảo trong kinh tế. Thành phần kinh tế này
hiện chiếm tỷ trọng lớn trong đầu tư và trong quản lý đất đai (trên 65%), đây là
yếu tố chính khẳng định Việt Nam vẫn còn là nền kinh tế nhà nước, tập trung
điển hình .
- Đảng lãnh đạo
toàn bộ nền kinh tế: Các định hướng dài hạn của nền kinh tế đất nước và địa
phương được thông qua tại Đại hội Đảng các cấp và các cấp ủy Đảng chỉ đạo trực
tiếp việc thi hành chính sách kinh tế và giải quyết các khúc mắc trong quá
trình kinh tế.
- Kế hoạch hóa cao
độ: Đại hội Đảng xác định các nhiệm vụ ưu tiên của nền kinh tế và phác thảo ra
các chỉ tiêu kinh tế quan trọng của một thời kỳ dài thường là 5 năm và định
hướng dài 10 năm, đó là cơ sở để kế hoạch hóa.
- Các cơ
quan kế hoạch nhà nước (Gosplan) –
lập ra kế hoạch cho các kế hoạch năm năm, đôi khi
có kế hoạch bảy năm với
các chỉ số kinh tế cụ thể cho thời hạn 5 năm và từng năm cụ thể. Các kế hoạch
của cơ quan kế hoạch nhà nước sẽ được chuyển giao cho các Bộ kinh tế. Bộ sẽ lập kế
hoạch chi tiết cho ngành mình và giao các chỉ tiêu kinh tế cho các doanh nghiệp
dưới sự chủ quản của bộ. Các doanh nghiệp trên cơ sở kế hoạch được giao sẽ tính
toán các nguồn lực và có thể đệ trình kế hoạch sản xuất lên các cơ quan chủ
quản để đề nghị hiệu chỉnh. Một khi kế hoạch được thông qua đó sẽ là pháp lệnh
nhà nước. Để đảm bảo tài chính cho các kế hoạch sản xuất các doanh nghiệp sẽ
nhận được tiền theo kế hoạch từ Ngân hàng nhà nước (Gosbank) và nhận
nhiên, nguyên vật liệu và các sản phẩm trung gian theo kế hoạch từ Cung ứng nhà
nước (Gossnab). Việc lập kế hoạch được thực hiện rất chi tiết: thậm chí
Gosplan quy định đến cả giá bán buôn và bán lẻ của các loại sản phẩm, như vậy
sẽ rất phức tạp, Gosplan của nhà nước thực sự là một cơ quan ngang bộ với chức
năng đặc biệt của chính phủ Việt Nam thường do một Uỷ viên Bộ chính trị - Phó Thủ
tướng phụ trách kinh tế chỉ đạo với đội ngũ đông đảo các chuyên gia kinh tế,
các nhà quản lý kế hoạch, nhưng việc lập kế hoạch chi tiết như vậy không thể
nào sát được với thực tế cuộc sống kinh tế của đất nước, không thể tính được
các yếu tố thị trường. Vì những lý do trên nên nền kinh tế của Việt Nam vẫn là một
nền kinh tế phi cạnh tranh và không định hướng đến thị trường.
Hạn chế :
Những đặc điểm tập trung hóa, kế hoạch hóa cao độ dưới sự
lãnh đạo của Đảng như vậy có tác dụng dễ dàng tập trung được nguồn lực quốc gia
cho các mục tiêu trọng điểm ưu tiên của đất nước - nhất là trong thời chiến.
Tập trung cho các dự án lớn, cho những ưu tiên của một quá trình Công nghiệp hóa hoặc hiện đại hóa nông thôn
nào đó của đất nước sau này bất kể các căng thẳng của nền kinh tế trong nước và
thế giới. Nhưng đồng thời nó thường không gắn liền với hiệu quả kinh tế nên
thường gây lãng phí rất lớn: Kinh tế phát triển nhanh một lúc nào đó thường
cũng chỉ nhờ khai thác rất lớn các nguồn tài nguyên thiên nhiên ; nhưng năng
suất lao động tăng không tương xứng. Các chỉ tiêu phát triển tuy được duy trì
cao nhưng mức sống của nhân dân ngày càng kém so với các nước tiên
tiến.
Kinh tế có kế hoạch và tách xa thị trường nên nền kinh tế
Việt Nam tránh được lạm phát,
tránh được các khủng hoảng và các rủi ro của thị
trường như trong các nền kinh tế tư bản chủ nghĩa, giá cả có khi được
duy trì cố định trong vài chục năm. Nhưng nền kinh tế như vậy là sẽ rất nặng nề
không linh hoạt: một doanh nghiệp không hoàn thành kế hoạch sẽ ảnh hưởng lây
lan, do đó kế hoạch được coi như pháp lệnh nhà nước và có tính bắt buộc rất
cao. Vì kế hoạch hóa mang nhiều tính mệnh lệnh quan liêu và không sát thị
trường là một nguyên nhân chính làm hàng hóa Việt Nam có chất lượng và tính
cạnh tranh ngày càng kém so với nước ngoài. Giá cả cố định trong một thời gian
khá dài cộng với thu nhập tăng đều theo kế hoạch điều này là có lợi cho tầng
lớp dân cư lớp dưới kém năng động thích được sống bao cấp, sức mua của người
dân tăng cao, nhưng ngược lại sức mua tăng mà hàng hóa kém chất lượng không
theo kịp yêu cầu của xã hội nên gây nên nạn khan hiếm hàng hóa có giá trị
tạo "văn hóa xếp hàng" ở mọi nơi, gây bất bình trong
dân chúng nhất là dân thành thị.
Lợi ích doanh nghiệp và người lao động phụ thuộc vào việc
hoàn thành và vượt chỉ tiêu kế hoạch được giao mà không có đối tượng cạnh tranh
. Kết quả là một số loại hàng hóa thì thừa nhiều, một số khác thì lại thiếu gây
mất cân đối trong nền kinh tế.
Việc không có cạnh tranh và sản xuất theo kế hoạch làm
cho người lao động mất động lực quyền lợi kinh tế dẫn đến sự sa sút kỷ luật và
lòng hăng hái, yêu lao động và nảy sinh bàng quan, vô trách nhiệm: Vào những
năm chiến tranh, người lao động làm việc dưới ảnh hưởng của tinh thần yêu nước
và kỷ luật sắt nên sự sa sút chưa được thể hiện rõ, nhưng về sau vì kém động
lực kinh tế nên chiều hướng này là phổ biến trong tâm lý người lao động. Đồng
thời cách trả lương lao động mang tính bình quân chủ nghĩa không khuyến khích
tính năng động và làm bất mãn những người muốn làm giàu. Hình thức khoán sản
phẩm trong các xí nghiệp công nghiệp ở phạm vi tổ đội lao động chỉ thành công
hạn chế và không gây được động lực lớn cho người lao động.
Tất cả những điểm yếu của nền kinh tế Việt Nam ở những
năm 1990 dội trực tiếp vào nông nghiệp - làm nền nông nghiệp Việt Nam ngày càng
yếu kém, nông nghiệp và nông thôn không được tái đầu tư, khoảng cách thành
thị – nông thôn ngày càng lớn, thanh niên nông thôn dồn hết vào thành phố,
nông thôn suy thoái, sản xuất nông nghiệp sa sút nghiêm trọng. Đất nước xứ
nhiệt đới với truyền thống trồng lúa bao đời, đất đai rộng lớn phì nhiêu mà
không đảm bảo nhu cầu nông sản cho xã hội, khiến nhân dân phải đói, nhà nước
phải nhập hàng triệu tấn lương thực để cứu đói .
Đến giữa những năm 1990 nông nghiệp đã là một vấn đề rất nghiêm
trọng của xã hội Việt Nam. Đảng và chính phủ Việt Nam đã có những cố gắng đầu
tư cho nông nghiệp trong những năm 1980 – 1990 bằng nhiều dự án thủy lợi,
khai hoang và di dân lớn. Nhưng vì chưa đánh giá hết những nguyên nhân gốc rễ của
vấn đề và cách tiếp cận cũng mang tính quan liêu mệnh lệnh nên chương trình
nhiều tham vọng này cũng không thành công.
Bộc
lộ :
Đến cuối những năm 1990
nền kinh tế Việt Nam đã bộc lộ hết những điểm yếu đang làm đất nước Việt Nam lạc
hậu hơn nữa với các nước xung quanh :
- Một thời gian dài nền kinh tế dựa
nhiều vào khai thác ồ ạt các nguồn tài nguyên
thiên nhiên để bán dẫn
đến tài nguyên cạn kiệt và ô nhiễm môi trường gia tăng. Kết quả là hàng hóa trong thị trường nội địa luôn khan hiếm, hàng hóa có giá trị không
có, làm nảy nở đầu cơ, tích trữ và các loại kinh tế ngầm bất
hợp pháp.
- Việc tiếp tục lao vào lập kế hoạch và triển
khai các dự án lớn rất tốn kém, được tuyên truyền rầm rộ mang tính phô trương
nhưng sau này thực tế cho thấy hiệu quả kinh tế kém, nặng về ý nghĩa tuyên truyền hình thức.
- Cũng chính vì không có động lực kinh
tế nên dù là đất đai rộng lớn, phì nhiêu mà sản xuất nông nghiệp sa sút không đáp ứng được nhu cầu xã hội, càng ngày
vấn đề nông nghiệp càng trầm trọng, đến cuối những năm 90 của thế kỷ trước thì
đã thật sự nóng bỏng.
- Trong quản lý kinh tế, nền sản xuất
duy trì theo phương thức kế hoạch hóa và bao cấp đã
không tạo được kích thích quyền lợi của người sản xuất nên kỷ luật lao động suy giảm, năng suất tăng kém.
-
Việc trả lương theo mức chỉ tiêu kế hoạch và kế hoạch hóa theo sản lượng thậm chí kéo lùi việc áp dụng tiến bộ khoa học
kỹ thuật: sản phẩm chế tạo ra càng tốn nhiều nguyên liệu thì càng
nhanh hoàn thành và vượt chỉ tiêu kế
hoạch sản lượng và càng có lợi cho người sản xuất, nên hàng hóa
nhanh chóng thụt lùi về chất lượng, mẫu mã và tính cạnh tranh so với các nước khác và nền kinh tế không được khuyến khích
chuyển sang phát triển theo
chiều sâu.
Nền kinh tế Việt Nam
đã bộc lộ hết những điểm yếu đang làm đất nước Việt Nam lạc hậu hơn nữa với các nước
xung quanh,
nhưng tiếc rằng những người đang chéo lái con tàu VN vẫn không nhận thấy. Họ
vẫn đang mãi mê tìm kiếm một mô hình thích hợp, nhưng hình như họ vẫn chưa tìm
ra. Vì nhiều chính sách vĩ mô vẫn thường xuyên thay đổi, và câu chuyện sửa sai
vẫn diễn ra hàng ngày ./.
ĐKT
01.9.2012
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét