TÌM HIỂU CÂU ĐỐI HAY TẠI NHÀ THỜ HỌ ĐINH KHẮC

Đọc văn tế tại một cuộc Lễ tại họ Đinh Khắc


Ở các nhà thờ Họ lớn tại Huế, trong các hoành phi câu đối tại đó chúng ta thường gặp hai thành ngữ khá phổ biến, đó là :

                      
                    鳳毛濟美

                                     Yến dực di mưu
                                     Phụng mao tế mỹ

Tại nhà thờ họ Đinh Khắc của chúng tôi (làng Kế Võ, xã Vinh Xuân, huyện Phú Vang, Thừa Thiên - Huế) có hai câu đối cũng dùng cặp thành ngữ trên:
                                                                     
                                                     
                鳳毛濟美振家聲
                       Phiên âm:
                                Yến dực di mưu quan thế đức
                                Phụng mao tế mỹ chấn gia thanh

Đây là đôi câu đối đặt ở gian chính giữa của nhà thờ, chính nơi cửa mở trước khi bước vào hậu tẩm của nhà thờ tộc họ Đinh Khắc. Đây là câu đối quan trọng nhất trong toàn cảnh nội điện của nhà thờ Họ.
Câu đối này treo ở đây là vô cùng phù hợp, vừa ca tụng công lao của ông cha vừa nhắc nhở bổn phận của con cháu. Chúng ta ai cũng là con cháu của các thế hệ trước, và rồi trở thành ông cha của các thế hệ sau.

Nhưng cũng theo thời gian không phải ai cũng còn hiểu được ý nghĩa thâm thúy của hai câu đối này, và hiểu được lý do khi các bậc tiền nhân đã cố tình đặt nó ở đây !

Hiện hai câu đối này đã được một số thành viên trong dòng Họ là những người biết chữ Nho dịch ra chữ quốc ngữ. Nhưng khi đọc các bản dịch này tôi cảm thấy khá lủng củng. Và như thường lệ tôi vẫn luôn tôn trọng cái sự học của mọi người, tôi đã im lặng sau đó tự nghiên cứu và dịch lại.

Do đã có được một số kiến thức cơ bản về Hán - Nôm và đã trang bị được một phần mềm dịch thuật Hán – Nôm, nên đối với tôi việc phiên âm và dịch lại câu đối này là khá dễ dàng. Nhưng cái khó của văn hóa Hán – Nôm, là đa số các câu đối, các bài văn đều thường dùng phép ẩn dụ - tác giả thường mượn hình tượng một con vật, một nhân vật, một điển tích .... nào đó để miêu tả hoặc minh họa cho một sự kiện mình cần trình bày. Nên nếu người dịch không biết mà dịch theo hướng này thì bài dịch của họ sẽ trật lất ?

Với hai thành ngữ trên đây, thành ngữ thứ nhất chỉ đơn giản là miêu tả con chim sẻ sè cánh che chở cho con; thành ngữ thứ hai là miêu tả cái đẹp của con chim phụng .
Nhưng ở đây tác giả đã mượn hai hình tượng này để đề cao việc ông cha đã che chở, biết mưu tính công việc lâu dài cho con cháu (chim sẻ).
Và ca ngợi những bậc cha ông giỏi giang nên có được con cháu thành công (chim phụng).

Nên yêu cầu người dịch các văn bản Hán - Nôm phải có kiến thức khá sâu rộng về văn hóa xã hội và lịch sử, mới dịch được một câu đối mà người trong giới có cái thuật ngữ thường gọi là “ nghe cho được” ? 
Nhưng siêu đẳng nhất là dịch theo một thể thơ nào đó và dịch không thừa chữ (hoặc thiếu chữ). Khi đó mới dám gọi là tạm ổn.

Trở lại chủ đề của hai thành ngữ trên đây, qua nghiên cứu được biết :
1/. ,(Yến dực di mưu) - theo tự điển Thiều Chửu là “người ta mưu tính cho đàn (đời) sau (tr.510). Nghĩa từng chữ của thành ngữ này là: yến: chim én, dực: cánh, di: để lại, mưu: mưu kế.
Tức là con chim én nó sè cánh ra ấp con, hình ảnh tượng trưng cho việc ông cha che chở, mưu tính công này việc nọ cho con cháu.

Theo tự điển trực tuyến, zdict.net giải thích - (Yến dực di mưu):
- 子。后 打算。
Câu này dựa theo một điển tích ngày xưa ở bên Tàu, là : Chu Vũ Vương mưu cập kỳ tôn nhi an phủ kỳ tử. Hậu phiếm chỉ vị hậu tự tác hảo đả toán. Nguyên chỉ việc Chu Vũ Vương bàn mưu tính việc cho cháu để an lòng con của mình.
- Về sau chỉ chung chung việc vì con cháu đời sau mà an bài kế sách hay.

2/. ( Phụng mao tế mỹ) là một thành ngữ khá thông dụng vào thời nhà Nguyễn. Nghĩa từng chữ của thành ngữ này là: phụng: chim phượng, mao: lông, tế: càng, mỹ: đẹp
Cũng theo tự điển trực tuyến, zdict.net giải thích - (Phụng mao tế mỹ):
-                   大。旧   用以           
Phiên âm là : Tỉ dụ hậu kế giả năng dữ tiền nhân đích nghiệp tích tề mỹ nhi phát dương quang đại. Cựu thời đa dụng dĩ xưng tụng hiền lương phụ huynh hữu ưu tú tử đệ .
Dịch nghĩa : Ám chỉ việc người đời sau có khả năng tạo nên nghiệp tích tốt đẹp sánh người đời trước rồi từ đó phát dương ngày càng xán lạn.
- Thời trước, cụm từ này được dùng nhiều để khen tặng các bậc phụ huynh giỏi giang lương thiện có được con cháu ưu tú.

Sau khi nắm được các điều căn bản nêu trên, tôi đã cố gắng dịch lại hai câu đối nói trên. Và sau đây là bản dịch mà tôi tự cho là ưng ý nhất !
Bản dịch: 
 - Nhìn vào phước đức của gia đình hiện nay ta biết sự an bài của ông cha cho đời sau.
 - Làm rạng tiếng tăm của gia tộc ấy do nỗ lực của con cháu biết phát dương quang đại công nghiệp của cha ông.

CẢM NGHỈ :
Đây là đôi câu đối hay nhất và có ý nghĩa nhất tại Từ đường của dòng Họ chúng tôi. Câu đối này vừa ca tụng công lao của ông cha vừa nhắc nhở bổn phận của con cháu. Chúng ta ai cũng là con cháu của các thế hệ trước, và rồi trở thành ông cha của các thế hệ sau. Vậy các điều trên, “yến dực di mưu” và “phụng mao tế mỹ” là bổn phận của tất cả chúng ta.
Đọc câu đối trên, chúng tôi không khỏi tự xét lấy mình. Thế hệ chúng tôi đã làm rạng danh tiền nhân tiên tổ chưa, đã an bài tốt đẹp cho con cháu mai sau chưa hay chỉ để lại vô số bề bộn ?

ĐKT
19.1.2014

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét