Những điều cần biết về thái giám trong cung triều Nguyễn

Một nhóm thái giám triều Nguyễn - năm 1918.
(Ảnh tư liệu của Nhà nghiên cứu Phan Thuận An.).


Thuở còn rất nhỏ, khi đang còn sinh sống trong một làng quê thanh bình của xứ Huế. Tôi thường nghe các bậc phụ huynh nói với nhau về một câu nói đẻ ông bộ cho làng nhờ, câu nói này khiến tôi khá thắc mắc. Vì ông Bộ là một nhân vật khá tiếng tăm trong làng tôi, đây là một chức sắc do làng đặt ra để lo việc làng. Đây không phải là một chức danh hay một ngạch bậc trong bộ máy nhà nước, nhưng do bộ máy làng là tự quàn nên các vị hương chức làng cũng có một số quyền hạn nhất định. Đó là một con người lớn tuổi thường bệ vệ trang nghiêm, có cốt cách đĩnh đạc ăn trên ngồi trước và thường là một nhà Nho. Với làng tôi thì thứ bậc trong bộ máy làng có 4 bậc hương chức từ cao xuống thấp như sau: bộ, hương, lý, kiểm. Nhưng tại sao bà con lại nói “đẻ” ra ông bộ ?

Và tôi lại vô tình lao vào một cuộc tìm kiếm khá dài lâu tìm lời giải cho câu hỏi này.

Như nói trên đây, ông bộ (hay ông hương, ông lý…) họ thường là những người lớn tuổi, không phải là những viên chức nhà nước hay trong bộ máy quản lý hành chánh làng. Đây chỉ là những hương chức được đặt ra theo luật tục nhằm duy trì trật tự và bảo vệ thuần phong mỹ tục của làng. Trong một làng có thể có nhiều ông bộ, ông hương, ông lý và nhiều ông kiểm. Từ thời vua Tự Đức trở về trước, nhất là trước khi người Pháp hoàn thành công cuộc xâm lược nước ta vào năm 1885; thì các hương chức này thường do dân làng bầu. Họ hoặc là những vị quan chức về hưu, những người có uy tín trong làng, những người có công với làng, những nhà Nho… . Nhưng từ sau khi người Pháp chiếm đóng nước ta do kinh phí nhà nước bị người Pháp nắm nhằm phục vụ cho công cuộc xâm lược của họ; khiến cho kinh phí phục vụ xây dựng nông thôn VN bị hạn chế. Thì một số các chức danh này thường được đem ra bán, để làng lấy tiền phục vụ cho việc tu sửa đường sá đình chùa và phục vụ việc cúng tế trong làng.

Ai có tiền thì có thể bỏ tiền ra mua các chức danh này, nên thường dẫn đến những câu chuyện cười ra nước mắt là có một số ông bộ, hay ông hương trong làng không biết chữ. Trong khi quy định trước đó là cấp ông bộ, sau đó là xuống cấp ông hương là phải biết chữ (chữ Nho) - xin lưu ý là việc học hành thời xưa (học chữ Nho) không phải dễ dàng như việc học chữ quốc ngữ ngày nay đâu.

Nhưng tất cả rõ ràng muốn trở thành một ông “bộ”, đó phải là một người lớn tuổi – không ai mới đẻ ra đã thành ông bộ được. Vậy cái thành ngữ đẻ ông bộ ra cho làng nhờ là gì ? Và phải hiểu như thế nào cho đúng cái thành ngữ này ?

Tôi đã bắt đầu cái sự tò mò của mình bằng cách hỏi những người lớn tuổi trong làng, nhưng đa số họ đều không thể trả lời được theo ý tôi. Thậm chí một vài ông chú trong họ là người hay sử dụng cái thành ngữ này nhất, nhưng khi tôi hỏi thì các ông chú cũng không trả lời được, sau một hồi vòng vo cuối cùng các vị cũng ờ à cho qua chuyện ?
Vậy là tôi phải lao vào tìm tòi từ sách vở thôi.

Nhưng phải sau một quá trình rất dài tìm tòi tôi mới tìm ra được một lời giải rất đơn giản thậm chí là khá dễ dàng vì nó nằm ngay trước mắt tôi. Đó là câu chuyện về những viên thái giám, hay còn gọi là hoạn quan trong các cung cấm của các triều đại phong kiến VN xưa .

 Chùa Từ Hiếu tại Huế - nơi thờ tự các hoạn quan triều Nguyễn

Cũng giống như các triều đại phong kiến trước đây trong lịch sử của dân tộc, triều đại nhà Nguyễn (1802 – 1945) vẫn duy trì việc sử dụng thái giám làm việc trong cung cấm.
Thái giám là những con người có số phận rất đặc biệt kể từ lúc mới chào đời (đối với giám sinh), hay kể từ khi bị thiến (đối với giám lặt) cho đến ngày nhắm mắt xuôi tay rời xa cõi thế.

Với bài viết này, tôi hy vọng rằng sẽ cung cấp thêm một số kiến thức cho bạn đọc một câu chuyện còn ít người biết đến về cuộc đời của các thái giám trong triều đại phong kiến cuối cùng của lịch sử Việt Nam.
Vốn chịu ảnh hưởng của nền văn hóa phương Đông, nên các triều đại phong kiến Việt Nam trong đó có triều đại nhà Nguyễn vẫn duy trì việc tuyển chọn thái giám để hầu hạ trong chốn hậu cung của nhà vua.

Nghĩa trang chùa Từ Hiếu, nơi chôn cất các hoạn quan sau khi họ chết.

Vậy thái giám là ai ? Theo các tư liệu lịch sử còn lưu lại cho đến ngày nay, thì thái giám có hai hệ, đó là "giám sinh" và "giám lặt".
Giám sinh : Họ là những người con trai khi sinh ra vốn dĩ đã bị khiếm khuyết ở bộ phận sinh dục mà dân gian ngày nay thường gọi là "lại cái" hay "ái nam, ái nữ", đến tuổi trưởng thành không thể có khả năng quan hệ tình dục với người khác giới. Theo quy định dưới thời phong kiến, gia đình nào sinh ra một người con như thế phải lập tức báo với quan chức ở trong làng, rồi từ làng báo lên tổng, lên huyện, rồi báo với Bộ Lễ trong triều đình đương thời. Đứa trẻ ấy sẽ được ghi tên vào sổ theo dõi cho đến lúc cai sữa (có tài liệu cho rằng khoảng 10 hay 11 tuổi) thì sẽ được đón vào cung nuôi nấng theo nghi lễ trong cung. Đến tuổi trưởng thành, Bộ Lễ sẽ đưa vào nội cung để làm thái giám, phục vụ những công việc thường ngày trong chốn hậu cung của nhà vua.
Theo quy định, làng nào có gia đình sinh được "giám sinh" thì cả làng ấy được miễn thuế 3 năm và khi đứa con đó đã trở thành thái giám thì cha, mẹ, anh em ruột thịt sẽ nhận được rất nhiều đặc ân của triều đình. Những đứa trẻ đặc biệt ấy còn được người dân ( nhất là vùng Thuận Hóa – Phú xuân – Huế ) gọi là ông Bộ. Vì thế, mới sinh ra câu chuyện « ông bộ » rắc rối như nói trên đây .
Cho đến ngày nay thỉnh thoảng đâu đó chúng ta vẫn nghe các bà, các mẹ, các o ở các vùng quê xứ Huế khi đi chợ gặp lúc thời giá đắt đỏ, lại bị chủ hàng quán kèo nài mua hàng… thường là các bà, các mẹ buông một câu "ăn thứ đó (mặt hàng đắt đỏ) để đẻ ông Bộ cho làng nhờ à…", hoặc là trong những ngày hội hè ở các làng, xã, sau các hội thi mang tính tập thể, các đội thắng cuộc thường rất vui vẻ một cách tột bậc thì người ta thường ví niềm vui đó theo kiểu nói "vui như làng đẻ được ông Bộ".
- Giám lặt : Ngoài những thái giám có nguồn gốc là "giám sinh" thì trong hàng ngũ thái giám phục vụ trong Tử cấm thành còn có những ông "giám lặt". Mà câu chuyện những thiếu niên bình thường được chọn sẽ bị thiến từ khi còn nhỏ một cách khá đau đớn và dã man, sau đó bị đưa vào cung nuôi, đã khiến cho một số nhà nhiên cứu văn hóa thế giới cho rằng đây là một trong những tội ác của các chế độ phong kiến phương Đông. Sau khi bị thiến, đứa trẻ nam trưởng thành sẽ bị rụng râu, rụng lông, ăn nói yểu điệu, giọng the thé giống như con gái. Tất cả những bộ phận bị cắt bỏ sẽ được sao tẩm để cất giữ lâu dài, khi được thăng chức sẽ đưa thứ ấy ra để trình làm vật chứng và đến khi thái giám ấy chết thì "bảo vật" ấy sẽ được chôn theo thi thể.

Hoa mưng (cây lộc vừng) rụng đỏ mặt hồ chùa Từ Hiếu

Tôi cũng đã tham khảo một số tư liệu về chủ đề này của nhà nghiên cứu Nguyễn Đắc Xuân, ông cho biết: Người làm thái giám trong cung gọi là hoạn quan. Hoạn có nghĩa là làm tôi tớ. Nhưng từ hoạn quan làm người đời hiểu từ hoạn là thiến (ví dụ như hoạn heo). Trong Tử cấm thành chỉ có một người đàn ông là đương kim hoàng đế, còn lại toàn là các bà phi tần, nữ quan, thị nữ. Từ việc sai vặt, hầu hạ vua và các bà hoàng thái hậu, các bà phi cho đến những việc nặng nhọc khác của đời sống trong cung cần sức lực của người dàn ông đều giao cho các thái giám..

Thái giám là những người thân cận nhất của vua và biết rất rõ về đời tư của vua; thậm chí là những bí mật cung đình, những bí mật của triều đại. Nên ở một số triều Vua, họ đã tận dụng những điều này nhằm đem quyền lợi về cho mình, thậm chí có lúc họ còn can thiệp vào việc triều chính là một thế lực khá mạnh trong việc tranh giành quyền lực giữa các phe phái trong triều đình. Vì vậy, để tránh sự lộng quyền của các thái giám, nhà Nguyễn đã từng bước hạn chế những ưu đãi và quyền lực của giới thái giám trong hoàng cung triều Nguyễn; chỉ sử dụng thái giám trong cung vào những việc sai vặt chứ  không cho can dự vào việc triều chính như các triều đại trước. Bởi lẽ trước đó, nhà Nguyễn đã rút ra được một bài học về sự lạm quyền của cận thần thái giám Lê Văn Duyệt thời Nguyễn sơ (thời vua Gia Long).
Từ các sự kiện trên, ngày mồng 1 tháng 12 năm Minh Mạng thứ 17 (tức ngày 17/3/1836) Vua Minh Mạng đã ra một chỉ dụ - Trong tờ dụ này, Vua Minh Mạng nói rõ là thái giám từ nay không được có một danh tước gì mà trong bất kỳ trường hợp nào họ cũng không thể được tiến cử vào hệ thống quan lại. Vua Minh Mạng cũng đã nhắc lại trong tờ dụ là  “ các thái giám chỉ để sai khiến và truyền các mệnh lệnh trong chốn nội đình và họ không được dính dáng đến việc triều chính, ai phạm phải quyết không dung tha ”. Đồng thời cho khắc vào bia dựng trước Quốc Tử Giám (Văn Thánh)  nêu rõ chủ trương này và truyền về sau cho hậu thế. Chỉ dụ này đã chấm dứt những sự lạm dụng thái quá của các thái giám dưới các triều Vua đầu thời Nguyễn .

Việc Vua Minh Mạng ra chỉ dụ là nhằm hạn chế các ưu đãi đối với thái giám vốn dĩ trước đó họ được hưởng, bên cạnh đó chỉ dụ còn hạ bệ các thái giám xuống địa vị của những kẻ hầu hạ. Tờ dụ của Vua Minh Mạng bắt buộc các thái giám không được đưa vào ngạch quan trường, nên đã tạo ra cho họ một hệ thống giai cấp đặc biệt để sắp xếp các ngạch, bậc và quy định lương bổng bằng lúa và quan tiền.
Đến thời Vua Đồng Khánh - năm thứ 2 (1887) có một vài thay đổi về lương tính bằng quan tiền được tăng lên. Đến thời Vua Thành Thái - năm thứ 2 (1890) lương của thái giám hàng tháng nhận bằng lúa và quan tiền bị bỏ hẳn và thay bằng đồng bạc.
Trong đời sống và đặc biệt là sau khi Vua Minh Mạng cho ra tờ dụ vào năm 1836, bản thân các thái giám không còn được hưởng bất cứ một vinh dự nào giống như các quan chức khác ở trong cung. Tuy nhiên, các thái giám lại mang về cho cho người thân một vài vinh dự. Theo quy định thì các thái giám nằm trong 3 hạng trên là Thủ đẳng, Thứ đẳng và Trung đẳng có thể đứng ra xin cho cha họ chức Nhiêu phụ, là chức được vĩnh viễn miễn thuế cũng như xin phong chức Miễn nhiêu (khỏi thuế cả đời) cho anh em hay cho cháu. Các thái giám hạng tư (Á đẳng) hay hạng năm (Hạ đẳng) thì không được xin gì cho cha mà chỉ có thể xin một chức Miễn nhiêu cho anh em hay cháu mà thôi…

Đây chỉ là một bài viết ngắn, trước là lời giải cho câu hỏi của chính tôi về một tập tục trong một làng quê tại xứ Huế. Nhưng sau cũng là một tư liệu, một câu trả lời - một lời khuyên cho những ai hiện đã và đang sử dụng câu nói “đẻ ông bộ cho làng nhờ” một cách vô thức. Nói mà không biết mình nói gì lại còn đi dạy bảo người khác là một điều hoàn toàn không nên./.

ĐKT
 24.7.2012                                                                  

BẢNG TRA NIÊN HIỆU CÁC TRIỀU VUA VIỆT NAM

(Xếp theo vần ABC)
Niên hiệu
Chữ Hán
Tây lịch
Tên vua
Anh Vũ Chiêu Thắng
英武昭勝
1076-1084
Lý Nhân Tông
Bảo Đại
保大
1926-1945
Nguyễn Bảo Đại (Vĩnh Thụy)
Bảo Định
寶定
1592
Mạc Kính Chỉ
Bảo Hưng
寶興
1801-1802
Nguyễn Quang Toản
Bảo Phù
寶符
1273-1278
Trần Thánh Tông
Bảo Thái
保泰
1720-1729
Lê Dụ Tông
Càn Phù Hữu Đạo
乾符有道
1039-1042
Lý Thái Tông
Càn Thống
乾統
1593-1625
Mạc Kính Cung
Cảnh Hưng
景興
1740-1786
Lê Hiển Tông
Cảnh Lịch
1548-1553
Mạc Tuyên Tông
Cảnh Thịnh
景盛
1793-1801
Nguyễn Quang Toản
Cảnh Thống
景統
1498-1504
Lê Hiến Tông
Cảnh Thụy
景瑞
1008-1009
Lê Ngọa Triều
Cảnh Trị
景治
1663-1671
Lê Huyền Tông
Chiêu Thống
昭統
1787-1789
Lê Chiêu Thống (Mẫn Đế)
Chính Hòa
正和
1680-1705
Lê Hy Tông
Chính Long Bảo Ứng
政龍寶應
1163-1174
Lý Anh Tông
Chính Trị
正治
1558-1571
Lê Anh Tông
Chương Thánh Gia Khánh
彰聖嘉慶
1059-1065
Lý Thánh Tông
Diên Ninh
延寧
1454-1459
Lê Nhân Tông
Diên Thành
延成
1578-1585
Mạc Mậu Hợp
Dục Đức
育德
1883
Nguyễn Dục Đức
Duy Tân
維新
1907-1916
Nguyễn Duy Tân (Vĩnh San)
Dương Đức
陽德
1672-1674
Lê Gia Tông
Dương Hòa
陽和
1635-1643
Lê Thần Tông
Đại Bảo(Thái Bảo)
大寶
1440-1442
Lê Thái Tông
Đại Chính
大正
1530-1540
Mạc Thái tông
Đại Định
大定
1140-1162
Lý Anh Tông
Đại Định
大定
1369-1370
Dương Nhật Lễ
Đại Đức (Thiên Đức)
大德
544-548
Lý Nam Đế
Đại Khánh
大慶
1314-1323
Trần Minh Tông
Đại Trị
大治
1358-1369
Trần Dụ Tông
Đoan Khánh
端慶
1505-1509
Lê Uy Mục
Đoan Thái
端泰
1586-1587
Mạc Mậu Hợp
Đồng Khánh
同慶
1886-1888
Nguyễn Cảnh Tông
Đức Long
1629-1635
Lê Thần Tông
Đức Nguyên
德元
1674-1675
Lê Gia Tông
Gia Long
嘉隆
1802-1819
Nguyễn Thế Tổ
Gia Thái
嘉泰
1573-1577
Lê Thế Tông
Hàm Nghi
咸宜
1885-1888
Nguyễn Hàm Nghi
Hiệp Hòa
協和
1883
Nguyễn Hiệp Hòa
Hoằng Định
弘定
1600-1619
Lê Kính Tông
Hội Phong
會豐
1092-1100
Lý Nhân Tông
Hội Tường Đại Khánh
會祥大慶
1110-1119
Lý Nhân Tông
Hồng Đức
洪德
1470-1497
Lê Thánh Tông
Hồng Ninh
洪寧
1591-1592
Mạc Mậu Hợp
Hồng Phúc
洪福
1572-1573
Lê Anh Tông
Hồng Thuận
洪順
1509-1516
Lê Tương Dực
Hưng Khánh
興慶
1407-1409
Giản Định Đế
Hưng Long
興隆
1293-1314
Trần Anh Tông
Hưng Thống
興統
989-993
Lê Hoàn
Hưng Trị
興治
1588-1590
Mạc Mậu Hợp
Khai Đại
開大
1403-1407
Hồ Hán Thương
Khai Hựu
開祐
1329-1341
Trần Hiến Tông
Khai Thái
開泰
1324-1329
Trần Minh Tông
Khang Hựu
1593
Mạc Kính Chỉ
Khải Định
1916-1925
Nguyễn Hoằng Tông
Khánh Đức
慶德
1649-1653
Lê Thần Tông
Kiến Gia
建嘉
1211-1224
Lý Huệ Tông
Kiến Phúc
建福
1883-1884
Nguyễn Giản Tông
Kiến Tân
建新
1398-1400
Trần Thiếu Đế
Kiến Trung
建中
1225-1232
Trần Thái tông
Long Chương Thiên Tự
龍彰天嗣
1066-1068
Lý Thánh Tông
Long Đức
龍德
1732-1735
Lê Thuần Tông
Long Khánh
隆慶
1372-1377
Trần Duệ Tông
Long Phù
龍符
1101-1109
Lý Nhân Tông
Long Thái
1618-1625
Mạc Kính Khoan
Long Thụy Thái Bình
龍瑞太平
1054-1058
Lý Thánh Tông
Minh Đạo
明道
1042-1044
Lý Thái Tông
Minh Đức
明德
1527-1529
Mạc Thái Tổ
Minh Mạng
明命
1820-1840
Nguyễn Thánh Tổ
Nguyên Hòa
元和
1533-1548
Lê Trang Tông
Nguyên Phong
元豐
1251-1258
Trần Thái Tông
Phúc Thái
福泰
1643-1649
Lê Chân Tông
Quang Bảo
光寶
1554-1561
Mạc Tuyên Tông
Quang Hưng
光興
1578-1599
Lê Thế Tông
Quảng Hòa
廣和
1541-1546
Mạc Hiến Tông
Quảng Hựu
廣祐
1085-1092
Lý Nhân Tông
Quang Thái
光泰
1388-1398
Trần Thuận Tông
Quang Thiệu
光紹
1516-1522
Lê Chiêu Tông
Quang Thuận
光順
1460-1469
Lê Thánh Tông
Quang Trung
光中
1788-1792
Nguyễn Huệ
Sùng Hưng Đại Bảo
崇興大寶
1049-1054
Lý Thái Tông
Sùng Khang
崇康
1566-1577
Mạc Mậu Hợp
Tự Đức
嗣德
1848-1883
Nguyễn Dực Tông
Thái Đức
泰德
1778-1793
Nguyễn Nhạc
Thái Bình
太平
970-980
Đinh Tiên Hoàng
Thái Hòa (đúng:Đại Hòa)
 () 
1443-1453
Lê Nhân Tông
Thái Ninh
太寧
1072-1076
Lý Nhân Tông
Thái Trinh
太貞
1504
Lê Túc Tông
Thánh Nguyên
聖元
1400
Hồ Quý Ly
Thành Thái
成泰
1889-1907
Nguyễn Thành Thái
Thận Đức
慎德
1600-1600
Lê Kính Tông
Thần Vũ
神武
1069-1072
Lý Thánh Tông
Trị Bình Long Ứng
治平龍應
1205-1210
Lý Cao Tông
Thiên Cảm Chí Bảo
天感至寶
1174-1175
Lý Anh Tông
Thiên Cảm Thánh Vũ
天感聖武
1044-1049
Lý Thái Tông
Thiên Chương Bảo Tự
天彰寶嗣
1133-1138
Lý Thần Tông
Thiên Chương Hữu Đạo
天彰有道
1224-1225
Lý Chiêu Hoàng
Thiên Đức (Đại Đức)
天德
544-548
Lý Nam Đế
Thiên Gia Bảo Hựu
天嘉寶祐
1202-1205
Lý Cao Tông
Thiên Huống Bảo Tượng
天貺寶象
1068-1069
Lý Thánh Tông
Thiên Hưng
天興
1459-1460
Lê Nghi Dân
Thiên Hựu
天祐
1557-1557
Lê Anh Tông
Thiên Phù Duệ Vũ
天符睿武
1120-1126
Lý Nhân Tông
Thiên Phù Khánh Thọ
天符慶壽
1127
Lý Nhân Tông
Thiên Phúc
天福
980-988
Lê Hoàn
Thiên Phúc
天福
980
Đinh Toàn
Thiên Tư Gia Thụy
天資嘉瑞
1186-1202
Lý Cao Tông
Thiên Thành
天成
1028-1034
Lý Thái Tông
Thiên Thuận
天順
1128-1132
Lý Thần Tông
Thiên Ứng Chính Bình
天應政平
1232-1251
Trần Thái Tông
Thịnh Đức
盛德
1653-1658
Lê Thần Tông
Thiệu Bảo
紹寶
1279-1285
Trần Nhân Tông
Thiệu Bình
紹平
1434-1439
Lê Thái Tông
Thiệu Khánh
紹慶
1370-1372
Trần Nghệ Tông
Thiệu Long
紹隆
1258-1272
Trần Thánh Tông
Thiệu Minh
紹明
1138-1140
Lý Anh Tông
Thiệu Phong
紹豐
1341-1357
Trần Dụ Tông
Thiệu Thành
紹成
1401-1402
Hồ Hán Thương
Thiệu Trị
紹治
1841-1847
Nguyễn Hiến Tổ (Miên Tông)
Thông Thụy
通瑞
1034-1039
Lý Thái Tông
Thống Nguyên
統元
1522-1527
Lê Cung Hoàng
Thuận Bình
順平
1548-1556
Lê Trung Tông
Thuận Đức
順德
1638-1677
Mạc Kính Vũ
Thuận Thiên
順天
1010-1028
Lý Thái Tổ
Thuận Thiên
順天
1428-1433
Lê Thái Tổ
Thuần Phúc
淳福
1562-1565
Mạc Mậu Hợp
Trinh Phù
貞符
1176-1186
Lý Cao Tông
Trùng Hưng
重興
1285-1293
Trần Nhân Tông
Trùng Quang
重光
1409-1413
Trần Quý Khoáng
Ứng Thiên
應天
994-1005
Lê Hoàn
Ứng Thiên
應天
1005-1007
Lê Ngọa Triều
Vạn Khánh
萬慶
1662
Lê Thần Tông
Vĩnh Định
永定
1547
Mạc Tuyên Tông
Vĩnh Hựu
1735-1740
Lê Ý Tông
Vĩnh Khánh
永慶
1729-1732
Lê Đế Duy Phường
Vĩnh Tộ
永祚
1619-1629
Lê Thần Tông
Vĩnh Thịnh
永盛
1705-1720
Lê Dụ Tông
Vĩnh Thọ
永壽
1658-1662
Lê Thần Tông
Vĩnh Trị
永治
1676-1680
Lê Hy Tông
Vũ An
武安
1592-1593
Mạc Kính Toàn
Xương Phù
昌符
1377-1388
Trần Phế Đế

Tư liệu này được sưu tầm từ nhiều nguồn khác nhau, để bảo đảm tính chính xác nên nó được chỉnh sửa thường xuyên./.

ĐKT 
28.10.2013