Báo chí thế giới
gần đây đang tìm kiếm lời đáp cho câu hỏi, tại sao số lượng người giàu tầm cỡ
thế giới (tức là những người có tài sản từ 36 triệu USD trở lên – theo chuẩn
thế giới) tại một đất nước còn nghèo như Việt Nam lại ngày càng tăng. Trong khi
tỷ lệ tăng trưởng và quy mô nền kinh tế của VN ngày càng giảm; nợ công đã vượt
tổng sản phẩm quốc gia (GDP). Ở một đất nước chỉ có diện tích 332.000km2 (lấy số tròn), dân số lên tới hơn 90 triệu người; nhưng quy mô nền kinh tế mới chỉ hơn 200 tỷ USD (còn
thua xa thu nhập của tập đoàn Sam Sung); thu nhập đầu người mới hơn 2.000 USD một
tí (tức là khoảng 45 triệu VNĐ), mà có vài tỷ phú đô la có tài sản vài tỷ USD
và hàng trăm triệu phú có tài sản từ 100 triệu USD trở lên là một điều khá bất
thường ở một đất nước được mệnh danh là XHCN và mới bước ra từ nghèo đói, chiến tranh tàn
phá nặng nề như nước ta ?
Vậy các tỷ phú VN họ là ai ?
Phải chăng
tiền bạc tài sản của họ là do cha mẹ họ để lại ? Hay họ là thành viên của một
tập đoàn kinh tế lớn của thế giới nào đó chăng ? Hoặc họ là thần đồng có một
phát minh nào đó về khoa học kỹ thuật chấn động thế giới chăng?
Tất cả đều
không phải, vì qua nghiên cứu lý lịch của 10 người giàu nhất VN hiện nay cho
thấy họ toàn xuất thân từ những gia đình bình thường (tức là chỉ đủ ăn) thậm
chí là gia đình lao động nghèo. Khi ra đời làm ăn họ cũng chỉ là những anh làm
thuê, không có một chút vốn liếng. Đặt biệt là khi trở thành tỉ phú họ đều mới dưới
50 tuổi, tức là khi đất nước thống nhất và hết chiến tranh vào năm 1975 thì
người lớn nhất trong số họ chỉ mới là chú bé vài ba tuổi. Và cũng qua tìm hiểu
cho thấy họ cũng chỉ mới bắt đầu làm giàu từ 15 năm trở lại đây.
Lý do nào khiến họ làm giàu nhanh chóng như vậy
?
Khi tìm
kiếm câu trả lời cho câu hỏi này, tôi có một khám phá khá lạ là các tỷ
phú ở Việt Nam đa số đều nằm ở các lĩnh vực bất động sản, khai thác tài nguyên,
tài chính - ngân hàng? Trong khi thế giới người ta thường có các tỷ phú ở lĩnh
vực công nghệ thông tin, phát minh khoa học hay chế tạo các sản phẩm điện tử
này kia.
Tức là các tỷ phú Việt Nam làm giàu nhờ vào quyền lực chính
trị, mua bán đất đai, khai thác (ăn cắp) tài nguyên quốc gia; kinh doanh và môi
giới ngân hàng. Chứ thực ra họ không làm ra được bất cứ sản phẩm nào có giá trị
gia tăng cho xã hội cả. Còn thế giới người ta làm giàu thường dựa vào chất xám
với những phát minh khoa học và làm ra sản phẩm cho xã hội.
Để trở thành tỷ phú ở
Việt Nam có dễ không ?
Quá dễ, chỉ cần bạn có quyền lực trong tay hoặc bạn làm sân sau cho các quan chức, bạn sẽ thành tỷ phú. Vì cách làm giàu chủ yếu của các tỷ phú Việt Nam hiện nay là biến tài sản chung của quốc gia, biến tiền thuế của người dân thành của riêng.
Quá dễ, chỉ cần bạn có quyền lực trong tay hoặc bạn làm sân sau cho các quan chức, bạn sẽ thành tỷ phú. Vì cách làm giàu chủ yếu của các tỷ phú Việt Nam hiện nay là biến tài sản chung của quốc gia, biến tiền thuế của người dân thành của riêng.
Ở đây có một câu chuyện khá phổ biến hiện nay mà ai cũng biết, đó là biến tài sản chung của quốc gia thành tài sản riêng, nhất là ở lĩnh vực đất đai. Ví như khi nhận thấy một khu đất nào đấy nằm ở vị trí đắc địa, muốn mua khu đất đó, anh tỷ phú tương lai sẽ tìm cách móc nối hay liên kết với các quan chức chính quyền của địa phương ở khu vực đấy hình thành nên một nhóm lợi ích. Sau khi móc nối thỏa thuận ăn chia nhóm lợi ích sẽ tìm cách hạ giá thực của khu đất xuống. Giá thị trường có thể lên tới hàng nghìn tỷ, nhưng vì đất đai là tài sản toàn dân do nhà nước quản lý nên quyền định đoạt tức nhiên là thuộc về nhà nước. Nhưng nhà nước đâu không thấy mà quyền định đoạt lại nằm trong tay ông chủ tịch hay ông bí thư địa phương (chỉ cần cấp huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh) nơi có khu đất, nên họ sẽ hoá giá nó lại tầm vài chục tỷ. Thế là sau khi mua xong, họ thành tỷ phú ngay.
Nếu khu đất bị vướng vào chuyện giải tỏa đền bù, thì cũng chỉ là chuyện nhỏ. Luật quy định là nếu thu hồi đất cho các dự án kinh doanh, thì nhà đầu tư phải tự thỏa thuận với chủ đất; nhưng khi đã liên kết với nhau rồi thì chính quyền địa phương sẽ đứng ra đền bù giải tỏa dưới cái mác là lấy đất để xây dựng một công trình văn hóa nào đấy (có trời mới biết là công trình gì ?). Và áp giá đền bù như thế nào là do nhà nước quyết định theo giá nhà nước. Nhà người ta đang ở có thể bị cho là đất nông nghiệp và bị áp giá đền bù rẻ mạt khoảng vài chục ngàn một mét vuông. Khi đã liên kết nhau cướp đất của dân xong thì họ kêu lên rằng do nhu cầu thay đổi, cái công trình văn hóa đó không cần nữa mà cần một khu đô thị mới (hay một khác sạn 5 sao mới). Sau khi đã đổi trắng thay đen xong họ làm vài con đường nội bộ, đổ vài xe đất cho có dấu vết đất mới rồi chia lô ra bán nền với giá một mét vuông gấp vài chục lần giá họ đền bù cho người dân. Người dân vừa mất đất muốn có đất làm nhà ngay chính trên khu đất mình vừa bị cướp thì phải xùy tiền ra mua theo giá họ quy định. Và thường là số tiền được đền bù không bao giờ mua lại được một cái nền nhà trên chính khu đất đó. Thấy oan ức muốn kiện ư ? Thì cứ đi tìm ông trời mà kiện. Còn họ, họ lại thành tỷ phú.
Về tài nguyên, họ lấy danh nghĩa nhà nước để khai thác, khai thác được 10 phần thì 3 phần họ bán ra thị trường để thu ngoại tệ về cho quốc gia, 7 phần còn lại họ bán lậu với giá thấp hơn để bỏ túi riêng. Và rồi họ thành tỷ phú !
Dầu mỏ, than đá, gỗ là các ví dụ xác thực nhất cho việc đó, tỷ phú Việt Nam ở các lĩnh vực này cũng không thiếu.
Phải khẳng định rằng, cụm từ "đất đai - tài nguyên quốc
gia thuộc sở hữu toàn dân nhưng do nhà nước quản lý" là phát minh vĩ đại
nhất của loài người ở thế kỷ
21. Vì chính phát minh này đã biến các kẻ cắp thành những tỷ phú đô la.
BOT – một cái lò ấp tỷ phú đôla mới xuất hiện ?
Mới đây tại
đất nước Việt Nam XHCN của chúng ta lại xuất hiện một hình thức kinh doanh giao thông
khá lạ mắt, đó là hình thức BOT. Nhưng theo tìm hiểu thì hình thức này đã có từ
lâu và khá thông dụng tại các nước tư bản có nền kinh tế thị trường, tức là anh
nhà giàu có tiền bỏ tiền ra làm đường riêng, ai đi vào đó phải trả tiền cho anh
ta.
Đây là một hình thức bóc lột đáng lên án của chế độ tư bản thối nát, là cách thức bòn rút tận xương tủy tới tận cùng những đồng tiền mồ hôi nước mắt của người dân của giai cấp tư sản. Mà để đánh đổ được tụi nó, đã có biết bao thế hệ cha ông đã tốn biết bao máu xương mới giành được quyền tự quyết về cho nhân dân lao động. Nhưng không biết cái “thằng” nào lại đem cái hình thức bóc lột trắng trợn này của tụi tư bản về áp dụng trên đất nước XHCN này của chúng ta ?
Đây là một hình thức bóc lột đáng lên án của chế độ tư bản thối nát, là cách thức bòn rút tận xương tủy tới tận cùng những đồng tiền mồ hôi nước mắt của người dân của giai cấp tư sản. Mà để đánh đổ được tụi nó, đã có biết bao thế hệ cha ông đã tốn biết bao máu xương mới giành được quyền tự quyết về cho nhân dân lao động. Nhưng không biết cái “thằng” nào lại đem cái hình thức bóc lột trắng trợn này của tụi tư bản về áp dụng trên đất nước XHCN này của chúng ta ?
Vì xứ ta là
đất nước theo chế độ XHCN - tất cả là “của dân, do dân và vì dân”. Nhà nước và
chế độ phải có trách nhiệm lo tất cả cho người dân.
Tuy biết
đất nước còn khó khăn, người dân phải có trách nhiệm cùng gánh vác với chính
phủ; nhưng những cái tối thiểu như bệnh viện, trường học, con đường đi … thì tuyệt
đối không được thu tiền của dân dưới bất cứ hình thức nào ( sách viết về CNXH
cũng viết như vậy !). Vì đây chính là bộ mặt của chế độ XHCN, là những cái chính thức để phân biệt sự khác nhau
của chế độ "xã hội chủ nghĩa tươi đẹp" và "chủ nghĩa tư bản thối nát". Đây mới là cái để chứng minh và phân biệt tính ưu việt của một thể chế chính trị chứ không phải chỉ là ở những câu
khẩu hiệu hay ở những bài diễn văn. Nhưng không biết vì lý do gì mà cái "thằng
BOT" này lại xuất hiện tại đất nước này được nhỉ ? Công luận cho rằng đây sẽ là
một cái lò ấp tỉ phú đô la mới.
Nói về lý do tại sao các tỷ phú Việt Nam mọc lên như nấm sau mưa, thậm chí là tỷ phú đô la thì có nói cả ngày cũng không hết chuyện.
Tiền ở đâu ra ?
Để có tiền xây dựng các khu nghỉ dưỡng, các sân gôn, các
khách sạn 5 sao, các khu đô thị mới, thực hiện các dự án BOT. Các nhóm lợi ích đã tạo ra hàng loạt các ngân hàng lớn
bé khắp nơi, lập ra các công ty đầu tư con để huy động tiền của dân, sau đó đổ
tiền vào các dự án đó. Nhưng đa phần các dự án này đều làm ăn thua lỗ (vì thực
ra họ làm gì có kinh nghiệm kinh doanh,
mục đích chính của họ là chiếm đoạt tiền ngân hàng – tức tiền của dân), không
có tiền trả nợ cho ngân hàng, khiến ngân hàng mất khả năng chi trả hàng chục
nghìn tỷ đồng. Thì lập tức nó được “ông” nhà nước “mua lại với giá o đồng”, tức
là nhà nước sẽ gánh phần trả nợ cho họ (thực ra là các ngân hàng này chỉ còn
cái vỏ không). Sau đó “nhà nước” sẽ giao nhiệm vụ trả nợ lại cho “thằng” toàn dân, còn bọn họ thì sẽ rút
kinh nghiệm. Và họ thành tỷ phú.
Lời Kết
Với những kẻ làm giàu bằng cách tham nhũng, bằng bán tài
nguyên quốc gia, bằng các hoạt động phi pháp thì dân tình không ai ưa họ cả. Đã
đẫn tới tình trạng là họ căm ghét người giàu, họ reo mừng khi thấy người giàu
gặp nạn hay xộ khám cũng đúng thôi, trách gì họ.
Nhưng trái lại, họ tổ chức
những cuộc chào đón, ngồi nghe như nuốt từng lời của chú nhóc Mark - ông
chủ facebook, hay ông Bill Gates của Microsoft để học để nghe cách làm giàu của các ông tỷ phú
Mỹ này. Cái này cũng là đương nhiên thôi, bao giờ họ ghét thằng Mark -
ông chủ facebook, hay ông Bill Gates của Microsoft thì quý vị cứ chửi họ là
những kẻ thiểu năng cũng không ai trách quý vị./.
ĐKT
14.6.2017