TRƯỜNG LANG TẠI TỬ CẤM THÀNH – ĐẠI NỘI HUẾ.


Tác giả tại Trường Lang - đại nội Huế năm 2016
Tại Tử Cấm Thành – nơi người dân Huế thường gọi là Đại Nội, trung tâm của toàn bộ Hoàng Cung triều Nguyễn có rất nhiều công trình kiến trúc tập trung quy mô rất lớn, khá đồ sộ với khá mật độ cao. Các đền đài cung điện ở đây được xây dựng khá đa dạng với những hình thức phong phú. Quần thể kiến trúc đồ sộ này được kết nối với nhau bằng một hệ thống hành lang có mái che khép kín dài hơn 900m, thường gọi là hệ thống Trường Lang. Gồm 3 dạng: Trường lang, Hồi lang và Dực lang. Công trình được xây dựng hoàn toàn bằng gổ quý, khá quy mô và được bài trí rất cầu kỳ.
Công trình đã tồn tại trên 200 năm, nhưng do các biến động của lịch sử và do chiến tranh các hệ thống trường lang đã bị phá hủy một cách trầm trọng. Vào những năm 1950, 1967, 1973 và 1973 công trình cũng đã được trùng tu với những lần sửa chữa lớn, nhỏ. Nhưng một thời gian dài sau 1975, công trình bị bỏ phế mặc cho mưa nắng tàn phá trước thời gian.
Sau khi Trung tâm bảo tồn Di tích Cố đô Huế được thành lập, trong những năm qua tổ chức này đã cố gắng phục hồi, tu bổ hệ thống các hành lang, phục hồi các bức tranh treo tường góp phần hoàn thiện khép kín hệ thống trường lang trong Tử Cấm Thành, từng bước phục hồi lại diện mạo các công trình nằm trong khu vực Kinh Thành Huế.
Ngày 27.4.2016 hệ thống Trường lang này đã được phục dựng hoàn chỉnh và đã tổ chức khánh thành.
Nhân dịp khánh thành Dực Lang 3B, một triển lãm hình ảnh tư liệu “Triều Nguyễn và Huế xưa” rất thú vị đã được khai mạc tại khu hành lang trong Tử Cấm Thành Huế. Gồm 164 hình ảnh tư liệu được giới thiệu trên 82 khung chạm trổ; 18 bài thơ của vua Minh Mạng, Thiệu Trị, Tự Đức, Khải Định, Thành Thái được thể hiện qua các thể: chân, thảo, lệ, triện do nhà thư pháp Hải Trung thực hiện trên vóc sơn mài.
Ngoài ra còn có 16 bức tranh là phiên bản của các bản vẽ về Lục Bộ, Điện Cần Chánh, Cơ Mật Viện, Hổ Quyền, Tượng binh thời Nguyễn và các bức phiên bản tranh tường Cung An Định.
Xin cám ơn !
ĐKT
12.10.2016


Những hình ảnh về hệ thống Trường Lang - Đại Nội Huế.
























Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Vì sao người quân tử không tranh cãi với kẻ tiểu nhân?

Không tranh cãi với kẻ tiểu nhân Khổng Tử có một cậu học trò rất thích tranh luận. Một hôm, người học trò này đến thăm Khổng Tử t...