HỘI ĐỒNG TỘC BIỂU LÀ GÌ ?

Tộc Họ Nguyễn - là dòng Họ lớn nhất VN hiện nay (chiếm gần 40% dân số)


LÀNG (Hán – Việt gọi là xã) là một đơn vị cư trú và một hình thức tổ chức xã hội quan trọng của nông thôn Việt Nam xưa kia và hiện nay.
Suốt nhiều thế kỷ, làng là đơn vị tụ cư cổ truyền lâu đời ở nông thôn người Việt và là nhân tố cơ sở cho hệ thống nhà nước quân chủ tại Việt Nam.
Làng truyền thống điển hình thời trung và cận đại là một tập hợp những người có thể có cùng huyết thống, cùng phương kế sinh nhai trên một vùng nhất định. Làng ̣được xem có tính tự trị, khép kín, độc lập, là một vương quốc nhỏ trong vương quốc lớn nên mới có câu "Hương đảng, tiểu triều đình".
Trước đây, trên làng(xã) là tổng, huyện, châu, phủ, lộ, đạo; dưới làng là thôn, ấp, xóm... tùy theo từng thời kỳ. Ngày nay, tổ chức trên làng (thôn, ấp) là xã, huyện, tỉnh, quốc gia; tổ chức dưới làng có xóm.
Thời nhà Hậu Lê, trong mỗi làng quê Việt Nam chủ yếu có ba cơ quan chính: cơ quan nghị quyết, cơ quan chấp hành, và cơ quan trị an.
Theo đó : Hội đồng kỳ dịch là cơ quan nghị quyết, có Hương trưởng (sau gọi là tiên chỉ) đứng đầu. Hương mục lãnh trách nhiệm trông coi tài sản công tư của xã. Trị an, tự vệ thì giao cho Trùm trưởng (sau gọi là tuần đinh). Hương mục và Trùm trưởng cũng là thành viên của hội đồng Kỳ dịch.
Hội đồng Kỳ dịch thường là các hương hào danh tiếng có phẩm hàm, học thức, hoặc là hưu quan trong xã. Điều kiện vào hội đồng không nhất định mà tùy theo Hương ước của làng. Có làng xét ngôi thứ trong hội đồng theo "thiên tước" tức là ai cao tuổi nhất thì là tiên chỉ. Có làng xét theo "nhân tước" và ai đỗ cao nhất hay có phẩm hàm cao nhất thì ngồi chiếu tiên chỉ.
Hội đồng kỳ dịch thường nhóm họp một tháng hai lần vào ngày mồng một(sóc) và ngày rằm (vọng) sau khi tổ chức lễ Thành hoàng ở đình làng.
Theo đó làng (xã) Việt Nam ở Trung và Bắc Bộ vẫn hoạt động không mấy thay đổi từ xưa cho đến năm 1921 thì người Pháp ra lệnh bãi bỏ Hội đồng kỳ dịch và thay thế vào đó là HỘI ĐỒNG TỘC BIỄU, còn gọi là Hội đồng hương chính. Với sự cải tổ này chính quyền Pháp muốn áp dụng một khía cạnh dân chủ bằng cách cho dân đinh 18 tuổi trở lên đi bầu bỏ phiếu cho những đại biểu thành viên trong Hội đồng. Ứng cử viên tối thiểu phải 25 tuổi và sở hữu tài sản trong làng. Mỗi làng được có tối đa 20 đại biểu đại diện cho những tộc Họ trong làng.
Đại biểu trong Hội đồng hương chính sẽ chọn một người làm Chánh Hương hội và một người làm phó hương hội, thay thế cho tiên chỉ và thứ chỉ trước kia. Ngoài ra còn có những hương chức khác như phó lý, thư ký và thủ quỹ. Hội đồng hương chính áp dụng được 6 năm, đến năm 1927 thì phải bỏ vì sự phản đối của nhân dân trong các làng quê vốn ủng hộ lệ làng cổ truyền. Người Pháp phải thích ứng bằng cách cho lập lại Hội đồng kỳ mục để cùng điều hành việc làng với hội đồng hương chính. Theo đó thì số kỳ mục không hạn chế và nhiệm kỳ cũng không hạn định.
Năm 1941 cả hai hội đồng kỳ mục và hội đồng hương chính bị bãi bỏ và một hội đồng duy nhất được lập ra: Hội đồng kỳ hào. Tuy nhiên thay vì theo truyền thống thì lý trưởng do dân làng bầu ra, lý trưởng và những hương chức chấp hành kể từ năm 1941 là do hội đồng kỳ hào quyết đoán cả nên tính cách dân chủ cổ truyền đã mất đi.
THAY LỜI KẾT:
Bài viết ngắn này như là một lời góp ý với bà con của các dòng Tộc họ Đinh tại các tỉnh khu vực miền Trung. Hiện nay tại một số tỉnh thành trong khu vực đã và đang hình thành các tổ chức của dòng Họ mình. Một số thì mới trong giai đoạn thành lập Ban Liên Lạc để kết nối dòng họ về một mối, nhưng cũng có một số tỉnh thì đã tiến tới giai đoạn thành lập Hội đồng Bổn tộc. Nhưng tiếc rằng bà con ta đã không nghiên cứu thật kỹ lại các danh xưng trong trường hợp này, mà đã đặt tên cho tổ chức của dòng họ mình là Hội đồng Tộc biểu – như thế nào là Hội đồng tộc biểu thì như trên đây tôi đã diễn giải.
Thật ra đây là danh xưng để chỉ một tổ chức gồm đại diện của các dòng họ trong một làng (xã) ngày xưa (trước năm 1927) trong các làng quê VN. Hiện nay danh xưng này vẫn đang được dùng trong rất nhiều ngôi làng tại Huế (như làng Mỹ Lợi, làng Phước tích, làng Phụng chánh…), để chỉ một hội đồng gồm có đại diện của tất cả các tộc họ để điều hành việc làng của các ngôi làng.
Trước đây việc lập một tổ chức để điều hành việc Họ là hoàn toàn không có và hoàn toàn bị lệ làng ngăn cấm và pháp luật nhà nước phong kiến cũng không thừa nhận ; vì xưa kia theo quan niệm “họ trọng hàng” tức là ông cha nói gì con cháu phải nghe theo. Và việc họ là do Trưởng họ và các bậc trưởng lão trong tộc Họ quyết định miễn bàn cãi.
Nhưng từ năm Nhâm Thân (1932), sau khi Hoàng đế Bảo Đại hồi loan chấp chính. Ông đã cho ban hành một số cải cách trong bộ máy làng (xã); từ bộ máy hành chính cho tới một số phong tục tập quán, trong đó ông đã cho phép và khuyến khích trong các tộc Họ thành lập một Ban để lo việc họ - gọi là HỘI ĐỒNG BỔN TỘC, gồm những người có tư cách đạo đức tốt, có học hành, những người có kiến thức Tây học, những người có địa vị xã hội, những người khá giả có tài sản lớn trong làng… và một số bậc cha chú nhưng phải có học hành. Ông cũng ban hành một ước lệ (quy chế) cho việc tổ chức và hoạt động của cái Hội Đồng Bổn tộc này. Mục đích là nhằm mở mang và phát triển các dòng Họ vượt ra khỏi lũy tre làng; thoát khỏi những hủ tục xưa cũ kìm hãm sự phát triển của xã hội VN.
Ở trong cái danh xưng HỘI ĐỒNG BỔN TỘC này bà con nên chú ý từ BỔN – tức là BẢN (bản ngã, người chủ, chúng tôi, của ta, tôi, mình…) đây là một từ Hán – Nôm cổ chỉ cái riêng tư . Tức là Hội đồng Bổn tộc là một cái Hội Đồng riêng của một dòng Họ ./.
ĐKT
01.6.2013

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Vì sao người quân tử không tranh cãi với kẻ tiểu nhân?

Không tranh cãi với kẻ tiểu nhân Khổng Tử có một cậu học trò rất thích tranh luận. Một hôm, người học trò này đến thăm Khổng Tử t...