NỀN KINH TẾ VIỆT NAM HIỆN NAY ĐỨNG Ở ĐÂU TRONG CỘNG ĐỒNG KINH TẾ THẾ GIỚI

GDP là gì ?

Sau hơn 40 năm thống nhất đất nước - Có ai đó thử hỏi người Việt Nam giàu hay nghèo ?
Ngày nay, người Việt nào cũng biết là nước ta hiện nay vẫn là một nước nông nghiệp kém phát triển, có tới 70% dân số là nông dân với thu nhập bấp bênh. Thì không thể là nước giàu được ?
Và người Việt nào cũng biết là Việt Nam còn rất nghèo, nhưng đa số mọi người chúng ta không biết được chúng ta giàu hay nghèo ở mức độ nào, mà muốn biết cái sự giàu - nghèo thì cần phải định lượng bằng con số để có thể so sánh. Để biết nền kinh tế của mỗi nước các nhà kinh tế học thường nhìn vào hai con số định lượng chính đó là : GDP (Gross Domestic Product) và GDP (GDP per capita); vậy nó là gì ?
- GDP (Gross Domestic Product) là tổng sản phẩm nội địa tính bằng tiền của tất cả sản phẩm và dịch vụ cuối cùng được sản xuất ra trong phạm vi lãnh thổ hay quốc gia trong một khoảng thời gian nhất định, thường là một năm. Người ta cũng thường gọi cách tính này là GDP thật tế.
- Để so sánh mức sống (living standards) giữa các vùng hay quốc gia, các nhà kinh tế xử dụng chỉ số GDP đầu người (GDP per capita). GDP đầu người là số trung bình (bình quân) của GDP(Gross Domestic Product) toàn quốc chia cho dân số.

Để so sánh mức sống giữa các quốc gia, GDP đầu người phải được chuyển đổi theo cùng một hệ thống tiền tệ, thường là US Dollar (US$). 
Tuy nhiên, mức sống tùy thuộc vào giá cả và hối xuất của mỗi quốc gia, để chính xác hơn, người ta còn tính GDP đầu người theo sức mua tương đương (Purchasing Power Parity, PPP) trên cơ sở chênh lệch giá cả hàng hóa ở nước đó so với giá cả hàng hóa tương tự ở Hoa Kỳ.

Sau khi giành được độc lập năm 1945, một thời gian dài nhiều thập niên sau đó nền kinh tế của Việt Nam bị lâm vào khủng hoảng và trì trệ . Với nhiều lý do khác nhau đã đưa đất nước trở thành một trong những nước nghèo nhất thế giới dưới tất cả các tiêu chí xếp hạng của các tổ chức tài chính có uy tín của thế giới và của chính Ngân hàng Thế giới (World Bank).
Chỉ đến vào những năm cuối thập niên 90 của thế kỷ trước, đất nước bắt đầu thời kỳ mở cửa và hội nhập với thế giới bên ngoài. Đồng thời đó nền kinh tế Việt Nam bước vào thời kỳ “sửa sai ” và “đổi mới ”. 
Bước chuyển mình này đã có một số kết quả ban đầu, đó là với tốc độ tăng GDP bình quân đầu người tính bằng USD theo tỷ giá hối đoái bình quân đạt 14% năm, quy mô GDP bình quân đầu người của Việt Nam từ năm 2008 đã vượt qua mốc 1.000 USD. Nếu tính thêm yếu tố giảm giá của đồng USD, thì từ năm 2010 Việt Nam đã chuyển vị thế từ nhóm nước có thu nhập thấp sang nhóm nước có thu nhập trung bình – thấp.

Bước chuyển vị thế này là rất quan trọng đã đưa Việt Nam từ một nước vào năm 1988 có thu nhập đầu người mới đạt 86 USD – là một trong những nước có thu nhập bình quân đầu người thấp nhất thế giới; trở thành một nước có thu nhập bình quân trung bình .
Với GDP bình quân đầu người tăng lên, nên tổng quy mô GDP của cả nước tính bằng USD theo tỷ giá hối đoái bình quân cũng đã đạt quy mô khá và tăng liên tục qua các năm. Theo công bố của Tổng cục Thống kê thì năm 2005 GDP của Việt Nam đạt 54,7 tỷ USD; năm 2006 đạt 66,3 tỷ USD, năm 2007 đạt 77,4 tỷ USD, năm 2008 đạt 97,5 USD, năm 2009 đạt 99,8 tỷ USD, năm 2010 đạt 110,7 tỷ USD, năm 2011 đạt 133,1 tỷ USD, năm 2012 ước đạt 155,3 tỷ USD.

Năm 2013, GDP tính theo giá so sánh ước tăng 5,4% . Với dân số năm 2012 ước đạt 88,773 triệu người và với dự đoán tốc độ tăng dân số khoảng 1,05%, thì dân số Việt Nam năm 2013 đạt khoảng 89,705 triệu người. Như vậy, GDP thực tế bình quân đầu người năm 2013 đạt khoảng hơn 41,5 triệu đồng/ người ; với tỷ giá hối đoái bình quân năm 2013 là 21.319 đồng/USD; thì GDP bình quân đầu người của Việt Nam năm 2013 sẽ đạt khoảng 1.914 USD, tăng khoảng 9,4% so với năm 2012 Quy mô nền kinh tế Việt Nam năm 2013 ước đạt khoảng 173 tỷ USD.
Nhưng theo tôi, tất cả cái gọi là thành quả này là chưa đủ và quá nhỏ bé. Với tất cả những gì chúng ta có về truyền thống văn hóa, con người và tài nguyên thiên nhiên thì người dân Việt phải có được một đời sống tốt hơn rất nhiều hiện nay. Và GDP bình quân đầu người của chúng ta phải hơn gấp nhiều lần hiện nay. Các nhà kỹ trị suy nghĩ gì về điều này ?
Chúng ta không thể cứ mãi tung hô “hôm nay đẹp hơn hôm qua” trong cái ao nhà mãi như vậy được ? Mà phải nhìn và so sánh với những anh hàng xóm xem đời sống và thu nhập của họ như thế nào nữa ? Phải tự hỏi tại sao xuất phát điểm của họ thấp hơn ta – họ cùng trưởng thành như ta, nhưng tại sao hôm nay họ giàu hơn ta, họ sung sướng hơn ta ?
Không thể cứ đổ lỗi cho chiến tranh mãi được vì cuộc chiến đã chấm dứt hơn 40 năm rồi. Tại sao người dân Việt vẫn cứ nghèo ? Phải chăng cách vận hành bộ máy của ta có vấn đề ?

Nhưng để có một cái nhìn chính xác hơn về toàn bộ nền kinh tế Việt Nam từ năm 1960 đến nay, tôi xin cung cấp một vài số liệu thống kê của các tổ chức tài chính quốc tế có uy tín công bố . Sau năm 1954 đất nước tạm thời bị chia hai, nền kinh tế của phía Bắc (Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa - North Vietnam) không được các tổ chức tài chính quốc tế xếp hạng và công bố các số liệu. Chỉ sau khi đất nước thống nhất năm 1975, WB mới có các công bố số liệu GDP của Việt Nam trong 4 năm từ 1976 đến 1979, và chỉ từ năm 1980 Ngân hàng thế giới ( WB ) mới có xếp hạng nền kinh tế Việt Nam .
Theo công bố của Ngân hàng thế giới (World Bank) và Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF, International Monetary Fund) , Việt Nam Cộng Hòa ( South Vietnam) có quy mô tổng sản lượng quốc gia năm 1960 là 82 tỉ đồng VN, trong số này gồm có 4,481 tỉ đồng (5,5%) là tiền viện trợ . Hối xuất chính thức trong đầu thập niên 1960 là 1USD = 118 đồng Ngân Hàng Quốc Gia VN (VNCH, South Việt Nam), trong lúc hối xuất chợ đen năm 1968 là 235-245 đồng . Chúng ta có một tỉ giá hối đoái trung bình là : 1USD = 181,5 đồng VN; với tổng sản phẩm quốc nội là khoảng 77 tỷ VN đồng , tính ra USD chúng ta có GDP khoảng 426 triệu USD. Với dân số là khoảng hơn 19 triệu người vào thời điểm 1960, thì GDP bình quân đầu người của Việt Nam Cộng Hòa là 223USD/người, đồng thời là một trong số 10 quốc gia Châu Á có thu nhập bình quân đầu người được xếp hạng .
Việt Nam Cộng Hòa ( South Vietnam) với GDP 223USD/người; là nước có GDP đầu người đứng sau Singapore (395USD), Malaysia (299USD), Philippines (257USD), nhưng nhiều hơn Nam Hàn (155USD), hơn gấp đôi Thailand (101USD), gấp 2,4 lần Trung quốc (92USD), gấp 2,7 lần Ấn độ (84USD), và gấp 3 lần Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa (North Vietnam) với chỉ 73USD.

Như vậy, ở cuối thập niên 1930 cho tới những năm đầu của thập niên 1970, nếu tính theo thu nhập bình quân đầu người (GDP per capita) thì Việt Nam ( mà đại diện là VNCH ) là một nền kinh tế có hạng ở Châu Á, chỉ đứng sau Nhật Bản, và ngang ngửa với Malaysia (lúc này Singapore còn là lãnh thổ của Malaysia), Philippines, và hơn hẳn các quốc gia khác như Thái Lan, Trung quốc, Triều Tiên ( bao gồm cả Hàn quốc ngày nay ).
Hiện nay với quy mô tổng sản phẩm nội địa của Việt Nam năm 2015 là 190 tỷ USD và GDP bình quân đầu người của chúng ta ước đạt 2.000 USD ; đây được cho là một thành quả lớn lao của nhân dân cả nước trong một thời gian dài phấn đấu để vượt qua nghèo nàn lạc hậu .

Nhưng khi ta đạt được những thông số nêu trên, thì thế giới xung quanh ta luôn vận động và nhân loại không dừng lại chờ ta mà họ đã tiến vùn vụt và một lần nữa họ đã qua mặt ta rất xa ?
Để quý độc giả có cái nhìn rộng hơn đến các dân tộc khác trên thế giới và các nước láng giềng xung quanh chúng ta , xem họ hiện nay đã tiến đến đâu ? Họ sống như thế nào ? Hãy xem họ giàu – nghèo cở nào so với chúng ta, sau đây tôi xin cung cấp một vài số liệu về :
- 10 nước có nền kinh tế lớn nhất thế giới, 10 nước giàu nhất thế giới năm 2013. Đây là những số liệu mới nhất do Tạp chí kinh tế nổi tiếng Forbes, Ngân hàng thế giới(World Bank) và Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF, International Monetary Fund) công bố, ngày 13/02/2014.
10 nước có nền kinh tế lớn nhất thế giới năm 2013
- Dưới đây là danh sách 10 nước có nền kinh tế lớn nhất thế giới hiện nay, được tạp chí Forbes xếp dựa trên GDP (Gross Domestic Product) là tổng sản phẩm nội địa tính bằng US Dollar (US$) của mỗi nước năm 2013.
1. Mỹ: 16.200 tỷ USD
2. Trung Quốc: 9.000 tỷ USD
3. Nhật Bản: 5.100 tỷ USD
4. Đức: 3.600 tỷ USD
5. Pháp: 2.700 tỷ USD
6. Brazil: 2.500 tỷ USD
7. Anh: 2.400 tỷ USD
8. Nga: 2.200 tỷ USD
9. Italy: 2.100 tỷ USD
10. Ấn Độ: 2.000 tỷ USD

10 nước giàu nhất Thế giới
- Dưới đây là danh sách 10 nước được xếp hạng giàu nhất thế giới năm nay của tạp chí Forbes . Tiêu chí xếp hạng 10 nước giàu nhất thế giới của Forbes là dựa trên GDP bình quân đầu người :
1. Qatar
Qatar là một Vương quốc Hồi giáo tại Trung Đông - là đất nước giàu nhất thế giới với GDP bình quân đầu người là 91.379 USD. Đất nước này có dân số là 1,69 triệu dân. 
2. Luxembourg
Đất nước nhỏ bé có cái tên là Đại Công Quốc Luxembourg này nằm ở Trung Âu với chỉ có 0,51 triệu dân nhưng có tiềm lực kinh tế rất mạnh. Luxembourg có GDP bình quân đầu người cao thứ 2 thế giới, với 89.562 USD/người.
3. Các Tiểu Vương quốc Ả-rập Thống nhất
Đây là một Vương quốc gồm 6 Tiểu quốc hợp thành , là quốc gia ở vùng Trung đông , cóGDP bình quân đầu người là 57.774 USD,với số dân 8,26 triệu người.
4. Na Uy
Tên chính thức là Vương quốc Na Uy là một quốc gia Bắc Âu. Dân số của Na Uy là 4,97 triệu người. GDP bình quân đầu người của đất nước Bắc Âu này là 56.920 USD.
5. Singapore
Cộng hòa Singapore là quốc gia đảo gồm 63 hòn đảo nhỏ nằm ở Đông Nam Á, có số GDP bình quân đầu người của nước này là 56.797 USD. Dân số là 5,07 triệu người. 
6. Mỹ
Đất nước rộng lớn này nằm ở Bắc Mỹ với hơn 310 triệu dân có GDP bình quân theo đầu người là 47.084 USD, là quốc gia có nền kinh tế đứng đầu thế giới một cách tuyệt đối hơn 100 năm nay.
7. Thụy Sĩ
Thụy Sĩ nằm ở Trung Âu, có GDP bình quân đầu người là 46.424 USD. Số dân của đất nước này là 7,86 triệu người. 
8. Hà Lan
Vương quốc của hoa tuylip này nằm ở Trung Âu, trên bờ vịnh Ban tích ; có GDP bình quân đầu người là 42.447 USD. Số dân là 10,5 triệu người.
9. Ireland
Là quốc gia đảo nằm ở Bắc Âu có GDP bình quân trên đầu người của Ireland là 39.999 USD. Số dân của nước này là 4,58 triệu dân.
10. Áo
Quốc gia nằm ở trung tâm Châu Âu này có số dân 8,41 triệu người, Áo với đa số người dân nói tiếng Đức . GDP bình quân theo đầu người của Áo là: 39.711 USD.

Chúng ta hãy thử xem những người láng giềng của chúng ta hiện nay ở Đông Nam Á , họ đã tiến đến đâu ? Quy mô nền kinh tế của mỗi nước ra sao ? GDP đầu người của mỗi nước như thế nào ? Tôi xin cung cấp các số liệu sau để mọi người chiêm nghiệm . ( Xin lưu ý - đây là những số liệu do Ngân hàng thế giới(World Bank) và Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF, International Monetary Fund) công bố, ngày 13/02/2014 ).Theo đó :
Tổng GDP của từng nước như sau :
- Indonesia với dân số : 250.091.670 người có GDP là : 950 tỷ USD
- Myanma với dân số : 60.003.503 người có GDP là : 36 USD
- Thái Lan với dân số : 66.982.746 người có GDP là : 370 tỷ USD
- Việt Nam với dân số : 90.012.692 người có GDP là : 170 tỷ USD
- Malaysia với dân số : 27.763.309 người có GDP là : 290tỷ USD
- Philippines với dân số : 105.217.391 người có GDP là : 223 tỷ USD
- Lào với dân số : 6.318.284 người có GDP là : 8 tỷ USD
- Campuchia với dân số : 14.154.948 người có GDP là : 16 tỷ USD
- Đông Timor với dân số : 1.114.229 người có GDP là : 0, 980 tỷ USD
- Brunei với dân số : 409.872 người có GDP là : 13 tỷ USD
- Singapore với dân số : 5.009.236 người có GDP là : 293 tỷ USD

GDP bình quân đầu người của các nước trong khu vực như sau :
- Indonesia với : 4.007 USD/người
- Thái Lan với : 6.000 USD/người
- Malaysia với : 11.857 USD/người
- Singapore với : 56.797 USD/người
- Philippines với : 2.200 USD/người
- Việt Nam với : 1.970 USD/người
- Myanma với : 850 USD/người
- Campuchia với : 1.000 USD/người
- Brunei với : 41.004 USD/người
- Lào với : 1.489 USD/người
- Đông Timor với : 982 USD/ người.

Rộng hơn một chút với các nước châu Á thì Nhật Bản có bình quân đầu người hiện nay là : 47. 096 USD/người ; Trung Quốc là : 7.000 USD/ người ; Úc là : 47.687 USD/ người , Hàn Quốc : 23.113 USD/người .
Qua những số liệu trên đây, chúng ta thấy : Quy mô GDP bình quân đầu người tính bằng USD của Việt Nam còn rất thấp : đứng thứ 7/11 nước trong khu vực, đứng thứ 34/47 nước và vùng lãnh thổ ở châu Á và đứng thứ 136/191 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới có số liệu so sánh.
- Tổng GDP (Gross Domestic Product) của Việt Nam chúng ta ở Đông Nam Á đứng thứ 6/11 nước và đứng thứ 50 trên thế giới với 170 tỷ USD ( Bảng xếp hạng của năm 2012)

Do GDP bình quân đầu người tính bằng USD còn quá thấp, nên Việt Nam vẫn đứng trước nguy cơ tụt hậu xa hơn về quy mô tuyệt đối, trong khi tốc độ tăng GDP tính theo giá so sánh mấy năm nay đã tăng chậm lại. 
Đây cũng là một trong 3 yếu tố (chỉ số GDP bình quân đầu người, chỉ số tuổi thọ bình quân, chỉ số tỷ lệ đi học) làm cho thứ bậc về chỉ số phát triển con người (HDI) của Việt Nam ở mức thấp (đứng thứ 7/11 trong khu vực, thứ 35/45 ở châu Á và thứ 117/173 trên thế giới).

Trên đây là những số liệu tương đối chính xác mà tôi tổng hợp được từ nhiều nguồn ở các tổ chức tài chính có uy tín của thế giới nhất là từ Ngân hàng thế giới (World Bank) và Quỹ Tiền Tệ Quốc Tế (IMF, International Monetary Fund). Đồng thời qua theo dõi nhiều năm của cá nhân tôi, có so sánh đối chiếu với các công bố chính thống của Tổng cục Thống kê Việt Nam . Xin được cung cấp đến các bạn đọc, để quý độc giả có cái nhìn chính xác hơn về hiện tình của đất nước. Qua đó chúng ta thấy được - nền kinh tế VN hiện đang tụt hậu khá xa so với khu vực và thế giới.
Dĩ nhiên là có nhiều nguyên nhân khác nhau cả khách quan và chủ quan đã dẫn nền kinh tế VN đến tình trạng này. Ở đây tôi chỉ nêu ra và phân tích một khía cạnh xã hội khác đã góp phần vào sự tụt hậu này; mà hình như các nhà kinh tế học, các nhà xã hội học, các cơ quan thông tin của nhà nước và nhất là các nhà kỹ trị hình chưa bao giờ đề cập đến.
Chúng ta ai cũng biết “Dân có giàu thì nước mới mạnh”, đây là điều mà các nhà kỹ trị phải biết. Nhưng ở ta các nhà kỹ trị hình như đã quên điều này ?
Đã qua rồi cái thời cắp ô đi xin viện trợ khắp thế giới với lý do là “nước tôi bị chiến tranh”. Khi không còn lý do để xin xỏ nữa thì chúng ta phải tự nuôi nhau thôi. Nhưng ai nuôi ai bây giờ ? Theo quy luật thì dân phải nuôi quan thôi, người dân không thể chạy thoát đi đàng nào được cả ? Nhưng nuôi như thế nào cho hợp lý lại là cả một vấn đề ?

Qua nghiên cứu sơ bộ của tôi, cứ tạm tính nước ta hiện nay có 90 triệu dân và có hơn 4, 5 triệu Đảng viên – 4,5 triệu đảng viên này đương nhiên là những người ăn lương nhà nước – ăn lương nhà nước tức là công chức, mà công chức là một vị quan. Có nghĩa là hiện nay người dân từ chị bán vế số cho tới anh bốc vác ….hàng ngày phải cày để có tiền đóng thuế để nuôi từ ông bí thư chi bộ thôn (ấp) cho tới ông tổng bí thư. Và cũng thử tạm tính cũng phải bằng chừng đó suất lương mà ngân sách phải trả cho các lực lượng khác như quân đội, công an, giáo chức, thầy thuốc …. và cho các bộ phận khác nhằm vận hành bộ máy và tiền để nuôi sống cha mẹ, vợ con họ. Nhưng theo thông tin mới nhất thì hiện nước ta có 11 triệu người ăn lương nhà nước Tức là cứ 9 người dân Việt phải nuôi một người ăn lương nhà nước.
Với bình quân mỗi gia đình người Việt có 5 khẩu, chỉ có 2 vợ chồng là lao động chính còn lại là 3 người phụ thuộc là 01 người già và 02 đứa trẻ con - thì cứ hai gia đình, với 04 lao động - bất kể anh là ai - là ông nhà giàu hay chỉ là ông nông dân chân lấm tay bùn. Hoặc chị chỉ là một kẻ buôn thúng bán mẹt hay là những người công nhân với đồng lương không đủ sống .... đều bắt buộc phải nhịn ăn nhịn mặc đóng góp để nuôi một công chức nhà nước với đầy đủ các tiêu chuẩn theo quy định ! Tức là 4 người lao động phải nuôi một ông quan nhà nước ăn không ngồi rồi . Nếu tính theo tổng số dân thì cứ 9 người dân phải nuôi một ông đầy tớ. Theo tìm hiểu của tôi thì tỷ lệ này - tức là 1/9 là cao nhất thế giới ( tỷ lệ này tại Trung quốc là 1/17 - đã bị phê phán dữ dội).
Vậy những gì còn lại cho nồi cơm của người dân là quá nhỏ bé ? Hiện nay với rất nhiều các loại thuế và phí bắt buộc phải nộp đang vây quanh trong đời sống vốn đã khó khăn của người dân khiến cho người dân ngày càng kiệt quệ, sức mua giảm đều hàng năm. Nhưng các cơ quan công quyền vẫn chưa dừng lại mà đang tìm cách đẻ ra thêm nhiều loại phí và thuế mới.
Có ai thấy khoan mãi sức dân như vậy liệu người dân có chịu đựng nổi không ?
Người phương Tây qua thăm nước ta, họ thấy một vẻ hào nhoáng bên ngoài khá rực rỡ với những lời mời mọc niềm nở; họ thắc mắc: Vậy người Việt năm 2015 giàu hay nghèo nhỉ ? Không mệt mỏi, họ tìm vào trang web của UNDP-Vietnam và đọc được trong “Báo cáo tổng hợp quá trình tham vấn tại Việt Nam về Chương trình phát triển sau năm 2015”, với những câu trả lời gián tiếp: “Tuy mức độ chung về đói nghèo đã giảm một cách đáng kể..., song tốc độ giảm nghèo lại không đồng đều giữa các vùng và các nhóm dân cư. Nhóm dân tộc thiểu số cùng với nhóm người dân không có đất và người nhập cư nghèo ở đô thị đạt được kết quả thấp hơn. Vẫn còn sự bất bình đẳng ở những nhóm và trong đại bộ phận dân cư. “Hơn nữa, cũng có khoảng cách lớn giữa người dân đô thị và người dân nông thôn, và giữa các vùng của đất nước. Trong đó miền núi phía Bắc, miền Trung và vùng duyên hải đạt được mức độ thành công thấp hơn so với vùng khác...”.
Đã xuất hiện sự cách biệt giàu - nghèo và phân tầng xã hội, hay đúng hơn là "đứt gãy xã hội ”. Trong Báo cáo quốc gia: Kết quả 15 năm thực hiện các mục tiêu phát triển thiên niên kỷ của Việt Nam” một cảnh báo: “Ở Việt Nam, người dân ngày càng quan tâm đến bất bình đẳng... Vì vậy, nhu cầu xây dựng chính sách để giải quyết vấn đề bất bình đẳng ngày càng cấp thiết”.
Trong tình hình kinh tế đất nước như hiện nay, nếu những ai có một chút kiến thức nhất định về kinh tế học và theo dõi nội tình kinh tế và chính trị của đất nước - chúng ta sẽ thấy hình như cho đến nay các nhà kỹ trị Việt Nam vẫn chưa tìm ra được một đối sách thích hợp để vận hành bộ máy. Họ vẫn chưa tìm ra được một phương thức điều hành kinh tế vĩ mô đúng đắn - bằng chứng là họ vẫn liên tục đổi mới và sửa sai. Và mỗi một sai lầm của các nhà kỹ trị là làm chậm đi bước tiến của đất nước hàng chục năm. Tại sao ta vẫn cứ phải mò mẫm trong cái ao làng - mà không chịu học hỏi những thành công của các lân bang đi trước ?
Với những chính sách kinh tế và điều hành vĩ mô hợp lý – được lòng dân; chỉ cần 30 năm nước Nhật từ một đất nước thua trận, kinh tế kiệt quệ, tài nguyên khoáng sản hầu như không có gì, cơ sở hạ tầng bị tàn phá đã vươn lên thành một cường quốc. Nước Hàn - là một đất nước có diện tích nhỏ bé, sau cuộc chiến năm 1955, những gì còn lại chỉ là một đống gạch vụn, tài nguyên khoáng sản của họ cũng không có. Nhưng cũng chỉ bằng ấy thời gian cũng đã trở thành một nước công nghiệp mới (NIC), một con rồng của châu Á. Nay họ là một cường quốc kinh tế có GDP đứng thứ 04 châu Á.
Còn chúng ta đã hơn 40 năm thanh bình tự chủ nhưng sao ta vẫn là một trong những nước nghèo nhất châu Á – có ai tự hỏi tại sao không ?
Có ai đó tự hỏi liệu cách thức vận hành bộ máy hiện có vấn đề không ?
ĐKT
24.06.2014

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét