QUAN NIỆM VỀ NGÀY - GIỜ CỦA NGƯỜI VIỆT !



Lại một câu hỏi nữa gửi cho tôi qua email (của anh Đinh Văn Đoàn ở Long An), nhưng là một câu hỏi khá thú vị : “Bác Thiện ơi, được biết bác cũng có nghiên cứu về sách Thọ Mai, bác cho con hỏi giờ Âm Lịch được tính như thế nào và cách tính giờ Âm lịch như thế nào là đúng nhất …?”.
Đây là một điều không phải ai cũng biết, hoặc biết nhưng rất khó phân biệt đúng sai. Nhân đây qua bài viết ngắn sau tôi giới thiệu với bà con về một số quan niệm về ngày giờ theo Âm lịch, cách phân chia giờ giấc xưa kia của người Việt. Trước hết xin giới thiệu tóm lược về tác giả và nội dung cuốn sách này.

Chính sử cho biết ông Hồ Sĩ Dương, vốn người gốc ở làng Hải Thượng, tỉnh Hải Dương nhưng sinh sống tại huyện Thọ Xương, trấn Thanh Hoa Nội (tỉnh Thanh Hoá ngày nay). Hiệu là Thọ Mai, ông sống vào cuối thời Nhà Trần (khoảng 1360- 1400). Ông đã viết cuốn sách ghi chép lại tất cả các phong tục tập quán của người Việt trong Quan – Hôn – Tang – Tế và hướng dẫn cách hiểu cách sử dụng cho hậu thế. Nhưng phải cho tới thời Hậi Lê  - thời Vua Lê Thánh Tông (1460- -1497) khi đất nước thoát khỏi sư đô hộ của quân Minh và trở lại thời kỳ thịnh trị, Quốc Sử Quán triều Lê mới sưu tầm lại cuốn sách và biên tập bổ sung thêm những điều hay lẽ phải trong thiên hạ và phát hành thành một cuốn sách gọi là THỌ MAI GIA LỄ.

Dĩ nhiên khi viết cuốn sách này tác giả đã có ảnh hưởng ít nhiều của văn hoá Trung Hoa, ở đây là cuốn sách CHU VĂN CÔNG GIA LỄ (đời Tống của Trung Hoa) mà tác giả đã dựa vào đó một số cách tính toán rất khoa học của cuốn sách này. Tất cả những bộ sách về Gia Lễ sau này kể cả của các Quốc sử Quán các triều đại sau đều dựa vào THỌ MAI GIA LỄ mà phát triển thành những ý thức hệ khác nhau. Trong đó cuốn “Thanh Thuận Gia Lễ” - của Lê Quý Đôn là một ví dụ điển hình nhất .

THỌ MAI GIA LỄ - là cuốn sách quy định những nghi thức trong lễ đội mũ (QUAN là mũ), đánh dấu sự trưởng thành của một người con trai. Xưa kia khi người con trai trong gia đình tới 20 tuổi thì phải làm lễ gia quan (đội mũ) và đặt tên tự, để đánh dâu sự trưởng thành, bắt đầu giai đoạn tranh đua với đời. Các nghi thức trong việc dựng vợ gã chồng, trong lễ cưới hỏi (HÔN). Những nghi thức khi có người chết và cách thức để tang ( TANG). Mọi nghi thức tế tự, thờ cúng … tổ tiên (TẾ)

Trong giới hạn của câu hỏi xin trả lời với độc giả như sau :

1/. NGÀY:
Khác với cách tín ngày của Dương lịch, thì Âm lịch trong một năm vẫn có 12 tháng, nhưng không có tháng 31 ngày như dương lịch mà có sáu tháng là 29 ngày và sáu tháng 30 ngày. Tổng cộng lại chỉ có 354 ngày. Để theo kịp Thái Dương Hệ neên số ngày lẻ còn lại dồn lên khoảng 4 hoặc 5 năm thành một tháng nhuận. Ngày của Âm lịch đều theo Can Chi ứng với một vì sao nào đó trong Nhi Thập Bát Tú và ngày tốt ngày xấu đều được tác giả tính toán một cách khao học và ghi chép đầy đủ trong THỌ MAI GIA LỄ và mọi cuốn lịch TA hay lịch TÀU và mọi ông thầy bói đều căn cứ từ cuốn sách này mà ra .
2/. GIỜ:
Theo Dương lịch một ngày có 24 giờ, bắt đầu từ không giờ (0.00G) tức là đúng 12 giờ đêm, đến 12 giờ đêm hôm sau là tính trọn một ngày.
Nhưng giờ của Âm lịch thì hoàn toàn khác, ngày chỉ có 12 giờ. Tương ứng cứ 2 giờ Dương lịch tính cho một giờ Âm lịch và giờ Âm lịch được đặt theo tên của từng con Giáp trong 12 hai con Giáp theo cách tính tuổi của người Việt. Theo cách phân chia giờ giấc sau đây :
A.   Danh từ của mười hai giờ Âm lịch theo thứ tự sau:
Giờ Tý, Sửu, Dần, Mão, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậy, Tuất, Hợi.
B.   Bảng phân chia giờ giấc :
Dương lịch ấn định vào thời khắc hết 12 giờ khuya, từ lúc bước vào 0 giờ là bước qua một ngày mới – thì Ấm lịch cũng tính như vậy. Nhưng lưu ý bạn đọc là ở đây ta thường có một khái niệm tâm linh là 11 giờ khuya cho tới giờ Giao thừa của mỗi năm là lúc Âm Dương giao thái, vạn vật phát sinh. Đây chỉ là một khái niệm của hệ thống Âm Dương không liên quan đến cách tính giờ của Âm Lịch, để nhận chân xin coi bảng phân chia giờ giấc sau đây:
- Đúng 12 giờ đêm đến 2 giờ sáng là giờ Tý. Trước 2 giờ sáng là Mạt Tý.
- Đúng 12 giờ đêm đến 2 giờ sáng là giờ Tý. Trước 2 giờ sáng là Mạt Tý.
- Đúng 2 giờ sáng đến 4 giờ sáng là giờ Sửu. Trước 4 giờ sáng là Mạt Sử
- Đúng 4 giờ sáng đến 6 giờ sáng là giờ Dần. Trước 6 giờ sáng là Mạt Dần.
- Đúng 6 giờ sáng đến 8 giờ sáng là giờ Mão. Trước 8 giờ sáng là Mạt Mão.
- Đúng 8 giờ sáng đến 10 giờ sáng là giờ Thìn. Trước10 giờ sáng là Mạt Thìn.
- Đúng 10 giờ sáng đến 12 giờ trưa là giờ Tỵ. Trước 12 giờ trưa là Mạt Tỵ.
- Đúng 12 giờ trưa đến 2 giờ chiều là giờ Ngọ. Trước 2 giờ chiều là Mạt Ngọ.
- Đúng 2 giờ chiều đến 4 giờ chiều là giờ Mùi. Trước 4 giờ chiều là Mạt Mùi.
- Đúng 4 giờ chiều đến 6 giờ chiều là giờ Thân. Trước 6 giờ chiều là Mạt Thân.
- Đúng 6 giờ chiều đến 8 giờ tối là giờ Dậu. Trước 8 giờ tối là Mạt Dậu.
- Đúng 8 giờ tối đến 10 giờ tối là giờ Tuất. Trước 10 giờ tối là Mạt Tý.
- Đúng 10 giờ tối đến 12 giờ khuya là giờ Hợi. Trước nửa đêm là Mạt Hợi, chuẩn bị bước qua một ngày mới.

Trên đây là quan niệm về ngày giờ, cách nhận biết và cách tính ngày giờ theo Âm Lịch của người Việt xưa và nay. Mọi cách hiểu và biết chính xác nhất của chủ đề này, ngày nay đều phải theo các bộ sách của các tác giả nói trên. Trước đây vào thời nhà Nguyễn cũng đã công bố và phổ biến cách nhận biết và cách tính toán ngày – giờ theo Âm lịch và buộc người dân phải theo một cách thống nhất trong toàn quốc như một luật tục. Tuy nhiên cách tính ngày giờ theo quốc pháp này của thời nhà Nguyễn cũng đều căn cứ theo sách CHU VĂN CÔNG GIA LỄ (đời Tống của Trung Hoa) và cuốn THỌ MAI GIA LỄ này.
Trân trọng !

ĐKT
17.06.2014

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét