Hình ảnh một đám tang tại Huế
Sinh
hoạt của xã hội Á Đông vốn nặng tình cảm, coi trọng huyết thống gia đình thân
tộc hơn. Nên từ xa xưa, vấn đề tang lễ đã được đặt ra một cách có quy củ, chu
đáo và cẩn thận. Các nghi thức về tang lễ, tang chế đều dựa theo các nguyên tắc
luân lý và đạo đức của nền văn hóa ấy. Lâu ngày, các định lệ này đã thành ra
tục lệ với những biến thể phù hợp với nếp sống riêng của từng vùng miền của
người Việt Nam
Riêng vùng Thừa Thiên – Huế và Quãng trị ngày nay, vốn là đất Kinh Kỳ hơn 300 năm của Nhà Nguyễn - triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam. Nên những nét văn hoá trong giao tiếp, trong ẩm thực, trong lễ hội, trong tang lễ…- những nét văn hóa phi vật thể, còn lưu giữ được cho đến ngày nay - “có thể nói là tiêu biểu nhất cho nền văn hóa – văn hiến Việt Nam.” (1).
Riêng vùng Thừa Thiên – Huế và Quãng trị ngày nay, vốn là đất Kinh Kỳ hơn 300 năm của Nhà Nguyễn - triều đại phong kiến cuối cùng của Việt Nam. Nên những nét văn hoá trong giao tiếp, trong ẩm thực, trong lễ hội, trong tang lễ…- những nét văn hóa phi vật thể, còn lưu giữ được cho đến ngày nay - “có thể nói là tiêu biểu nhất cho nền văn hóa – văn hiến Việt Nam.” (1).
Bài viết này chỉ nói về một số nét trong
phong tục tang lễ ở một số vùng của Tỉnh Thừa Thiên – Huế mà tác giả có điều
kiện nghiên cứu kỹ (quê hương của tác giả). Đồng thời trình bày bài viết với
phương ngữ của vùng này (có lý giải một số thổ ngữ để độc giả dể hiểu). Như đã
nói, các phong tục trong tang lễ của các địa phương trên địa bàn Thừa Thiên Huế
tuy có nhiều nét khác nhau nhưng vẫn giống nhau ở những điểm cơ bản. Xin được
chép lại những nét cơ bản của phong tục này ở vùng phía Nam của tỉnh Thừa Thiên
- Huế, gồm các huyện - Phú Vang, Hương Thũy, Phú Lộc…. Để bà con gốc Huế đang
sinh sống trên toàn quốc biết phòng khi gia đình có hữu sự khỏi lúng túng trong
lúc " tang gia bối rối ".
Theo quy định của lệ
làng, khi các gia đình có người qua đời, nếu chết ở đường xa đem về, quan tài
không được đem vào nhà (vào làng), mà làm tang ở ngã ba đường cái, hoặc ở
nghĩa trang làng. Nếu qua đời trong sự bình thường ở tại làng, quan tài thường
được quàng ở nhà lớn, tùy theo địa vị trong gia đình để quàng ở căn giữa, căn trên
hay căn dưới (nhà ở của người Huế thường có ba gian). Dân làng sẽ truyền
miệng cho nhau để trong làng cùng biết - “Nhất cận thân, nhì cận lưng” là vậy. Bà con lối xóm và thân thuộc trong họ tộc
sẽ tập trung tại nhà tang chủ đầy đủ, người làm rạp, người trang hoàng, người
tẩm liệm, ai cũng tự tìm ra việc để giúp đỡ tang chủ, công việc rộn rịp trong
ngày đầu. Từ chết không ai được nói đến, mà gọi là mất. Người vừa mất được đặt
trên cái giường quay đầu ra ngoài sân.
- Cơm gối đầu: Khi gia đình có người mất, người nhà
đơm một chén cơm đầy ép chặt bằng hai cái chén, chén cơm để một cái trứng vịt
đã lột vỏ và cắm vào chén cơm một đôi đũa tre, trên đầu đũa có vót cho tre quấn
lại thành cái bông, rồi để chén cơm ấy phía trên đầu người chết.
- Tẩm liệm: Người chết được rửa ráy bằng nước ấm (nước đun sôi để nguội), dùng vải sạch lau lên thi thể. Có khi phun rượu để uốn nắn chân tay đã cứng và cong vào tư thế thích hợp. Thay bộ quần áo cũ bằng bộ quần áo tang vải sô. Mặc thêm bộ quần áo thường dùng nhưng còn mới, cắt bỏ khuy nút bằng kim khí, xương, sành, để tránh các vật liệu này ảnh hưởng lâu dài về sau với xương cốt của người chết. Người ta nhét vào miệng người chết miếng bã trầu và vài hột gạo hoặc cái khâu màu vàng, tục này gọi là phạn (ăn) hàm. Ở tay đặt vào vài đồng tiền xu xưa, hoặc tiền đang lưu hành, mục đích để người chết dùng tiền mà “đi đò” (đò âm dương – từ dương gian sang âm phủ). Đặt trên bụng một con dao hay cái liềm để trừ tà ma. Lúc khâm liệm, nếu người chết đã lớn tuổi là Phật tử thì đắp thêm trên người chiếc áo Quan Âm. Những người chết oan, giờ xấu thêm vào quan tài lá bùa do thầy pháp vẽ, hay bỏ thêm bộ bài trùng. Thân thể được bó lại ở một số đoạn bằng vải thô trắng (như tay, chân), nhằm giữ thân thể cố định với tư thế thích hợp. Khi liệm chọn giờ tốt mà nhập liệm tránh Trùng Tang Liên Táng, tránh tương khắc với những người thân trong gia đình, nhất là người con ( cháu ) trưởng.
- Quan tài (hòm) được trét đất sét phía trong, đất sét được nhào thật nhuyễn với nước cơm (hồ) trát phía trong, ở các góc và các kẽ hở (ngày nay đã được thay thế bằng các loại keo dán công nghiệp). Dùng giấy bản dán vào lớp đất sét, lót dưới đáy hòm nhiều trà thô, mạc cưa, mun (tro bếp). Khi nhập liệm phải làm lễ hạ thổ, thi thể đàn ông đưa lên đưa xuống đất 7 lần (7 vía), đàn bà 9 lần (9 vía), để khí dương trong thân thể người chết thoát hết vào đất. Sau đó đặt thi thể người chết vào quan tài, phủ đất cát sạch (hoặc đất vàng) kín mít. Đậy nắp quan tài cũng phải coi giờ tốt. Dùng dây mây hoặc tre làm dây néo ở hai đầu quan tài thật chắc (tử khí trong quan tài mạnh có thể làm bật nắp quan tài). Quan tài đặt trên hai chiếc ghế ngắn. Chân ghế có cột vải tẩm dầu hỏa để phòng ngừa kiến leo lên. Dưới quan tài đặt một dĩa đèn dầu phụng thắp sáng suốt ngày đêm, mục đích là hơi dầu phụng thơm, xông lên đánh tan mùi tử khí. Phía ngoài hòm trang trí các hoa văn, cánh sen hoặc sơn phết cho đẹp, phủ trùm lên trên hòm một tấm vải “đăng ten” màu trắng, cuối cùng đặt lên trên nắp hòm một dãy đèn sáp (số lượng 7 hoặc 9 cây tùy theo người chết là nam hay nữ), nhập liệm xong hòm được gọi là linh cữu. Trước linh cữu đặt một bàn để thờ vong, gọi là Linh tọa (2). Trên linh tọa có bày đầy đủ bát nhang, đèn, bông chuối ,chén nước trong , bài vị và di ảnh của người chết. Trước linh tọa, đôi khi có nơi đặt bàn Phật, có nhà lập bàn Phật xây qua hướng khác.
- Minh tinh, hay còn gọi là Tấm Triệu, làm bằng vải, vóc hoặc nhiễu dài lối ba thước tây, rộng nữa thước, màu đỏ (hoặc trắng), được treo vào một cành tre dài , theo lệ xưa thì người nhà phải tới nhà các vị chức sắc làng xã để xin chữ Triệu - vì Triệu thật tế là một thứ cờ tang được ghi tên họ, chức vị, tánh tình, đức hạnh của người chết để nêu cho thiên hạ biết. Những nhận xét này đều phải do các vị chức sắc phê (nhưng thường được nêu những điều tốt đẹp, không ai dại gì nói xấu người chết?), người nhà đem về điền tên tuổi vào cho đủ . Viết Triệu cần phải nhớ bốn chữ " Quỹ, Khốc, Linh, Thính " mà viết làm sao cho chữ cuối đừng phạm vào 2 chữ đầu là Quỹ và Khốc thì không tốt. Chữ chót của đàn ông nhằm chữ Linh và đàn bà nhằm chữ Thính là lành, cho nên phải tùy mà thêm bớt. Đàn ông lấy Tam cương làm trọng, đàn bà giữ Tứ đức làm đầu để hợp với số 3 và 4 là Linh, Thính. Trong Triệu ghi chữ của vị chức sắc cho, khi thêm vào nữa thì đàn ông ghi chữ Lợi viết ..., còn đàn bà thì chữ Biểu viết...: hai chữ Lợi viết tức là nhận lấy rằng..., cũng như chữ Lợi Quan là nhận chức. Còn hai chữ Biểu viết tức là Lộ, là rõ ràng danh hiệu cũng như hai chữ Biểu lộ vậy. Viết xong đặt hoặc treo ở bàn linh tọa, khi di quan mới treo ở cành tre và được mang đi đầu đoàn di quan. Không có lá triệu là không được, vì phong tục đã có câu “ ma chết không hồn, không triệu ” là không về cõi âm được.
- Tang lễ ở làng, nhà có điều kiện thường mời thầy chùa, thầy pháp, có ban nhạc lễ ; nhà có hoàn cành khó khăn, thì nhờ hội đồng của làng lo giúp, khuông hội Phật giáo làng đến cúng kiến tụng kinh chăm lo chu toàn. Chính nhờ những phong tục quý hóa này của làng quê mà các tang lễ tổ chức ở làng tại xứ Huế , luôn ấm cúng và đầy tính nhân văn, không phân biệt giàu nghèo. Chương trình tang lễ được đặt ra tùy theo xem được ngày giờ chôn cất lâu hay mau. Nếu không coi ngày giờ, nội trong ba ngày là phải chôn cất: “Tam nhật nội chi nội bất khán lịch nhật”. Người chết gặp lúc cận Tết phải chôn cất vào ngày 30 tháng Chạp, không được để sang năm mới.
Sau khi nhập liệm xong, sửa sang nhà cửa tươm tất rồi làm lễ thành phục. Lễ thành phục là lễ chịu tang, con cháu nội ngoại, dâu, rễ, chắt chiu họp lại bịt khăn tang. Ai cũng dùng sắc phục màu trắng; riêng chắt nội mặc áo và bịt khăn màu đỏ, chắc ngoại mặc áo và bịt khăn màu vàng. Lễ thành phục xong, con trai, cháu nội đích tôn đội mũ rơm, chống gậy tre (nếu ông nội hoặc cha mất), gậy vông (nếu bà nội hoặc mẹ mất). Phụ nữ là con, vợ, dâu trùm vải lên đẩu gọi là mũ mấn. Quanh quẩn bên quan tài không được lớn tiếng và không được ngồi ăn uống với khách đến viếng thăm, chỉ được phép đứng .
- Nhưng trước khi làm lễ thành phục phải có mâm cau trầu rượu, cậy (mời) cho được một vị làm Chấp Lệnh nội (thường là mời các vị trưởng Họ, trưởng Phái, hoặc một người lớn tuổi trong dòng Họ có uy tín, có kinh nghiệm, có tài tổ chức đảm đương trách nhiệm này ). Ông chấp lệnh nội, là người điều hành tang lễ trong suốt thời gian tang chế. Mọi người trong hàng tang chủ phải tuyệt đối chấp hành, vì “ tang gia bối rối ” nên không sáng suốt để điều hành công việc , mọi nhu cầu hoặc ý kiến đều trình bày với “quan” chấp lệnh .
- Tẩm liệm: Người chết được rửa ráy bằng nước ấm (nước đun sôi để nguội), dùng vải sạch lau lên thi thể. Có khi phun rượu để uốn nắn chân tay đã cứng và cong vào tư thế thích hợp. Thay bộ quần áo cũ bằng bộ quần áo tang vải sô. Mặc thêm bộ quần áo thường dùng nhưng còn mới, cắt bỏ khuy nút bằng kim khí, xương, sành, để tránh các vật liệu này ảnh hưởng lâu dài về sau với xương cốt của người chết. Người ta nhét vào miệng người chết miếng bã trầu và vài hột gạo hoặc cái khâu màu vàng, tục này gọi là phạn (ăn) hàm. Ở tay đặt vào vài đồng tiền xu xưa, hoặc tiền đang lưu hành, mục đích để người chết dùng tiền mà “đi đò” (đò âm dương – từ dương gian sang âm phủ). Đặt trên bụng một con dao hay cái liềm để trừ tà ma. Lúc khâm liệm, nếu người chết đã lớn tuổi là Phật tử thì đắp thêm trên người chiếc áo Quan Âm. Những người chết oan, giờ xấu thêm vào quan tài lá bùa do thầy pháp vẽ, hay bỏ thêm bộ bài trùng. Thân thể được bó lại ở một số đoạn bằng vải thô trắng (như tay, chân), nhằm giữ thân thể cố định với tư thế thích hợp. Khi liệm chọn giờ tốt mà nhập liệm tránh Trùng Tang Liên Táng, tránh tương khắc với những người thân trong gia đình, nhất là người con ( cháu ) trưởng.
- Quan tài (hòm) được trét đất sét phía trong, đất sét được nhào thật nhuyễn với nước cơm (hồ) trát phía trong, ở các góc và các kẽ hở (ngày nay đã được thay thế bằng các loại keo dán công nghiệp). Dùng giấy bản dán vào lớp đất sét, lót dưới đáy hòm nhiều trà thô, mạc cưa, mun (tro bếp). Khi nhập liệm phải làm lễ hạ thổ, thi thể đàn ông đưa lên đưa xuống đất 7 lần (7 vía), đàn bà 9 lần (9 vía), để khí dương trong thân thể người chết thoát hết vào đất. Sau đó đặt thi thể người chết vào quan tài, phủ đất cát sạch (hoặc đất vàng) kín mít. Đậy nắp quan tài cũng phải coi giờ tốt. Dùng dây mây hoặc tre làm dây néo ở hai đầu quan tài thật chắc (tử khí trong quan tài mạnh có thể làm bật nắp quan tài). Quan tài đặt trên hai chiếc ghế ngắn. Chân ghế có cột vải tẩm dầu hỏa để phòng ngừa kiến leo lên. Dưới quan tài đặt một dĩa đèn dầu phụng thắp sáng suốt ngày đêm, mục đích là hơi dầu phụng thơm, xông lên đánh tan mùi tử khí. Phía ngoài hòm trang trí các hoa văn, cánh sen hoặc sơn phết cho đẹp, phủ trùm lên trên hòm một tấm vải “đăng ten” màu trắng, cuối cùng đặt lên trên nắp hòm một dãy đèn sáp (số lượng 7 hoặc 9 cây tùy theo người chết là nam hay nữ), nhập liệm xong hòm được gọi là linh cữu. Trước linh cữu đặt một bàn để thờ vong, gọi là Linh tọa (2). Trên linh tọa có bày đầy đủ bát nhang, đèn, bông chuối ,chén nước trong , bài vị và di ảnh của người chết. Trước linh tọa, đôi khi có nơi đặt bàn Phật, có nhà lập bàn Phật xây qua hướng khác.
- Minh tinh, hay còn gọi là Tấm Triệu, làm bằng vải, vóc hoặc nhiễu dài lối ba thước tây, rộng nữa thước, màu đỏ (hoặc trắng), được treo vào một cành tre dài , theo lệ xưa thì người nhà phải tới nhà các vị chức sắc làng xã để xin chữ Triệu - vì Triệu thật tế là một thứ cờ tang được ghi tên họ, chức vị, tánh tình, đức hạnh của người chết để nêu cho thiên hạ biết. Những nhận xét này đều phải do các vị chức sắc phê (nhưng thường được nêu những điều tốt đẹp, không ai dại gì nói xấu người chết?), người nhà đem về điền tên tuổi vào cho đủ . Viết Triệu cần phải nhớ bốn chữ " Quỹ, Khốc, Linh, Thính " mà viết làm sao cho chữ cuối đừng phạm vào 2 chữ đầu là Quỹ và Khốc thì không tốt. Chữ chót của đàn ông nhằm chữ Linh và đàn bà nhằm chữ Thính là lành, cho nên phải tùy mà thêm bớt. Đàn ông lấy Tam cương làm trọng, đàn bà giữ Tứ đức làm đầu để hợp với số 3 và 4 là Linh, Thính. Trong Triệu ghi chữ của vị chức sắc cho, khi thêm vào nữa thì đàn ông ghi chữ Lợi viết ..., còn đàn bà thì chữ Biểu viết...: hai chữ Lợi viết tức là nhận lấy rằng..., cũng như chữ Lợi Quan là nhận chức. Còn hai chữ Biểu viết tức là Lộ, là rõ ràng danh hiệu cũng như hai chữ Biểu lộ vậy. Viết xong đặt hoặc treo ở bàn linh tọa, khi di quan mới treo ở cành tre và được mang đi đầu đoàn di quan. Không có lá triệu là không được, vì phong tục đã có câu “ ma chết không hồn, không triệu ” là không về cõi âm được.
- Tang lễ ở làng, nhà có điều kiện thường mời thầy chùa, thầy pháp, có ban nhạc lễ ; nhà có hoàn cành khó khăn, thì nhờ hội đồng của làng lo giúp, khuông hội Phật giáo làng đến cúng kiến tụng kinh chăm lo chu toàn. Chính nhờ những phong tục quý hóa này của làng quê mà các tang lễ tổ chức ở làng tại xứ Huế , luôn ấm cúng và đầy tính nhân văn, không phân biệt giàu nghèo. Chương trình tang lễ được đặt ra tùy theo xem được ngày giờ chôn cất lâu hay mau. Nếu không coi ngày giờ, nội trong ba ngày là phải chôn cất: “Tam nhật nội chi nội bất khán lịch nhật”. Người chết gặp lúc cận Tết phải chôn cất vào ngày 30 tháng Chạp, không được để sang năm mới.
Sau khi nhập liệm xong, sửa sang nhà cửa tươm tất rồi làm lễ thành phục. Lễ thành phục là lễ chịu tang, con cháu nội ngoại, dâu, rễ, chắt chiu họp lại bịt khăn tang. Ai cũng dùng sắc phục màu trắng; riêng chắt nội mặc áo và bịt khăn màu đỏ, chắc ngoại mặc áo và bịt khăn màu vàng. Lễ thành phục xong, con trai, cháu nội đích tôn đội mũ rơm, chống gậy tre (nếu ông nội hoặc cha mất), gậy vông (nếu bà nội hoặc mẹ mất). Phụ nữ là con, vợ, dâu trùm vải lên đẩu gọi là mũ mấn. Quanh quẩn bên quan tài không được lớn tiếng và không được ngồi ăn uống với khách đến viếng thăm, chỉ được phép đứng .
- Nhưng trước khi làm lễ thành phục phải có mâm cau trầu rượu, cậy (mời) cho được một vị làm Chấp Lệnh nội (thường là mời các vị trưởng Họ, trưởng Phái, hoặc một người lớn tuổi trong dòng Họ có uy tín, có kinh nghiệm, có tài tổ chức đảm đương trách nhiệm này ). Ông chấp lệnh nội, là người điều hành tang lễ trong suốt thời gian tang chế. Mọi người trong hàng tang chủ phải tuyệt đối chấp hành, vì “ tang gia bối rối ” nên không sáng suốt để điều hành công việc , mọi nhu cầu hoặc ý kiến đều trình bày với “quan” chấp lệnh .
- Sau khi làm lễ thành phục, phải mời làng (“làng ”là các vị trong hội đồng tộc trưỡng và các vị chức sắc của làng) đến nhà
tang chủ để thưa chuyện – khi thưa phải có khay trầu rượu, thường là con trai
trưỡng của người chết đứng ra thưa (hoặc chú bác của người này), xin làng cử
cho một quan Chấp lệnh Ngoại để phát lệnh làng – và một vị Cai Giang để chỉ huy
việc đưa linh cửu ra nghĩa trang, xin làng lo giúp cho người thân được mồ yên
mã đẹp, xứng đáng là con dân của làng. Làng sẽ có trách nhiệm hoàn toàn sau
lời thưa gởi này, các bộ phận trong việc phục vụ một tang lễ được tự giác vận
hành, làng sẽ cử người thích hợp cho hai chức danh quan trọng trên đây để điều
hành toàn bộ cuộc lễ. Người được cử sẽ tùy theo vai vế và công đức của người
chết với dân làng để được cử người xứng đáng hay không ? Khi người được cử chấp
thuận (thường là phải qua đôi ba lần từ chối và đẩy đưa khéo léo mới nhận lời), Quan chấp lệnh vừa được cử sẽ gióng ba hồi ba tiếng chiêng lệnh, lệnh làng
sau đó tiếp tục được người Mõ làng phát ra bằng ba hồi phèng la thông báo khắp
trong làng - cho dân làng biết gia đình đã phát tang .
Tập
quán làng hễ khi có người qua đời, việc đầu tiên là đến thăm hỏi, sau khi gia
đình phát tang có lệnh làng bằng tiếng phèng la, thì bắt đầu đến phúng điếu.
Lễ vật phúng điếu là hương (nhang) và tiền (không nhiều). Đây là nghĩa vụ của
người dân hương thôn gọi là “thù tạc vãng lai” (có qua có lại). Nếu là sui gia,
Họ, Phái, tổ chức tập thể phải có thêm mâm cau trầu rượu.
Lệnh chiêng để làm lễ khi có
người đến phúng điếu được phân biệt rỏ :
- Ba hồi lệnh và ba đùi (ba tiếng) : Dành cho các đơn vị
lớn hơn như Làng, Họ, Phái, Xóm
- Một hồi lệnh và ba đùi (ba tiếng) : Dành cho thông gia hoặc ai có mâm cau trầu rượu
- Một hồi lệnh và ba đùi (ba tiếng) : Dành cho thông gia hoặc ai có mâm cau trầu rượu
- Ba đùi (ba tiếng) : Là dành cho tình làng nghĩa xóm,
bạn bè, quan khách bình thường .
Chỉ cần nghe tiếng chiêng lệnh là phân biệt được ai đang
phúng điếu.
Trước ngày đưa đám có một số lễ cúng
như: yết cáo từ đường (trình với tổ tiên ngày mai đến ở chỗ mới), triều điện
(lễ buổi sáng), tịch điện (lễ buổi tối). Đêm trước ngày mai đưa linh cữu về nơi
an nghỉ cuối cùng có lễ nhiễu quan. Lễ nhiễu quan là lễ đi quanh hòm, để tỏ sự
luyến tiếc lần cuối đối với người chết. Lễ
cáo đạo lộ là lễ trình xin đường với thần giữ đường ngày mai đưa đám, đặt bàn
có hương hoa và vật phẩm, cáo ở đường lộ gần nhà (lễ này cáo ban đêm, chủ lễ là
người không bịt khăn tang).
Sáng ngày di quan có lễ Khiển điện và lễ Triệt linh sàng .
- Âm công : Sau
khi có lệnh làng, tang quyến xin danh sách của bộ phận này ở Cai giang và các
vị chức sắc của làng, để tiến hành đi mời họ đến ngày di quan đến nhà tang chủ
để đưa linh cữu ra nghĩa trang (đây là một cái lệ , chứ chỉ cần nghe tiếng
phèng la báo giờ di quan đã đến thì không một ai dám vắng mặt). Bộ phận di quan
này gồm rất nhiều người :
1 / một quan chấp lệnh ngoại (đã được làng cử trước đó)
1 / một quan cai giang (cũng đã được làng cử trước đó)
1 / một quan chấp lệnh ngoại (đã được làng cử trước đó)
1 / một quan cai giang (cũng đã được làng cử trước đó)
1 / ông giàn đồ (người chịu trách nhiệm quản lý và chỉ huy
việc kết – tháo giàn đám của làng)
- 4 vị đầu roi
- 50 âm công
Nếu có nhiều trướng liễn, lẵng hoa, vòng
hoa…phúng điếu, số người tăng lên, tổng cộng gần cả trăm người. Những vị này có
thể nhờ những người trong Họ, Phái và bà con xóm giềng. Lệ làng không nhận thù
lao. Thông thường tang quyến dù giàu hay nghèo đều có tổ chức một bữa cơm mời
bộ phận này ăn uống. Có thể dùng bữa trước khi di quan hoặc sau khi chôn cất
xong. Sau khi chôn cất xong, về nhà làm lễ “phản khốc” (hết khóc) là công việc
đã xong .
-
Giàn đám :
Trước khi đưa đám, phải kết giàn đám. Cánh đàn ông đi khuân
vác giàn đám về kết ở nơi rộng rãi thuận tiện gần nhà tang chủ. Giàn đám làm
bằng gỗ tốt, gồm có hai đòn bông to dài chịu lực, nhiều xà bang bắc ngang và
một khung gỗ hình chữ nhật ở chính giữa làm nơi đặt quan tài, tất cả được kết nối khéo léo từ các bộ phận rời . Các
xà bang được chia ra từng đoạn đều nhau có thắt các dây nài kết hợp các tay đòn
(chỗ âm công gánh). Giàn đám được trang hoàng lộng lẫy bao kín chung quanh
cỗ quan tài . Khi âm công gánh đám, người trước cách người sau nửa bước
chân, nên khi gánh không thể đi nhanh được, mà phải đi chậm rãi. Nhìn từ xa như
con rết khổng lồ chuyển động.
- Di quan :
Bộ phận quan trọng nhất khi Di quan là Ban âm công gồm :
1 Cai giang thắt lưng màu đỏ, cầm hai cây đèn sáp lớn và
một cặp sanh (trắc)
4 ông Đầu roi thắt lưng màu trắng, cầm một cây đèn sáp nhỏ
và một cây cờ nheo (cờ ba cạnh)
32 âm công (hoặc nhiều hơn)cầm mỗi người một cây đèn sáp
nhỏ, áo lễ quần dài trắng
Sau khi nghe gióng lệnh chiêng của ông Chấp
lệnh, ông Cai Giang đánh ba hồi trắc và ba tiếng báo hiệu giờ di quan bắt đầu.
Ban âm công sắp một hàng dài trước sân theo thứ tự như trên, đi vào nhà, vòng
quanh quan tài một vòng (theo chiều kim đồng hồ) rồi ra sân, mục đích quan sát
trước chỗ đặt quan tài để khi di quan khỏi bỡ ngỡ. Lúc này gia chủ để một mâm
cau trầu và một chút tiền bạc đặt trên chiếc bàn đặt trước linh cữu gọi là lễ
bái quan. Sau khi bái quan, âm công nhận lễ vật này.
Ra
đến sân, âm công thắp tất cả đèn sáp (vẫn giữ một hàng dọc và thứ tự như
trước). Từ đó, Cai Giang cất cặp sanh, im lặng ra lệnh bằng đèn sáp, không ra
lệnh bằng tiếng. Cai Giang dẫn đầu đoàn âm công đi năm bảy vòng (theo chiều kim
đồng hồ) trong sân như rắn bò (liên xà). Sau cùng, một vòng lớn rồi tiến thẳng
vào nhà đến trước quan tài. Cai Giang dừng lại trước quan tài. Đoàn âm công
tiếp tục rẽ phải, rẽ trái chia làm hai hàng đi ra; dẫn đầu mỗi hàng là một ông
Đầu roi. Cai Giang đứng trước mặt bốn hàng
âm công. Đứng đầu mỗi hàng là một ông Đầu roi, đồng làm lễ bái quan một lạy
(quỳ bằng một đầu gối). Tang chủ đứng hai bên linh cữu lạy ra một lạy (lạy
trả). Bái quan xong, hai hàng âm công ở giữa quay đằng sau mà bước tới (đi ra)
để chắp vào đuôi của hai hàng ở hai bên, làm thành hai hàng dài, đầu đầu và đầu
đuôi của một hàng có một ông đầu roi. Cai Giang giơ cao đèn sáp ra lệnh hàng
bên phải, hàng bên trái vào đứng hai bên quan tài để di quan.
Quan tài vừa ra khỏi nhà, một người ở trong
nhà phải lấy dĩa đèn dầu phụng thắp dưới quan tài ném mạnh xuống đất tạo ra
tiếng động lớn “choảng” sau đó rút một tấm tồn trên mái nhà hoặc rạp, mục đích
để hồn ma đi ra không vương vấn lại nhà. Quan tài ra đến sân, tất cả đoàn âm
công đều tắt đèn. Cai Giang dùng trắc và tiếng hô để ra lệnh âm công đưa quan
tài vào bàn địa dư (bàn để linh cữu). Bốn góc quan tài có bốn ông Đầu roi giúp
Cai Giang ra lệnh nâng góc quan tài lên hay hạ xuống hoặc chuyển lệnh của Cai
Giang đến âm công.
Trước khi khởi hành, Cai Giang thường báo cho
âm công biết đường đi đến huyệt mả xa gần, dễ đi hay khó đi, khuyên mọi người
cố gắng cho chuyến đò cuối của một đời người. Lệnh ra dõng dạc và nghiêm,
thường dùng các từ sau đây:
- “ Bơi hai đốc
(âm công dạ…). Dãy trong cho chí dãy ngoài, tất cả nghe cho rõ, nghe cho lọt
trắc. Nghe một tiếng trắc thì tay trái bóp nài tay phải ôm đòn đứng khom . Nghe
hai tiếng trắc là dùng sức nâng đòn đứng dậy . Nghe ba tiếng trắc là cho một
lớp lên vai .Nghe hai nhịp ba là đều chân bước …. Bốn góc có bốn ông Đầu roi
giúp đở…. Cho một lớp lên eo cho thật. Không xách, không nhún, khom lưng, chống
đầu gối, tay bóp nài cho chặt…. Đi chậm chậm, rà chân…” .
Ở một số làng Cai giang còn thêm thắt
một số bài vè chia buồn với tang quyến, ca ngợi công đức của người quá cố. Nói
chung Cai Giang tùy ý điều khiển, sắp xếp hiệu lệnh, miễn sao âm công gánh cho
đầm, hạ huyệt cho êm là nhiệm vụ chính của Cai Giang. Nghề này không có sách vở
dạy, nhưng phải là những người có khiếu ăn nói, dạn dỉ, am hiểu thuần phong mỹ
tục của làng mới làm được .
Đưa đám ra nghĩa trang, đi xa hay gần đều phải
gánh bộ. Đoàn người tiễn đưa rất đông đảo (có thể là phần lớn dân làng). Nếu
đường xa thì Cai giang phải tính toán bố trí một lớp âm công dự bị nhằm thay
đổi người gánh. Linh cữu ngang qua các nhà thờ lớn, đình chùa, miếu, Cai Giang
cho dừng lại, ra lệnh ra vai xuống eo để tỏ sự tôn kính. Đi qua khỏi, mới lên
vai đi tiếp. Những người trợ tang phải dùng lọng che phần cổng của am miếu đó
cho đến khi linh cữu qua hết mới cất đi.
- Tế Đạo Trung :
- Tế Đạo Trung :
Đi được nửa đường
, đoàn di quan dừng lại để làm lễ tế đạo trung, cũng là dịp để âm công nghỉ
ngơi. Thân bằng quyến thuộc ai chưa đi điếu được, đây cũng là dịp để phúng điếu
vì sau khi chôn cất xong không được đi điếu nữa.
-- Hạ khoáng – Hạ huyệt :
-- Hạ khoáng – Hạ huyệt :
Huyệt đào chôn phải thâm thổ 3 tấc đất,
nghĩa là đến lớp đất nguyên sơ (mặt đất cũ) phải đào sâu thêm ba tấc nữa (30cm)
, tính từ nắp quan tài lên mặt đất khoãng 01 mét là được. Vì chôn cạn quá
xương bị khô; chôn quá sâu xương bị mục. Chôn sâu ba tấc đất đủ khí âm dương,
là tốt. Trước khi hạ huyệt, có lễ trị huyệt để đuổi tà ma ẩn núp trong huyệt.
-- Lễ tạ thổ thần ở nghĩa địa:
-- Lễ tạ thổ thần ở nghĩa địa:
Chôn xong, làm lễ tạ thổ thần tại mộ gọi là lễ Thành phần,
lễ vật gồm hoa, bánh chuối và bộ áo thổ thần. Chủ lễ là người không bịt khăn
tang.
--
Mở cửa mả :
Kể từ ngày mai táng đến ngày thứ ba là ngày mở
cửa mả, thường gọi là tuần Tam nhật. Vào buổi sáng, người nhà sửa soạn lễ vật,
nhang đèn trầu rượu ra thăm mả, chăm sóc sửa sang phần mộ lại một lần nữa. Sau
đó làm lễ Tế ngu (Ngu có nghĩa là yên), cầu cho vong linh người quá cố được
yên, trong lễ này có tục lệ thầy
cúng dùng con dao vạch lên phía chân nấm mộ ba đường dọc và đọc ba câu thần chú
như sau (mỗi lần vạch dao là đọc một câu thần chú) :
Nhất trung, khai môn mộ, hung thần tốc xuất;
Nhị tả, khai môn mộ, vong giả an cư;
Tam hữu, khai
môn mộ, gia phước an khang.
Dịch nghĩa:
Một vạch ở giữa, mở cửa mả thần hung dữ phải ra mau.
Vạch thứ hai phía trái, mở cửa mả, người mất ở yên ổn.
Vạch thứ hai phía phải, mở cửa mả, gia đình được phước yên
lành .
Ngày nay ở một số làng đã có một số cải biên
cho hợp với điều kiện của từng làng, như : Hiện ở một số làng khi người làng
chết ở xa đem về đã được phép đưa vào làng (vào nhà), Quan chấp lệnh nội và
ngoại đều do một người đảm đương, hoặc nếu nghĩa trang ở xa thì dùng xe đưa
tang, hoặc việc ăn uống trong tang lễ được hạn chế cho hợp với lối sống mới
….Nhưng những nét cơ bản vẫn được giữ nguyên vì đây là một nét văn hóa rất hay
của Xứ Huế mà người Huế vốn sống trọng tình trọng nghĩa luôn luôn gìn giữ – đây
là một chuẩn mực văn hóa mà “ chẳng nơi nào có được ”.
* LỜI KẾT
Trên đây là những phong tục cơ bản mà người dân Thừa thiên - Huế thường áp dụng trong các tang lễ, nhất là ở vùng phía Nam của tỉnh. Những phong tục này, đã được nhiều tác giả chấp bút và trình bày theo những gì mình biết, mình nghiên cứu và văn phong của mình. Nên một số bài viết có thể trùng lắp một số nội dung, phương ngữ, thì chuyện này cũng đương nhiên thôi , nhưng theo tôi - một nét văn hóa tốt đẹp của một vùng miền mà được nhiều người cùng quan tâm nghiên cứu, học tập thì thật là quý hóa. Vấn đề khác nhau ở chỗ là sử dụng nghiên cứu đó, bài viết đó vì mục đích gì ?
Trên đây là những phong tục cơ bản mà người dân Thừa thiên - Huế thường áp dụng trong các tang lễ, nhất là ở vùng phía Nam của tỉnh. Những phong tục này, đã được nhiều tác giả chấp bút và trình bày theo những gì mình biết, mình nghiên cứu và văn phong của mình. Nên một số bài viết có thể trùng lắp một số nội dung, phương ngữ, thì chuyện này cũng đương nhiên thôi , nhưng theo tôi - một nét văn hóa tốt đẹp của một vùng miền mà được nhiều người cùng quan tâm nghiên cứu, học tập thì thật là quý hóa. Vấn đề khác nhau ở chỗ là sử dụng nghiên cứu đó, bài viết đó vì mục đích gì ?
ĐKT
23.06.2011
Chú giải
(1) .Kết luận
thống nhất từ buổi làm việc giữa Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa thiên - Huế và Hội
đồng Di sản Văn hóa Quốc gia (UNESCO Việt Nam) ngày 08 / 05 / 2007, sau đó đã
được Thủ tướng Chính phủ thông qua .
(2) .Tôi xin
được đính chính ở đây : Có một số người và một số tác giả trong bài viết của
mình đã không phân biệt được Linh sàng và Linh tọa, họ cho rằng - cái bàn đặt
trước linh cữu gọi là Linh sàng, xin thưa rằng không phải ! Sàng là giường nằm. Linh là vong linh, là linh hồn người chết. Tọa là chỗ ngồi. Như vậy Linh
sàng là giường của vong linh người chết nằm như khi còn sống. Linh tọa là chỗ của vong linh người chết ngồi như khi còn sống. Chúng ta nên phân biệt kỹ điều
này tránh lẩn lộn, vì - Linh sàng cũng được kê ngay bên tay mặt linh cữu, cùng
hướng với người sống khi bước vào nhà; Linh sàn có đầy đủ mùng, mền, gối y
như lúc còn sinh thời (theo Thọ Mai Gia Lễ) .
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét