Người hùng đường phố Đoàn Ngọc Hải
Việc “người hùng” Đoàn Ngọc Hải đã bị quận ủy quận 1 và lãnh đạo UBND quận 1 ra văn bản khiển trách và buộc ông ta phải ngưng việc dọn dẹp lòng lề đường trên địa bàn quận 1 là sự thật, đã được chính ông Hải xác nhận với báo điện tử Một Thế Giới trong buổi sáng ngày 19.5 “Quận Ủy quận 1 ra một văn bản và thêm một văn bản của UBND Quận 1, yêu cầu tôi phải ngưng xuống đường dẹp dọn trật tự lòng lề đường. Tôi phải tuân thủ”, vị Phó chủ tịch cho biết.
Như vậy là sau hơn hai tháng chủ trì việc
xuống đường của cái gọi là “dọn dẹp lòng lề đường trả lề đường lại cho người đi
bộ” đã bị chính lãnh đạo cao nhất của UBND quận 1 – nơi ông Hải là Phó chủ
tịch, ra lệnh kết thúc. Đây là một cái lệnh cần thiết nhằm ngăn chận một hành
vi lạm quyền của một công chức trong giới hạn quyền hành của mình được tổ chức
phân công.
Đợt ra quân giải tỏa lề đường quận 1 gây
xôn xao dư luận mấy tháng qua được người dân các nơi ủng hộ mạnh mẽ, vì vỉa hè
bị lạm dụng là một trong các vấn đề lớn của các đô thị lớn như TP Hồ Chí Minh
nó cũng là mãnh đất màu mở cho việc phát sinh những vụ việc tiêu cực, quyền lợi
nhóm nhất tại khu vực quận 1 nơi mà tấc đất là tấc vàng. Cách làm của ông Đoàn
Ngọc Hải – Phó Chủ tịch UBND quận 1 là làm ngay, làm dứt khoát, làm không kiêng
dè. Cách làm này trái hẳn với cách hành xử “ù lì” trong thực thi pháp luật mà
đã như thành “căn bệnh” của công chức ở một số địa phương. Chính vì lẽ đó mà nó
được lòng dư luận quần chúng ủng hộ.
Loạt hành vi hành chính này, cùng với câu nói trước khi ra tay “không lấy lại được vỉa hè, tôi cởi áo về vườn” như một làn gió mới thổi vào guồng máy hành chính đã làm nức lòng nhiều người dân.
Tuy nhiên, mỗi một hành vi hành chính của công chức đều phải tuân thủ trình tự quy định của pháp luật. Người "anh hùng" trong công vụ vẫn phải tuân thủ pháp luật, không thể ngồi xổm trên pháp luật được.
Loạt hành vi hành chính này, cùng với câu nói trước khi ra tay “không lấy lại được vỉa hè, tôi cởi áo về vườn” như một làn gió mới thổi vào guồng máy hành chính đã làm nức lòng nhiều người dân.
Tuy nhiên, mỗi một hành vi hành chính của công chức đều phải tuân thủ trình tự quy định của pháp luật. Người "anh hùng" trong công vụ vẫn phải tuân thủ pháp luật, không thể ngồi xổm trên pháp luật được.
Cái bậc thềm của cái khách sạn 3 sao này đã tồn tại hơn 10 năm nay vẫn bị đập phá .
Trong sự việc liên quan đến UBND quận 1
(TP Hồ Chí Minh) khi lập lại trật tự lòng lề đường, chúng ta lưu ý người “anh
hùng” Đoàn Ngọc Hải đã có hàng loạt hành vi sai phạm nghiêm trọng trong khi thi
hành công vụ, làm hư hại hàng loạt tài sản của nhà nước và công dân. Đã phải
khắc phục rất tốn kém và phần nào đã đánh mất niền tin của người dân vào thể
chế. Trong giới hạn bài viết này, tôi sẽ phân tích một số hành vi của vị Phó
chủ tịch này :
- Đã nói về pháp luật thì bất kỳ hành xử hành chính nào của cá nhân công chức, tổ công tác thi hành công vụ đều buộc phải tuân theo thủ tục luật định. Khi đập bỏ một bức tường dù cho xây trái phép chiếm lề đường, Nhà nước cũng phải căn cứ vào nhiều quy định (pháp luật xây dựng, dân sự…) để xử lý có trình tự, chứ không phải tự tiện hành xử theo kiểu “yêng hùng”, quên đi các nguyên tắc pháp luật.
Ngoài ra, nền pháp chế nước ta vốn là nền pháp chế của một nhà nước XNCN - là một nhà nước của dân, do dân và vì dân cho nên khi xử lý bất kỳ một vấn đề gì, người công chức cũng nên “đặt mình” từ nhiều phía. Trong trường hợp này, nên xem xét cả phía người bị xử lý tài sản, cùng các quy định về pháp luật dân sự.
- Đã nói về pháp luật thì bất kỳ hành xử hành chính nào của cá nhân công chức, tổ công tác thi hành công vụ đều buộc phải tuân theo thủ tục luật định. Khi đập bỏ một bức tường dù cho xây trái phép chiếm lề đường, Nhà nước cũng phải căn cứ vào nhiều quy định (pháp luật xây dựng, dân sự…) để xử lý có trình tự, chứ không phải tự tiện hành xử theo kiểu “yêng hùng”, quên đi các nguyên tắc pháp luật.
Ngoài ra, nền pháp chế nước ta vốn là nền pháp chế của một nhà nước XNCN - là một nhà nước của dân, do dân và vì dân cho nên khi xử lý bất kỳ một vấn đề gì, người công chức cũng nên “đặt mình” từ nhiều phía. Trong trường hợp này, nên xem xét cả phía người bị xử lý tài sản, cùng các quy định về pháp luật dân sự.
Trong các đối tượng vi phạm vừa qua có
hai loại tang vật vi phạm gồm: Hàng rong, hàng quán vỉa hè và công trình xây
dựng. Đây là hai đối tượng mà khi xử lý vi phạm có những qui định xử lý vi phạm
hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên dù nó là vật xây dựng, vật buôn bán chiếm lề
đường, trị giá lớn hay nhỏ thì trước hết nó là tài sản của người dân.
Đã là vật thì nó là tài sản theo qui định tại Điều 105 Bô luật dân sự 2015 (cũng như Điều 163 BLDS 2005). Chúng ta phải lưu ý, tài sản có thể là hợp pháp, có thể là bất hợp pháp. Khi xác định nó là tài sản bất hợp pháp thì phải xử lý theo qui định pháp luật. Không nên nghĩ các tang vật vi phạm không phải là tài sản. Trong thực tế, có một số những tang vật khi xử lý được phép bán đấu giá, trở thành tài sản hợp pháp.
Đã là vật thì nó là tài sản theo qui định tại Điều 105 Bô luật dân sự 2015 (cũng như Điều 163 BLDS 2005). Chúng ta phải lưu ý, tài sản có thể là hợp pháp, có thể là bất hợp pháp. Khi xác định nó là tài sản bất hợp pháp thì phải xử lý theo qui định pháp luật. Không nên nghĩ các tang vật vi phạm không phải là tài sản. Trong thực tế, có một số những tang vật khi xử lý được phép bán đấu giá, trở thành tài sản hợp pháp.
Đối với đối tượng hàng rong (cùng các
vi phạm tương tự) cơ quan có thẩm quyền được phép tịch thu theo qui định tại
Điều 26 Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012. Nhưng đối với công trình xây
dựng vi phạm gồm cả xây dựng tạm và xây dựng kiên cố, thì phải áp dụng hình
thức “Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc
xây dựng không đúng với giấy phép” – qui định tại Khoản b Điều 4 Nghị định
46/2016/NĐ-CP về Qui định xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ
và đường sắt.
Pháp luật quy định - dù công trình tạm, muốn đập bỏ, phải có biên bản vi phạm, rồi quyết định xử phạt, quyết định cưỡng chế. Đây là thủ tục luật định - mà đã là luật định thì không thể không tuân thủ. Hành vi tự tiện tháo dỡ công trình vi phạm mà không ra các văn bản xử lý như ông Hải làm vừa qua tại quận 1 là làm trái qui định pháp luật.
Pháp luật quy định - dù công trình tạm, muốn đập bỏ, phải có biên bản vi phạm, rồi quyết định xử phạt, quyết định cưỡng chế. Đây là thủ tục luật định - mà đã là luật định thì không thể không tuân thủ. Hành vi tự tiện tháo dỡ công trình vi phạm mà không ra các văn bản xử lý như ông Hải làm vừa qua tại quận 1 là làm trái qui định pháp luật.
Cái bậc thềm của Rạp Công Nhân này (của nhà nước) đã tồn tại hơn 100 năm vẩn bị đập vì cái tội lấn vỉa hè !
Bất luận như thế nào khi thi hành công
vụ đều phải rà soát các qui định pháp luật để áp dụng cho đúng luật. Bởi việc
cơ quan nhà nước xử lý vi phạm hành chính theo đúng thủ tục qui định, cũng là
nhằm tránh xử lý sai sót, nhầm lẫn. Như việc tháo dỡ trụ sở dân Khu phố 6,
phường Bến Thành vừa rồi và nay phải cho lắp lại, gây lãng phí một khoản tiền
không nhỏ của ngân sách .
Hoặc việc tháo gỡ vọng gác trước Ngân hàng Nhà nước (trên đường Võ Văn Kiệt phường Nguyễn Thái Bình), rồi lại phải lắp đặt lại. Nếu làm theo qui định thì trước khi ra quyết định xử phạt hành chính buộc tháo dỡ, các chuyên viên của UBND quận 1 sẽ rà soát và phát hiện ra rằng các chốt gác này được xây dựng căn cứ vào Nghị định 37/2009/NĐ-CP ngày 23.4.2009 của Chính phủ và Thông tư 20/2010/TT-BCA ngày 23.6.2010 của Bộ công an, nhằm mục tiêu bảo vệ kho tiền Quốc gia, không thuộc trường hợp vi phạm hành chính đối với lề đường.
Hoặc việc tháo gỡ vọng gác trước Ngân hàng Nhà nước (trên đường Võ Văn Kiệt phường Nguyễn Thái Bình), rồi lại phải lắp đặt lại. Nếu làm theo qui định thì trước khi ra quyết định xử phạt hành chính buộc tháo dỡ, các chuyên viên của UBND quận 1 sẽ rà soát và phát hiện ra rằng các chốt gác này được xây dựng căn cứ vào Nghị định 37/2009/NĐ-CP ngày 23.4.2009 của Chính phủ và Thông tư 20/2010/TT-BCA ngày 23.6.2010 của Bộ công an, nhằm mục tiêu bảo vệ kho tiền Quốc gia, không thuộc trường hợp vi phạm hành chính đối với lề đường.
Việc làm tự phát, bốc đồng của ông Đoàn
Ngọc Hải đã tạo ra nhiều nguồn dư luận trái chiều về tính đúng, sai của pháp
luật. Nhưng ở đây chúng ta hãy thử nhìn hành vi của ông Hải dưới góc nhìn nhân
văn của người công chức cách mạng khi thi hành công vụ .
Cái trụ sở dân phố này của phường Bến Nghé đã tồn tại nhiều năm trước đó vẫn bị đập vì cái tội chiếm vỉa hè ?
Khi bị dư luận chất vấn trước hành vi
đập phá thu giữ hàng loạt tài sản của nhà nước và tài sản công dân trên địa bàn
trong khi dọn dẹp lòng lề đường mà không có báo trước, không lập biên bản vi
phạm hành chánh, không lập biên bản thu giữ kiểm đếm số tài sản bị thu giữ ;
cho thấy đây là một hành vi cửa quyền. Với những hành vi thiếu nhân văn như
đang đêm đem xe chuyên dụng cỡ lớn tới nhà dân tháo dỡ những bậc thềm, những
tấm biển hiệu bị cho là “vi phạm” - trong khi nó tồn tại khá lâu trước đó. Hoặc
đang đêm đem đông đảo lực lượng công quyền xua đuổi khách du lịch đang ăn đêm
nhằm thu giữ bàn ghế “vi phạm” - là một việc làm không thể chấp nhận được trong
một đất nước cần sự bình yên để phát triển và mời gọi du khách quốc tế … !
Trong sự việc giải tỏa vỉa hè, không chỉ cho là làm theo Luật giao thông đường bộ. Bởi các yếu tố gây cản trở vỉa hè liên quan đến nhiều lĩnh vực luật khác nhau. Từng yếu tố lại có sự khác nhau về vị trí pháp lý. Chẳng hạn hàng rong thì xử lý khác (cơ quan có thẩm quyền được phép tịch thu theo qui định tại Điều 26 Luật xử lý vi phạm hành chính), công trình xây dựng lại khác vì phải xử lý theo ràng buộc của Nghị định 46/2016/NĐ-CP. Ngoài ra còn “đụng” phải công trình kiến trúc văn hóa thì cần phải xem xét thêm các qui định của Luật di sản văn hóa (ban hành năm 2001 và sửa đổi, bổ sung năm 2009).
Trong sự việc giải tỏa vỉa hè, không chỉ cho là làm theo Luật giao thông đường bộ. Bởi các yếu tố gây cản trở vỉa hè liên quan đến nhiều lĩnh vực luật khác nhau. Từng yếu tố lại có sự khác nhau về vị trí pháp lý. Chẳng hạn hàng rong thì xử lý khác (cơ quan có thẩm quyền được phép tịch thu theo qui định tại Điều 26 Luật xử lý vi phạm hành chính), công trình xây dựng lại khác vì phải xử lý theo ràng buộc của Nghị định 46/2016/NĐ-CP. Ngoài ra còn “đụng” phải công trình kiến trúc văn hóa thì cần phải xem xét thêm các qui định của Luật di sản văn hóa (ban hành năm 2001 và sửa đổi, bổ sung năm 2009).
Trước phản ứng của dư luận, ông Đoàn
Ngọc Hải nói: “Tôi khẳng định là mình làm đúng luật Giao thông đường bộ. Những
vật cản trên lòng lề đường là phải giải tỏa ngay, nhường đường cho người đi bộ,
tránh tai nạn giao thông. Tôi không áp dụng luật xử lý Vi phạm hành chính vì đó
là những vật cản nằm trên vỉa hè. Khi nào trên công trình dân dụng có sai phạm
thì mới xử phạt hành chính”.
Rõ ràng đây chỉ là những lời ngụy biện
nhằm bào chữa cho hành vi yên hùng cá nhân của anh ta. Vì cái bốt gác tại ngân
hàng, hay cái bậc thềm tại cái nhà hát trên 100 năm tuổi; hay cái cặp tượng sư
tử tử ngay cổng cái khách sạn hơn 100 năm tuổi … không phải là cái vật cản mới
xuất hiện đang ngăn dòng xe cộ lưu thông mà anh ta với vai trò một công chức
mẫn cán phải tức tốc huy động nhân lực đập bỏ để cho dòng xe cộ lưu thông trở
lại. Anh ta quên rằng khu quận 1 là khu trung tâm hành chánh của TP Hồ Chí Minh
là một khu dân cư đông đúc với những khu buôn bán sầm uất. Đường phố thì chỉ là
những đường phố nhỏ hẹp đa số dành cho người đi bộ, chỉ có xe cộ loại nhỏ mới
di chuyển được. Đường phố ở đây đã được xây dựng và ổn định từ hàng trăm năm. Ở
đây không có những vật cản bất ngờ xuất hiện mà phải nhờ anh ta đi dọn dẹp. Tức
là anh ta không thể tự ví mình là một viên thanh tra giao thông, hay anh cảnh
sát công lộ đang thực thi nhiệm vụ trên những tuyến quốc lộ .
Anh ta xua đuổi cán bộ ngân hàng Trung ương chi nhánh phía Nam, khi họ ngăn không cho cẩu các bốt gác tại đây !
Ngoài ra qua hàng loạt video clip mà
giới báo chí phát tán cho thấy một hành vi rất phản cảm là khi thi hành công
vụ; thái độ và lời nói của anh ta khá hống hách với bộ mặt đằng đằng sát khí
như của một mệnh quan triều đình, một lãnh chúa địa phương nắm quyền sinh sát
trong tay chứ không phải là một đầy tớ đang phục vụ nhân dân.
Nhưng chỉ mấy giờ sau anh ta lại huy động nhân lực lắp trả bốt gác cho phía ngân hàng ?
Anh ta vốn xuất thân từ một gia đình bán
hàng rong sinh sống trong chính khu vực quận 1, khi lớn lên đi làm anh ta bắt
đầu từ một chân thuế vụ cấp phường, sau đó là chủ tịch và bí thư phường trước
khi được đưa lên làm Phó chủ tịch quận 1 – phụ trách một mảng trong bộ máy của UBND
quận 1. Nhưng khi anh ta dẫn quân của mình xuống các phường (toàn bộ diện tích
của quận 1 chỉ là hơn 2 km2 - tức là chỉ quẩn quanh vài con đường) để chỉ làm
cái việc là dọn lề đường. Anh ta đã tự xem mình như một quan trên về địa phương
công tác, đã hò hét ra lệnh cho toàn bộ lãnh đạo các phường phải có mặt. Trước
ống kính truyền hình anh ta la lối quở trách bí thư hoặc chủ tịch phường tại
sao không có mặt khi anh ta xuống (trong khi họ trình bày là họ đi công tác xa
hoặc còn phải làm việc khác, và công việc này do một phó chủ tịch phường phụ
trách và họ đã tiếp anh ta). Khi có ai làm trái ý anh ta thì lập tức yêu cầu
đuổi việc người này người kia ngay lập tức. Khi đối thoại với người dân anh ta
luôn nhân danh 13 triệu dân thành phố Hồ Chí Minh, anh ta quên rằng mình chỉ là
một vị Phó chủ tịch quận 1 ?
Cái hành làng dẹp đẽ của nhà hàng này đã bị đập tan .
Nghe đâu vị Phó chủ tịch này có tới 03
cái bằng đại học, nên anh ta luôn dùng những ngôn từ đao to búa lớn trước ống
kính truyền hình, ví như “ Lãnh đạo các phường làm không xong, cứ ngồi nhìn và
chờ đợi cấp trên thì làm sao xong việc được? Biết bao giờ vỉa hè mới thông
thoáng, … Tôi phải đích thân làm là vì vậy. Nếu muốn được lòng tin của nhân dân
Quận 1 thì mọi cán bộ phải quyết tâm hơn nữa, cũng như không ngại đụng chạm và
lợi ích nhóm”.
“Cái quan trọng là chúng ta đang lập lại trật tự, kỷ cương phép nước. Đó là điều quan trọng mà mọi cán bộ, nhân dân Quận 1 phải hướng đến, nếu muốn có một xã hội tốt đẹp”.
Nhưng sự thật thì hoàn toàn khác, thật
ra đây chỉ là một cuộc chiến tranh giành vỉa hè giữa các nhóm lợi ích. Theo một
nguồn tin chính thức cho biết, động cơ chính xác của việc làm này nó nằm ở một
khía cạnh khác. Đó là người ta dọn dẹp lòng lề đường là để cho thuê lại - chứ
không phải là trả lề đường lại cho người đi bộ đúng như điều mà người ta hô hào
với người dân và công luận. Bởi lý do là lề đường tại khu vực này đã được chính
quyền địa phương cho thuê làm nơi kinh doanh và giữ xe từ nhiều năm trước. Đặc
quyền được thuê lòng lề đường để kinh doanh tại khu vực quận 1 này hiện do một nhóm
xã hội đen có thế lực rất mạnh chi phối từ rất lâu trước đó. Nhóm này nghe đâu
là có một số vị chức sắc địa phương bảo kê nên đã giành độc quyền việc thuê
lòng lề đường tại khu vực này để kinh doanh hoặc cho thuê lại !
“Cái quan trọng là chúng ta đang lập lại trật tự, kỷ cương phép nước. Đó là điều quan trọng mà mọi cán bộ, nhân dân Quận 1 phải hướng đến, nếu muốn có một xã hội tốt đẹp”.
Việc làm của anh ta đã bị nhân dân địa phương phản đối dữ dội
Động cơ chính của vị anh hùng đường phố này chính là đây ?
Nay ông Hải mới được phân công phụ trách
cái mảng này, ông đã lập tức xuống đường giành lại quyền kiểm soát cho ê kíp
mới của ông ta. Bằng chứng là sau khi dọn dẹp lòng lề đường và giành quyền kiểm
soát tới đâu ông ta đã ký cho người dân thuê lại tới đấy; với hàng loạt giấy tờ
cho thuê do chính ông ta ký (như hình ảnh sau đây). Hành vi này đã bị nhân dân
địa phương tố cáo, bị những người bị cắt hợp đồng giữa chừng khiếu nại !
Ngoài ra, chỉ sau hơn 20 ngày phát động
cái gọi là “ trả lòng lề đường cho người đi bộ”, sau khi các hành vi hủy hoại
và thu giữ vô cớ tài sản của công dân và cơ quan nhà nước bị khiếu nại. Trong
một cuộc họp tổng kết, chính chủ tịch UBND thành phố Hồ Chí Minh - ông Nguyễn
Thành Phong đã cảnh báo và yêu cầu ông Đoàn Ngọc Hải “phải tuân thủ các trình
tự quy định của pháp luật, nếu không thì sẽ phải đương đầu với hàng loạt vụ
kiện”. Nhưng vì với động cơ và mục đích hoàn toàn khác - ông ta vẫn tiếp tục vi
phạm nghiêm trọng các trình tự quy định của pháp luật khi tiến hành dọn dẹp
lòng lề đường; buộc quận ủy và UBND quận 1 có biện pháp ngăn chặn kịp thời.
Sự thật là như vậy, nhưng mới đây (ngày
19/05/2017) khi trả lời báo chí, ông Đoàn Ngọc Hải – Phó chủ tịch UBND Quận 1
vẫn cho rằng “Tình trạng lấn chiếm vỉa hè đã tái diễn, sau khi tôi bị buộc phải
tạm ngưng chiến dịch chấn chỉnh trật tự lòng lề đường. Công sức của anh em
trong hai tháng gần như đã trở về con số 0. Hàng ngày đi ra đường, tôi thấy rõ
cảnh vỉa hè nhếch nhác, bề bộn. Rất khó chịu nhưng làm sao được khi tôi không
còn đứng đầu chiến dịch và có quyền xử lý vi phạm, cũng như khiển trách cán bộ
cấp dưới ? ”.
Sau cuộc chiến tranh giành vỉa hè giữa các nhóm lợi ích
kết thúc, khi mảnh đất béo bở này có chủ mới - thì đường phố quận 1 (sài gòn)
đâu lại vào đấy ./.
Bộc bạch !
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét